PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG PTDTNT KRÔNG ANA<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG <br />
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH <br />
THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HOÀNG MINH SƠN<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: HOÀNG MINH SƠN <br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Đơn vị: TRƯỜNG PTDTNT KRÔNG ANA<br />
Trình độ đào tạo: CĐSP<br />
Chuyên môn: Ngữ văn<br />
<br />
<br />
<br />
NĂM HỌC 20162017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỤC LỤC.............................................................................................................................2<br />
<br />
PHẦN I: MỞ ĐẦU.................................................................................................................3<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài:.........................................................................................................3<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:.....................................................................................4<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................................4<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................4<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................................5<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI...............................................................................................5<br />
<br />
I. Cơ sở lý luận: ...............................................................................................................6<br />
<br />
2. Đọc –hiểu văn bản và quan niệm đổi mới trong dạy và học văn:............................7<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề:.......................................................................................................9<br />
<br />
1.Thuận lợi chung: .......................................................................................................9<br />
<br />
2. Khó khăn: ...............................................................................................................10<br />
<br />
III. Một số biện pháp đã thực hiện để rèn kỹ năng đọc-hiểu văn bản cho học sinh:....11<br />
<br />
3. Biện pháp 3 : Dựa vào tên gọi để xác định ý chính của nội dung văn bản .........14<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................26<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC – HIỂU <br />
<br />
VĂN BẢN CHO HỌC SINH THCS<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN I: MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ trọng tâm <br />
trong trường phổ thông hiện nay. Môn Ngữ Văn là môn học công cụ, có <br />
vai trò rất quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, năng lực của <br />
người học nên càng phải tích cực đổi mới về mọi mặt.<br />
1.2. Theo quan điểm đổi mới, việc dạy và học văn trước đây gọi là <br />
Giảng văn, nay được gọi là đọchiểu văn bản. Thuật ngữ đọchiểu văn <br />
bản được chính thức dùng trong sách giáo khoa từ đợt thay sách năm 2002. <br />
Việc dùng thuật ngữ này cho thấy sự thay đổi về bản chất của việc dạy <br />
và học văn ở trường phổ thông. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu một <br />
cách đầy đủ, thấu đáo về thuật ngữ này. Từ đó dẫn đến việc thực hiện <br />
đọchiểu trong giờ học văn bản vẫn còn nhiều bất cập.<br />
1.3. Bộ môn Ngữ Văn gồm 3 phân môn : Văn học, Tiếng Việt và <br />
Tập Làm Văn. Với phân môn Văn học, người học muốn hiểu văn bản, <br />
muốn chiếm lĩnh tác phẩm thì việc đầu tiên là phải đọc. Vì thế, đọc là <br />
hoạt động cơ bản, là điều kiện tiên quyết mà người học phải thực hiện <br />
khi học văn bản. <br />
1.4. Đọc phải có phương pháp thì mới hiểu được văn bản chứ đọc <br />
không đơn giản chỉ là một hoạt động cơ học thuần túy. Muốn hiểu thì <br />
phải đọc. Đọc rồi phải hiểu. Đọc mà không hiểu hoặc hiểu một cách hời <br />
hợt thì coi như không đạt mục tiêu của việc học. <br />
<br />
3<br />
1.5. Trên thực tế, vẫn còn nhiều giáo viên do chưa hiểu rõ bản chất <br />
của hoạt động đọchiểu nên chưa chú trọng hướng dẫn học sinh những <br />
thao tác tư duy cần thiết dẫn đến nhiều học sinh kỹ năng đọc hiểu còn <br />
yếu.<br />
Có thể nói hoạt động đọc hiểu là hoạt động cơ bản nhất của việc <br />
học văn. Nó có tính chất quyết định đối với chất lượng dạy và học. Tuy <br />
nhiên, hiện nay việc dạy đọc hiểu chưa đạt kết quả như mong muốn. Vì <br />
những lý do đó nên tôi chọn đề tài Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc <br />
hiểu văn bản cho học sinh THCS để nghiên cứu. <br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
Giúp giáo viên hiểu rõ hơn về bản chất của hoạt động đọc hiểu <br />
theo quan niệm đổi mới trong việc dayhọc môn Ngữ Văn. Từ đó có <br />
hướng đổi mới trong giảng dạy.<br />
Đưa ra một số thao tác cơ bản để có thể giúp giáo viên, học sinh <br />
thực hiện việc đọc hiểu văn bản một cách khoa học<br />
Giáo viên phát hiện những tồn tại, yếu kém, sai sót trong việc học <br />
văn bản của học sinh, hướng dẫn học sinh những kỹ năng cơ bản cần <br />
thiết khi đọc –hiểu văn bản, giúp học sinh có cách học khoa học hơn, hiểu <br />
vấn đề rõ hơn, từng bước nâng cao chất lượng bộ môn.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Hoạt động đọchiểu và những kỹ năng cơ bản để rèn luyện cho <br />
học sinh THCS.<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: <br />
4.1. Phân môn Văn học của bộ môn Ngữ Văn cấp THCS đưa ra 6 <br />
kiểu văn bản để giảng dạy : văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản <br />
biểu cảm, văn bản nghị luận, văn bản thuyết minh và văn bản hành chính<br />
4<br />
công vụ. Do đặc thù về kiểu văn bản và thể loại, đề tài này chủ yếu <br />
nghiên cứu trong phạm vi văn xuôi với các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, <br />
nghị luận và biểu cảm, là những kiểu văn bản chiếm phần lớn số tiết <br />
trong chương trình, không đề cập đến các văn bản thơ hay hành chính<br />
công vụ…<br />
4.2. Đề tài này được rút ra từ thực tế giảng dạy trong nhiều năm ở <br />
các khối lớp, trong giờ học văn bản. <br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Tìm hiểu, phân tích những quan điểm về vấn đề đọc hiểu văn <br />
bản trong dạy và học ngữ văn trong trường phổ thông.<br />
Tìm hiểu, phân tích cấu tạo chương trình, chuẩn kiến thức kỹ <br />
năng phân môn văn học (đọchiểu văn bản) Ngữ văn THCS từ lớp 6 đến <br />
lớp 9.<br />
Trao đổi với các đồng nghiệp giảng dạy ở các trường THCS khác <br />
để thấy những thiếu sót có tính phổ biến trong việc đọchiểu văn bản của <br />
thầy và trò nói chung.<br />
Nghiên cứu những tài liệu về việc dạy và học văn nhằm tìm ra <br />
những vấn đề chưa được hoặc còn ít đề cập xung quanh việc dạy và học <br />
văn bản.<br />
Phân tích, tổng hợp các biện pháp để rèn kỹ năng đọchiểu cho <br />
học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC – HIỂU VĂN <br />
BẢN CHO HỌC SINH THCS<br />
<br />
5<br />
I. Cơ sở lý luận: <br />
1. Dạy và học văn theo phương pháp truyền thống: Hoạt động <br />
dạy học văn trong nhà trường phổ thông đã trải qua những lần đổi tên từ <br />
giảng văn qua phân tích tác phẩm văn học đến dạy học tác phẩm văn <br />
chương và hiện nay là đọc hiểu văn vản. Việc thay đổi tên gọi không đơn <br />
thuần chỉ là sự thay đổi về hình thức mà đằng sau mỗi tên gọi là cả một <br />
hệ thống quan niệm dạy học gắn liền với bản chất của nó. <br />
1.1. Tên gọi giảng văn : Trong dạy và học theo phương pháp truyền <br />
thống, môn văn được gọi là giảng văn. Sách giáo khoa môn Văn được gọi <br />
là Trích giảng Văn học. Tên gọi này gắn liền với quan niệm dạy học <br />
truyền thống. Quan niệm dạy học cũ xem giáo viên là nhân tố trung tâm, <br />
hàng đầu của dạy học. Giáo viên giữ một vị trí độc tôn trong quá trình dạy <br />
học. Tên gọi này cho thấy bản chất của hoạt động dạy học đó là truyền <br />
thụ tri thức, chứng minh chân lí của giáo viên thông qua việc giảng giải, cắt <br />
nghĩa tác phẩm văn chương của mình. Học sinh chỉ việc ngồi nghe, ghi <br />
chép lại những gì mà thầy giảng. “Các giờ giảng văn trên lớp giáo viên chủ <br />
yếu là thuyết trình, giảng giải cho học sinh nghe những điều thầy cô giáo <br />
hiểu và cảm nhận được về tác phẩm ấy, còn bản thân học sinh hiểu và <br />
cảm nhận như thế nào thì không cần chú ý” .<br />
1.2. Tên gọi phân tích tác phẩm văn học: tên gọi này xuất khoảng <br />
những năm 1970, vẫn nằm trong quan niệm dạy học truyền thống. Bản <br />
chất của nó cũng không khác mấy so với giảng văn. Hoạt động phân tích <br />
chủ yếu cũng chỉ là một hình thức giảng văn của giáo viên mà thôi. Thuật <br />
ngữ giảng văn hay phân tích tác phẩm văn học đều xem ý nghĩa của tác <br />
phẩm là một cái gì cố định, có sẵn. Nhiệm vụ của giáo viên là chỉ cần <br />
giảng giải, phân tích ra mà thôi. Vì vậy mà xét về mặt bản chất thì hai <br />
thuật ngữ này không có gì khác biệt nhiều. Giáo viên là người chủ động <br />
<br />
6<br />
cung cấp kiến thức cho học sinh còn học sinh là đối tượng thụ động tiếp <br />
thu kiến thức một chiều.<br />
1.3. Thuật ngữ dạy học tác phẩm văn chương Đầu những năm 80 <br />
ra đời thuật ngữ dạy học tác phẩm văn chương với những ý kiến đề xuất <br />
thay thế cho thuật ngữ “Giảng văn” vì giảng văn là mô hình dạy học đã tỏ <br />
ra lỗi thời, quá lạc hậu so với thực tiễn. Thuật ngữ này phản ánh sự cân <br />
bằng giữa hoạt động dạy và học, sự tương tác giữa hoạt động của giáo <br />
viên và hoạt động của học sinh. Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy, <br />
học sinh là chủ thể của hoạt động học. Nhưng điểm bất cập của việc <br />
dạy học tác phẩm văn chương là chưa xác định được nhân tố trung tâm <br />
của hoạt động dạy học, nhất là phương hướng dạy học hướng vào học <br />
sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Thêm vào đó, như tên gọi của nó, thuật <br />
ngữ này đề ra yêu cầu chỉ tuyển chọn những tác phẩm có chất văn <br />
chương để giảng dạy. Đây là quan niệm hẹp hòi về văn ở trường phổ <br />
thông. Tóm lại, tên gọi cũng như cách dạy này vẫn chưa làm thay đổi triệt <br />
để bản chất của hoạt động dạy và học văn.<br />
<br />
2. Đọc –hiểu văn bản và quan niệm đổi mới trong dạy và học văn:<br />
2.1. Những hạn chế của các tên gọi trên đã dẫn đến sự ra đời của <br />
thuật ngữ đọc hiểu để thay thế chúng. Thuật ngữ đọc hiểu lần đầu tiên <br />
xuất hiện trong cuốn Ngữ văn 6 (2002). Trước đây tương ứng với ba phân <br />
môn chúng ta có ba bộ sách giáo khoa độc lập là Văn học, Làm văn và <br />
Tiếng Việt, nay hợp nhất lại trong cuốn Ngữ văn. Theo đó tên gọi giảng <br />
văn, phân tích tác phẩm văn học, dạy học tác phẩm văn chương được đổi <br />
thành dạy đọc hiểu văn bản. <br />
Sự thay đổi về mặt bản chất của hoạt động tìm hiểu văn bản của <br />
môn Ngữ văn qua tên gọi đọc hiểu được thể hiện qua nội hàm của khái <br />
niệm “đọc” và “hiểu” trong quan niệm về dạy học hiện nay.<br />
7<br />
2.2. Một số quan điểm về đọc hiểu văn bản : <br />
2.2.1.Đọc ở đây không phải chỉ là hoạt động biến các ký tự thành <br />
âm thanh ngôn ngữ, mà là một quá trình nhận thức. Thông qua việc đọc, <br />
người đọc sẽ phải giải mã các ngôn ngữ, hình ảnh nghệ thuật để tiếp <br />
nhận tác phẩm ở nhiều góc độ khác nhau. Từ đó hình thành một thái độ, <br />
tư tưởng, tình cảm, kỹ năng sống nhất định.<br />
2.2.2.Trong quan niệm thông thường “hiểu” là nắm vững và vận <br />
dụng được, hiểu là nhận biết một tri thức nào đó, nhớ được, nhắc đúng tri <br />
thức. “Hiểu” có nhiều mức: hiểu nghĩa đen của một từ, câu, sự kiện cụ <br />
thể; hiểu nghĩa hàm ẩn của các yếu tố cấu thành văn bản; nắm bắt chủ <br />
đề, thông điệp của tác phẩm và hiểu gắn liền với cảm xúc hành động. <br />
Theo GS. Trần Đình Sử thì “hiểu thực chất là tự hiểu, nghĩa là làm <br />
cho nảy sinh, sinh thành trong ý thức của người học một tri thức mong <br />
muốn, nghĩa là làm cho thay đổi tính chất chủ quan của người học”. Trong <br />
dạy đọc hiểu văn bản học sinh phải tự mình hiểu lấy ý nghĩa của văn bản <br />
chứ giáo viên không thể hiểu thay học sinh. “Hiểu” là nhận ra những gì <br />
mình biết và những gì mình chưa biết để cấu trúc lại nhận thức của bản <br />
thân. “Hiểu” gắn liền với giải thích, ứng dụng, mô hình hoá được đối <br />
tượng. Học sinh sau khi tìm hiểu ý nghĩa của một văn bản thuộc một thể <br />
loại nào đó thì phải biết vận dụng để đọc hiểu những văn bản cùng loại.<br />
2.2.3. Đọc ở đây không bó hẹp trong đọc diễn cảm mà phải gắn <br />
liền với sự hiểu. Với thuật ngữ đọc hiểu, giờ giảng văn hay phân tích tác <br />
phẩm văn học hay dạy học tác phẩm văn chương trước đây đã mang tính <br />
chất khác. Giờ học văn không còn là giờ thuyết giảng của giáo viên và <br />
không còn là giờ học sinh chỉ cần ngồi nghe, ghi chép một cách thụ động <br />
mà là học sinh dưới sự hướng dẫn, dẫn dắt của giáo viên tự mình chiếm <br />
lĩnh tri thức, chiếm lĩnh văn bản. Giờ dạy học văn là giờ giáo viên dạy <br />
<br />
8<br />
học sinh đọc hiểu, học sinh học cách đọc hiểu. Học sinh phải tự mình đọc <br />
hiểu chứ giáo viên không đọc hộ hiểu thay học sinh như trước đây. Theo <br />
giáo sư Trần Đình Sử “dạy học văn trong nhà trường chỉ có thể là thầy <br />
dạy đọc văn, trò học đọc văn chứ không thể có gì khác. Và môn học riêng <br />
về văn bản văn học trong nhà trường chỉ có thể định danh là môn đọc <br />
văn”.<br />
Tóm lại, với những nội dung mới của “đọc” và “hiểu” trong dạy <br />
đọc hiểu hiện nay được trình bày ở trên thì tên gọi đọc hiểu đã cho thấy <br />
sự thay đổi về mặt bản chất của hoạt động dạy học văn so với những tên <br />
gọi trước đó. Bản chất của dạy học văn không còn là sự truyền thụ tri <br />
thức một chiều mà là sự tổ chức cho hoạt động của học sinh, dạy học <br />
sinh tìm ra chân lí, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh <br />
trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Dạy là dạy tự học và học là học tự <br />
học. Do đó hiểu bản chất của môn văn là môn dạy đọc văn vừa thể hiện <br />
cách hiểu thực sự bản chất của văn học, vừa hiểu đúng thực chất của <br />
việc dạy văn là dạy năng lực, phát triển năng lực chủ thể của học sinh. <br />
Với những quan niệm mới về “đọc” và “hiểu” như trên thì rõ ràng <br />
bản chất của dạy đọc hiểu đã thay đổi về chất so với các hoạt động tìm <br />
hiểu văn bản trước đây. Mỗi bản thân học sinh phải tự mình đọc hiểu lấy <br />
văn bản dưới sự hướng dẫn của giáo viên chứ giáo viên không còn cảm <br />
thụ thay, hiểu thay cho học sinh như trước. Dạy học đọc hiểu văn bản <br />
là dạy cho học sinh cách tự học, bao gồm cả hiểu và cảm thụ văn bản.<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề:<br />
<br />
1.Thuận lợi chung: <br />
Phân phối chương trình Ngữ Văn THCS quy định số tiết ở các lớp <br />
6,7,8 là 4 tiết /tuần, trong đó có 2 tiết học văn bản, 1 tiết Tiếng Việt và 1 <br />
<br />
9<br />
tiết Tập Làm Văn. Lớp 9 là 5 tiết /tuần, trong đó học văn bản 3 tiết, Tiếng <br />
Việt 1 tiết và Tập Làm Văn 1 tiết. Như vậy, số tiết học văn bản chiếm tỉ <br />
lệ cao so với số tiết học Tiếng Việt và Tập Làm Văn. <br />
Bên cạnh sách giáo khoa, Bộ Giáo dục còn cho phát hành nhiều tài <br />
liệu tham khảo như sách giáo viên, sách bài tập Ngữ Văn và nhiều sách <br />
tham khảo khác thuận lợi cho giáo viên và học sinh.<br />
Hàng năm, giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tập <br />
huấn về các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.<br />
<br />
2. Khó khăn:<br />
<br />
Thuật ngữ đọc hiểu xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn sách Ngữ <br />
văn tích hợp (Ngữ văn 6 2002) nhưng đến nay thì vẫn chưa có một định <br />
nghĩa rõ ràng, một cách hiểu thống nhất về nó. Đã có nhiều bài viết trên <br />
các tạp chí chuyên ngành, các chuyên luận của các tác giả đầu ngành về <br />
vấn đề đọc hiểu. Tuy nhiên, hầu hết còn lúng túng trong việc xác định <br />
thuật ngữ đọc hiểu. Đến nay chưa có một khái niệm chính thức về đọc <br />
hiểu. <br />
Mỗi người đưa ra một cách hiểu riêng, quan niệm riêng về đọc –<br />
hiểu. Bên cạnh đó vẫn không ít ý kiến trái chiều, không đồng tình với việc <br />
sử dụng thuật ngữ đọc hiểu. Đây là một vấn đề đang cần được giải quyết <br />
một cách thấu đáo cho tên gọi của một hoạt động quan trọng bậc nhất <br />
của môn Ngữ văn. <br />
Chương trình, sách giáo khoa Ngữ Văn các lớp 6,7,8,9 vẫn còn <br />
nhiều văn bản không tiêu biểu, khô khan, thiếu chất văn chương nên dẫn <br />
đến việc đọchiểu không hấp dẫn được học sinh. Hệ thống câu hỏi trong <br />
phần hướng dẫn đọc hiểu ở cuối mỗi văn bản vẫn chưa thực sự theo <br />
hướng kích thích, phát huy năng lực đọc hiểu ở học sinh.<br />
<br />
<br />
10<br />
Đọc –hiểu văn bản là bước đột phá trong đổi mới dạy và học môn <br />
Ngữ Văn. Việc đổi mới đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi giáo viên. Tuy nhiên <br />
không ít giáo viên vẫn còn tư tưởng chủ quan cho rằng việc dùng thuật <br />
ngữ đọc hiểu văn bản chỉ là hình thức, kiểu “bình mới rượu cũ” mà thôi; <br />
hoặc còn tư tưởng ngại đổi mới nên vẫn nghiêng về cách dạy truyền <br />
thống hoặc có đổi mới nhưng là đổi mới nửa vời. Do vậy, còn thiếu sự <br />
đầu tư cho việc nghiên cứu, tìm tòi, không quan tâm đến việc rèn kỹ năng <br />
đọc hiểu văn bản cho học sinh.<br />
Đổi mới phương pháp dạy học phải kèm theo việc đổi mới trong <br />
kiểm tra đánh giá học sinh. Tuy nhiên việc kiểm tra miệng cũng như kiểm <br />
tra viết nhiều lúc, nhiều nơi còn thiên về ra câu hỏi kiểm tra học sinh <br />
thuộc lòng, ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, thụ động… Trong các kì <br />
kiểm tra… nhiều khi những người ra đề vẫn ra đề bài theo kiểu cũ (kiểm <br />
tra việc ghi nhớ, thuộc lòng…) thế là tạo ra tình huống trống đánh xuôi <br />
kèn thổi ngược trong môn học, khiến cho việc đọc hiểu vẫn chưa được <br />
thực thi nhất quán trong nhà trường.<br />
<br />
<br />
III. Một số biện pháp đã thực hiện để rèn kỹ năng đọchiểu văn <br />
bản cho học sinh:<br />
Văn bản tồn tại ở nhiều dạng, có văn bản ngắn chỉ một câu như tục <br />
ngữ, thành ngữ. Có văn bản chỉ là một đoạn văn ngắn, một trích đoạn một <br />
vài trang. Có văn bản dài vài chục trang hay hàng nghìn trang như một <br />
truyện ngắn, một cuốn tiểu thuyết… Nhưng dù là ngắn hay dài, muốn <br />
hiểu được văn bản thì việc đầu tiên là phải đọc. Giáo viên phải yêu cầu <br />
học sinh đọc trước ở nhà. Trong chương trình Ngữ Văn THCS, các văn <br />
bản nhìn chung không quá dài. Bố cục, cách trình bày, lập luận không quá <br />
phức tạp. Nên việc học sinh tự đọc trước ở nhà, bước đầu nắm sơ lược <br />
nội dung văn bản là hoàn toàn có thể thực hiện được.<br />
11<br />
Nhưng để giúp cho học sinh hiểu một cách toàn diện các giá trị của <br />
văn bản, giáo viên cần phải có sự hướng dẫn, giúp cho học sinh có các <br />
thao tác tư duy cần thiết, hình thành phương pháp chung. Có thể thực hiện <br />
các biện pháp để rèn kỹ năng đọchiểu văn bản cho học sinh như sau:<br />
1.Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh cách đọc hiểu phần chú thích: <br />
<br />
Mục tiêu: giúp học sinh xác định được các ý chính cần nắm trong <br />
khâu tìm hiểu chung về tác giả, văn bản<br />
Nội dung của biện pháp: Cuối mỗi văn bản bao giờ cũng là phần <br />
chú thích. Phần chú thích gồm hai ý: giới thiệu về tác giả, tác phẩm và <br />
giải nghĩa từ khó của bài. Tùy theo từng tác giả, tác phẩm mà sách giáo <br />
khoa giới thiệu dài hay ngắn. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách hiểu <br />
chú thích một cách ngắn gọn nhất, ghi thật ngắn gọn những ý cơ bản về <br />
tác giả, tác phẩm. Về phần giới thiệu tác phẩm, chỉ hướng dẫn học sinh <br />
ghi chép về văn bản được tìm hiểu trong tiết học, còn tất cả các thông tin <br />
khác về các tác phẩm chính (nếu có) thì tìm hiểu theo sách khoa . Ví dụ: <br />
Khi dạy văn bản Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê (Ngữ <br />
Văn 9tập 2), phần đọc hiểu chú thích có thể hướng dẫn học sinh đọc <br />
hiểu và ghi như sau:<br />
I. Giới thiệu chung:<br />
1. Tác giả: <br />
Lê Minh Khuê (1949). Quê: Thanh Hóa.<br />
Gia nhập TNXP đầu những năm 70. (Đây là điểm nổi bật của tiểu <br />
sử tác giả lên quan đến các sáng tác)<br />
Chuyên viết truyện ngắn. (Đây là nhận định về phong cách sáng <br />
tác).<br />
2. Văn bản: Truyện viết về các cô gái TNXP trên tuyến đường <br />
Trường Sơn (1971).<br />
<br />
12<br />
Phần giải nghĩa từ yêu cầu học sinh tự tìm hiểu trong quá trình soạn <br />
bài ở nhà, vừa để đỡ mất thời gian trên lớp vừa để học sinh có thói quen <br />
tìm hiểu từ ngữ trong học văn. Giáo viên có thể yêu cầu giải nghĩa từ <br />
trong quá trình tìm hiểu bài mới để kiểm tra mức độ chuẩn bị của học <br />
sinh. <br />
Giáo viên cần tránh việc cho học sinh ghi chép lại y nguyên phần <br />
giới thiệu tác giả, tác phầm trong sách giáo khoa vì làm như vậy vừa thừa <br />
(trong sách đã có) vừa dài dòng, khó nhớ, khó hiểu. Mà cần chú ý tập cho <br />
học sinh thói quen tìm hiểu chú thích, biết cách tóm lược được những ý cơ <br />
bản nhất về tác giả, văn bản. Đó chính là một yêu cầu để hiểu văn bản ở <br />
phần tiếp theo trong giờ học.<br />
2. Biện pháp 2: Xác định kiểu văn bản trước khi tiến hành tìm hiểu <br />
<br />
nội dung, nghệ thuật văn bản đó:<br />
<br />
Mục tiêu: Nắm kiểu văn bản để có hướng tìm hiểu nội dung văn <br />
bản một cách khoa học nhất, nhanh nhất, chính xác nhất.<br />
Nội dung của biện pháp: Văn bản được chia thành nhiều kiểu vì <br />
mỗi kiểu văn bản có một mục đích giao tiếp khác nhau, có phương thức <br />
biểu đạt khác nhau. Vì thế khi tìm hiểu nội dung một văn bản ta phải xác <br />
định kiểu văn bản. Ví dụ: Kiểu văn bản tự sự có phương thức biểu đạt <br />
chính là tự sự với đặc trưng là cốt truyện (chuỗi sự việc) và nhân vật. Khi <br />
tìm hiểu văn bản Thánh Gióng ( Ngữ Văn 6, tập 1) ta phải xác định đây là <br />
kiểu văn bản tự sự để từ đó sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu chuỗi sự <br />
việc và các hành động của các nhân vật trong truyện. Hoặc khi tìm hiểu <br />
truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng Ngữ Văn 9 tập 1), <br />
phải hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyện theo hướng tìm hiểu hành động <br />
của nhân vật bé Thu và nhân vật ông Sáu, vì các hành động này cũng chính <br />
là chuỗi sự việc tạo nên nội dung, ý nghĩa của truyện. Hoặc như khi đọc <br />
<br />
13<br />
hiểu văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh Ngữ Văn <br />
7, tập 2) trước tiên phải giúp học sinh xác định đây là kiểu văn bản nghị <br />
luận để tiếp đó chỉ ra các luận điểm của văn bản nghị luận này. Tương tự <br />
như vậy, khi dạy văn bản biểu cảm phải chỉ ra và bám sát vào mạch cảm <br />
xúc của văn bản đó.<br />
Trên thực tế, nhiều khi giáo viên chưa thấy được tầm quan trọng <br />
của việc xác định kiểu văn bản dẫn đến việc đọc hiểu văn bản chưa khoa <br />
học, chưa tích hợp được với phân môn tập làm văn nên chưa có sự đổi <br />
mới trong phương pháp giảng dạy.<br />
<br />
3. Biện pháp 3 : Dựa vào tên gọi để xác định ý chính của nội dung <br />
văn bản <br />
Mục tiêu: Giúp học sinh phỏng đoán được nội dung văn bản một <br />
cách nhanh và chính xác.<br />
Nội dung của biện pháp:<br />
+ Một văn bản bao giờ cũng chứa đựng một nội dung nhất định. <br />
Tên gọi của văn bản luôn luôn gắn liền với nội dung, phản ánh chủ đề <br />
đề tài văn bản đó. Vì thế giáo viên phải tập cho học sinh có thói quen tìm <br />
hiểu ý nghĩa tên gọi văn bản. Đây là thao tác đầu tiên, là bước tìm hiểu có <br />
tính khái quát, sơ bộ, đại cương. Nó định hướng cho các thao tác tiếp theo <br />
trong đọchiểu. Ví dụ : khi tìm hiểu văn bản Lão Hạc (Nam Cao Ngữ văn <br />
8, tập 1), sau khi đọc xong, giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu : truyện <br />
ngắn này viết về gì ? Vì sao tác giả lại đặt tên truyện là Lão Hạc ? Học <br />
sinh dễ dàng trả lời được các ý này (truyện viết về lão Hạc, đặt tên <br />
truyện như vậy vì đó là nhân vật chính của truyện). Tiếp đó sẽ triển khai <br />
sâu hơn về nội dung truyện : hoàn cảnh gia đình lão Hạc như thế nào, <br />
cuộc sống của lão ? Lão có những điều gì đáng quý, đáng thương. Hoặc <br />
khi dạy bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Ngữ Văn 7, tập 2) cũng <br />
<br />
14<br />
yêu cầu học sinh xác định : văn bản bàn luận về vấn đề gì ? Khi dạy bài <br />
Mùa xuân của tôi, hỏi : văn bản biểu cảm về điều gì ? … v…v…<br />
Qua hoạt động này, giáo viên chỉ ra cho học sinh : chỉ cần dựa vào <br />
đầu đề của văn bản, ta có thể biết văn bản nói về điều gì. Đây là bước <br />
định hướng rất cần thiết, không thể bỏ qua, là tiền đề cho ta tiếp tục thực <br />
hiện việc tìm hiểu các chi tiết cụ thể trong văn bản.<br />
Như vậy, chỉ dựa vào tên gọi văn bản, học sinh bước đầu đã tiếp <br />
cận được văn bản với một cái nhìn khái quát, khá chính xác về nội dung <br />
văn bản. <br />
Điều kiện thực hiện: Tuy nhiên, không phải lúc nào tên gọi của <br />
văn bản cũng thể hiện một cách rõ ràng, trực tiếp nội dung văn bản. Cho <br />
nên thao tác này cần thực hiện một cách linh hoạt, có thêm một vài sự gợi <br />
mở, dẫn dắt của giáo viên. Ví dụ : khi đọc hiểu văn bản Làng – truyện<br />
ngắn của Kim Lân (Ngữ Văn 9-tập 1), có thể gợi ý cho h ọc sinh : Truy ện<br />
viết về làng, như cái tên gọi của nó, nhưng điều chủ yếu là muốn nói về<br />
ai, nói về tình cảm gì của nhân vật đó với làng ? Học sinh d ễ dàng xác<br />
định : truyện muốn nói về tình yêu làng của ông Hai. Hoặc khi học truy ện<br />
ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Ngữ Văn 9 - tập 1), định<br />
hướng cho học sinh tìm hiểu tên gọi văn bản : nói Sa Pa l ặng lẽ nh ưng<br />
thực ra muốn nói về ai, nói điều gì về người đó ? Học sinh sẽ chỉ ra đó chỉ <br />
là sau cái vẻ lặng lẽ bên ngoài, cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi <br />
nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất <br />
nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng <br />
một mình trên đỉnh núi cao. Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa <br />
mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con <br />
người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến <br />
cho đất nước.<br />
<br />
15<br />
Việc dựa vào tên gọi của văn bản để bước đầu nắm bắt khái quát <br />
nội dung văn bản là một thao tác cần thiết. Cần phải rèn cho học sinh thao <br />
tác này bới đó là một cách nhìn bao quát, là cơ sở định hướng để tiếp tục <br />
tìm tòi, khám phá văn bản. Tạo cho học sinh thói quen này cũng chính là <br />
tạo thói quen tìm hiểu khi tiếp xúc với văn bản.<br />
4. Biện pháp 4 : Dựa vào câu chủ đề để tìm hiểu đoạn văn <br />
<br />
Mục tiêu: Biết tìm câu chủ đề để hiểu đoạn văn.<br />
Nội dung của biện pháp:<br />
4.1. Lý thuyết về đoạn văn: Một văn bản bao gồm nhiều đoạn văn. <br />
Mỗi đoạn văn lại bao gồm nhiều câu văn. Các câu văn trong đoạn được <br />
sắp xếp theo một trình tự nhất định, theo một cách trình bày nhất định. <br />
Chương trình, nội dung sách giáo khoa môn Văn lớp 9 lưu hành <br />
trước năm thay sách 2002, có đưa ra 4 cách trình bày đoạn văn, tóm lược <br />
như sau :<br />
+ Trình bày theo cách diễn dịch : câu chốt (câu chủ đề) nằm ở đầu <br />
đoạn.<br />
+ Trình bày theo cách quy nạp : câu chốt nằm ở cuối đoạn.<br />
+ Trình bày theo cách song hành : không có câu chốt, các câu trong <br />
đoạn quan hệ ngang hàng với nhau và cùng tập trung vào đề tài của đoạn.<br />
+ Trình bày theo cách móc xích : không có câu chốt. Câu sau liên kết <br />
với câu đứng trước nó về mặt nội dung hoặc bằng các từ ngữ liên kết. Cứ <br />
thế cho đến hết đoạn.<br />
Chương trình, sách giáo khoa Ngữ Văn 9 hiện hành đưa ra 2 kiểu <br />
trình bày đoạn văn, gọi là phép lập luận :<br />
+ Phép lập luận phân tích (tương ứng với cách trình bày diễn dịch).<br />
+ Phép lập luận tổng hợp (tương ứng với cách trình bày tổng hợp).<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
4.2. Trên cơ sở về những cách trình bày đoạn văn hay còn gọi là <br />
phép lập luận như thuật ngữ hiện hành, giáo viên cần cho học sinh hiểu : <br />
mỗi đoạn văn trong một văn bản đều tuân thủ theo một cách trình bày <br />
nhất định. Đó chính là một nguyên tắc trong tạo lập văn bản. Lập luận <br />
phân tích và lập luận tổng hợp là hai phép lập luận khá phổ biến, thường <br />
gặp trong các văn bản văn xuôi ở chương trình Ngữ Văn THCS. Vì thế, <br />
muốn hiểu đoạn văn nói gì thì cần phải biết đoạn văn đó được trình bày <br />
theo cách nào, câu nào là câu chủ đề của đoạn. <br />
Lưu ý : Việc tìm câu chủ đề trong đoạn văn chỉ nên áp dụng với các <br />
kiểu văn bản nghị luận, miêu tả hay thuyết minh vì các kiểu văn bản này <br />
thường thể hiện khá rõ cách trình bày đoạn văn. Còn với văn bản tự sự <br />
hay biểu cảm thì tùy từng trường hợp cụ thể mà vận dụng.<br />
4.3.1. Đối với văn bản nghị luận : Đặc trưng của kiểu văn bản <br />
nghị luận là phải có luận điểm. Một văn bản nghị luận có thể có một hay <br />
nhiều luận điểm. Đọchiểu văn bản nghị luận chính là tìm hiểu hệ thống <br />
luận điểm, cách sắp xếp luận cứ, luận chứng của văn bản đó. Với văn <br />
bản nghị luận, hiểu được hệ thống luận điểm tức là đã hiểu được văn <br />
bản. Áp dụng kiến thức về cách trình bày một đoạn văn đề đọchiểu văn <br />
bản nghị luận là một cách làm đặc biệt hữu hiệu, cần phải rèn cho học <br />
sinh kỹ năng này. Phải luyện cho học sinh kỹ thuật tìm câu chủ đề bằng <br />
cách cần đặc biệt chú ý vào câu đầu đoạn hoặc câu cuối đoạn để xác <br />
định câu chủ đề.<br />
Ví dụ : Khi học văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của <br />
Hồ Chí Minh (Ngữ Văn 7 tập 2), sau khi đọc xong văn bản, hướng dẫn <br />
học sinh tìm hiểu bằng cách xác định câu chủ đề của mỗi đoạn. Cụ thể <br />
yêu cầu học sinh xác định : Theo em, câu nào là câu chủ đề của đoạn 1, <br />
hoặc đoạn 1 có câu chủ đề nào ? (Câu 1: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu <br />
<br />
17<br />
nước). Từ đó em hiểu ý đoạn văn nói gì ? (Nói về lòng yêu nước của nhân <br />
dân ta). Vậy luận điểm của đoạn văn là gì ? ( Yêu nước là truyền thống <br />
của nhân dân ta). Đoạn 2 cũng thực hiện tương tự. Học sinh sẽ lần lượt <br />
chỉ ra câu chủ đề của đoạn 2 là câu đầu : Lịch sử ta đã có nhiều cuộc <br />
kháng chiến vĩ đại chứng tỏ lòng yêu nước của nhân dân ta. Ý đoạn văn <br />
nói về lòng yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử. Luận điểm : lòng yêu <br />
nước của nhân dân ta trong lịch sử. Đoạn 3: Câu chủ đề : câu 1. Ý của <br />
đoạn : Lòng yêu nước của nhân dân ta ngày nay. Luận điểm : Lòng yêu <br />
nước của nhân dân ta ngày nay. Đoạn 4 : Câu chủ đề : câu kết đoạn. Ý <br />
đoạn văn : phải phát huy lòng yêu nước đó. Luận điểm : Đề ra nhiệm vụ <br />
phải phát huy lòng yêu nước đó.<br />
Từ việc nắm bắt nội dung mỗi đoạn, chỉ ra cho học sinh thấy mối <br />
liên hệ giữa các đoạn : đoạn 1 là phần mở bài, đoạn 2,3 là phần thân bài, <br />
đoạn 4 là phần kết bài. Học sinh sẽ hiểu được nội dung văn bản, trình tự <br />
lập luận, bố cục của văn bản. <br />
Việc xác định câu chủ đề của đoạn văn giúp học sinh nắm bắt được <br />
nội dung đoạn văn đó một cách nhanh nhất, chính xác nhất, ngắn gọn <br />
nhất. Tránh được cách học nhồi nhét, học vẹt. Đó chính là ưu điểm của <br />
biện pháp này. Biện pháp này cũng chính là một cách đổi mới theo quan <br />
điểm dạy và học văn theo thể loại chứ không phải theo tiến trình văn học <br />
sử.<br />
4.3.2. Đối với văn bản miêu tả : <br />
“Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình <br />
dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con <br />
người, phong cảnh ... làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người <br />
đọc , người nghe”. (Sách giáo khoa Ngữ Văn 6, tập 2).<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Đọchiểu một văn bản miêu tả là tìm hiểu xem văn bản đó tái hiện <br />
điều gì (Người, vật, sự vật, việc, hiện tượng, cảnh tượng ....). Điều đó có <br />
đặc điểm gì, được tái hiện như thế nào.<br />
Khi đọchiểu văn bản miêu tả, cần định hướng cho học sinh tìm <br />
hiểu theo trình tự : văn bản miêu tả gì (cảnh, người, vật, việc ...) ? Có <br />
mấy đoạn văn ? Ý của mỗi đoạn văn là gì ? Với câu hỏi văn bản miêu tả <br />
cảnh gì, mục đích là để học sinh có cái nhìn bao quát về văn bản. Câu hỏi <br />
này học sinh có thể dựa vào đầu đề của văn bản để trả lời. Hai câu hỏi <br />
còn lại mục đích là để học sinh tìm hiểu ý cụ thể của bài. Học sinh sẽ <br />
vận dụng hiểu biết về cách trình bày đoạn văn để tìm hiểu. <br />
Ví dụ : khi học bài Sông nước Cà Mau (Ngữ Văn 6, tập 2), sau khi <br />
đọc, cho học sinh tìm hiểu theo các câu hỏi : bài văn tả cành gì ? (Cảnh <br />
sông nước Cà Mau, như đầu đề văn bản). Có mấy đoạn văn (4 đoạn). Với <br />
câu hỏi : Ý của mỗi đoạn là gì ? Yêu cầu học sinh xác định câu chủ đề để <br />
hiểu được ý chính của mỗi đoạn ( đoạn 1: không có câu chủ đề vì đoạn <br />
văn trình bày theo cách song hành. Các câu văn lần lượt miêu tả về đặc <br />
điểm của kênh rạch, màu sắc, âm thanh của vùng sông nước Cà Mau. Ý <br />
đoạn văn : cảm nhận chung của nhân vật về đặc điểm của sông nước Cà <br />
Mau). Đoạn 2 : ý chính đoạn văn nằm ở câu 2: “ Ở đây, người ta gọi tên <br />
đất, tên sông không phải bằng những danh từ mỹ lệ mà cứ theo đặc điểm <br />
riêng biệt của nó mà gọi thành tên”. Đoạn 3 : Câu chủ đề : câu 1. Ý chính: <br />
Cảnh dòng sông Năm Căn. Đoạn 4 : Câu chủ đề : câu 1. Ý chính : Cảnh <br />
chợ Năm Căn.<br />
Việc tìm hiểu từng đoạn văn theo các bước như trình bày ở trên <br />
giúp học sinh nắm được dàn ý đại cương bài văn, thấy được bố cục, trình <br />
tự miêu tả. Từ đó tiếp tục đi sâu tìm hiểu các ý cụ thể, chi tiết của văn <br />
bản. Hiểu được ý từng đoạn mới có thể hiểu được nội dung cả bài. Kỹ <br />
<br />
19<br />
năng tìm hiểu đoạn văn như trên còn giúp học sinh nhanh chóng hiểu bài, <br />
nhớ lâu. <br />
Điều kiện thực hiện: giáo viên phải bố trí thời gian ngoại khóa <br />
cung cấp kiến thức về lý thuyết đoạn văn và vận dụng những kiến thức <br />
này vào khâu đọc hiểu trong giờ học văn bản.<br />
5. Biện pháp 5 : Tìm mối liên hệ giữa các đoạn văn để xác định nội <br />
<br />
dung của văn bản :<br />
<br />
Mục tiêu: Học sinh hiểu một văn bản có nhiều phần (đoạn), giữa <br />
các phần (đoạn) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.<br />
Nội dung biện pháp: Một văn bản thông thường có cấu tạo 3 phần <br />
: mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài và kết bài mỗi phần thường tương <br />
ứng với 1 đoạn văn, phần thân bài thường gồm nhiều đoạn văn. Tuy nhiên <br />
trong thực tế không phải lúc nào cũng như vậy. Nhiều văn bản mỗi phần <br />
được cấu tạo bằng nhiều đoạn văn chứ không phải chỉ là 1 đoạn văn. <br />
Điều này ta vẫn thường gặp trong các văn bản sách giáo khoa hiện hành <br />
nếu không muốn nói là khá phổ biến. Đặc biệt rõ nét trong các văn bản tự <br />
sự, biểu cảm. Vậy khi đọc hiểu các kiểu văn bản này, cần phải thấy <br />
được mối liên hệ giữa các đoạn văn.<br />
5.1. Đối với văn bản tự sự : <br />
“ Tự sự” (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, <br />
sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể <br />
hiện một ý nghĩa.” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 6, tập 1)<br />
Như vậy, đặc điểm của văn bản tự sự là phải có nhân vật và cốt <br />
truyện. Cốt truyện bao gồm nhiều sự việc. Sự việc trong văn tự sự là <br />
những lời nói, việc làm, hành động của nhân vật. <br />
Cốt truyện trong văn bản tự sự thường gồm một chuỗi sự việc. <br />
Phải biết tóm tắt cốt truyện để nắm các sự việc. Sự việc có thể được <br />
<br />
20<br />
diễn đạt bằng một hoặc nhiều đoạn văn. Tìm hiểu mối liên hệ giữa các <br />
đoạn văn có mục đích là tìm ra truyện có những sự việc nào. Điều này <br />
thực ra cũng không phải là mới nhưng nó càng được chú trọng trong việc <br />
dạy và học văn theo quan điểm đổi mới. Vì thế, khi đọc hiểu, không thể <br />
chỉ đơn thuần tìm hiểu ý của 1 đoạn mà phải tìm hiểu mối quan hệ ý <br />
nghĩa giữa các đoạn, từ đó chỉ ra sự việc chính trong chuỗi sự việc của <br />
truyện.<br />
Ví dụ: khi đọc hiểu văn bản Thánh Gióng (Ngữ Văn 6tập 1), chỉ ra <br />
cho học sinh thấy văn bản gồm 6 đoạn văn. Đoạn 1: sự ra đời kỳ lạ của <br />
chú bé Gióng, đoạn 2: chú bé xin đi đánh giặc, đoạn 3: chú bé lớn nhanh <br />
như thổi, đoạn 4: chú bé đi đánh giặc, đoạn 5: Vua nhớ công ơn, đoạn 6: <br />
những dấu tích còn lại. Nắm được ý của mỗi đoạn là nắm được các sự <br />
việc chính của truyện. Qua đó hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết này: <br />
ước mơ của nhân dân ta xưa kia về người anh hùng cứu nước chống <br />
ngoại xâm.<br />
Ví dụ khác : văn bản “ Bức tranh của em gái tôi” (Truyện ngắn Tạ <br />
Duy Anh Ngữ Văn 6, tập 2). Đoạn văn 1,2 (sự việc 1): người anh coi <br />
thường em, khó chịu khi thấy em hay lục lọi. Đoạn 3 (sự việc 2): người <br />
anh phát hiện người em bí mật chế màu vẽ. Đoạn 3,4 (sự việc 3): mọi <br />
người phát hiện năng khiếu vẽ tranh của Kiều Phương. Đoạn 5,6,7,8,9 <br />
(sự việc 4): người anh buồn, ghen tức trước tài năng của em. Đoạn 10,11 <br />
(sự việc 5): em gái Kiều Phương đoạt giải nhất và muốn người anh cùng <br />
đi nhận giải. Đoạn 12,13 (sự việc 6): người anh bất ngờ và xấu hổ khi <br />
thấy em gái vẽ mình rất đẹp, rất đáng yêu. Đoạn 14 (sự việc 7): sự ân hận <br />
của người anh.<br />
Như vậy, sau khi tìm hiểu nội dung từng đoạn rồi xâu chuỗi các sự <br />
việc lại, học sinh sẽ hiểu được cốt truyện, thấy được diễn biến tâm <br />
<br />
21<br />
trạng của người anh cũng như sự hồn nhiên, vô tư của em gái Kiều <br />
Phương từ đó nắm được ý nghĩa của truyện: sự nhân hậu của người em <br />
đã khiến người anh nhận ra và từ bỏ sự ghen ghét, đố kỵ; có thái độ sống <br />
tốt hơn.<br />
Tuy nhiên, cách làm này chỉ nên vận dụng khi tìm hiểu văn bản <br />
bằng phương pháp cắt ngang (tìm hiểu theo trình tự diễn biến cốt truyện), <br />
còn nếu dùng phương pháp bổ dọc (tìm hiểu theo tuyến nhân vật) thì nên <br />
vận dụng các kỹ thuật khác thích hợp hơn. <br />
5.2. Đối với văn bản biểu cảm : Văn bản biểu cảm có đặc trưng <br />
là bày tỏ, bộc lộ tâm trạng, tình cảm, cảm xúc đối với một người, vật, <br />
việc ... được nói đến. Cho nên đọchiểu văn bản biểu cảm chính là tìm <br />
hiểu những tình cảm, cảm xúc có trong văn bản. Văn biểu cảm còn gọi là <br />
văn trữ tình, bao gồm các thể loại như : thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy <br />
bút... Ở đây chỉ đề cập đến thể loại tùy bút là những văn bản văn xuôi <br />
như giới hạn đề tài đã nói. Và cũng bởi trong chương trình ngữ văn THCS <br />
có một số văn bản thuộc thể văn tùy bút, như chương trình Ngữ Văn 7 có <br />
các văn bản : Một thứ quà của lúa non : Cốm, Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân <br />
của tôi.<br />
Tùy bút là một thể loại văn học tuy gần với thể bút ký, ký sự nhưng <br />
thiên về biểu cảm, chú trọng tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về <br />
vấn đề được nói đến. Vì thế, hiểu một bài tùy bút (văn bản biểu cảm) là <br />
hiểu mạch cảm xúc được thể hiện trong bài. Mạch cảm xúc của một bài <br />
văn biểu cảm bao gồm những trạng thái tình cảm tạo thành. Ở văn biểu <br />
cảm, mỗi trạng thái tình cảm có thể được diễn đạt bằng một đoạn văn <br />
nhưng cũng có thể được diễn đạt bằng vài ba đoạn văn. Cho nên cần có <br />
sự linh hoạt, không nên máy móc, cứng nhắc khi đọchiểu đoạn văn trong <br />
văn bản biểu cảm.<br />
<br />
22<br />
Ví dụ : Khi đọc hiểu văn bản Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng Ngữ Văn <br />
7 tập 1), cho học sinh đọc từng đoạn văn và yêu cầu nêu ý chính của mỗi <br />
đoạn. Học sinh phải vận dụng sự hiểu biết về cách trình bày đoạn văn mà <br />
giáo viên đã cung cấp trong quá trình học tập trước đó : diễn dịch (lập <br />
luận phân tích), quy nạp (lập luận tổng hợp), móc xích, song hành để tìm <br />
hiểu ý của đoạn. Sau khi đọc hiểu từng đoạn văn lại cần phải xem xét <br />
mối quan hệ giữa mỗi đoạn để tìm ra mạch cảm xúc của văn bản. Chẳng <br />
hạn ở đoạn 1: yêu mến mùa xuân là một tình cảm tự nhiên ở mỗi người. <br />
Đoạn 2,3: cảnh sắc mùa xuân Hà Nội. Đoạn 5,6,7,8: cảm xúc của con <br />
người trước mùa xuân. Đoạn 9: Không khí trong gia đình. Đoạn 10,11,12: <br />
Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội sau ngày Rằm tháng Giêng. Tất cả các trạng <br />
thái tình cảm này đã bộc lộ nỗi nhớ thương da diết của tác gỉa (là người <br />
xa quê) đối với mùa xuân ở Hà Nội, ở miền Bắc.<br />
IV. Đánh giá hiệu quả, giá trị khoa học của đề tài:<br />
1. Vấn đề đọc hiểu văn bản không phải hoàn toàn xa lạ đối với các <br />
giáo viên văn xưa nay và không thủ tiêu yếu tố giảng bình của giáo viên. <br />
Tuy nhiên không phải giáo viên Ngữ văn nào cũng nhận thức được một <br />
cách đầy đủ vấn đề này và không ít giáo viên còn lúng túng trong việc dạy <br />
văn bản theo hướng đổi mới. Đề tài này sẽ giúp giáo viên có một cái nhìn <br />
đầy đủ và có hệ thống hơn về dạy văn bản theo quan niệm đọc hiểu. Từ <br />
đó sẽ tìm ra những phương pháp phù hợp trong dạy học văn bản.<br />
2. Dạy văn theo hướng đọc –hiểu văn bản biến giáo viên từ người <br />
giảng văn trở thành người hướng dẫn đọc văn, tăng cường vai trò hướng <br />
dẫn của thầy, tạo điều kiện cho học sinh tự học và thầy chỉ giảng những <br />
chỗ quan trọng và cần thiết nhất, khắc phục lối diễn giảng dài dòng. <br />
Muốn vậy, người thầy phải rèn được những kỹ năng cần thiết cho học <br />
sinh, cung cấp cho học sinh những thủ thuật, những kỹ thuật để học sinh <br />
<br />
23<br />
hiểu và cảm được văn bản. Nghĩa là dạy cho học sinh phương pháp tự <br />
học. Đồng thời các kỹ năng này cũng giúp ích rất nhiều, rất thiết thực cho <br />
các em trong việc tạo lập văn bản (viết bài tập làm văn, sáng tác văn <br />
chương…). Đề tài này đáp ứng phần nào vào những vấn đề nêu trên. <br />
3. Ở trường PTDTNT Krông Ana, bằng thực tế giảng dạy, trong vài <br />
năm học gần đây, tôi đã thực hiện các biện pháp như đã nêu trên. Qua đó, <br />
học sinh dần có được các kỹ năng cần thiết trong đọc – hiểu văn bản. <br />
Nhưng việc nắm bắt và vận dụng các kỹ năng này không phải lúc nào <br />
cũng dễ dàng nên không ít học sinh còn lúng túng. Tuy nhiên, phần lớn học <br />
sinh đã hình thành được những thao tác cơ bản để đọc hiểu văn bản theo <br />
hướng tích cực. Nhờ thế, chất lượng bộ môn các lớp tôi dạy được cải <br />
thiện rõ rệt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />
PHẦN III: KẾT LUẬN<br />
1. Đọc hiểu văn bản Ngữ văn ở trường phổ thông là vấn đề đã và <br />
đang thu hút sự quan tâm của nhiều người, bởi lẽ dạy học văn chưa đạt <br />
được những kết quả như mong muốn. Hoạt động đọc hiểu ra đời để thay <br />
thế các hoạt động giảng văn, phân tích tác phẩm văn học hay dạy học tác <br />
phẩm văn chương trong dạy học văn đã thể hiện nỗ lực đổi mới dạy học <br />
văn trong những năm qua. Bởi lẽ những hoạt động trước đó về cơ bản là <br />
hoạt động của giáo viên, học sinh dường như chưa thể hiện được vai trò <br />
chủ thể của mình trong học tập. Do đó các em trở thành đối tượng bị <br />
động, chỉ biết tiếp thu kiến thức do giáo viên truyền đạt lại. Dạy đọc <br />
hiểu có bản chất hoàn toàn khác. Hoạt động học tập được thực hiện bởi <br />
chính người học. Học sinh phải trực tiếp đọc văn bản, khám phá ra cái <br />
thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm. Giáo viên có nhiệm vụ của một <br />
người cố vấn, người trọng tài... giúp các em hoàn thành nhiệm vụ học tập <br />
của mình một cách tốt nhất. Với quan niệm mới về dạy học (trong đó có <br />
dạy học văn) thì hoạt động đọc hiểu đã thể hiện và đáp ứng được yêu cầu <br />
đó.<br />
2. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có được một sự thống nhất trong cách <br />
hiểu về vấn đề đọchiểu văn bản, chưa có được một tiếng nói thống <br />
nhất về vấn đề dạy đọc hiểu vì nhiều lí do khác nhau. Tuy vậy, là một <br />
giáo viên trực tiếp đứng lớp, xuất phát từ thực tế giảng dạy, bằng kinh <br />
nghiệm của bản thân, tôi cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, đúc rút ra một số <br />
biện pháp để phục vụ cho việc dạy học như đề tài đã trình bày, chắc <br />
chắn còn nhiều điểm thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các đồng <br />
nghiệp để nó được hoàn chỉnh hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
25<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, 7, 8, 9 tập 1, 2 ( nxb Giáo dục )<br />
2. Sách giáo viên Ngữ văn lớp 6, 7, 8 , 9 tập 1, 2. ( nxb Giáo dục )<br />
3. Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở trung học cơ sở TS. <br />
Đỗ Ngọc Thống nxb Giáo dục 2002. <br />
4. Đọc hiểu văn bản một khâu đột phá trong n