PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHĨA HƯNG<br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA BÌNH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG ĐỌC<br />
THÔNG QUA MÔN TẬP ĐỌC CỦA HỌC SINNH LỚP 3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Trần Thị Lợi<br />
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Nơi công tác: Trường Tiểu học Nghĩa Bình<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nam Định, ngày 25 tháng 05 năm 2016<br />
1.Tên sáng kiến: <br />
KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG ĐỌC THÔNG QUA MÔN TẬP ĐỌC CỦA <br />
HỌC SINH LỚP 3<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Áp dụng trong việc dạy tập đọc cho học sinh lớp 3<br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến<br />
Từ ngày 1 tháng 10 năm 2016 đến ngày 20 tháng 5 năm 2017<br />
4.Tác giả:<br />
Họ và tên: Trần Thị Lợi.<br />
Năm sinh: 1974.<br />
Nơi thường trú: xã Nghĩa TânNghĩa HưngNam Định<br />
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học.<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nghĩa Bình<br />
Nơi thường trú: Nghĩa Tân –Nghĩa HưngNam Định<br />
Điện thoại: 0946 .851339<br />
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 20%<br />
5.Đồng tác giả: Không<br />
6.Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:<br />
Tên đơn vị:Trường Tiểu học Nghĩa Bình.<br />
Địa chỉ: xã Nghĩa Bình – huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định<br />
Điện thoại:0350.3872219<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
I.Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:<br />
Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảng <br />
dạy môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt lớp 3 nói <br />
riêng. Học tốt Tập đọc không những rèn cho học sinh những kĩ năng nghe nói đọc <br />
viết mà còn tạo điều kiện để học sinh học tốt những môn học khác. Qua môn <br />
Tập đọc học sinh được rèn kĩ năng đọc ngày càng thành thạo. Đây là yêu cầu có <br />
tính đặc trưng của phân môn Tập đọc. Môn Tập đọc còn trau dồi vốn Tiếng <br />
Việt, phát triển tư duy, sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống.Thông qua việc <br />
dạy và học Tập đọc góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những <br />
kiến thức” về Tiếng Việt, về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hoá, văn học <br />
. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự <br />
trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt.Từ đó học sinh được cảm nhận cái hay,cái <br />
đẹp để các em thêm yêu cuộc sống,yêu quê hương,đất nước. <br />
*Thuận lợi:<br />
Trường Tiểu học Nghiã Bình là đơn vị dẫn đầu bậc Tiểu học trong toàn <br />
huyện.Đa số học sinh ngoan ngoãn,lễ độ,tự tin,các em được dạy dỗ chuẩn mực, <br />
được các bậc phụ huynh và các lực lượng xã hội quan tâm.<br />
*Khó khăn:<br />
Nghĩa Bình là xã nông nghiệp ,đời sống nhân dân chủ yếu sống bằng <br />
nghề độc canh cây lúa nên còn nhiều vất vả khó khăn. Hơn nữa Nghĩa Bình có <br />
nhiều học sinh bố mẹ đi làm ăn xa, các em phải ở với ông bà nên việc quan tâm <br />
tới con em của một số phụ huynh còn hạn chế.<br />
Là địa phương có cách phát âm chưa chuẩn đặc biệt các em còn hay phát <br />
âm sai giữa “l” và “n".. Các em chưa hiểu hết ngôn ngữ Tiếng Việt nên còn nói <br />
ngọng, phát âm sai, khi viết còn sai nhiều lỗi chính tả, các em còn nhầm lẫn bởi <br />
các âm, vần, dấu thanh.<br />
Từ những căn cứ trên, tôi đã lựa chọn đề tài này, thực hiện đề tài này, tôi <br />
sẽ giúp các em phát huy tính tích cực, tự giác lấy học sinh làm trung tâm trong <br />
học tập, các em sẽ đọc thông, viết thạo và có khả năng diễn đạt tốt trong quá <br />
trình giao tiếp với mọi người xung quanh.<br />
. Xuất phát từ những yêu cầu trên,tôi nhận thấy cần phải dạy tốt mỗi giờ <br />
tập đọc nhất là việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh trước yêu cầu đổi mới phương <br />
pháp đạt hiệu quả cao. <br />
II.Mô tả giải pháp: <br />
1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến <br />
Những năm học trước, tôi được phân công giảng dạy môn Tiếng Việt lớp <br />
3 nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy <br />
còn nhiều học sinh có kĩ năng đọc còn hạn chế, các em còn đọc sai vần, âm đầu, <br />
sai dấu thanh, đọc còn thừa, thiếu tiếng, nhiều em có tốc độ đọc rất chậm và đặc <br />
biệt các em chưa ham thích đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc. Vì thế tiết học <br />
chưa đạt đạt hiệu quả cao.<br />
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học sinh có kĩ năng đọc chưa tốt:<br />
+ Công tác chuẩn bị bài soạn của giáo viên chưa cụ thể kĩ càng, chưa đưa <br />
ra được những cách làm hay cuốn hút sự ham đọc của học sinh<br />
+ Bản thân giáo viên còn có những hạn chế về cách phát âm theo tiếng địa <br />
phương, đặc biệt giáo viên phát âm chưa chuẩn giữa l/n và chưa chú ý nhiều đến <br />
việc đọc diễn cảm. <br />
+ Chưa chú ý đến việc rèn kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh và chưa có <br />
những biện pháp cụ thể dứt điểm để giúp đỡ học sinh.<br />
+ Việc hướng dẫn học sinh học sinh học tập theo nhóm để học sinh khá <br />
giỏi giúp đỡ học sinh yếu còn hạn chế.<br />
+ Sử dụng nhiều phương pháp dạy học truyền thống “ Thầy giảng trò <br />
nghe” nên chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh, các em còn cảm thấy <br />
nhàm chán khi học, chưa phát huy được hết khả năng sáng tạo của các em.<br />
+ Việc kết hợp với phụ huynh học sinh rèn đọc con em mình học ở nhà <br />
cũng chưa thường xuyên vì vậy việc rèn kĩ năng đọc cho các em chưa mang lại <br />
hiệu quả cao.<br />
2.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến<br />
Để thấy được tầm quan trọng của bộ môn này, ngay từ đầu năm học, sau <br />
khi nắm bắt tình hình học tập của học sinh, tôi đã giúp các em hiểu được tầm <br />
quan trọng của phân môn Tập đọc và những yêu cầu cụ thể của phân môn Tập <br />
đọc, các em phải đọc lưu loát, rõ ràng, phát âm đúng,ngắt nghỉ hơi đúng và đọc <br />
diễn cảm phù hợp với nội dung bài, trả lời câu hỏi phù hợp với nội dung bài, <br />
cảm nhận được nội dung bài.<br />
Nó giúp các em bước đầu tiếp cận với kho tàng văn hoá, khoa học, giúp các em <br />
nhận ra những tinh hoa của dân tộc đang được lưu trữ trong sách vở. Mỗi bài tập <br />
đọc là một văn bản là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực về cảnh đẹp đất <br />
nước, con người, xã hội...Mặt khác, thể hiện được tâm hồn của tác giả không chỉ <br />
có nội dung hấp dẫn của bài văn bài thơ mà còn phụ thuộc vào người đọc tác <br />
phẩm đó. Trước hết người đọc phải đọc đúng, đọc chính xác, đọc trôi chảy, tiến <br />
tới đọc diễn cảm , đọc theo vai thì mới diễn tả cảm xúc, tình cảm, thái độ của <br />
tác giả bộc lộ qua từng nhân vật trong tác phẩm .<br />
Bởi vậy nâng cao năng lực đọc cho học sinh nhất là đọc đúng, đọc diễn <br />
cảm là hết sức cần thiết đối với giáo viên ở bậc tiểu học.<br />
Để giải quyết được mục đích yêu cầu của tiết Tập đọc và khắc phục <br />
những nguyên nhân tồn tại đã nêu trên. Tôi đã tiến hành thực hiện những giải <br />
pháp, biện pháp cụ thể sau: <br />
2.1.Một số công việc chuẩn bị của giáo viên , học sinh và phụ huynh<br />
a, Đối với giáo viên<br />
Hiệu quả mỗi tiết dạy phụ thuộc rất lớn vào việc chuẩn bị bài soạn. Vì <br />
vậy , mỗi bài tập đọc tôi thường chuẩn bị bài soạn cụ thể kĩ càng trước khi lên <br />
lớp.<br />
Công tác chuẩn bị bài soạn bao gồm:<br />
Đọc bài tập đọc nhiều lần,từ việc đọc hiểu cho đến đọc diễn cảm và cảm <br />
thụ bài tập đọc.Dựa vào chuẩn kiến thức,kĩ năng,đối tượng học sinh ở những <br />
lớp đang giảng dạy để đề ra phương án tiến hành.<br />
Tham khảo các tài liệu liên quan đến bài dạy. <br />
Chọn phương án dạy, dự kiến các tình huống có thể xảy ra trên lớp như <br />
luyện đọc từ khó, cách ngắt nghỉ hơi khi đọc, cách đọc đúng, đọc diễn cảm hay <br />
cách tìm hiểu bài sao cho phù hợp.<br />
Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyện bản thân mình đọc <br />
đúng, đọc hay. Không cho phép giáo viên dạy Tập đọc mà lại đọc chưa chuẩn. <br />
Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể hiện được cảm xúc <br />
của tác giả khi viết bài văn đó. Giáo viên phải chú ý đến khâu rèn đọc cho học <br />
sinh, chú ý đến đối tượng học sinh đọc kém. Nhất là những tiết luyện đọc ở <br />
buổi hai. Giáo viên phải nên sửa, rèn dứt điểm cho học sinh phát âm sai ở từng <br />
cặp phụ âm mà em đó hay phát âm sai hoặc đọc chưa đúng.<br />
Chuẩn bị đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ,phiếu học tập,vật <br />
thật,băng đĩa phục vụ cho bài dạy để học sinh hứng thú học tập tiếp thu bài dễ <br />
dàng hơn.<br />
b, Đối với các em học sinh<br />
Yêu cầu học sinh đọc kỹ trước bài ở nhà, có đọc trước bài ở nhà học sinh <br />
mới biết được từ nào khó đọc, hay đọc sai để đến lớp nghe giáo viên hướng dẫn <br />
sửa chữa.<br />
Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung <br />
hay trong các bài tập đọc nói riêng. <br />
Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự đọc. Sưu tầm sách, báo, truyện để <br />
đọc.<br />
c, Đối với phụ huynh học sinh<br />
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đưa ra tình hình cụ thể của lớp <br />
và của từng nhóm học sinh. Tôi đã hướng dẫn cho các bậc phụ huynh cách dạy <br />
các em đọc bài, cách kiểm tra các bài đọc ở nhà. Tôi còn thường xuyên liên lạc <br />
với gia đình học sinh để thông báo kịp thời về tình hình học tập của học sinh vì <br />
đây cũng là phần quan trọng giúp tôi trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh.<br />
2.2. Lên lớp<br />
a.Đối với việc rèn phát âm đúng<br />
Ở địa phương của chúng tôi học sinh còn chưa chú ý về cách phát âm,đặc <br />
biệt, hoc sinh thường hay phát âm nhầm lẫn giữa các phụ âm như l/n. Vì thế để <br />
rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát <br />
hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Trong giờ tập đọc giáo viên gọi học sinh <br />
khá,giỏi đọc bài và giao nhiệm vụ cụ thể các em khác đọc thầm theo tìm những <br />
tiếng khó đọc, các phụ âm hay đọc sai. Gọi học sinh phát hiện và phát âm, các em <br />
khác theo dõi nhận xét phát âm của bạn và phát âm lại. Gọi 3, 4 em phát âm và <br />
giáo viên kết luận và sửa (nếu cần thiết) lại cuối cùng. Tôi luôn khéo léo động <br />
vên khích lệ các em bằng lời nói hay có thể bằng những phiếu khen hay cờ thi <br />
đua thì các em sẽ hứng thú học tập mới tạo chuyển biến nhanh cho học sinh.<br />
Khi đã sửa cho các em đọc đúng những tiếng đó rồi, trong các tiết học sau <br />
giáo viên chú ý đến em đó khi đọc xem em còn mắc lỗi lại nữa không để kịp thời <br />
uốn nắn, sửa chữa. Vì số lượng học sinh mắc lỗi này nhiều nên giáo viên dần <br />
sửa sai triệt để. Và các âm khác khi học sinh phát âm sai giáo viên tiến hành tìm <br />
các từ ngữ có âm đó luyện phát âm cho học sinh ngay trong giờ học hay trong quá <br />
trình giao tiếp với học sinh và luyện thêm ở những tiết dạy luyện tập ở buổi hai.<br />
Ngoài ra tôi còn giao nhiệm vụ cho ban học tập trong hội đồng tự quản <br />
của lớp để các em theo dõi giúp đỡ các bạn.<br />
b.Đối với việc rèn đọc đúng<br />
Đối với những học sinh đọc còn ê a hay thêm bớt tiếng do ảnh hưởng của <br />
thói quen hay trình độ nhận thức. Tôi thường dành nhiều thời gian cho các em <br />
đọc được nhiều lần, các từ khó đến câu khó và các đoạn văn, đoạn thơ trong bài. <br />
Tôi luôn khéo léo dùng lời nói của mình vừa động viên, vừa khích lệ hay dùng cờ <br />
thi đua để tạo hứng thú học tập cho học sinh thì các em mới chuyển biến nhanh. <br />
Tôi còn thành lập các nhóm học tập nhỏ để các bạn đọc tốt giúp đỡ các bạn đọc <br />
chưa tốt.<br />
Đối với những học sinh đọc đảm bảo tốc độ ,tôi hướng dẫn học sinh <br />
cách ngắt nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp câu thơ hay đoạn văn. Mỗi <br />
đoạn gọi 1 học sinh đọc. Gọi học sinh nhận xét bạn và đọc lại, chú ý; đọc ngắt, <br />
nghỉ những cụm từ trong những câu văn dài trong bài văn xuôi. <br />
+ Ví dụ: Câu trong bài : “Người liên lạc nhỏ”<br />
Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá/thản nhiên nhìn bọn lính/như người đi <br />
đường xa/mỏi chân/gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát.// Sau khi học <br />
sinh phát hiện câu dài, giáo viên ghi vào băng giấy hoặc bảng phụ gọi 1, 2 em <br />
đọc. Các em khác nhận xét bạn ngắt nghỉ đúng chưa, ngắt hơi, nghỉ hơi sau với <br />
những tiếng nào, em có đồng ý không? Mời em đó đọc lại. Học sinh đọc và ngắt <br />
hoặc nghỉ để các bạn khác nhận xét bổ xung và giáo viên thống nhất cách đọc. <br />
c. Đối với việc rÌn ®äc diÔn c¶m, ®äc hay<br />
§èi víi häc sinh líp 3. Yªu cÇu häc sinh ®äc ®óng, diÔn c¶m lµ yªu<br />
cÇu träng t©m, nªn ph¶i dµnh thêi gian thÝch hîp.<br />
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi <br />
mở <br />
để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm <br />
xúc trong bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn (Bước đầu biết làm <br />
chủ được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc nhằm <br />
diễn tả đúng nội dung bài. Đọc diễn cảm phù hợp với sự cảm nhận riêng của <br />
từng cá nhân. Giáo viên có thể viết khổ thơ ra bảng, giấy gắn trên bảng để học <br />
sinh tìm ra cách đọc).<br />
+ Ví dụ: Bài : “Tiếng ru” Gọi 1,2 em học sinh khá giỏi đọc diễn cảm; nếu <br />
HS chưa đọc được thì GV đoc, kết hợp HD với Giọng nhẹ nhàng, trìu mến, nghỉ <br />
hơi dài khi kết thúc. Sau đó gọi một em đọc lại. khi đọc giáo viên hướng dẫn đọc <br />
đúng đối với những câu thơ sau dấu chấm. Đối với các câu cảm, câu hỏi trong <br />
bài, giáo viên hướng dẫn các em đọc đúng giọng của từng loại câu đó thì mới bộc <br />
lộ được cảm xúc của từng cảnh vật và của tác giả.<br />
Giáo viên hướng dẫn các học sinh cần đọc đúng ngữ điệu khi đọc câu hỏi <br />
như nhấn giọng từ để hỏi, cao giọng ở cuối câu. Nếu học sinh đọc chưa hay giáo <br />
viên có thể đọc mẫu cho học sinh để học sinh nghe giọng đọc, để tự điều chỉnh <br />
mình đọc theo giáo viên. Để Học sinh đọc tốt giáo viên cần tạo niềm say mê <br />
hứng thú cho học sinh .<br />
Hướng dẫn học sinh đọc xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với nội <br />
dung thông báo làm rõ thông tin cơ bản giúp nghe tiếp nhận được những vấn đề <br />
quan trọng hay nổi bật trong văn bản. <br />
Đọc diễn cảm sau khi học sinh đã tóm tắt hiểu được nội dung của văn <br />
bản.<br />
Khi rèn đọc lần cuối tiết học, học sinh phải thể hiện được cảm xúc của <br />
tác giả khi biết bài văn, bài thơ đó.<br />
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc theo nhóm, mỗi nhóm cử một em <br />
lên thi đọc hay cả nhóm mình thi đọc với nhóm bạn. Đối với bài: có người dẫn <br />
truyện các nhân vật trong truyện cho học sinh đóng vai và đọc theo lời nhân vật <br />
và người dẫn truyện. Gọi học sinh lên đọc, các em ở dưới là giám khảo nghe, <br />
chấm, nhận xét xem bạn nào, nhóm nào, đọc hay. Tôi luôn chú ý động viên <br />
khuyến khích học sinh bằng những lời khen ngợi, những tràng vỗ tay hay những <br />
phần thưởng nhỏ là những cờ thi đua hay những sao thi đua để tạo hứng thú học <br />
tập cho các em đọc tốt hơn.<br />
c. Luyện đọc thuộc lòng:<br />
Dựa theo nội dung từng bài, tôi có thể tiến hành theo một số cách:<br />
+ Chia bài cần học thuộc lòng thành từng đoạn nhỏ. Nêu câu hỏi ứng với <br />
từng đoạn giúp học sinh ghi nhớ nội dung làm điểm tựa học thuộc lòng cá nhân <br />
hay theo nhóm. <br />
+ Học sinh tìm những câu văn, những từ ngữ được lặp lại nhiều lần, <br />
những vần giống nhau giữa các dòng thơ giúp học sinh ghi nhớ dễ dàng.<br />
Ví dụ: Học bài: “ Bài hát trồng cây” có thể hỏi : “ Câu thơ nào được lặp <br />
lại nhiều lần trong bài?”, “Người trồng cây có được những lợi ích nào?” <br />
+ Có thể cho học sinh nêu cái hay, cái đẹp mà học sinh cảm nhận được. <br />
Sau đó hỏi: Trong bài thơ ấy, em thích khổ thơ nào, vì sao? Từ đó, học sinh tự <br />
nhẩm thuộc khổ thơ mình thích.<br />
+ Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng trong nhóm, mỗi học sinh đọc nhẩm <br />
một câu, hay một đoạn. Sau đó gọi các nhóm đọc nối tiếp câu, đoạn. Có thể tổ <br />
chức thi đọc thuộc lòng giữa cá nhân hay nhóm, tổ tạo hứng thú học tập cho học <br />
sinh.<br />
* Ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm học rèn dứt điểm cho những học <br />
sinh phát âm sai, rèn học sinh đọc chưa đúng ngắt nghỉ. Giáo viên cho học sinh <br />
đọc từ 1,2 câu rồi tăng dần 3,4 câu tới 1 đoạn, 2 đoạn và cả bài. Mỗi tuần ở các <br />
tháng buổi chiều giáo viên dành 1 tiết để rèn đọc. Rèn em nào dứt điểm em đó, <br />
rèn từ nào dứt điểm từ đó. Sau khi các em đọc khá dần giáo viên duy trì mỗi tuần <br />
1 tiết để rèn đọc đúng, đọc hay. Rèn đọc cho học sinh phải kiên trì, rèn thường <br />
xuyên thì kết quả đọc sẽ nâng lên rõ rệt. Rèn học sinh đọc đúng, đọc hay cho học <br />
sinh phải đạt được các yêu cầu cụ thể đề ra: <br />
+ Đọc phát âm đúng, phát âm không lẫn lộn.<br />
+ Đọc ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấy phẩy giữa các cụm từ ở những câu <br />
dài. <br />
+ Đọc to rõ ràng, lưu loát.<br />
+ Đọc ngắt nhịp đúng các nhịp thơ.<br />
+ Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời nói của từng nhân vật hay nội dung <br />
từng đoạn văn,đoạn thơ,bài văn, bài thơ.<br />
<br />
<br />
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại<br />
Với kinh nghiệm và sự cố gắng của bản thân , tôi thấy học sinh rất thích <br />
thú khi học bài tập đọc. Mỗi giờ học thật nhẹ nhàng vì mỗi em được bộc lộ khả <br />
năng của mình trước lớp: Khả năng đọc đúng, đọc diễn cảm, khả năng hiểu, <br />
cảm thụ bài thơ. Kết quả cho thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt về tốc độ đọc, <br />
chất lượng đọc thành tiếng, đọc rõ ràng, mạch lạc và nhiều em có thể đọc diễn <br />
cảm. Học sinh được trau dồi vốn Tiếng Việt phong phú, mở rộng sự hiểu biết <br />
để học sinh thêm yêu trường, yêu lớp, yêu cuộc sống và yêu thích các môn học <br />
khác.<br />
Nghiên cứu sáng kiến trên, tôi muốn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp <br />
để nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng môn Tiến Việt lớp 3 nói chung và <br />
việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh nói riêng.<br />
Trên đây là một số vấn đề về nội dung và phương pháp rèn kĩ năng đọc <br />
cho học sinh khối 3. Tôi đã làm và thu được kết quả đáng kể. Rất mong nhận <br />
được sự đóng góp của Ban giám hiệu cũng như của các đồng nghiệp để tôi có <br />
thêm kinh nghiệm giảng dạy.<br />
<br />
<br />
IV.Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.<br />
Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Nếu sai tôi xin <br />
chịu trách nhiệm.<br />
<br />
<br />
Nghĩa Bình, ngày 25 tháng 5 năm 2016<br />
Người viết sáng kiến<br />
<br />
Trần Thị Lợi<br />
<br />
<br />
<br />
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN<br />
( Xác nhận)<br />
………………………………………………………..<br />
………………………………………………………..<br />
………………………………………………………..<br />