intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12

Chia sẻ: Tiến Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:38

190
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua việc nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm cảm thụ tác phẩm truyện trong chương trình Ngữ văn THPT, nhằm trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp tạo hứng thú cho HS trong mỗi giờ Đọc văn (phần truyện), từng bước khắc phục tình trạng HS coi giờ học Đọc văn là giờ "ru ngủ", HS chỉ việc ngồi nghe thầy "thôi miên", tay ghi chép, về nhà học thuộc, đi thi chép y nguyên lại lời thầy, nhiều khi có không đồng ý với một số nhận định của thầy đã "áp đặt" cũng không dám nói. Hi vọng đề tài này sẽ được đón nhận để góp phần cải thiện tình trạng dạy học Ngữ văn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12

Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12<br /> <br /> Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br /> <br /> <br /> I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br /> Dạy văn nói chung, dạy phân môn giảng văn (phần truyện) nói riêng ở trường  <br /> THPT là dạy cho các em học sinh biết tìm tòi, khám phá ra thế giới văn chương nghệ <br /> thuật. Làm thế nào để giáo viên giúp học sinh đồng cảm với những giá trị  tư  tưởng  <br /> nhân văn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm là nhiệm vụ  giảng dạy của GV dạy Ngữ <br /> Văn. Lep­ Tôn­xTôi nói : “Vấn đề không phải biết là quả đất tròn mà là làm thế nào  <br /> để  biết được quả  đất tròn?”. Chân lí là quý báu! Nhưng cách tìm ra chân lí còn quý  <br /> hơn nhiều. Vì thế, cái khó trong việc dạy văn, nhất là dạy tác phẩm truyện là làm  <br /> sao hướng cho học sinh tìm ra cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm. Thực trạng trong  <br /> những năm gần đây, học sinh khi cảm thụ về tác phẩm truyện thường khô cứng, sáo <br /> rỗng, lúng túng và máy móc. Rất ít học sinh chịu khó tìm tòi, khám phá ra các ý mới, ý <br /> riêng, ý sâu sắc, ý hay do chính bản thân các em cảm nhận. <br /> Trong   chương   trình   Ngữ   văn   ở   trường   phổ   thông,   tác   phẩm   truyện   ngắn  <br /> chiếm một số  lượng khá lớn. Điều này phản ánh đúng mối tương quan của thành  <br /> tựu truyện ngắn so với những thể  loại văn xuôi khác trong đời sống văn học của  <br /> chúng ta.<br /> Kiến thức tác phẩm truyện trong chương trình Ngữ văn THPT. được đưa vào  <br /> giảng dạy một cách có hệ  thống. Những tác phẩm truyện đặc sắc, có giá trị  được  <br /> chọn lọc đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ  Văn THPT đem lại hứng thú <br /> cho giáo viên và học sinh, có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao nhận thức thực tiễn,  <br /> giúp học sinh có thêm kiến thức, hiểu biết thêm về đời sống xã hội và con người. <br /> Một trong những vấn đề gây khó khăn không nhỏ cho thầy và trò của chương <br /> trình Ngữ  văn  ở  trường phổ  thông là  tiếp nhận,  cảm thụ  các tác phẩm truyện. Do <br /> đặc trưng của thể loại truyện khác với các văn bản thơ trữ tình nên khi cảm thụ, đọc  <br /> – hiểu văn bản truyện học sinh thường tỏ ra lúng túng. Tiếp nhận tác phẩm truyện <br /> đòi hỏi không chỉ có khả năng tư duy lo gich mà cả khả năng tư  duy trừu tượng. Vì <br /> vậy cảm thụ các tác phẩm truyện quả là khó khăn và đầy thách thức đối với cả giáo  <br /> viên lẫn học sinh.  Về  phía học sinh, các em chưa có thói quen chủ  động tìm hiểu  <br /> khám phá tác phẩm, trong khi một số tác phẩm truyện trong SGK Ngữ văn THPT chỉ <br /> là đoạn trích mà muốn đọc – hiểu và cảm thụ  hiệu quả  buộc phải đặt trong hệ <br /> thống toàn văn bản.<br />      Đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, ngành giáo dục <br /> đã từng bước tiến hành cải cách giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy <br /> ở các cấp học phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào tạo. Trong xu hướng chung ấy, tại <br /> hội nghị chuyên môn Ngữ văn được tổ chức hàng năm, chúng ta đã trao đổi, bàn luận, <br /> rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao hứng thú học tập <br /> cho học sinh. <br /> Trong bài viết này, chúng tôi xin nêu ra một số ý kiến cùng trao đổi với quý  <br /> đồng nghiệp về vấn đề hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm truyện trong chương  <br /> trình Ngữ văn THPT. Vấn đề là cần có những phương pháp đọc – hiểu phù hợp khắc  <br /> phục được những khó khăn, hạn chế  trước mắt để  tiết học đạt hiệu quả  giáo dục <br /> cao. Trên cơ sở đó, xin đưa ra một số ý kiến để chúng ta cùng bàn bạc, trao đổi tìm <br /> ra phương hướng giải quyết vấn đề. <br /> 1<br /> Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12<br /> <br /> II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br /> Qua việc nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm cảm thụ tác phẩm truyện  <br /> trong chương trình Ngữ  văn THPT., chúng tôi muốn trao đổi với đồng nghiệp về <br /> phương pháp tạo hứng thú cho HS trong mỗi giờ Đọc văn (phần truyện), từng bước  <br /> khắc phục tình trạng HS coi giờ học Đọc văn là giờ "ru ngủ", HS chỉ việc ngồi nghe  <br /> thầy "thôi miên", tay ghi chép, về  nhà học thuộc, đi thi chép y nguyên lại lời thầy,  <br /> nhiều khi có không đồng ý với một số  nhận định của thầy đã "áp đặt" cũng không  <br /> dám nói. Hi vọng đề  tài này sẽ  được đồng nghiệp đón nhận để  góp phần cải thiện  <br /> tình trạng dạy học Ngữ văn hiện nay.<br /> III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br /> Có nhiều biện pháp góp phần tạo hứng thú cho HS THPT trong việc  cảm thụ  <br /> tác phẩm truyện, nhưng trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ tập trung vào các biện <br /> pháp thông dụng nhất: dẫn nhập, đọc diễn cảm – tóm tắt tác phẩm, phân tích tình <br /> huống truyện và các chi tiết tiêu biểu, phân tích nhân vật, sử dụng lời bình hay hợp <br /> lí, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, gắn bài giảng với thực tế <br /> đời sống. Dù vấn đề này cũng đã có người nghiên cứu, song đây là kinh nghiệm mà  <br /> chúng tôi rút ra từ thực tiễn dạy học. Điều quan trọng là góp phần tạo hứng thú cho <br /> học sinh trong việc cảm thụ tác phẩm truyện.<br /> IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã thu thập thông tin, đúc kết kinh nghiệm  <br /> từ thực tế giảng dạy Ngữ Văn từ các đồng nghiệp trên nhiều đối tượng HS qua các  <br /> năm học và thực nghiệm đối chứng trong năm học 2013­2014. <br /> <br /> Phần thứ hai: NỘI DUNG<br />         <br /> I.Cơ sở lý luận:<br /> Luật Giáo dục, Điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát <br /> huy tích tích cực, tự  giác, chủ  động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm từng <br /> lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn  <br /> kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,  <br /> hứng thú học tập cho HS”.<br /> Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề  kiểm tra, xây  <br /> dựng thư viện câu hỏi và bài tập cũng đã viết: "Hoạt động giáo dục chỉ đạt hiệu quả <br /> cao khi tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí thân thiện, phát <br /> huy ngày càng cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS".<br /> Rõ ràng khi có được sự say mê hứng thú, con người sẽ làm việc tự nguyện có <br /> hiệu quả hơn, thành công hơn. Hứng thú còn có tác dụng chống lại sự mệt mỏi. HS <br /> cũng vậy, Khi có hứng thú, các em sẽ kiên trì làm bài tập, không nản chí trước câu <br /> hỏi khó, không những thế còn hăng hái trả lời, nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn,  <br /> chủ động nêu câu hỏi, đưa ra những thắc mắc để các bạn cùng trả  lời, thầy cô giải <br /> thích thấu đáo.<br /> <br />          Điều kiện đầu tiên của mọi sự  phân tích, đánh giá, thẩm định giá trị  của tác  <br /> phẩm truyện là người đọc có cảm thấy văn bản đó hay, hấp dẫn và xúc động thực <br /> sự hay không. Nghĩa là trong đọc hiểu tác phẩm truyện, người đọc, dù ít hay nhiều  <br /> <br /> 2<br /> Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12<br /> <br /> phải huy động tri giác và sau đó là liên tưởng, tưởng tượng để  thâm nhập vào thế <br /> giới nghệ  thuật của tác phẩm. Nếu quá trình này không xảy ra thì người học, dù  <br /> bằng cách nào đi nữa, cũng khó có thể hiểu được sâu sắc tác phẩm. Quá trình tâm lí  <br /> nói   trên   chính   là   cảm   thụ   tác   phẩm   truyện.  <br />          Cảm thụ văn học nói chung, tác phẩm truyện nói riêng là hoạt động mang tính <br /> đặc thù trong tiếp nhận văn học. Mục đích của cảm thụ  là cảm nhận, phát hiện,  <br /> khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mỹ của văn chương nhằm bồi dưỡng mỹ cảm  <br /> phong phú, tinh tế cho học sinh. Với quan niệm như trên về cảm thụ, chúng tôi nhận  <br /> thấy việc xác lập các biện pháp rèn luyện cách cảm thụ  cho học sinh khi dạy tác <br /> phẩm truyện ở trường phổ thông có ý nghĩa quan trọng. Theo chúng tôi, cảm thụ tác  <br /> phẩm truyện  là cơ sở để xác lập các biện pháp bộc lộ và thúc đẩy sự đồng sáng tạo <br /> của người đọc. Do đó, phần đề xuất các biện pháp của chúng tôi khác về  nội dung  <br /> của từng biện pháp. Cũng không là tiến trình của một tiết dạy trên lớp<br /> <br /> 2. Cơ sở thực tiễn:<br /> Luận ngữ  viết: “ Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không <br /> bằng say mà học”.  Vậy niềm yêu thích say mê chính là động lực thúc đẩy, nuôi <br /> dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi người. Vì thế với vai trò tổ <br /> chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của HS, hơn ai hết việc phải tìm ra  <br /> nhiều biện pháp để  phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, gây <br /> niềm hứng thú say mê học tập  ở các em chính là nhiệm vụ  quan trọng đối với mỗi <br /> GV.<br /> Nhưng phải thừa nhận một thực tế rằng trong thời kì đất nước đang chuyển <br /> mình hội nhập, bên cạnh rất nhiều mặt tích cực thì cũng nảy sinh không ít những  <br /> khó khăn thách thức. Theo đó, hiện nay đa số phụ huynh chỉ định hướng cho con em  <br /> mình lựa chọn các môn học tự nhiên. Chính điều này đã tác động không nhỏ đến tâm  <br /> lí HS, làm giảm niềm yêu thích hứng thú của các em với môn Ngữ văn. Càng học lên  <br /> lớp trên, các em càng chán học môn Ngữ  văn. Đứng trước bối cảnh đó, bên cạnh <br /> việc trau dồi nâng cao năng lực chuyên môn vững vàng, Người GV dạy Ngữ văn cần  <br /> thiết phải có nghệ thuật đứng lớp cao hơn, linh hoạt hơn mới có thể tạo được niềm <br /> hứng thú cho HS.<br /> Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS THPT không hứng thú trong giờ <br /> học Đọc văn (phần truyện), theo tôi có những nguyên nhân cơ bản sau:<br /> ­ Về chương trình có một số điều bất cập. Thiết kế chương trình chưa thật  <br /> hợp lý. Có nhiều tác phẩm lượng kiến thức cần khai thác rất lớn như Hạnh phúc  <br /> một tang gia ­ Vũ Trọng Phụng, Chí Phèo ­ Nam Cao, hay các tác phẩm văn xuôi <br /> (phần truyện) trong chương trình Ngữ  văn lớp 12 thời lượng phân phối lại rất ít (2 <br /> tiết/bài), GV chỉ lo dạy không kịp bài thì làm sao tạo được hứng thú cho HS.<br /> ­  Về  phía GV: Trong những năm gần đây, ngành luôn đề  cao việc đổi mới  <br /> phương pháp dạy học, nhưng thật sự việc đổi mới ở các GV dạy Ngữ văn còn gặp <br /> khá nhiều khó khăn, việc  ứng dụng công nghệ  thông tin vào giảng dạy cũng chưa  <br /> đạt được kết quả  mong muốn. Do vậy, ngoài các tiết dự  thi, thao giảng, dạy tốt,  <br /> thanh tra, đa phần tiết dạy Ngữ văn là tiết "dạy chay", thầy vẫn giữ phương pháp cũ  <br /> là thuyết giảng. Chính điều đó đã làm giảm rất nhiều sự hào hứng, sáng tạo của HS.  <br /> Một nguyên nhân nữa xuất phát từ trình độ chuyên môn của GV, nhất là đa số những <br /> GV mới ra trường, mỗi khi lên lớp chưa thật làm chủ kiên thức, chỉ lo làm sao truyền <br /> 3<br /> Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12<br /> <br /> thụ hết những gì đã soạn từ giáo án đã thấy khó, nói chi đến việc mở rộng, nâng cao,  <br /> kích thích sự hứng thú của HS.<br /> ­ Về  phía HS: Môn Ngữ  văn là một môn học khó, mang tính đặc thù. Trong  <br /> mỗi giờ  học Đọc văn (phần truyện), HS phải phát huy trí tưởng tượng sáng tạo,  <br /> năng lực cảm thụ thì mới có thể hiểu được những tầng nghĩa sâu xa của tác phẩm ­  <br /> Yêu cầu này, đâu phải HS nào cũng có đủ khả năng. Hơn nữa, đa phần HS hiện nay  <br /> đã quen với lối học thụ động, đi thi thì cũng chỉ chép lại lời thầy, bởi các em có tâm <br /> lí nếu làm khác đi chưa chắc gì thầy đã cho điểm cao, do vậy cũng chẳng muốn bộc  <br /> lộ suy nghĩ cảm thụ riêng của bản thân làm gì.<br />            Có rất nhiều nguyên nhân để  lý giải hiện tượng nêu trên, nhưng theo chúng  <br /> tôi, làm th ế  nào đ ể  nâng cao c ả m  th ụ  tác ph ẩ m  truy ệ n cho h ọ c sinh trong  <br /> gi ờ  đ ọ c hi ể u môn văn ? làm sao để HS yêu thích môn Ngữ văn hơn, làm sao để kết  <br /> quả  học tập của HS được cải thiện hơn. Đó là vấn đề  luôn băn khoăn trăn trở  của <br /> nhiều GV giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường THPT<br /> III. CÁC BIỆN PHÁP GÓP PHẦN TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG VIỆC  <br /> CẢM THỤ TÁC PHẨM TRUYỆN<br /> I. Phương pháp dẫn nhập: <br /> 1. Khái niệm dẫn nhập<br /> Dẫn nhập còn gọi là “lời mở đầu”, là một phương thức dẫn dắt học sinh một  <br /> cách có ý thức, có mục đích đi vào tri thức mới, là khâu mở đường, bắt đầu của dạy  <br /> học trên lớp.<br /> Dẫn nhập (theo nghĩa chữ): “nhập” (vào) và “dẫn” (hướng dẫn, dẫn dắt). <br /> Vậy nhập có nghĩa là đưa vào, tiến vào để  cho học sinh từ  từ  đi vào tinh thần tâm <br /> thái, sự chú ý đều được đưa vào trong quá trình giảng dạy bài mới, càng nhập càng  <br /> tốt.<br /> 2. Yêu cầu đối với phương pháp dẫn nhập<br /> Thời gian lên lớp chỉ gói gọn trong vòng 45 phút, nên khi soạn giảng cũng như <br /> tiến trình lên lớp người dạy không được “rộng rãi”, và công phu ở  bước này. Thông  <br /> thường, người dạy chỉ giành khoảng 2­3 phút để dẫn vào bài mới (bằng nhiều cách).  <br /> Vậy nên, yêu cầu đầu tiên của lời dẫn cần ngắn gọn, súc tích, khái quát cao, lời gọn  <br /> ý sâu, lấy ít dẫn nhiều chứ  không dài dòng, tùy tiện. Nội dung dẫn nhập cần khái <br /> quát, cô động nhưng phải phong phú. Ngôn ngữ  cần trong sáng, tinh tế, súc tích. Sự <br /> tinh luyện của nội dung, sự  tinh tế  của hình thức ngôn ngữ  sẽ  làm cho lời dẫn tự <br /> nhiên, lôi cuốn.<br /> 3. Các biện pháp cụ thể<br /> Dẫn nhập chỉ  là khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm bài dạy, nhưng lại  ở <br /> vào vị  trí mở  đầu, có tác dụng đặt nền móng và gắn bó với các hoạt động còn lại.  <br /> Vậy nên, người dạy không thể bỏ qua. Xuất phát từ  những lí do trên, trong phạm vi <br /> cho phép, chúng tôi xin đề cập đến một số biện pháp dẫn nhập trong giảng dạy tác  <br /> phẩm truyện như sau:<br /> 3.1 Trích dẫn danh ngôn<br /> Danh ngôn là những lời răn dạy và những câu triết lí hàm nghĩa sâu sắc, có tác  <br /> dụng răn dạy, được mọi người sử dụng hằng ngày trong cuộc sống như: “Học, học <br /> nữa, học mãi” (Lê – nin); “Nghèo nàn về  vật chất dễ chữa, nghèo nàn về  tâm hồn  <br /> khó chữa” (M. đơ Mông – te – nhơ); “Tình yêu là niềm say mê đem lại hạnh phúc cho  <br /> <br /> 4<br /> Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12<br /> <br /> người khác” (F.Sile); “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng <br /> người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học)…Cũng có danh ngôn là thành ngữ, tục ngữ <br /> như  “Giấy rách phải giữ  lấy lề”,   “Ăn cây nào rào cây  ấy”, “Ở  hiền gặp lành”,  <br /> “Uống nước nhớ nguồn”,…. <br /> Trích dẫn danh ngôn để  vận dụng vào dẫn nhập khi dạy học trên lớp có thể <br /> thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo sự mới mẻ, khác lạ, kích thích và nâng cao  <br /> hứng thú học tập ở học sinh.<br /> Ví dụ:<br /> Bài  Tấm Cám (truyện cổ tích)  [trang 65, Ngữ Văn 10 ­ tập 1]<br /> ­ GV: Trong quan niệm của dân gian, chúng ta thường nghe “ác giả ác báo – gieo gió <br /> gặp bão”, hoặc “ở hiền gặp lành”,… những triết lí đó chúng ta vẫn gặp trong cuộc  <br /> sống thường nhật, đã trở  thành triết lí nhân sinh được ông cha ta đúc kết mà nên.  <br /> Những triết lí sống đó, được đúc kết trong nhiều tác phẩm, tiêu biểu là truyện “Tấm  <br /> Cám”. Truyện Tấm Cám cho thấy sự  chiến thắng trọn vẹn của cái thiện đã chứng <br /> minh cho quy luật “ác giả ác báo”, “ở hiền gặp lành” của dân gian. Muốn hiểu tình  <br /> tiết của câu chuyện như thế nào – chúng ta cùng đi vào bài học.<br /> Khi dẫn nhập trong dạy học, nếu giáo viên vận dụng đúng mức phương pháp  <br /> trích dẫn danh ngôn, sẽ  khiến ngôn ngữ  có sức mạnh hơn hẳn những lời nói tản  <br /> mản, vụn vặt. Có một số tục ngữ, thành ngữ có thể phát huy được những khả năng  <br /> không ngờ, kích thích trí tưởng tượng của học sinh – và như  thế  người dạy vừa <br /> truyền đạt được kiến thức, vừa rèn luyện khả  năng tiếp thu  ở  các em. Dẫn nhập  <br /> như thế sẽ thu hút sự chú ý của các em ngay từ đầu tiết học, hứa hẹn một tiết dạy  <br /> hấp dẫn, sôi nổi.<br /> 3.2 Kết hợp thực tế<br /> Kết hợp thực tế  có nghĩa là kết hợp giữa thực tế  học tập – cuộc sống – xã <br /> hội. Kết hợp thực tế  sẽ  giúp cho hoạt động dạy học thiết thực hơn, gần gũi hơn.  <br /> Vừa làm phong phú nội dung dạy học, vừa phát huy tính tích cực ở học sinh và tính <br /> chỉ dẫn của người dạy.<br /> Ví dụ:<br /> Bài Chiếc thuyền ngoài xa ­ Nguyễn Minh Châu [trang 69, Ngữ Văn 12­ tập 2]<br /> ­ GV: Nền kinh tế càng phát triển sẽ kéo theo nhiều sự đổi thay trong cuộc sống. Và  <br /> một trong những vấn đề đó là sự suy đồi về đạo đức, xuống cấp trầm trọng của các  <br /> mối quan hệ vợ ­ chồng, cha – con, anh – em,… Vậy, trong đời thường, đã bao giờ <br /> các em chứng kiến cảnh một người chống vũ phu đánh vợ? Một đứa con bất chấp  <br /> đạo lí đánh lại cha không?  Đúng vậy. Thực trạng đau lòng đó đã được Nguyễn Minh <br /> Châu khám phá trong bình diện của nền văn học mới – bình diện đạo đức thế  sự <br /> thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.<br /> Do yêu cầu về mặt thời gian của phương pháp dẫn nhập phải ngắn gọn, giản <br /> dị  dễ  hiểu nhưng phải đầy đủ  mang tính thuyết phục cao, tránh dài dòng làm phân <br /> tán sự chú ý của học sinh. Mẫu dạy này hết sức hiệu quả. Chỉ trong thời gian ngắn,  <br /> giáo viên đã đặt học sinh vào tình thế “phán – xử”, vừa là người thách thức, vừa lấy <br /> chính mình để đi tìm câu trả lời. <br /> 3.3 Nêu câu hỏi (Nêu ra nghi vấn)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 5<br /> Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12<br /> <br /> Nội dung câu hỏi có thể  nêu ra từ  những mặt khác nhau, góc độ  khác nhau  <br /> nhưng chỉ cần phù hợp với nội dung bài học là được. Đây là phương pháp dẫn nhập  <br /> đơn giản được sử dụng rất phổ biến trong quá trình giảng dạy.<br /> Tuy nhiên, khi giáo viên nêu câu hỏi cần lưu ý đó là những kiến thức quen <br /> thuộc với học sinh, đáp án đưa ra là duy nhất. Có như  thế khi giải đáp thắc mắc sẽ <br /> có tính nhất quán và mục đích dẫn tới bài học sẽ hoàn hảo.<br /> 3.4 Sử dụng tranh ảnh minh họa<br /> Sử  dụng tranh  ảnh minh họa học sinh sẽ có được những cảm nhận mới mẻ <br /> khi tiếp cận văn bản. Đây là một biện pháp hỗ  trợ  dạy học không thể  thiếu trong  <br /> giảng dạy nói chung. Biện pháp này có thể  thay cho lời dẫn để  tạo cảm giác chân <br /> thực, tăng thêm tính rõ ràng, tính sinh động khi thuyết giảng.<br /> Ví dụ:<br /> Bài tùy bút: Người lái đò sông Đà ­ Nguyễn Tuân [trang 185, Ngữ Văn 12­ <br /> tập 1]<br /> ­ GV: (cho học sinh xem hình ảnh của con sông Đà – chú ý chọn hình ảnh con <br /> sông vừa hung bạo vừa trữ  tình). Sau đó, để  học sinh tự  phát hiện vẻ  đẹp của con  <br /> sông rồi giáo viên dẫn vào bài mới.<br /> ­ GV: Nếu như sông Hương được ví như người con gái của Huế, đẹp cổ kính  <br /> trầm mặc thì sông Đà lại mang một vẻ  đẹp “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang <br /> độc Bắc lưu”. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài học để thấy được vẻ đẹp  <br /> của con sông vừa hung bạo vừa trữ tình.<br /> Bài ký: Ai đã đặt tên cho dòng sông? ­ Hoàng Phủ Ngọc Tường [trang 197, <br /> Ngữ Văn 12 ­ tập 1]<br /> ­ GV: (cho học sinh xem hình  ảnh con sông Hương – chú ý chọn được hình <br /> ảnh sông Hương  ở  thượng nguồn,  ở  ngoại vi thành phố  và ở  giữa lòng thành phố). <br /> Không phải lấy hình ảnh sông Hương để dạy học mà chỉ minh họa để học sinh phát <br /> hiện vẻ đẹp sông Hương tinh tế, trầm mặc cổ kính như thế nào? <br /> ­ GV: Chúng ta đã từng biết đến con sông Đà hung bạo qua ngòi bút tài hoa <br /> của Nguyễn Tuân, và chúng ta cũng đã tựng nghe “Con sông dùng dằng sông không  <br /> chay – Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu bài mới để <br /> có cái nhìn so sánh đối chiếu về vẻ đẹp của hai con sông này. <br /> Khi tranh  ảnh treo lên, học sinh quan sát có thể  tăng thêm tính trực quan rõ <br /> ràng. Sự giảng giải sau dẫn nhập vẫn có thể kết hợp với nó, dùng tranh ảnh dẫn dắt  <br /> học sinh tiếp cận nội dung văn bản là một hướng tiếp cận mới, quán xuyến cả quá <br /> trình dạy học.<br /> 3.5 Sử dụng máy chiếu, video<br /> Sử  dụng máy chiếu là một loại dạy học trực quan so với sử sụng tranh  ảnh  <br /> minh họa, băng ghi hình,… Dù hình thức có khác nhau nhưng đều đem lại hiệu quả <br /> tích cực trong dạy học. Sử dụng máy chiếu có phạm vi tương đối rộng. Tiêu đề, các  <br /> mục đề, tóm tắt nội dung, từ  vựng, hình tượng trong bài, hiệu  ứng,… đều có thể <br /> chiếu. Sử dụng máy chiếu so với việc dạy học truyền thống sẽ tiết kiệm thời gian,  <br /> sức lực và học tập có phần hiệu quả nhanh gọn, khoa học hơn.<br /> Ví dụ:<br /> Bài Chữ người tử tù ­ Nguyễn Tuân [trang 107, Ngữ Văn 11­tập 1]<br /> <br /> <br /> 6<br /> Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12<br /> <br /> ­ GV: Sử  dụng 3 bức  ảnh chiếu: 1. Chữ thư pháp, 2. Hình ông đồ  ngồi viết <br /> thư  pháp, 3. Hình Huấn Cao cổ  đeo gông, chân vướng xiềng đang cho chữ. Chiếu  <br /> bức ảnh thứ nhất: Các em có biết đây là loại chữ gì không?<br /> ­ HS: trả lời.<br /> ­ GV: Chiếu bức  ảnh thứ  2. Các em biết, trước đây viết thư  pháp là một nét  <br /> đẹp truyền thống, thể hiện văn hóa của dân tộc. Nay nó chỉ còn “vang bóng” – “ông <br /> đồ  vẫn ngồi đó; qua đường không ai hay”. Chiếu bức  ảnh thứ  3. Hình người tù cổ <br /> đeo gông, chân vướng xiềng đang cho chữ trong bức tranh, các em có biết ai không?<br /> ­ HS: trả lời<br /> ­ GV: Nhìn hình ảnh chúng ta sẽ thấy một cảnh tượng xưa nay chưa từng có <br /> như thế. Vậy vì sao lại gọi đó là cảnh xưa nay chưa từng có, chúng ta cùng tìm hiểu  <br /> để có câu trả lời.<br /> Hoặc:<br /> Bài Rừng xà nu ­ Nguyễn Trung Thành [trang 37, Ngữ Văn 12 ­ tập 2]<br /> ­ GV: (Sử dụng 2 bức ảnh chiếu: 1.  Cây xà nu, 2. Rừng xà nu). Chiếu bức ảnh  <br /> thứ nhất. Các em đã bao giờ trông thấy loại cây này chưa?<br /> ­ HS: trả lời<br /> ­ GV: Chiếu bức  ảnh thứ 2. Thiết vấn: Đây là hình ảnh rừng xà nu, một loại <br /> cây phổ  biến của núi rừng Tây Nguyên. Các em có nhận xét gì về  đặc điểm chung  <br /> của loại cây này? <br /> ­ HS trả lời: Cây thẳng, ngọn, lá và cành đều vươn lên thẳng tắp,...<br /> ­ GV: Các em trả lời đều có ý. Chúng ta sẽ mang những câu trả lời này vào bài  <br /> học để chiếu ứng tới con người Tây Nguyên xem họ có những đặc điểm gì nhé!<br /> Dẫn nhập bằng máy chiếu khi giảng dạy môn Ngữ Văn sẽ làm cho bài giảng <br /> thêm sinh động hơn. Khi dẫn nhập lại chèn thêm những bức ảnh chân thực làm tăng  <br /> thêm sự  thu hút mạnh mẽ   ở  học sinh. Có thể  tạo cho học sinh một  ấn tượng tổng  <br /> thể, khắc sâu hơn nhận thức của học sinh.<br /> 3.6 Thảo luận có chủ đề<br /> Phương pháp dẫn nhập  thảo luận có chủ  đề  là lúc giáo viên vừa bước vào <br /> lớp, đúng lúc học sinh đang chờ đợi giáo viên giảng bài; hoặc khi lớp chưa  ổn định, <br /> chưa chú ý thì lúc này giáo viên có thể áp dụng.<br /> Ví dụ:<br /> Bài Vợ nhặt ­ Kim Lân [trang 23, Ngữ Văn 12 ­ tập 2]<br /> ­ GV: Vợ nhặt là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân sau CM.T.Tám. Vậy nhan <br /> đề  Vợ  nhặt cho chúng ta liên tưởng đến những ý nghĩa nào? Chúng ta có thể  hiểu <br /> như thế nào?<br /> ­ HS trả lời: Vợ nhặt có nghĩa là người ta nhặt được ở  ngoài đường hơặc ở  đâu đó <br /> như một vật vô chủ... có nghĩa là bất kì ai cũng có thể nhặt được. Người vợ mất hết  <br /> cả giá trị  đáng quí = người theo không....giá trị  con người bị rẻ rúng như  rơm rác, có <br /> thể nhặt được ở bất kì đâu,....<br /> ­ GV: Đó đều là những ý kiến làm cơ sở để chúng ta xây dựng nội dung bài học này. <br /> Vợ nhặt có ý nghĩa gì – chúng ta cùng phân tích bài học. <br /> Cách dẫn nhập  ở trên, học sinh thông qua thảo luận bước đầu vạch ra được  <br /> tư tưởng của tác giả muốn truyền đạt, giúp học sinh nhìn thấy được  “đốt sống” của <br /> tác phẩm văn học. Điều này cung cấp tiền đề và trải đệm cho việc giảng dạy được  <br /> thuận lợi hơn. <br /> 7<br /> Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12<br /> <br /> 4. Hiệu quả mang lại<br /> Khi xác định được trọng tâm dạy – học như vậy, kết hợp với việc áp dụng 6 <br /> biện pháp dẫn nhập như  trên. Bước đầu, cả  người dạy và người học khi bắt đầu  <br /> một tiết học đã phá bỏ được sự  nhàm chán, uể oải khi tiếp cận văn bản. Giáo viên  <br /> truyền được niềm đam mê và hứng thú học tập cho HS. Đây được xem như  một  <br /> bước khởi sắc của việc dạy học Ngữ Văn.<br /> II. Đ ọ c di ễ n c ả m và tóm t ắ t tác ph ẩ m:<br /> 1. Đ ọ c di ễ n c ả m:<br />             Cùng quan  đi ể m  v ớ i GS Tr ầ n  Đình S ử , c ố  GS Hoàng Ng ọ c Hi ế n  <br /> nh ấ n m ạ nh yêu c ầ u c ầ n  đ ạ t đ ượ c c ủ a  vi ệ c   đ ọ c văn b ả n là  ph ả i   n ắ m b ắ t  <br /> trúng gi ọ ng đi ệ u c ủ a tác ph ẩ m . Theo ông, “S ự  phong phú, tính đa nghĩa, ý  <br /> v ị   đ ậ m  đà   c ủ a   bài  văn   tr ướ c   h ế t  là   ở   gi ọ ng.   Năng  khi ế u   văn  là   năng  l ự c  <br /> b ắ t  đ ượ c   trúng  cái  gi ọ ng  c ủ a  văn  b ả n  mình.   B ắ t  đ ượ c   gi ọ ng  đã   khó,   làm  <br /> cho   h ọ c   sinh   c ả m   nh ậ n   đ ượ c   cái   gi ọ ng   càng   khó,   công   vi ệ c   này   đòi   h ỏ i  <br /> sáng ki ế n và tài tình c ủ a giáo viên …”<br />          Năng   l ự c   văn   nh ấ t   thi ế t   ph ả i   bao   hàm  năng   l ự c   đ ọ c   di ễ n   c ả m, <br /> không tìm đ ượ c ng ữ  đi ệ u thích đáng trong gi ả ng bài, đó là s ự  b ấ t l ự c c ủ a  <br /> ng ườ i d ạ y văn. Có nhi ề u giáo viên có ki ế n th ứ c, nh ư ng khi gi ả ng bài, h ọ c <br /> sinh   th ấ y   chán,   bu ồ n   ng ủ ,   b ở i   vì   giáo   viên   đó   thi ế u   kh ẩ u   khí,   thi ế u   h ơ i  <br /> văn,   ch ư a   tìm   đ ượ c   ng ữ   đi ệ u,   gi ọ ng   đi ệ u   thích   đáng   cho   mình.   Nh ư   v ậ y, <br /> ng ườ i d ạ y văn gi ỏ i,  ngoài ki ế n th ứ c c ầ n ph ả i có ng ữ  đi ệ u, gi ọ ng đi ệ u  phù <br /> h ợ p,   đa   d ạ ng.   Có   nh ư   v ậ y   tác   ph ẩ m   m ớ i   tác   đ ộ ng   sâu   vào   c ả m  nh ậ n   c ủ a <br /> h ọ c  sinh.  Và đây là  m ộ t ph ầ n quan tr ọ ng   đ ể  phát huy ti ề m l ự c,  kích  thích <br /> h ứ ng thú h ọ c văn c ủ a h ọ c sinh.   <br />            Ng ữ  đi ệ u và gi ọ ng đi ệ u trong d ạ y h ọ c môn văn tr ướ c h ế t đ ượ c th ể <br /> hi ệ n  ở   kh ả   năng  đ ọ c   di ễ n  c ả m  và  ng ữ  đi ệ u gi ả ng  bài  c ủ a   giáo  viên.   V ậ y <br /> đ ọ c   di ễ n   c ả m   là   gì?   Ngoài   vi ệ c   đ ọ c   đúng   quy   t ắ c   ng ữ   pháp,   đúng   đ ặ c <br /> tr ư ng   th ể   lo ạ i.   M ỗ i   tác   ph ẩ m   có   m ộ t   gi ọ ng   đi ệ u   riêng.  N ắ m   b ắ t   đúng  <br /> gi ọ ng đi ệ u c ủ a tác ph ẩ m  chính là n ắ m b ắ t đúng t ư  t ưở ng và tình c ả m c ủ a  <br /> tác gi ả . Tác ph ẩ m t ự  s ự  c ầ n đ ọ c khác v ớ i tác ph ẩ m  tr ữ  tình; đ ọ c   đo ạ n đ ố i <br /> tho ạ i khác đo ạ n đ ộ c tho ạ i n ộ i tâm; đ ọ c  văn t ả  khác đ ọ c văn k ể , văn t ườ ng <br /> thu ậ t; đ ọ c văn chính lu ậ n khác v ớ i đ ọ c bài   tùy bút… Tu ỳ  t ừ ng văn b ả n c ụ <br /> th ể  mà  giáo viên  và  h ọ c  sinh có  th ể   ch ọ n  cho mình m ộ t  “tông  gi ọ ng”   phù <br /> h ợ p.<br /> 1.1. Đọc là cơ sở thâm nhập tác phẩm:<br /> ­ Muốn cảm thụ được nội dung tác phẩm truyện nhất thiết phải đọc. Đọc sẽ <br /> kích thích quá trình tâm lí cảm thụ, tri giác tưởng tượng, xúc cảm, đưa người đọc  <br /> vào thế giới tác phẩm.<br /> ­ Đọc tác phẩm truyện là đọc cho sáng rõ ý nghĩ, tình cảm, thái độ  của nhà  <br /> văn, giáo viên dẫn dắt học sinh vào thế giới của tác phẩm truyện một cách dễ dàng.  <br /> Hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng điệu là thể  hiện được cung bậc cảm xúc của  <br /> tác giả.<br /> 1.2. Đọc diễn cảm là một phương pháp đọc sáng tạo:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 8<br /> Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12<br /> <br /> a) Phương pháp đọc sáng tạo: là phương pháp tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật <br /> ngôn từ  một cách sáng tạo chủ  yếu bằng sự cảm thụ trực tiếp tác phẩm. Bản chất <br /> của đọc sáng tạo trước hết là đọc lời văn, đọc văn bản ngôn từ của tác phẩm<br /> b) Nội dung của phương pháp đọc sáng tạo: có 3 mức độ đọc đó là đọc đúng, <br /> đọc hay, đọc diễn cảm.<br /> ­ Đọc đúng: là trả  lại hoàn toàn đúng nội dung văn bản. Đọc đúng là giải <br /> quyết kĩ năng, năng lực ngôn ngữ cho học sinh, là không được đọc sai văn bản, là quá  <br /> trình tri giác chính xác văn bản.<br /> ­ Đọc hay: là bước đầu chuyển tiếp từ  lĩnh vực ngôn ngữ  sang lĩnh vực văn <br /> chương. Đọc đúng có nghĩa là đọc nghĩa còn đọc hay là đọc ra ý. <br /> ­  Đọc diễn cảm: là hệ  thống phương pháp đọc sáng tạo, bản chất của đọc <br /> sáng tạo là xác định mối quan hệ cảm xúc riêng tư của người đọc về giá trị nội dung  <br /> và hình thức của tác phẩm. Đọc diễn cảm đòi hỏi cả  giáo viên và học sinh phải có  <br /> cảm xúc. <br />  Đọc diễn cảm là một phương tiện giáo dục bồi dưỡng đạo đức, thẩm mĩ cho  <br /> các em học sinh, giúp các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn học làm cho các <br /> em yêu thích văn học từ đó có ý thức rèn luyện đọc diễn cảm.<br /> 1.3.  Các biện pháp rèn luyện phương pháp đọc ­ đọc diễn cảm<br /> 1.3.1  Đọc diễn cảm của thầy:<br /> Việc đọc diễn cảm của người giáo viên dạy văn có vai trò quan trọng trong <br /> việc hướng dẫn học sinh thâm nhập tác phẩm, nên người thầy cẩn phải có sự chuẩn <br /> bị kĩ, thầy phải đọc đúng, đọc hay, đọc thật diễn cảm, bộc lộ được cảm xúc của nhà <br /> văn. Người giáo viên có thể  có nhiều hình thức hướng dẫn học sinh đọc: đọc mẫu, <br /> hướng dẫn học sinh đọc, vừa đọc vừa bình vừa tóm tắt tác phẩm, đọc phân vai.<br /> 1.3.2  Đọc diễn cảm của học sinh:<br /> ­ Yêu cầu học sinh phải đọc đúng, đọc diễn cảm  ở  nhà trước, khi đến lớp  <br /> thầy hướng dẫn học sinh cách đọc, khơi gợi cảm xúc của các em, khích lệ  các em <br /> đọc một cách hứng thú<br />            Có   th ể   xem   đ ọ c   di ễ n   c ả m   là   ngh ệ   thu ậ t   c ủ a   trình   di ễ n.   Đ ọ c   di ễ n  <br /> c ả m không ph ả i là “khoe gi ọ ng” mà là s ự  th ể  hi ệ n  xúc đ ộ ng c ủ a trái tim . <br /> Di ễ n c ả m  ở  đây hoàn toàn không ph ả i là  ở  s ự  u ố n éo đ ầ u l ưỡ i mà th ể  hi ệ n  <br /> nh ữ ng c ả m xúc n ộ i t ạ i c ủ a tâm h ồ n.   <br /> Có   th ể   nói,   rèn   luy ệ n   kĩ   năng   đ ọ c   di ễ n   c ả m   là   bi ệ n   pháp   h ữ u   hi ệ u  <br /> trong rèn luy ệ n c ả m th ụ  tác ph ẩ m truy ệ n cho h ọ c sinh.  <br /> 2. Tóm tắt tác phẩm truyện:<br />       Sau khi HS đã đọc và nắm được nội dung tác phẩm, GV hướng dẫn HS tóm <br /> tắt VB đây là một khâu không thể thiếu trong việc cảm thụ tác phẩm truyện.<br /> 2.1. Một số lưu ý khi tóm tắt tác phẩm truyện:<br />              ­ Diễn đạt càng ngắn gọn, càng súc tích càng tốt, loại bỏ  những thông tin  <br /> không cần thiết khi tóm tắt.<br />               ­ Văn bản tóm tắt phải luôn phản ánh trung thực nội dung văn bản gốc, <br /> không thêm thắt những nội dung không có trong văn bản gốc.<br />               ­ Người tóm tắt cần diễn đạt theo cách riêng của mình, tránh đến mức tối đa <br /> dùng lại các câu, đoạn trong văn bản gốc. Nên dùng câu đủ thành phần.        <br />             2.3. Một số kĩ năng cần áp dụng trong tóm tắt văn bản:<br /> <br /> 9<br /> Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12<br /> <br />                ­ Xác định ý chính, nội dung của mỗi đoạn văn và văn bản.<br />                ­ Diễn đạt lại các ý chính và nội dung đó bằng một vài câu thích hợp.<br />                ­ Dùng từ ngữ thích hợp để liên kết các câu lại với nhau   thành một văn bản <br /> nhỏ.<br /> Khi tóm tắt cốt truyện, cần chú ý vị  trí của các nhân vật và mối quan hệ <br /> tương tác giữa chúng. Nhân vật chính thường xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, có <br /> vai trò chi phối đối với các nhân vật khác và góp phần chủ  yếu thể hiện nội dung,  <br /> bộc lộ  chủ  đề  của tác phẩm. Bởi thế, cần quan tâm đến những bước ngoặt trên  <br /> đường đời nhân vật chính. <br /> Ví dụ: Cốt truyện của truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) xoay quanh trục hai <br /> nhân vật điển hình Chí Phèo – Bá Kiến và diễn biến mối quan hệ giữa hai nhân vật  <br /> này. Tóm tắt cốt truyện của Chí Phèo, phải dựa vào lai lịch, thân phận của Chí từ <br /> một đứa bé bị  bỏ  rơi đến đi  ở, làm thuê rồi vô cớ  bị  cụ  Bá đẩy đi  ở  tù, dựa vào <br /> những lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến sau khi ở tù về để thấy được quá trình tha hóa  <br /> tất yếu của Chí khi gặp phải kẻ  thống trị  xảo quyệt như  Bá Kiến, thấy được số <br /> phận bi thảm của kẻ  trượt quá xa khỏi xã hội loài người. Mặt khác, khi tóm tắt  <br /> truyện ngắn này, cần đặc biệt chú ý đến thời điểm Chí Phèo tình cờ  gặp Thị  Nở,  <br /> được người đàn bà ấy thương yêu, chăm sóc. Người cố nông lương thiện với những <br /> ước muốn bình dị bấy lâu nay bị vùi lấp trong con quỉ dữ Chí Phèo sống dậy… Năm  <br /> ngày đêm được làm người… Rồi Thị Nở đột ngột cự tuyệt chung sống. Sự kiện này <br /> khiến Chí Phèo vỡ lẽ, tự  ý thức ra tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người ở  mình <br /> để từ đó đi đến hành động trả thù quyết liệt cuối tác phẩm.<br /> Cần chú ý rằng các sự kiện, bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật không phải <br /> bao giờ  cũng được bố  cục theo trình tự  thời gian bởi phụ  thuộc vào cách tổ  chức  <br /> nghệ thuật của nhà văn. <br /> Ví dụ: Kim Lân mở đầu Vợ nhặt bằng miêu tả cuộc trở về lạ lùng của Tràng  <br /> với người phụ  nữ  lạ  tới căn nhà tồi tàn cuối xóm ngụ  cư  lúc cuối chiều. Sự  xuất  <br /> hiện của người phụ nữ đi sau Tràng đã khuấy động không khí tối sầm của xóm ngụ <br /> cư nghèo khổ, khiến mọi người phải chú ý, ngạc nhiên. Rồi chính Tràng cũng ngạc  <br /> nhiên với việc mình đã có vợ. Tại sao có cuộc trở  về   ấy? Tại sao có những ngạc  <br /> nhiên  ấy? Đặt người đọc trước sự  chờ  đợi, từ  đó, như  để  giải đáp, Kim Lân mới <br /> ngược dòng thời gian kể lại hai lần tình cờ gặp gỡ, tầm phơ tầm phào mà được vợ <br /> của Tràng. Cốt truyện được nhà văn tổ  chức làm sao thể  hiện có hiệu quả  nghệ <br /> thuật chủ  đề, tư  tưởng của tác phẩm, làm sao lôi cuốn, hấp dẫn được người đọc. <br /> Đặc biệt, cách tổ  chức cốt truyện, kết cấu tác phẩm thường gắn với sự  lựa chọn  <br /> điểm nhìn, lựa chọn nhân vật trần thuật. Nguyễn Trung Thành không đóng vai người  <br /> kể chuyện để dựng lại trang sử bi hùng của làng Xô Man mà dành cho cụ Mết – một <br /> già làng, chính người trong cuộc ­ kể  lại cho con cháu nghe (truyện ngắn Rừng xà <br /> nu).<br /> Nguyễn Thi cũng chọn tình huống người lính trẻ  Việt bị  thương nặng sau  <br /> trận đánh ác liệt, lúc mê, lúc tỉnh trên đường tìm về đơn vị, hồi tưởng lại những câu <br /> chuyện, những người thân trong gia đình mình (truyện ngắn Những đứa con trong gia <br /> đình). Đó là biện pháp xóa nhòa khoảng cách giữa người trần thuật với nội dung câu <br /> chuyện được trần thuật, đem đến cho người đọc cảm giác gần gũi, tin cậy. Gặp  <br /> những cốt truyện như thế, người tóm tắt có thể tháo dỡ, sắp xếp, tổng hợp lại theo  <br /> trình tự  thời gian. Mặt khác, cũng có thể  bám vào bố  cục tác phẩm mà tóm tắt. Dù <br /> 10<br /> Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12<br /> <br /> bằng cách nào cũng cần làm nổi bật được các sự kiện quan trọng, các chặng đường <br /> phát triển của nhân vật chính để giúp HS hình dung ra chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm.<br /> Đọc diễn cảm và tóm tắt văn bản có tác dụng quan trọng trong việc cảm thụ <br /> một tác phẩm truyện, góp phần không nhỏ trong việc mang lại hiệu quả cho giờ văn.<br /> III. CẢM THỤ TRUYỆN NGẮN TỪ GÓC ĐỘ TÌNH HUỐNG TRUYỆN<br />              Trong bài viết Truyện ngắn hôm nay (đăng trên báo Văn nghệ, số  48, ngày <br /> 30/11/1991), Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra  <br /> một tình huống nào đấy, từ tình huống  ấy bật nổi một bản chất tính cách nhân vật  <br /> hoặc bộc lộ một tâm trạng”. Nhà văn Nguyễn Kiên cũng cho rằng: “Điều quan trọng  <br /> đối với truyện ngắn là phải lựa chọn được tình thế” (Bùi Việt Thắng, Bình luận  <br /> truyện ngắn, NXB VH, H. 1999, tr.43). Nhà thơ  Hữu Thỉnh cũng quan niệm truyện  <br /> ngắn   phải   “tạo   ra   các   tình   huống   để   nhân   vật   bộc   lộ   tính   cách”   (Bùi   Việt <br /> Thắng, Bình luận truyện ngắn, NXB VH, H. 1999, tr.42). Như vậy, từ người nghiên <br /> cứu đến người sáng tác đều thừa nhận vai trò quan trọng của tình huống đối với sự <br /> thành công của một truyện ngắn. Tuy nhiên, việc khai thác, tìm hiểu, khám phá <br /> truyện ngắn từ  góc độ  tình huống truyện chưa được sự  quan tâm đúng mức của  <br /> người dạy và người học nên việc cảm thụ   tác phẩm truyện ngắn của người học <br /> chưa được sâu sắc.<br /> 1. Khái quát về tình huống truyện trong truyện ngắn<br /> Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại,  <br /> nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại  <br /> đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ <br /> sắc nét nhất.<br /> Phân loại tình huống cơ bản có 3 loại: tình huống hành động, tình huống tâm <br /> trạng, tình huống nhận thức.<br /> 2. Phương pháp tiếp cận tình huống<br />            2.1. Xác định tình huống truyện :<br /> ­ Đặt câu hỏi: Sự kiện nào bao trùm và chi phối toàn bộ thiên truyện này? Hay  <br /> sự kiện bao trùm nào đã giúp tác giả dựng lên toàn bộ truyện ngắn này?...<br /> ­ Tổng hợp các tình tiết: Lướt qua những tình tiết chính và xác định một trong  <br /> các tình tiết ấy đóng vai trò bao trùm, chi phối quán xuyến toàn truyện, hay chúng chỉ <br /> là những thành tố  nối kết với nhau để  làm thành một sự  kiện lớn hơn, sự kiện  ấy  <br /> mới trùm lên tất cả?<br /> ­ Tìm tên gọi để định danh. Đây là khâu khá then chốt, chưa tìm được tên thích  <br /> hợp thì xem như tình huống vẫn còn nằm ngoài tầm tay của ta vậy.<br /> 2.2. Phân tích tình huống:  Phân tích trên các bình diện cơ bản sau:<br /> ­ Diện mạo của tình huống (bình diện không gian)<br /> ­ Diễn biến của tình huống (bình diện thời gian)<br /> ­ Mối liên kết của tình huống với các khâu khác của tác phẩm (chi phối đến tổ <br /> chức hình thức của văn bản nghệ thuật truyện ngắn)<br /> 2.3. Rút ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống: <br /> ­ Về quan niệm: Toát lên quan niệm gì về nhân sinh, thẩm mĩ ?<br /> ­ Về cảm xúc: Chứa đựng cảm xúc chủ đạo gì ?<br />  <br />              Khi giảng dạy một tác phẩm truyện ngắn, sau phần  Giới thiệu chung (giới <br /> thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả; giới thiệu về hoàn cảnh ra đời <br /> 11<br /> Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12<br /> <br /> tác phẩm), trong phần Đọc – hiểu văn bản, GV thường hướng dẫn học tìm hiểu về <br /> tình huống truyện. Xuất phát từ tình huống truyện, tiến hành khai thác tác phẩm về <br /> các khía cạnh: nhân vật, kết cấu, nghệ  thuật trần thuật,… Từ  đó, hướng dẫn học  <br /> sinh rút ra chủ đề tác phẩm.<br />  Ví dụ:Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân<br /> 1. Xác định tình huống<br /> Sau khi lướt qua các tình tiết chính của truyện này, ta dễ  dàng thấy rằng hạt <br /> nhân của truyện ngắn Vợ nhặt là một cuộc hôn nhân oái ăm, kì lạ. Và đó chính là cái <br /> "tình thế nảy ra truyện", cái tình huống của câu chuyện: Tràng – anh nông dân nghèo <br /> thô kệch, dân ngụ cư bỗng “nhặt” được vợ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.<br /> 2. Phân tích tình huống truyện<br /> ­ Việc Tràng “nhặt vợ” tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên đối với tất cả mọi người:<br />   + Khi Tràng dẫn vợ về thì cả xóm ngụ cư ngạc nhiên.  Trước hết là lũ trẻ. "Lũ <br /> ranh" ấy bỗng nhiên mất hẳn đi một bạn chơi, khi có đứa chợt nhận ra quan hệ của  <br /> họ là "chông vợ hài". Người lớn thì ngớ ra "không tin được dù đó là sự thật". Khi đã  <br /> rõ, họ tò mò thì ít mà ái ngại nhiều hơn: "Giời đất này còn rước cái của nợ đời về".<br />    + Tiếp đến là bà cụ  Tứ  cũng quá đỗi ngạc nhiên: hoàn toàn không tin nổi ­  <br /> không tin vào mắt mình, không tin vào tai mình (quái, sao lại chào mình bằng "u").<br />   + Ngay cả Tràng vẫn không hết ngạc nhiên vì mình được vợ: chẳng những cứ <br /> đứng "tây ngây" giữa nhà tối hôm trước mà đến tận hôm sau, qua một đêm có vợ rồi  <br /> nhưng "hắn cứ lơ lửng như người đi ra từ trong một giấc mơ".<br /> ­ Tình huống “nhặt vợ”  là tình huống oái ăm, kì lạ:<br />    + Tràng ­ một gã trai nghèo khổ, thô kệch, lại là dân ngụ  cư, lâu nay  ế  vợ, <br /> bỗng dưng "nhặt" được vợ, mà lại là vợ theo không.<br />   + Tràng lấy vợ vào lúc không ai lại đi lấy vợ ­ giữa những ngày nạn đói đang  <br /> lăm le cướp đi mạng sống của mỗi người.<br />   + Một đám cưới thiếu tất cả mà lại như đủ cả (thiếu tất cả những lễ nghi tối  <br /> thiểu nhất của một đám cưới, nhưng nó lại có cái quan trọng nhất, cốt lõi nhất: sự  <br /> thương yêu gắn bó thực lòng).<br /> ­ Tâm trạng của những nhân vật trước tình huống này chứa đầy những cảm xúc <br /> ngổn ngang, mâu thuẫn và các nhân vật  có sự thay đổi về tính cách:<br />   + Bà cụ Tứ vui vì cuối cùng con mình cũng có vợ nhưng lại tủi vì sự trớ  trêu <br /> của số phận: có phải thời “tao đoạn” như  thế, người ta mới chịu lấy con mình? Bà <br /> mẹ  nghèo nặng trĩu những lo âu cho tương lai con “liệu chúng nó có nuôi nhau nổi <br /> sống qua được cơn đói khát này không?”. Câu hỏi từ đáy lòng của bà mẹ  chất chứa <br /> nỗi hoang mang, ám ảnh của kiếp nghèo không lối thoát. Trong lời nghẹn nghào tâm <br /> sự  có cả  sự  xót xa, một chút ân hận vì đã không làm được đầy đủ  bổn phận của  <br /> người mẹ đối với con.<br /> + Tâm trạng của Tràng cũng biến đổi liên tục. Lúc đầu Tràng tỏ  ra lo lắng <br /> trước cảnh nghèo “… thóc gạo này mà còn đèo bòng”. Sau đó, Tràng chấp nhận đưa  <br /> vợ về ra mắt với tâm trạng lâng lâng hạnh phúc, ngượng ngịu, bối rối. Sau một ngày <br /> có vợ, Tràng cảm thấy vui sướng, hạnh phúc và “nên người”. Tràng nhận ra được <br /> trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, với mẹ, với vợ và những đứa con sau này. <br /> Tràng tin tưởng sự đổi đời ở tương lai.<br /> <br /> <br /> <br /> 12<br /> Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12<br /> <br />    + Người vợ nhặt: Trước khi làm vợ Tràng, chị liều lĩnh, chao chát. Khi về làm <br /> vợ, chị  tỏ ra lễ  phép, đảm dang, hiền hậu, biết thu vén gia đình và có hiểu biết về <br /> thời sự.<br /> 3. Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện<br /> ­ Tố  cáo được tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật, kẻ  đã gây ra nạn đói  <br /> khủng khiếp, không chỉ cướp đi sinh mệnh của mấy triệu người Việt Nam, mà còn <br /> hạ thấp giá trị con người.<br /> ­ Phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của con người:  <br /> ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ  ấm gia đình  <br /> và thương yêu đùm bọc lẫn nhau.<br />   Ví dụ: Tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi<br /> 1. Xác định tình huống<br />             Đây là câu chuyện về  gia đình của anh Giải phóng quân tên Việt. Nhân vật <br /> này rơi vào tình huống đặc biệt: trong một trận đánh, Việt bị  thương phài nằm lại  <br /> giữa chiến trường. Anh nhiều lần ngất đi rồi tỉnh lại, tỉnh lại rồi ngất đi. Trong  <br /> những lúc tỉnh lại ngất đi đó, bao nhiêu kí ức về gia đình, về đồng đội, về bản thân  <br /> cứ mồn một hiện về lung linh sống động trong tâm trí Việt.<br /> 2. Phân tích tình huống<br />              ­ Nhờ  tình huống truyện, tác phẩm có một lối tự  sự  riêng. Lối tự  sự, kể <br /> chuyện không hoàn toàn theo trật tự thời gian mà chủ yếu theo dòng hồi tưởng miên <br /> man đứt nối của Việt lúc bị thương nằm lại giữa chiến trường mênh mông bóng tối <br /> ­  bóng tối của màn đêm, bóng tối do đôi mắt bị  thương không thể  nhìn thấy gì bên <br /> ngoài. Chính nhờ cách trần thuật này mà mạch truyện đi về thoải mái giữa quá khứ <br /> và hiện tại; giữa cái đang ở trước mặt với cái đã thành kỉ niệm xa xưa.<br />             ­ Dòng ý thức của Việt chập chờn giữa những lần tỉnh, ngất  ấy đã lần lượt  <br /> tái hiện những gì đã qua, đang có trong đời anh. Dòng nội tâm anh đứt nối, nối đứt đã <br /> tái hiện bao nét sinh động cụ thể về chú Năm,  má, chị Chiến:<br /> +Má:<br /> * Có cuộc sống cơ cực, nhọc nhằn, khổ đau.<br /> * Rất mực yêu thương chồng con và căm thù giặc sâu sắc: đi đòi đầu chồng; <br /> thương con hết mực nhưng rất nghiêm khắc (trong hồi  ức chập chờn của Việt, má <br /> hiện lên đầu tiên: ghé lại, xoa đầu, đánh thức, lấy cơm cho Việt ăn…); luôn luôn  <br /> nhắc nhở  con về  truyền thống gia đình và mối thù dân tộc; hun đúc, nuôi dưỡng  ở <br /> con ý chí chiến đấu không mệt mỏi.<br /> + Chú Năm:<br /> * Có giọng hò: tiếng hò vừa nhắc nhớ về truyền thống, thắp lên niềm tự  hào  <br /> về  quê hương khó nghèo nhưng bất khuất, vừa như lời hiệu triệu, một tiếng trống  <br /> quân thúc giục động viên thanh niên ra trận.<br /> * Giữ cuốn sổ gia đình, ghi từng ngày thay cho Việt và Chiến ­> giữ lửa yêu  <br /> nước truyền cho các thế hệ.<br /> * Yêu nước, gắn bó với quê hương tha thiết, căm thù giặc sâu sắc.<br /> + Chị Chiến:<br /> * Yêu thương và luôn nhường nhịn Việt, trừ việc giành đi bộ đội với Việt.<br /> * Mang những phẩm chất của má: đảm đang, tháo vát, sắp xếp chu đáo mọi <br /> việc trước khi lên đường nhập ngũ; bộc trực, quyết liệt, gan góc, quyết không đội <br /> trời chung với kẻ thù.<br /> <br /> 13<br /> Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12<br /> <br /> ­ Qua dòng hồi  ức của nhân vật Việt, n
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2