SKKN: Rèn kỹ năng nghe nói cho HS trong phân môn Tập làm văn lớp 3
lượt xem 63
download
Phân môn Tập làm văn trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, so với các phân môn khác là một phân môn khó. Nó là sự tổng hợp của các kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mà học sinh được học. Mời các bạn tham khảo bài SKKN Rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 3 này nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Rèn kỹ năng nghe nói cho HS trong phân môn Tập làm văn lớp 3
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh Rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 3
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh I. Phần mở đầu I.1. Lý do chọn đề tài: Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, giao tiếp thường là một hoạt động khởi đầu cho những hoạt động tiếp theo. Nó tồn tại song song và ảnh hưởng to lớn đến kết quả của những hoạt động đó. Có thể nói giao tiếp là hoạt động không thể thiếu trong xã hội. Trong xã hội con người luôn có nhu cầu giao tiếp với nhau. Nhu cầu đó cũng giống như các nhu cầu khác giao tiếp cũng như ăn, mặc, ở, hít thở không khí, rất quan trọng và cần thiết. Nhờ hoạt động giao tiếp, con người có thể trao đổi thông tin tạo lập các mối quan hệ tốt đẹp ...có thể nói giao tiếp là một trong những điều kiện quan trọng để con người và xã hội loài người phát triển. Từ xa xưa tới nay, con người đã sử dụng rất nhiều phương tiện khác nhau để thực hiện hoạt động giao tiếp. Mỗi loại phương tiện đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, song phương tiện giao tiếp đặc trưng và hiệu quả của loài người là ngôn ngữ... Ngôn ngữ và giao tiếp bằng ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đối với sự trưởng thành của mỗi con người nói riêng và sự phát triển của loài người nói chung. Khi mới sinh ra con người chưa có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ . Trong quá trình trưởng thành, mỗi con người phải tự tích luỹ dần vốn ngôn ngữ cho bản thân. Vốn ngôn ngữ này phải được bồi dưỡng, rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ và nhà trường chính là nơi cung cấp ngôn ngữ cho trẻ một cách có hệ thống nhất. Mục đích
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh nghiên cứu ngôn ngữ trong nhà trường là rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện học tập và giao tiếp. Vì vậy phát triển lời nói là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học tiếng trong nhà trường. Trong những năm gần đây, giáo dục phổ thông ở bậc tiểu học nói riêng có nhiều đổi mới về mục tiêu dạy học và được cụ thể hoá bằng sự đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học. Trong quá trình đổi mới này, định hướng giao tiếp (hay còn gọi là dạy học phát triển lời nói) được đặc biệt quan tâm, được coi là nguyên tắc trung tâm của dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. Từ năm 2002 bộ sách giáo khoa Tiếng Việt mới đã được đưa vào sử dụng đại trà đến nay đã được thực hiện ở các lớp. Việc sử dụng bộ sách mới này, bước đầu cho thấy những kết quả khả quan, quan điểm giao tiếp trong dạy học đã bước đầu được khẳng định là định hướng dạy học tích cực. Phân môn Tập làm văn trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, so với các phân môn khác là một phân môn khó. Nó là sự tổng hợp của các kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mà học sinh được học. Nhiệm vụ chủ yếu của phân môn này là rèn luyện cho học sinh kỹ năng sản sinh ra các ngôn bản nói và ngôn bản viết. Trong chương trình Tiếng Việt 3, cả hai dạng kỹ năng này đều được quan tâm một cách thích đáng thông qua hệ thống bài tập rất phong phú và đa dạng, có nhiều ưu điểm, phù hợp với mục tiêu của môn học và của phân môn.
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh Tuy nhiên cũng cần phải thừa nhận rằng hiện nay việc dạy học Tập làm văn ở trường tiểu học còn hạn chế và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Lý do của hiện tượng này là do đa số các giáo viên chưa định hình được phương pháp giảng dạy cũng như trình tự tiến hành một bài Tập làm văn như thế nào cho phù hợp với mục tiêu và nội dung của bài đặt ra. Bên cạnh đó học sinh tiểu học là những đối tượng có năng lực tư duy còn hạn chế, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của các em cũng phát triển chưa cao. Nhiều em còn dùng từ sai, câu sai, hoặc hoạt động của các em còn chưa phù hợp với hoàn cảnh mục đích giao tiếp hoặc chưa đúng phương cách chức năng. Hiện tượng này khiến cho các em gặp nhiều khó khăn trong hoạt động học tập và giao tiếp. Các em phải được thực hiện các hoạt động nói năng trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung được coi là một giải pháp hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ này. Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy rõ sự cần thiết của việc dạy học rèn kĩ năng nghe nói trong phân môn Tiếng Việt ở tiểu học và cũng do tính cấp thiết của vấn đề này mà tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài "Rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 3". I. 2. Mục đích nghiên cứu: Khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này giúp cho giáo viên đat jđược những mục đích sau: Giúp giáo viên nắm chắc các bài tập rèn kỹ năng nghe nói trong phân môn Tập làm văn lớp 3.
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh + Giúp giáo viên có kinh nghiệm dạy các bài tập phát triển lời nói trong phân môn Tập làm văn lớp 3 đạt hiệu quả cao. I.3. Thời gian, địa điểm: - Thời gian nghiên cứu từ học kỳ I năm học 2008 – 2009 làm đềcương bước 1. + Giữa học kỳ II năm học 2009 - 2010đến hết năm học viết bài. + Hoàn thành đề tài và nộp vào ngày 23/5 năm học 2010. - Địa điểm nghiên cứu là học sinh lớp 3A trường Tiểu học An Sinh A- Đông Triều - Quảng Ninh. I.4. Đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn. - Nghiên cứu những vấn đề về mặt lý luận. - Mục tiêu của bộ môn Tiếng Việt lớp 3. - Phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt trong phân môn Tập làm văn lớp 3. Nghiên cứu những vấn đề về mặt thực tiễn. - Nghiên cứu chương trình phân môn Tập làm văn và SGK Tiếng Việt 3. - Nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân của các thực trạng đó. - Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi với các giáo viên trực tiếp dạy lớp ba để rút ra nhận xét, đánh giá.
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh II. Phần nội dung II.1. Chương 1: Tổng quan. II.1.1. Cơ sở lý luận. Mục tiêu của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng ở Tiểu học. Theo quyết định ngày 09/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình tiểu học chính thức được áp dụng trong cả nước, trong đó có quy định rõ mục tiêu đối với từng môn học ở tiểu học. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có mục tiêu chính nhằm hướng tới phát triển một lời nói cho học sinh phát triển khả năng giao tiếp của các em. Mục tiêu này được thể hiện cụ thể như sau: Về kiến thức: Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và tri thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp. Bên cạnh đó cung cấp những hiểu biết sơ giản về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Về kỹ năng: Hình thành và phát triển ở học sinh những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (Nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh Thông qua việc dạy học môn Tiếng Việt góp phần rèn luyện cá thao tác tư duy của học sinh (Phân tích, tổng hợp, khái quát hệ thống...) và góp phần nâng cao phẩm chất tư duy, năng lực nhận thức. Về thái độ: Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy của học sinh, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam và xã hội chủ nghĩa. Như vậy, thông qua việc cung cấp những tri thức về Tiếng Việt, môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng nhằm phát triển ở học sinh những kỷ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp. Hay nói cách khác, mục tiêu lớn nhất của phân môn Tập làm văn là nhằm phát triển lời nói cho học sinh, phục vụ cho các hoạt động học tập, giao tiếp. Đây chính là cơ sở quan trọng đầu tiên để chúng ta có thể đưa ra dạng bài tập rèn kĩ năng nghe nói trong phân môn Tập làm văn ở tiểu học cụ thể là ở lớp 3. Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích, tức là hướng vào việc hình thành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Chẳng hạn trong phân môn Tập làm văn bài tập rèn kĩ năng nghe nói đều nhằm đưa học sinh vào các tình huống giao tiếp cụ thể giúp cho cá em có nhiều cơ hội rèn luyện các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Trong quá trình dạy học Tiếng Việt phải tổ chức tốt hoạt động nói năng của học sinh nghĩa là phải sử dụng giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo ở Tiểu học,
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh người ta chủ trương lấy hoạt động giao tiếp vừa làm mục đích, vừa làm cách thức dạy học. Nói cách khác, đó là dạy học để giao tiếp và bằng giao tiếp. Việc dạy học sinh giao tiếp bằng Tiếng Việt nhằm hai mục đích: - Giúp học sinh hiểu được lời nói hoặc bài viết sẵn có và phải diễn đạt bằng lời hoặc bằng chữ, sự hiểu biết của bản thân theo một yêu cầu đặt ra trước. - Để đạt được hai mục đích này thì ngữ liệu dạy Tiếng Việt không chỉ gồm những bài sẵn có trong tài liệu học tập của học sinh mà còn bao gồm cả những lời nói, bài nói, bài viết do các em tạo ra. Điều đó có nghĩa là học sinh không chỉ học sử dụng Tiếng Việt thông qua các tài liệu do nhà trường cung cấp mà còn học trong quá trình các em giao tiếp ở gia đình, nhà trường và xã hội. Mặt khác, trong văn học bao giờ cũng chứa đựng những giá trị văn hoá của Việt Nam và thế giới như: văn hoá tinh thần, văn hoá ứng xử...Vì vậy, trong quá trình dạy học Tiếng Việt cần cho học sinh từng bước nhận biết được cái chân, cái thiện, cái mỹ trong các bài trích tác phẩm văn học, nhận biết được cái giá trị văn hoá ứng xử của dân tộc cũng như vẻ đẹp của Tiếng Việt khi giao tiếp. Có như vậy thì học sinh mới yêu quý, tôn trọng sự trong sáng của Tiếng Việt và sử dụng Tiếng Việt làm công cụ giao tiếp một cách có hiệu quả nhất. Tận dụng những kinh nghiệm sử dụng Tiếng Việt, chú ý những đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh. Với học sinh tiểu học trước khi đến trường các em đã nắm hai dạng hoạt động của nói và nghe các em đã có một vốn từ, một số quy tắc ngữ pháp nhất định và sử dụng
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh chúng trong hoạt động giao tiếp ở mức độ tự giác còn thấp. Việc dạy môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học cần khai thác vốn Tiếng Việt ở các em trong khâu lựa chọn nội dung tổ chức và học để tránh sự nhàm chán ở các em. Giáo viên cần từng bước giúp học sinh ý thức hoá và hoàn thiện điều mà các em đã biết cung cấp cho các em những tri thức, kĩ năng mới một cách tiết kiệm thời gian mà vẫn hữu hiệu. Để thực hiện điều này, trong quá trình dạy học cần thực hiện các yêu cầu sau: - Giáo viên cần điều tra nắm vững vốn Tiếng Việt của học sinh theo từng lớp, từng vùng khác nhau để hoạch định nội dung kế hoạch và phương pháp dạy học. - Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, theo từng lớp, từng vùng khác nhau để hoạch định nội dung, kế hoạch, giáo viên cần hệ thống hoá, phát huy những năng lực tích cực của học sinh, hạn chế và xoá bỏ những tiêu cực về lời nói của các em trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học Tiếng Việt cũng cần chú ý đến những đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh để đảm bảo tính vừa sức của các em. Tâm lý học khẳng định ở mỗi độ tuổi, học sinh chỉ có thể nhận thức được hoặc làm được một số việc nhất định. Vì vậy, khi xây dựng các bài tập rèn kỹ năng nghe nói trong phân môn Tập làm văn lớp 3 phải thích hợp với tâm lý nhận thức của học sinh tiểu học. Chẳng hạn, bài tập đưa ra phải có yêu cầu rõ rằng, đặt học sinh vào một tình huống giao tiếp cụ thể và thích hợp với lứa tuổi của các em như: Chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi....
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh Sự khai thác vốn tiếng mẹ đẻ và chú ý đến những đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh trong quá trình dạy học là một trong những điều kiện để dạy các bài tập rèn kỹ năng nghe nói đạt hiệu quả cao. Như vậy, phân môn Tập làm văn lớp 3, kiểu bài rèn kỹ năng nghe, nói gồm các bài sau được nói theo tình huống giao tiếp. ở chương trình Tập làm văn lớp 3 không còn dạng bài tập nói thành đoạn, bài. Bài, tuần STT Yêu cầu và nội dung từng bài tập Trang 1 Hãy nói những điều em biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh Bài 1: Tuần1 a) Đội thành lập ngày nào ? Trang 11 b) Những đội viên đầu tiên của Đội là ai ? c) Đội được mang tên Bác Hồ khi nào ? 2 Dựa theo cách tổ chức cuộc họp mà em đã biết, hãy cùng các Bài 1 bạn tập tổ chức một cuộc họp. Tuần 5 Gợi ý về nội dung trao đổi cuộc họp. Trang 45 a) Giúp đỡ nhau học tập. b) Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng 20-11. c) Trang trí lớp học. d) Giữ vệ sinh chung.
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh 3 Hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp Bài 2 Gợi ý về nội dung họp: trao đổi về trách nhiệm của học sinh Tuần 7 trong cộng đồng. Trang 61 Ví dụ: - Tôn trọng Luật đi đường. - Bảo vệ của công. - Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. 4 Hãy nói về quê hương hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau: Tuần 11 a) Quê em ở đâu ? Bài 2 b) Em yêu nhất cảnh đẹp gì ở quê hương. Trang 92 c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ. d) Tình cảm của em với quê hương như thế nào ? 5 Mang tới lớp tranh ảnh về một cảnh đẹp ở nước ta (ảnh chụp, Bài 1 bưu ảnh, tranh ảnh cắt từ báo chí) Tuần 12 a) Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì ? Trang 102 Cảnh đó ở nơi nào ? b) Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào ? c) Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp ? d) Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì ? 6 Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng Bài 2 vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp em. Tuần 14
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh Gợi ý: Trang 120 a) Tổ em gồm những bạn nào ? Các bạn là người dân tộc nào ? b) Mỗi bạn có đặc điểm gì hay ? c) Tháng vừa qua các bạn làm được những việc gì tốt ? 7 Kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị) Bài 2 Gợi ý: Tuần 16 a) Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi Trang 138 nghe kể chuyện) b) Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu ? c) Em thích điều gì ? 8 Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua "noi Bài 1 gương chú bộ đội" hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của Tuần 21 tổ em trong tháng quá. Trang 20 9 Quan sát bức tranh dưới đây và cho biết những người tri thức Bài 1 trong các bức tranh ấy là ai, họ đang làm gì ? Tuần 21 Trang 112 10 Tổ chức họp nhóm trao đổi ý kiến về câu hỏi sau. Bài 1 - Em cần làm gì để bảo vệ môi trường. Tuần 31
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh Trang 112 Kể chuyện gồm 2 loại bài tập nghe kể và kể theo yêu cầu. * Loại bài tập nghe kể. 1 Nghe và kể lại câu chuyện "Dại gì mà đổi" Bài 1 Gợi ý. Tuần 4 a) Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé ? Trang 36 b) Cậu bé trả lời mẹ như thế nào ? c) Vì sao cậu bé nghĩ như vậy ? 2 Nghe kể lại câu chuyện không nỡ nhìn Bài 1 Gợi ý: Tuần 7 a) Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt ? Trang 61 b) Bà cụ ngồi cạnh anh hỏi điều gì ? c) Anh trả lời như thế nào ? d) Em có nhận xét gì về anh thanh niên ? 3 Nghe kể lại câu chuyện tôi cũng như bác. Bài 1 Gợi ý: Trang 92 a) Người viết như thấy người bên cạnh làm gì ? Tuần 11 b) Người viết thư viết thêm vào thư điều gì ? c) Người bên cạnh kêu lên như thế nào ?
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh 4 Nghe kể lại câu chuyện cũng như bác Bài 1 Gợi ý. Tuần 14 a) Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo ? Trang 120 b) Ông nói gì về người đứng cạnh ? c) Người đó trả lời ra sao ? Câu trả lời có gì đáng buồn cười ? 5 Nghe và kể lại câu chuyện Giấu cày. Bài 1 Gợi ý: Tuần 15 a) Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân nói như thế nào ? Trang 128 b) Vì sao bác lại bị vợ trách ? c) Khi không thấy cày bác làm gì ? 6 Nghe và kể lại câu chuyện "Kéo cây lúa lên". Bài 1 Gợi ý Tuần 16 a) Khi thấy lua ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì ? Trang 138 b) Về nhà anh chàng nói gì với vợ. c) Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ? 7 Nghe kể câu chuyện nâng niu từng hạt giống. Bài 2 Gợi ý: Tuần 21 a) Viện nghiên cứu nhận được quà gì ? Trang 30 b) Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo cả mười hạt giống ?
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh c) Ông đã làm gì để bảo vệ giống lúa ? 8 Nghe kể lại câu chuyện " Chàng trai lùng Phù ủng". Bài 1 Gợi ý: Tuần 19 a) Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì ? Trang 12 b) Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai ? c) Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô. 9 Nghe và kể lại câu chuyện "người bán quạt may mắn". Tuần 24 Gợi ý. Trang 56 a) Bà lão bán quạt gặp ai và phâ nàn chuyện gì ? b) Ông Vương Hi Chi viết vào những chiếc quạt để làm gì ? c) Vì sao mọi người đua nhau đến mua quat. 10 Nghe kể lại câu chuyện bốn cẳng và sáu cẳng. Tiết 5 Tuần 35- 142 11 Nghe và nói lại từng mục của bài "Vươn tới các vì sao ?". Bài 1 a) Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ. Tuần 34- 139 b) Người đầu tiên đặt chân lên mặt trang. c) Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ. Đó là số lượng bài tập rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh lớp 3 thông qua phân môn Tập làm văn.
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh II.1.2. Cơ sở thực tiễn. Thực trạng về năng lực tạo lập lời nói của học sinh lớp 3. Để khảo sát về thực trạng năng lực tạo lập kỹ năng nghe nói của học sinh lớp 3 dưới hai dạng nghe và nói, tôi tiến hành kahỏ sát đối tượng là 20 học sinh lớp 3B của trường tiểu học xã An Sinh. Ngoài ra tôi còn khảo sát trên một số tiết dạy Tập làm văn ở lớp 3C của trường Tiểu học An Sinh. Trong quá trình khảo sát tôi có sử dụng các phương pháp khảo sát sau: Phương pháp điều tra qua phiếu câu hỏi: Phiếu điều tra này soạn sẵn một số tình huống giao tiếp cụ thể, yêu cầu học sinh viết lại lời nói của mình trong các tình huống đó. Sau đó tôi thu lại các phiếu học tập của học sinh đã làm để lấy căn cứ đánh giá kết quả. Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng cần điều tra, tôi đã tiến hành tiếp xúc trực tiếp với 20 học sinh lớp 3B đưa ra cho các em nói theo tình hống đó. Những lời nói của các em được lấy làm căn cứ để đánh giá thực trạng cần điều tra. Phương pháp quan sát: Tôi tiến hành dự giờ 5 tiết Tập làm văn lớp 3 ở trong khối và ghi chép lại những thông tin cần thiết để đối chiếu với các số liệu thống kê nhằm tăng độ chính xác và tính khách quan cho kết quả điều tra ở trên. Để đánh giá kết quả khảo sát tôi đưa ra 3 mức độ như sau: Mức 1: Nói đúng theo tình huống yêu cầu, nói trôi chảy, các câu văn, các câu nói liên kết chặt chẽ với nhau.
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh Mức 2. Nói đúng theo tình huống yêu cầu nhưng chưa lưu loát, rành mạch hoặc dùng chưa hay chưa chuẩn xác. - Mức độ 3: Nói chưa đúng tình huống yêu cầu hoặc không nói được. Dựa vào cách dánh giá như trên, tôi tiến hành đánh giá, thống kê, phân loại và thu được kết quả như sau: Số Mức độ Mức độ 2 Mức độ 3 Lớp lượng Số lượng Số lượng Số lượng Nội dung khảo sát khảo HS sát khảo HS % HS % HS % sát Viết theo tình huống 3A 24 3 13 7 29 14 58 yêu cầu. 3B 22 2 9 5 23 15 68 Như vậy, qua hai bảng số liệu trên kết hợp với v iệc dự giờ thăm lớp và qua thực tế giảng dạy, tôi có một số nhận xét về năng lực tạo lập kỹ năng nghe nói của học sinh như sau: Nhìn chung, các đối tượng được khảo sát đều sống trong điều kiện kinh tế xã hội bình thường. Đa số cá em đều tỏ ra tự tin khi giao tiếp. Khi tiến hành khảo sát, hầu hết các em đều hiểu được tình huống đưa ra và có cách ứng xử của riêng mình. Song nếu xét
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh riêng về lời nói của mỗi học sinh thì thấy rằng phần lớn các em nói còn chưa lưu loát và cách ứng xử còn chưa linh hoạt, cách dùng từ từ chưa hay các câu trong một bài nói hoặc bài viết thường có cùng một kiểu cấu trúc. Một số ít học sinh còn rụt rè, ấp úng không đưa ra cách ứng xử của mình khi tôi hỏi chuyện. Qua tìm hiểu và qua thực tế tôi nhận thấy csc học sinh này tỏng lớp rất nhút nhát, rụt rè. Trong các tiết học các em thường không sôi nổi, mạnh dạn, thường tỏ ra ngượng ngập khi nói trước lớp. Như vậy, qua điều tra khảo sát chúng ta nhận thấy rõ năng lực tạo lập nói của học sinh còn nhiều hạn chế. Để khắc phục hạn chế này, chúng ta phải tổ chức tốt hoạt đọng rèn kỹ năng nghe nói trong các giờ Tập làm văn. Để làm rõ cách thức tổ chức trong các giờ Tập làm văn hiện nay như thế nào tôi tiếp tục tiến hành khảo sát thực trạng dạy học các bài tập rèn kỹ năng nghe nói trong phân môn Tập làm văn lớp 3. II.2. Chương 2 Nội dung vấn đề nghiên cứu. II.2.1. Một số kinh nghiệm về rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn Tập làm văn. Để rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết Tập làm văn người giáo viên cần phải phối hợp giữa gia đình, nhà trường bằng các hình thức sau: - Thường xuyên thông tin tình hình học tập của học sinh theo từng tháng, vào sổ liên lạc của học sinh gửi về gia đình. Gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh của những học sinh mà trong giao tiếp còn sử dụng những từ nhữ thiếu văn hoá hoặc chưa mạnh dạn
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh bình tĩnh, tự tin khi giao tiếp. Từ đó tạo cho các em có môi trường giao tiếp lành mạnh, có văn hoá. Điều đó có tác dụng lớn đến khả năng rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh. - Về phía nhà trường: Phối hợp với các tổ chức của nhà trường (Đội, Công đoàn) và các tổ chức Đoàn thanh niên của xã, tổ chức tốt các hội thi theo các phong trào các chủ đề của năm học. Hội thi học tốt, vẻ đẹp tuổi hoa, ngoại khoá bộ môn...và các hoạt động khác để các em có môi trường giao tiếp phong phú. Từ đó sẽ rèn được khả năng giao tiếp của các em cũng như sự thông minh và mạnh dạn tự tin khi nói. Bên cạnh đó nhà trường tổ chức thực hiện tốt các chuyên đề, tổ chức bàn bạc, thảo luận tìm ra các biện pháp hay cho chuyên đề. Tóm lại: Việc rèn luyện kĩ năng nghe nói và khả năng diễn đạt văn bản miệng cho học sinh phải bắt đầu từ việc câu học sinh trả lời câu hỏi một cách gãy gọn, trình bày tự tin cho tới việc nhận xét đánh giá một vấn đề chính xác, khách quan trong quá trình giảng dạy người giáo viên kiên trì tỉ mỉ, phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh của lớp phải tạo được ra các tình huống trong giờ học, phải gợi ý khuyến khích học sinh tham gia học tập một cách sáng tạo và đầy hứng thú. II.2.2 Dự giờ đồng nghiệp. Môn: Tập làm văn Người dạy: Cô Nguyễn Thị Vân Anh. Lớp 3 B. Tiết 11: Nghe kể: Tôi có đọc đâu ! Nói về quê hương. 1. ổn định tổ chức: Hát đầu giờ.
- Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh 2. Kiểm tra bài cũ: 3,4 học sinh đọc lá thư đã viết ở tiết Tập làm văn (10). 3. Bài mới. a) Giới thiệu bài (Trực tiếp) - Giáo viên ghi đầu bài, học sinh đọc đầu bài. b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1: - Gọi một số học sinh đọc yêu cầu của bài tập và gợi ý . - Cả lớp đọc thầm gợi ý quan sát tranh minh hoạt. - Giáo viên kể lần 1 và hỏi ? Người viết thư thấy người bên cạnh - Ghé mắt đọc trộm thư của mình. làm gì ? ? Người viết thư viết thêm vào thư điều - Xin lỗi. Mình không viết được nữa vì gì ? hiện đang có người đọc trộm thư. ? Người bên cạnh kêu lên như thế nào ? - Không đúng, tôi có đọc trộm thư của anh đâu ? - Lần lượt học sinh nhận xét - Giáo viên kể lần 2. Học sinh nghe chăm chú. - Một số học sinh giỏi kể lại chuyện. - Từng cặp học sinh tập kể lại chuyện cho nhau nghe. 4, 5 học sinh nhìn bảng đã viết các gợi ý thi kể lại nội dung câu chuyện trước lớp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Cách học tiết tấu-ngữ âm-ngữ điệu khi học môn Tiếng Anh
11 p | 264 | 61
-
SKKN: Rèn luyện kỹ năng nghe – nói môn Anh Văn
16 p | 253 | 58
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện trường THPT Vĩnh Cửu
10 p | 601 | 56
-
SKKN: Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12
38 p | 189 | 16
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 5 lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh
30 p | 93 | 13
-
SKKN: Một vài đổi mới giúp học sinh nghe hiểu tiếng Anh có hiệu quả
14 p | 70 | 10
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số trong môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
22 p | 62 | 4
-
SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi nâng cao chất lượng môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa Hồng
28 p | 72 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn