intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Tạo hứng thú và rèn kỹ năng viết văn cho học sinh trong giờ Tập làm văn

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

236
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo viên cần xây dựng được những giờ Tập làm văn sinh động hấp dẫn để học sinh hứng thú tiếp nhận nó và ứng dụng những kiến thức và kỹ năng được tốt hơn vào bài viết của mình. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Tạo hứng thú và rèn kỹ năng viết văn cho học sinh trong giờ tập làm văn”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Tạo hứng thú và rèn kỹ năng viết văn cho học sinh trong giờ Tập làm văn

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TẠO HỨNG THÚ VÀ RÈN KỸ NĂNG VIẾT VĂN CHO HỌC SINH TRONG GIỜ TẬP LÀM VĂN - TRƯỜNG THCS PHÚ SƠN
  2. I. Lý do chọn chuyên đề : -Một tình trạng phổ biến và hết sức nghiêm trọng của học sinh hiện nay là kỹ năng viết văn của các em ngày càng yếu kém (sơ sài, chống đối, khô khan, thiếu cảm xúc chân thực). - Có nhiều nguyên nhân , ở đây tôi xin đề cập đến một nguyên nhân nằm ngay ở chính các giờ học trên lớp: + Cấu tạo của môn ngữ văn gồm ba phần: Văn , Tiếng Việt, Tập làm văn, mỗi phần có những đặc trưng riêng biệt ( Phần Văn và Tiếng Việt dễ gây hứng thú đối với học sinh hơn giờ Tập làm văn) .Nhưng để rèn luyện kỹ năng viết văn của các em thì những tiết Dạy- Học Tập làm văn lại có vai trò trực tiếp. Tuy nhiên , các G V và HS đều ngại những tiết học này , thậm chí tiếp nhận nó một cách miễn cưỡng qua loa bởi đó là những giờ học tương đối khô khan, nặng nề từ đó mà chất lượng giờ học chưa cao dẫn đến hs ứng dụng những kiến thức vào bài viết chưa tốt. Vậy tôi muốn đặt ra một vấn đề: Gv viên cần xây dựng được những giờ Tập làm văn sinh động hấp dẫn để HS hứng thú tiếp nhận nó và ứng dụng những kiến thức và kỹ năng được tốt hơn vào bài viết của mình.
  3. III. Nội dung chuyên đề. 1. Tạo hứng thú. - Để tạo hứng thú trước hết GV phải xây dựng được những giờ học sinh động bằng cách: + Tuyệt đối không để giờ học diễn ra một cách nhàm chán , nặng nề, căng thẳng bằng nghệ thuật sư phạm của mỗi người. + Có thể xen vào tiết học những mẩu chuyện cười , những tình huống hài hước hài hước và ở một số tiết học có thể cho học sinh xây dựng các bài tập thành các tiểu phẩm. +xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí và sử dụng phương pháp nêu vấn đề kích thích tư duy của học sinh để các em cuốn hút vào bài học. +Dùng các phương tiện trực quan sinh động ( tranh, ảnh, nhạc,…) + Tổ chức các buổi ngoại khóa (ví dụ: thường xuyên tổ chức các cuộc thi sáng tác thơ văn, bình luận văn học, ra tạp chí, báo tường hàng tháng… có các hình thức khen thưởng phong phú), tham quan, chuyên đề… +Tích hợp tốt với các phân môn khác ( đặc biệt là phần Văn ) 2.Rèn kỹ năng.
  4. - Quan trọng nhất là các em phải nắm vững cách làm bài đối với từng kiểu bài tập làm văn- đó là nhiệm vụ hàng đầu của giáo viên và học sinh. - Quan tâm đến từng đối tượng học sinh, uốn nắn các em từ những thao tác nhỏ nhất trong quá trình tạo lập văn bản như : từ, câu, đọan văn, các phần: Mở bài, thân bài, kết bài... - Hướng dẫn các em có sổ tay văn học và cách sử dụng. - Những học sinh yếu, những bài viết yếu có thể cho về nhà viết lại, thậm chí có thể viết nhiều lần ( có sự hướng dẫn ) đến khi đạt yêu cầu. - Hướng dẫn HS biết tham khảo tài liệu và học tập những bạn có bài viết tốt. - Hướng dẫn học sinh tạo tâm thế hoặc quan sát thực tế trong khi làm bài. III. Minh họa bằng tiết dạy “ Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự’’-Tiết 40- Ngữ Văn 9 tậpI. * Có thể vào bài bằng cách nêu vấn đề bằng một tình huống thực tế gần gũi thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày để cuốn hút học sinh ngay từ đầu tiết học: “ Có tình huống sau: Hôm qua, Nam gây xích mích và có lỗi với Quân. Hôm nay đến lớp, Nam rất buồn và tỏ ra vô cùng ân hận,
  5. muốn thật lòng xin lỗi bạn . Theo em, ngoài lời xin lỗi của Nam, điều gì khiến cho Quân tin vào sự chân thành của Nam để có thể tha lỗi cho bạn ấy?” Sau khi học sinh đưa ra một loạt những “giải pháp”, giáo viên gợi mở: - Vậy ý kiến nào là hiệu nghiệm hơn cả, các em xẽ được biết sau bài học này. * Phần luyện tập, có thể xây dựng bài tập 2 thành một tiểu phẩm như sau: Giờ ra chơi, Yến từ ngoài sân chạy vào tìm bút viết bài nhưng tìm mãi, tìm mãi mà không thấy, vẻ bực tức và nghi ngờ dần hiện rõ trên khuôn mặt Yến. Vừa lúc đó An – bạn thân và ngồi cùng bàn với Yến chạy vào. Vừa nhìn thấy An , Yến đã hét toáng lên: - An!Cậu lấy bút của tớ phải không? An ( tưởng Yến đùa): - Ô! Yến hôm nay vui tính thế, lại còn biết đùa cơ đấy! ( hì hì ) -Đừng có giả vờ nữa, không phải cậu thì ai vào đây? Ma chắc? - Ơ Yến mất bút thật đấy à? Thế thì cậu tìm kĩ lại đi, tớ không bao giờ làm việc ấy đâu! Yến vẫn khăng khăng: - Tìm gì mà tìm, chắc chắn chỉ có cậu lấy thôi!
  6. An( Mặt buồn rười rượi) – Tớ thạt không ngờ cậu lại nghĩ về tớ như vậy đấy! (Rồi bỏ đI chỗ khác) Yến sắp xếp lại đống sách vở vừa bị lục tung lên, bỗng cái bút bị kẹp trong quyển vở rơi ra. Yến nhặt cái bút lên ( Vẻ mặt ngạc nhiên rồi bôí rối, gãi đầu gãi tai, mười ngón tay đan vào nhau) rụt rè đI đến chỗ An, ấp úng: - T…ơ…ơ…ớ! T…ơ…ơ…ớ! Giáo viên ra yêu cầu: Em hãy viết một đoạn văn tự sự miêu tả tâm trạng nhân vật Yến lúc này. Chú ý: Các “ diễn viên” tham gia tiểu phẩm đều là các học sinh trong lớp,Tên của nhân vật là tên thật của người diễn. - Học sinh trong lớp sau khi theo dõi tình huống sẽ thực hiện bài tập của mình hiệu quả hơn.
  7. V. ý kiến đề nghị. - Nhà trường quan tâm và tạo điều kiện để các em được đi tiếp xúc thực tế, được tìm đọc tư liệu tham khảo tại thư viện của nhà trường. - Tổ chức các buổi ngoại khóa chuyên đề cho cả giáo viên và học sinh (ví dụ tổ chức các buổi thi sáng tác thơ văn,ra tạp chí hàng tháng tổng hợp các bài viết do giáo viên và học sinh trong và ngoài trường thực hiện.Những bài đặc sắc có những hình thức khen thưởng hợp lí,gửi đăng báo hoặc công bố trên những phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền thanh huyện ,xã). - Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2