Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
PHẦN I. THỰC TRANG Đ<br />
̣ Ề TÀI ………………………………………Trang 2<br />
PHẦN II. NÔI DUNG C<br />
̣ ẦN GIẢI QUYẾT……………………………..Trang 23<br />
PHẦN III. BIÊN PHAP GI<br />
̣ ́ ẢI QUYẾT………………………………….Trang 39<br />
PHẦN IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC……………………………………...Trang 9<br />
PHẦN V. KÊT LUÂN…<br />
́ ̣ ………………………………………………….Trang 10<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
1<br />
Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần 1. Thực trạng đề tài:<br />
Trong quá trình giảng dạy tôi đã vận dụng phương pháp giảng dạy mới theo <br />
chương trình, nội dung sách giáo khoa mới, do Bộ GD&ĐT quy định. Đồng thời, rút <br />
kinh nghiệm của bản thân qua từng tiết dạy; vận dụng linh hoạt các hình thức, <br />
phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng, tích cực phát huy chủ động sáng tạo <br />
của học sinh và chú ý rèn kỹ năng toàn diện cho học sinh.<br />
Qua thực tế giảng dạy lớp 5/2 và trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm <br />
năm trước để nắm kỹ hơn về kỹ năng đọc của các em và tiếp tục tìm nguyên nhân <br />
dẫn đến phát âm chưa đúng, ngắt nghỉ chưa hợp lí, học sinh đọc diễn cảm còn yếu. <br />
Sau tuần thực dạy, tôi nhận thấy chất lượng đọc của học sinh như sau : <br />
<br />
Đọc phát âm Đọc ngắt Đọc đúng Đọc diễn <br />
chưa đúng nghỉ chưa cảm<br />
Tổng <br />
hợp lí <br />
số học Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ lệ <br />
Lớp<br />
sinh lượng lệ % lượng lệ % lượng lệ lượn %<br />
% g<br />
5/2 31 16 51,6 14 45,2 10 32,3 4 12,9<br />
<br />
<br />
Trước tình hình đó tôi quyết định: “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 <br />
thông qua tiết tập đọc’’ để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đáp <br />
ứng mục tiêu của môn học cũng như mục tiêu chung giáo dục cấp tiểu học.<br />
Phần 2. Nội dung cần giải quyết:<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
2<br />
Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.<br />
<br />
<br />
Từ thực trạng của học sinh và các nguyên nhân vừa nêu, để giải quyết được <br />
mục đích yêu cầu của tiết Tập đọc và khắc phục những nguyên nhân tồn tại đã nêu <br />
trên, tôi đã tiến hành phân loại học sinh trong lớp và sau đó đề ra những nội dung <br />
giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh như sau:<br />
1. Giáo viên nghiên cứu trước nội dung, chương trình sách giáo khoa ở khối lớp <br />
5.<br />
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước khi học tiết Tập đọc.<br />
3. Rèn phát âm đúng.<br />
4. Rèn đọc thầm.<br />
5. Rèn đọc diễn cảm, đọc hay.<br />
Phần 3. Biện pháp giải quyết:<br />
1. Giáo viên nghiên cứu trước nội dung, chương trình sách giáo khoa ở khối lớp <br />
5:<br />
Tiếp theo chương trình tập đọc lớp 1,2,3,4, phân môn Tập đọc ở lớp 5 được <br />
học mỗi tuần 2 tiết. Thông qua 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ <br />
thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 46 bài văn xuôi (4 bài là trích đoạn kịch), 18 bài <br />
thơ (có 4 bài ca dao ngắn được dạy trong cùng một tiết), phân môn Tập đọc ở lớp 5 <br />
tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, tiếp tục rèn luyện kĩ năng <br />
đọc diễn cảm là kĩ năng bắt đầu được rèn luyện từ lớp 4.<br />
Qua phần hướng dẫn sư phạm cuối mỗi bài tập đọc (bao gồm các mục giải <br />
nghĩa từ, câu hỏi), phân môn Tập đọc còn giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc hiểu <br />
văn bản, cụ thể là:<br />
Nhận biết đề tài, cấu trúc của bài.<br />
Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt để nắm ý.<br />
Phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản.<br />
Cùng với các phân môn Kể chuyện, Tập làm văn, phân môn Tập đọc còn xây <br />
dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở thư viện, dùng sách công cụ (từ điển, sổ <br />
tay từ ngữ, ngữ pháp) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc.<br />
Chương trình Tập đọc lớp 5 hướng đến đạt được chuẩn về kĩ năng đọc như <br />
sau:<br />
Tốc độ đọc tối thiểu khoảng 100 tiếng / phút.<br />
Đọc thành tiếng và đọc thầm:<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
3<br />
Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.<br />
<br />
<br />
+ Biết cách đọc phù hợp với các loại văn bản khác nhau (nghệ thuật, hành chính, <br />
khoa học, báo chí,…). Biết đọc một màn kịch hoặc một vở kịch ngắn có giọng đọc <br />
phù hợp với nhân vật và tình huống kịch.<br />
+ Biết đọc diễn cảm một bài thơ hoặc một đoạn văn đã học.<br />
+ Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 4.<br />
Đọc hiểu:<br />
+ Biết tìm đại ý, tóm tắt bài văn, chia đoạn, rút ra dàn ý của bài.<br />
+ Nhận ra các mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện trong bài.<br />
+ Bước đầu biết đánh giá nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ trong các bài tập đọc có <br />
giá trị văn chương.<br />
+ Hiểu các kí hiệu, các số liệu trên sơ đồ, biểu đồ, bảng hiệu, …<br />
- Kĩ năng phụ trợ: <br />
+ Biết dùng từ điển.<br />
+ Biết ghi chép các thông tin đã đọc. <br />
+ Thuộc lòng một số bài văn vần và đoạn văn xuôi.<br />
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước khi học tiết Tập đọc:<br />
a/ Đối với giáo viên :<br />
Trước hết muốn rèn cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải đọc hay <br />
(đọc diễn cảm). Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyện bản thân <br />
mình đọc đúng, đọc diễn cảm. Không cho phép giáo viên dạy Tập đọc mà lại đọc <br />
chưa chuẩn. Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể hiện <br />
được cảm xúc của tác giả khi viết bài văn đó. Dành quỹ thời gian cho việc soạn bài <br />
và thiết kế các hoạt động cụ thể ở từng đoạn của bài. Giáo viên phải chú ý đến <br />
khâu rèn đọc cho học sinh, chú ý đến đối tượng học sinh đọc kém. Nhất là những <br />
tiết luyện đọc ở buổi thứ hai. Giáo viên phải nên sửa, rèn cho học sinh phát âm đúng <br />
ở từng cặp phụ âm mà em đó hay phát âm chưa đúng hoặc đọc chưa đúng.<br />
Ví dụ : Ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương nên học sinh phần lớn còn đọc chưa <br />
đúng, phát âm nhầm lẫn ch/tr; s/x; d/r/gi.<br />
Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung, phương <br />
pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của lớp mình. <br />
Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy để học sinh <br />
hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
4<br />
Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.<br />
<br />
<br />
Chú ý đến yêu cầu của phân môn tập đọc là rèn đọc, rèn đọc càng nhiều càng tốt.<br />
b/ Đối với các em học sinh :<br />
Yêu cầu học sinh đọc kỹ trước bài ở nhà, có đọc trước bài ở nhà học sinh mới biết <br />
được từ nào khó đọc, hay sai để đến lớp nghe giáo viên hướng dẫn sửa chữa và tự <br />
phát hiện ra tại sao mình đọc chưa đúng và tại sao mình đọc chưa hay.<br />
Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung hay <br />
trong các tiết tập đọc nói riêng. <br />
Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự luyện đọc. Tham gia đầy đủ các câu lạc bộ <br />
thi đọc mà nhà trường tổ chức. Sưu tầm sách, báo, truyện để đọc. <br />
3 .Rèn phát âm đúng: <br />
Đọc đúng là sự tái hiện âm thanh bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc <br />
đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần, tiếng; thể hiện đúng hệ thống ngữ <br />
âm chuẩn. Phần lớn các em đã đọc đúng, chỉ có số ít các em còn nhầm l/n do chưa <br />
chú ý phát âm. Giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên, yêu cầu đọc đi đọc lại các <br />
tiếng còn đọc chưa đúng. Đọc đúng bao gồm đọc đúng các âm thanh, ngắt hơi đúng <br />
chỗ, đọc đúng tiết tấu, ngữ điệu câu. Cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ <br />
pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc, không được tách một từ ra <br />
làm hai. Các em học sinh lớp 5 đã có kinh nghiệm đọc ngắt nghỉ ở các lớp trước nên <br />
giáo viên chỉ cần củng cố, hệ thống lại. Đồng thời giúp các em dựa vào nghĩa và <br />
quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp đúng trong từng câu, từng bài. Việc <br />
ngắt hơi cũng cần phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở <br />
dấu chấm, hết đoạn văn hay khổ thơ cũng nghỉ lâu hơn. Phần này, đòi hỏi giáo viên <br />
phải hướng dẫn tỉ mĩ và rèn luyện thường xuyên cho học sinh, cho học sinh tự phát <br />
hiện cách ngắt hơi, tập giải thích vì sao cách ngắt hơi như vậy là phù hợp, sau đó <br />
kiểm tra với phần đọc của giáo viên. Dần dần, theo thói quen, các em có thể tự làm <br />
được tương đối tốt.<br />
Ví dụ 1: <br />
Chắt trong vị ngọt / mùi hương<br />
Lặng thầm thay / những con đường ong bay.<br />
Trải qua mưa nắng vơi đầy<br />
Men trời đất / đủ làm say đất trời.<br />
Bầy ong giữ hộ cho người<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
5<br />
Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.<br />
<br />
<br />
Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày.<br />
(Hành trình của bầy ong TV5, tập 1)<br />
Hơn nữa, một yêu cầu không thể thiếu của đọc đúng là đọc đúng ngữ điệu <br />
câu: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng phù hợp với <br />
tình cảm cần diễn đạt trong câu cảm. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp <br />
để thấy rõ các nội dung cầu khiến khác nhau. Ví dụ: Trong bài: “Cái gì quý nhất?”<br />
(TV5, tập 1), các em cần đọc rõ giọng người dẫn chuyện, giọng Hùng, Quý và Nam. <br />
Ngoài ra, cần chú ý kéo dài giọng hoặc nhấn giọng tự nhiên những từ quan trọng <br />
trong ý kiến của từng nhân vật để góp phần diễn tả nội dung và bộc lộ thái độ :<br />
Ví dụ 2:<br />
Hùng nói: Giọng chậm, trầm<br />
Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có Giọng nhanh, sôi nổi, lên <br />
thấy ai không ăn mà sống được không? giọng cuối câu hỏi.<br />
Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi Giọng người dẫn chuyện <br />
bước, Quý vội reo lên: đọc vừa tốc độ, cao độ.<br />
Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải Giọng cao, nhanh, sôi nổi, <br />
là vàng. Mọi người thường nói quý như vàng thuyết phục.<br />
là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được <br />
lúa gạo!<br />
Nam vội tiếp ngay:<br />
Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói Giọng chậm, trầm, thuyết <br />
phục.<br />
thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm <br />
ra được lúa gạo, vàng bạc !<br />
<br />
Hay trong bài “Người gác rừng tí hon” (TV5, tập 1), giáo viên cần hướng dẫn <br />
học sinh đọc đúng những câu dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.<br />
Ngoài ra, cần đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể <br />
về sự mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé bảo vệ rừng.<br />
4. Rèn đọc thầm : <br />
Đọc thầm là yêu cầu cao, đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả hơn (nắm bắt <br />
đầy đủ thông tin cảm thụ tốt văn bản nghệ thuật).<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
6<br />
Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.<br />
<br />
<br />
Hướng dẫn học sinh đọc thầm tôi giao nhiệm vụ cụ thể để định hướng rõ yêu cầu <br />
đọc thầm cho học sinh (đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi hay để ghi <br />
nhớ, hoặc học thuộc lòng.)<br />
Giới hạn thời gian để tăng dần tốc độ đọc thầm cho học sinh. Cách thực hiện biện <br />
pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của học sinh và tăng dần độ khó của <br />
nhiệm vụ. Thông thường tôi sử dụng đọc thầm cho học sinh tìm bài văn có mấy <br />
đoạn, hoặc đọc thầm để suy nghĩ trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa. Khi <br />
đọc thầm giáo viên phải giao nhiệm vụ cụ thể, nhằm định hướng việc đọc hiểu.<br />
+ Ví dụ: Trong bài “Một chuyên gia máy xúc”<br />
Học sinh đọc thầm đoạn một trả lời câu hỏi:<br />
Hỏi: Anh Thuỷ gặp anh Alếch xây ở đâu?<br />
Học sinh trả lời: “Hai người gặp nhau ở công trường xây dựng”.<br />
Hỏi: Dáng vẻ của A lếch xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?<br />
Gọi học sinh trả lời, bạn nhận xét bổ xung, giáo viên chốt lại cuối cùng.<br />
* Đọc kết hợp giảng.<br />
Đọc kết hợp với tìm hiểu nội dung nghệ thuật của văn bản trau dồi kỹ năng đọc <br />
hiểu, nắm bắt thông tin bước đầu qua đọc, các em cảm thụ được cái hay cái đẹp <br />
của bài văn, bài thơ để tạo điều kiện cho các em đọc diễn cảm cả bài.<br />
Ngoài việc rèn đọc đúng (phải luyện đọc) cần giúp học sinh hiểu nghĩa của từ ngữ <br />
thông qua đọc và trả lời những câu hỏi thông qua từ ngữ để học sinh hiểu được nội <br />
dung bài đọc. Tôi có thể giao nhiệm vụ bài tập cụ thể ở từng đoạn cho học sinh trả <br />
lời nhận xét, trao đổi báo cáo kết quả để nhận xét, Khi tổ chức lớp học tôi cho các <br />
em hoạt động càng nhiều càng tốt. Tôi cố gắng phối hợp đàm thoại giáo viên – học <br />
sinh với đàm thoại học sinh – học sinh . Ngoài hình thức cả lớp cùng tìm hiểu dưới <br />
sự hướng dẫn của giáo viên tôi còn chọn thêm những hình thức khác như:<br />
+ Chia lớp thành các nhóm để học sinh cùng nhau trao đổi câu hỏi. Sau đó, đại diện <br />
các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. Giáo viên điều khiển lớp đối thoại, nêu nhận xét <br />
thảo luận tổng kết.<br />
+ Chỉ định 12 em điều khiển lớp trao đổi về bài đọc dựa theo các câu hỏi trong sách <br />
giáo khoa. Học sinh điều khiển lớp có thể bổ sung câu hỏi như: “Bạn cho mình biết <br />
….”. Giáo viên chỉ nói những điều cần thiết để điều chỉnh, khắc sâu, gây ấn tượng <br />
về những gì học sinh trao đổi, thu lượm được. Giáo viên là người chốt lại cuối cùng <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
7<br />
Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.<br />
<br />
<br />
hoặc nhất trí trả lời của các em. Trong khi học sinh trả lời, tôi chú ý cách diễn đạt <br />
cách dùng từ ngữ, của các em để các em vận dụng ở các môn học khác.<br />
5. Rèn đọc diễn cảm, đọc hay:<br />
Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc <br />
có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ <br />
ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm <br />
mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm <br />
thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình <br />
độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và lưu loát.<br />
Đọc diễn cảm chỉ có thể có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc diễn cảm <br />
yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang trọng phù hợp với từng ý cơ bản <br />
của bài đọc, phù hợp kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở <br />
những từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả. Để đọc diễn <br />
cảm, học sinh phải làm chủ được chỗ ngắt giọng, ở đây muốn nói đến ngắt giọng <br />
biểu cảm, làm chủ được tốc độ (độ nhanh, chậm, chỗ ngân hay là việc giãn nhịp <br />
đọc), làm chủ được cường độ giọng (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay không) và làm <br />
chủ ngữ điệu (độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ giọng). <br />
* Đối với văn bản nghệ thuật ,các bài văn xuôi: <br />
Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, cao độ, <br />
trường độ, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài. Đọc diễn cảm phù hợp với sự <br />
cảm nhận riêng của từng cá nhân. Giáo viên có thể viết khổ thơ ra bảng, giấy gắn <br />
trên bảng để học sinh tìm ra cách đọc).<br />
+ Ví dụ: Bài “Bầm ơi’’<br />
Gọi 1,2 em đọc cho học sinh nhận xét, giọng đọc bài thơ như thế nào? Bạn đọc <br />
đúng chưa? (Giọng trầm lắng thiết tha). Em đọc lại: Đọc hai câu mở đầu: Ai về <br />
thăm mẹ quê ta/ Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm.”<br />
Hỏi: bạn đọc đúng chưa? Đọc với giọng thế nào? (với giọng nhẹ, trầm, nghỉ hơi <br />
dài khi kết thúc).<br />
Nhấn giọng ở đoạn theo cách ngân dài hơi hơn ở những từ ngữ khẳng định hoặc <br />
mang rõ sắc thái cảm xúc: “Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
8<br />
Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.<br />
<br />
<br />
Trong khi đọc tôi hướng dẫn đọc đúng đối với những câu văn sau dấu chấm lửng, <br />
ngắt nghỉ thế nào? Đối với các câu cảm, câu thán, câu hỏi trong bài cần đọc như thế <br />
nào mới đúng.<br />
Khi đọc trong các bài thơ, bài văn có các câu hỏi, câu kể, câu cảm giáo viên cần <br />
hướng dẫn các em đọc đúng giọng của từng loại câu đó thì mới bộc lộ được cảm <br />
xúc của từng nhân vật và của tác giả. <br />
Ví dụ : Bài Chú đi tuần:<br />
“Các cháu ơi ! Ngủ có ngon không?<br />
Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!”<br />
+ Hoặc : Bài : “Một chuyên gia máy xúc’’ .<br />
Tôi hướng dẫn các em cần đọc đúng ngữ điệu khi đọc câu hỏi như nhấn giọng từ <br />
để hỏi, cao giọng ở cuối câu. Nếu học sinh đọc chưa hay giáo viên có thể đọc mẫu <br />
cho học sinh để học sinh nghe giọng đọc của cô để tự điều chỉnh mình đọc theo cô.<br />
Để các em đọc tốt giáo viên cần tạo niềm say mê hứng thú cho học sinh.<br />
Biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh hay với giọng niềm nở hồ <br />
hởi...Để thể hiện được tính cách, cảm xúc của các nhân vật người đọc cần hoà <br />
mình vào từng nhân vật để tìm được cách đọc. Khi đọc diễn cảm tôi hướng dẫn các <br />
em biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm (tặc lưỡi, ngạc nhiên, giận dữ, <br />
thủng thẳng, giả bộ) và biết đọc phân biệt lời các nhân vật. <br />
Ví dụ : Bài Lòng dân : <br />
Khi dạy tôi hướng dẫn các em phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật và <br />
lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật : ví dụ<br />
Cai : ( xẵng giọng ) // Chồng chị à?<br />
Dì Năm : Dạ , chồng tui.<br />
Cai : Để coi. ( Quay sang lính ) // Trói nó lại cho tao//(chỉ dì Năm ). Cứ trói đi . Tao <br />
ra lịnh mà//( lính trói dì Năm lại ).<br />
Khi đọc cần thể hiện đúng thái độ, tình cảm của nhân vật và tình huống kịch. <br />
Cụ thể:<br />
Giọng cai và lính : hống hách, xấc xược<br />
Giọng dì Năm và chú cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên, ở đoạn sau dì Năm khéo giả vờ <br />
than vãn khi bị trói, nghẹn ngào nói lời trăng trối với con khi bị doạ bắn chết.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
9<br />
Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.<br />
<br />
<br />
Giọng An : giọng một đứa trẻ đang khóc. (An tham gia rất tự nhiên vào vở kịch do <br />
má em dàn dựng. trong tình huống nguy hiểm, em khóc vì thực sự lo cho má).<br />
Phần 4. Kết quả :<br />
Sau khi áp dụng phương pháp giảng dạy “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 <br />
qua tiết Tập đọc” tôi tiến hành khảo sát lần 2 lớp tôi chủ nhiệm 5/2, tôi thấy tỷ lệ <br />
học sinh đọc đã có nhiều chuyển biến so với kết quả đầu năm học, cho thấy chất <br />
lượng của học sinh đã được nâng lên rõ rệt, số học sinh đọc phát âm chưa đúng <br />
giảm nhiều. Số học sinh đọc đúng, đọc hay tăng lên.<br />
Cụ thể kết quả như sau:<br />
Đọc phát âm Đọc ngắt Đọc đúng Đọc diễn <br />
chưa đúng nghỉ chưa cảm<br />
Tổng <br />
hợp lí<br />
số học Số T ỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ lệ <br />
Lớp<br />
sinh lượng lệ % lượng lệ % lượng lệ %<br />
lượn<br />
%<br />
g<br />
5/2 31 2 6,5 3 9,7 26 83,9 18 58,1<br />
<br />
Để có kết quả như trên, trong mỗi giờ dạy tập đọc tôi đã sử dụng một số biện <br />
pháp mà tôi đã trình bày ở trên, giúp chất lượng dạy học tập đọc đạt được những <br />
yêu cầu, mục tiêu của môn học ngoài ra trong mỗi tiết dạy tập đọc giáo viên cần <br />
tạo nên không khí sôi nổi thi đua động viên kịp thời để học sinh tự tin hơn, phấn <br />
khởi hơn với kết quả rèn luyện của mình. Mỗi tháng tôi tổ chức một lần hái hoa dân <br />
chủ thi đọc đúng đọc hay, đọc thuộc lòng các bài thơ, khổ thơ, đọc phân vai, đoạn <br />
văn mà mình thích nhất để thi đua và tuyên dương động viên khuyến khích kịp thời <br />
và rèn đọc phải thường xuyên liên tục. Chú ý rèn đối với học sinh chưa đọc tốt và <br />
rèn đọc trong các phân môn khác của Tiếng Việt và các môn học khác<br />
Phần 5. Kết luận:<br />
Muốn nâng cao chất lượng hiệu quả của các giờ dạy Tập đọc để học sinh đọc <br />
đúng đọc hay bước đầu cảm thụ được cái hay cái đẹp trong bài văn, bài thơ thì khâu <br />
luyện đọc rèn đọc đúng có vai trò rất quan trọng. Học sinh có đọc đúng mới hiểu <br />
đúng nội dung, mới diễn tả được cảm xúc của mình. Để làm tốt việc rèn đọc cho <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
10<br />
Đề tài:" Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc”.<br />
<br />
<br />
học sinh lớp 5 trong phân môn Tập đọc người giáo viên phải làm tốt những việc <br />
sau:<br />
Xác định đúng mục tiêu dạy học của bộ môn, trọng tâm của từng bài và chuẩn <br />
kiến thức kĩ năng mà học sinh phải đạt được. Phải chú ý đến lỗi mà học sinh hay <br />
mắc để sửa cho các em.<br />
Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, luôn suy nghĩ tìm ra những cách <br />
thức dạy phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi và khả năng nhận thức của các em.<br />
Phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh, giáo viên chỉ là người dẫn dắt, gợi <br />
mở .<br />
Giáo viên phải nhận thức đúng vai trò chức năng ở phân môn Tập đọc. Trước hết <br />
giáo viên phải rèn cho mình đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm mọi bài tập đọc trong <br />
cấp học nói chung, các bài tập đọc lớp 5 nói riêng. Phải đầu tư quĩ thời gian cho <br />
khâu chuẩn bị bài, xây dựng tổ chức các hoạt động cho học sinh trên lớp học. <br />
Luôn động viên khích lệ gây hứng thú học tập đọc đối với học sinh, phát huy tính <br />
tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.<br />
Vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình. Cử <br />
chỉ giáo viên, lời nói ngắn gọn dễ hiểu hướng học sinh thao tác tư duy chủ động.<br />
Học sinh phải chuẩn bị bài thật tốt ở nhà, đọc nhiều lần đối với học sinh chưa <br />
đọc tốt trước khi đến lớp.<br />
Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học tập trao đổi rút kinh nghiệm.<br />
Ngoài ra mỗi giáo viên cần phải thường xuyên trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm biện pháp đã làm trong khi “ Rèn kĩ năng đọc <br />
cho học sinh lớp 5 qua tiết Tập đọc” Vì thời gian có hạn nên sáng kiến này sẽ <br />
không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.<br />
Rất mong được sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp, BGH và của các cấp <br />
quản lý để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng <br />
học tập của học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
11<br />