UBND HUYỆN KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI:<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN KHỐI CHỒI NÂNG <br />
CAO CHẤT LƯỢNG MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC TẠI <br />
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG<br />
<br />
Lĩnh vực : Chuyên môn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Ánh Tuyết<br />
Đơn vị : Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
MỤC LỤC <br />
Phần thứ nhất: Mở đầu<br />
I. Đặt vấn đề:...................................................................................................3<br />
1. Lý do chọn đề tài :..........................................................................................3<br />
2. Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................4<br />
3. Phạm vi nghiên cứu:.......................................................................................4<br />
II. Mục đích ( mục tiêu) nghiên cứu:.............................................................4<br />
Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề:...........................................................................5<br />
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:................................................................6<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:..............................8<br />
IV. Tính mới của giải pháp:………………....................................................19<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:....................................................21<br />
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị<br />
I. Kết luận:........................................................................................................23<br />
II. Kiến nghị:.....................................................................................................24<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên mở đầu trong hệ thống giáo <br />
dục quốc dân, và chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ <br />
xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách <br />
con người cho xã hội tương lai, vì đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng <br />
nhất, ở cái thời điểm ấy tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu học ăn, học <br />
nói, học ngủ, học chơi.... Mục đích của giáo dục chính là tạo nên những con <br />
người mới, con người phát triển toàn diện và hoàn thiện về nhân cách đạo <br />
đức, trí tuệ. <br />
Cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục <br />
thế hệ trẻ. Đến trường Mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà còn được <br />
giáo dục. Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy tất cả thuộc về cô giáo mầm <br />
non, chính giáo viên là người giúp trẻ làm quen với nhiều lĩnh vực khác nhau: <br />
Lĩnh vực phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ. Tuy <br />
nhiên để trẻ thực hiện tốt các lĩnh vực khác thì ngôn ngữ của trẻ phải rõ <br />
ràng, rành mạch. Lĩnh vực phát triển nào cũng chiếm một vị trí quan trọng <br />
nhất định cho sự phát triển toàn diện của trẻ, tuy nhiên làm quen văn học là <br />
một môn học được trẻ mầm non rất yêu thích, hình thành ở trẻ những tình <br />
cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng <br />
như: Lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người… lòng kính <br />
trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như: <br />
ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em,... Thông qua hoạt động này trẻ tái tạo và <br />
sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với <br />
nội dung của tác phẩm. Thông qua sự hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ. <br />
Đồng thời trẻ thể hiện được bài thơ diễn cảm, kể lại chuyện sáng tạo phù <br />
hợp với các nhân vật trong câu chuyện một cách trọn vẹn.<br />
Thông qua văn học giúp trẻ nhận biết được thế giới xung quanh và phát <br />
triển ngôn ngữ cho trẻ. Thực tế ở trường Mầm non Hoa Hồng, qua những lần <br />
thao giảng, dự giờ, tôi nhận thấy khả năng cảm thụ văn học, ngôn ngữ của <br />
trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ đọc thơ chưa diễn cảm, kể chuyện chưa hay, tham <br />
gia đóng kịch chưa mạnh dạn, cách thể hiện vai diễn chưa lôi cuốn, kết quả <br />
trẻ đạt tương đối thấp so với yêu cầu đề ra. Giáo viên thì chưa chủ động linh <br />
hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ, nếu có thì chủ yếu <br />
là trong tiết học, còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa <br />
có. Chưa thực sự đầu tư vào công tác soạn giảng trẻ và áp dụng công nghệ <br />
thông tin vào trong các tiết dạy còn hạn chế. Chưa có sự chuẩn bị tốt về các <br />
<br />
<br />
3<br />
đồ dùng, dụng cụ cho trẻ tham gia đóng kịch làm cho hoạt động đóng kịch, <br />
biểu diễn không thu hút được sự chú ý của trẻ. Sử dụng đồ dùng dạy học <br />
chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết <br />
học chưa cao.<br />
Xuất phát từ những yêu cầu cụ thể của văn học, cho nên dạy trẻ làm <br />
quen với văn học không thể thiếu trong chương trình giáo dục trẻ, và vai trò <br />
của cô giáo trong quá trình tổ chức là rất quan trọng để truyền đạt đến trẻ <br />
một cách hứng thú. Hầu hết giáo viên dạy lớp lá thì có sự đầu tư hơn ở các <br />
lớp dưới, giáo viên dạy lố 45 tuổi chưa chú trọng, chưa thật sự quan tâm đầu <br />
tư vào các tiết dạy cho trẻ làm quen với văn học. Chính vì thế để tổ chức <br />
hoạt động làm quen văn học cho trẻ 45 tuổi đạt được những hiệu quả tốt <br />
nhất, nên trong quá trình hoạt động chuyên môn tôi nghiên cứu, tìm ra “Một <br />
số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi nâng cao chất lượng môn làm <br />
quen văn học tại trường mầm non Hoa Hồng”. Đề tài đã được tôi tiến hành <br />
nghiên cứu trong 2 năm, nhưng các biện pháp đưa ra trong sáng kiến kinh <br />
nghiệm trước chưa mang lại hiệu quả như mong muốn nên tôi tiếp tục lựa <br />
chọn để đưa ra cá biện pháp, giải pháp thiết thực và mang lại hiệu quả cao <br />
hơn.<br />
2. Đối tượng nghiên cứu<br />
Biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi nhằm nâng cao chất lượng <br />
môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa Hồng.<br />
3. Phạm vi nghiên cứu<br />
Khuôn khổ nghiên cứu : Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối <br />
chồi nâng cao chất lượng môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa <br />
Hồng.<br />
Đối tượng khảo sát : Giáo viên khối chồi và trẻ 45 tuổi trường mầm <br />
non Hoa Hồng.<br />
Thời gian : Bắt đầu từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 05 năm 2019.<br />
II. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu<br />
Giúp giáo viên có nhiều kinh nghiệm, nhiều biện pháp, giải pháp hay <br />
trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen văn học tại lớp mình chủ nhiệm.<br />
Giúp giáo viên xây dựng các kế hoạch giáo dục linh hoạt, sáng tạo để <br />
nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục môn làm quen văn học . Rèn luyện <br />
và phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển khả năng nghe, nói, hiểu ngôn <br />
ngữ và hình ảnh nội dung thông qua tác phẩm văn học, đồng thời phát huy <br />
được tính tích cực sáng tạo của trẻ. Rèn kỹ năng đọc, kể diễn cảm cho trẻ 4<br />
5 tuổi ở các lớp đạt hiệu quả ngày càng cao.<br />
Giáo viên biết cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giáo <br />
dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới đưa vào bài dạy và biết lựa <br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
chọn phương pháp giảng dạy, sáng tạo một cách phù hợp với lứa tuổi, giúp <br />
trẻ phát triển ngôn ngữ một cách trọn vẹn.<br />
Bồi dưỡng giáo viên thường xuyên và biết đổi mới những phương <br />
pháp dạy học theo hướng mới và bổ sung các phương tiện dạy học phù hợp <br />
với nội dung bài dạy theo từng chủ đề chủ điểm khác nhau.<br />
Nhiệm vụ của đề tài:<br />
Qua đề tài nghiên cứu, giúp cho giáo viên có định hướng phù hợp trong <br />
việc xây dựng kế hoạch giảng dạy và lựa chọn phương pháp hoạt động làm <br />
quen với văn học có hiệu quả, sát với thực tế phù hợp với tình hình địa <br />
phương, tình hình trường, lớp đang công tác.<br />
̉ ̣ ́ ể tạo được sự hứng thú, <br />
Giúp giáo viên tim ra cac giai phap, biên phap đ<br />
̀ ́ ́<br />
sáng tạo cho trẻ trong môn làm quen văn học. Giúp trẻ khả năng đọc rõ lời, <br />
thể hiện sự khéo léo và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư <br />
duy độc lập trong suy nghĩ. Nói năng lưu loát, biết sử dụng từ chính xác khi <br />
giao tiếp. Góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, <br />
giáo dục thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ...Từ đó trẻ hứng thú khi kê chuyên,<br />
̉ ̣ <br />
̣ ơ.<br />
đoc th<br />
Giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của môi trường sống xung <br />
quanh trẻ, hình thành cho trẻ kĩ năng tiếp nhận tác phẩm văn học và thể hiện <br />
lại tác phẩm văn học một cách sáng tạo.<br />
Vận dụng đề tài nghiên cứu này sẽ giúp giáo viên không còn thiếu tự <br />
tin trong việc đổi mới cách dạy, cách truyền tải kiến thức cho trẻ, cũng như <br />
cách vận dụng linh hoạt các biện pháp, phương pháp để có kết quả tốt nhất <br />
trong quá trình hình thành và phát triển tốt ngôn ngữ cho trẻ và biết sử dụng <br />
những thiết bị, đồ dùng giảng dạy phù hợp để trẻ trãi nghiệp một cách tốt <br />
nhất.<br />
II. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề<br />
Mục tiêu chiến lược phát triển của Giáo dục mầm non từ nay đến <br />
2020 đã đưa ra quan điểm xác định vị trí của giáo dục mầm non đặt nền <br />
móng cho sự phát triển nhân cách thông qua hệ thống giáo dục quốc dân tạo <br />
tiền đề để phổ cập giáo dục tiểu học.<br />
Đội ngũ giáo viên trong trường mầm non là lực lượng nòng cốt của sự <br />
nghiệp giáo dục mầm non, là yếu tố chính quyết định chất lượng chăm sóc <br />
giáo dục trẻ trong nhà trường. Cô giáo là người truyền thụ những tri thức <br />
khoa học, sự hiểu biết của môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội đến <br />
với trẻ.<br />
Hoạt động chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, chiếm <br />
hầu hết thời gian của năm học và khối lượng công việc của giáo viên có tầm <br />
quan trọng rất lớn trong nhà trường; quyết định phần lớn chất lượng chuyên <br />
môn ở nhà trường là bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để đáp ứng nhu <br />
<br />
5<br />
cầu cần thiết cho hoạt động học tập của trẻ trong xã hội hiện đại đầy năng <br />
động và sáng tạo.<br />
Trong trường mầm non môn làm quen văn học là một môn nghệ thuật <br />
ngôn từ, phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan bao la rộng lớn xung quanh <br />
trẻ. Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần phải cố gắng rất nhiều để nắm <br />
bắt tích lũy kinh nghiệm chuyên môn thì mới thực hiện hoạt động dạy và học <br />
một cách tốt nhất. <br />
Văn học giúp cho trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ mà ngôn ngữ là <br />
phương tiện giao tiếp của trẻ. Dạy trẻ làm quen văn học giúp trẻ biết yêu <br />
quý cái đẹp, yêu quê hương, đất nước, con người. Trẻ em không có điều <br />
kiện để tiếp xúc nhiều với cuộc sống một cách trực tiếp do đó kinh nghiệm <br />
sống của các em còn ít, trong khi đó văn học là một loại hình nghệ thuật miêu <br />
tả sao chép lại hiện thực cuộc sống thu nhỏ của trẻ. Khi trẻ em tiếp xúc với <br />
văn học đó cũng là lúc trẻ đến với cuộc sống một cách gián tiếp là lúc trẻ bắt <br />
đầu tư duy, trí tưởng tượng sức sáng tạo của trẻ được khởi động và phát <br />
triển ngay từ nhứng năm đầu đời ở trường mầm non. <br />
Để những tác phẩm văn học nghệ thuật tác động sâu sắc và gây ấn <br />
tượng mạnh mẽ đến trẻ, làm cho trẻ hứng thú, thì việc chuẩn bị kĩ lưỡng <br />
trước khi đến lớp của giáo viên là rất quan trọng và cần thiết. Giáo viên cần <br />
phân tích và xác định nội dung tư tưởng của tác phẩm, đây là nhiệm vụ của <br />
người giáo viên mầm non giáo dục trẻ qua tính cách các nhân vật trong câu <br />
chuyện, bài thơ và xác định các hình thức đọc, kể diễn cảm, tìm tòi các <br />
phương pháp dạy học hay nhất, làm sao giúp trẻ nhớ được sắc thái cơ bản <br />
trong giọng kể, ngữ điệu, giọng điệu, lời nói của các nhân vật, từ đó giúp trẻ <br />
nhận ra ngôn ngữ, ngữ điệu của các nhân vật. Từ đó giúp trẻ mẫu giáo phát <br />
triển ngôn ngữ một cách hệ thống. Vì vậy cần chú trọng phát triển toàn diện <br />
về ngôn ngữ cho trẻ và văn học chính là phương tiện giúp trẻ hình thành khả <br />
năng phát triển ngôn ngữ, văn học đưa trẻ đến với những cái đẹp trong ngôn <br />
ngữ, phát huy được tính tích cực và làm giàu vốn từ cho trẻ.Vì vậy là một cán <br />
bộ quản lý phụ trách chuyên môn của trường mầm non Hoa Hồng tôi nhận <br />
thấy được tầm quan trọng trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non, thấy <br />
được vai trò và nhiệm vụ của người giáo viên trong việc phát triển những <br />
mầm non tương lai của đất nước. Tôi đề ra kế hoạch cần phải làm tốt công <br />
tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong nhà trường nói chung và bồi <br />
dưỡng nâng cao chất lượng môn làm quen văn học nói riêng.<br />
II.Thực trạng vấn đề <br />
Ưu điểm: <br />
Đa số giáo viên nắm vững nội dung, phương pháp và chương trình dạy <br />
của từng lứa tuổi. Một số giáo viên đã nắm bắt kịp chương trình giáo dục <br />
mầm non mới. Các giáo viên đã trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy cho <br />
đồng nghiệp, giáo viên đã biết cách lồng ghép môn làm quen văn học vào các <br />
môn học khác một cách hợp lý. Một số giáo viên đã cho trẻ làm quen văn học <br />
<br />
<br />
6<br />
ở mọi lúc mọi nơi bằng nhiều hình thức khác nhau. Trẻ biết kể chuyện, đọc <br />
thơ theo hướng dẫn của cô giáo.<br />
Hạn chế: <br />
Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào tiết dạy. Chưa thể <br />
hiện được nhu cầu dạy học lấy trẻ làm trung tâm, cô chỉ là người hướng dẫn. <br />
Giáo viên chưa biết tận dụng được đồ dùng đồ chơi sẵn có để tổ chức hoạt <br />
động cho trẻ làm quen văn học dẫn đến hiệu quả chưa cao. Chuẩn bị đồ dùng <br />
phục vụ cho môn làm quen văn học chưa phong phú, đa dạng để thu hút sự <br />
chú ý của trẻ, chưa thực sự chú ý phát huy tính tích cực ở trẻ. Chưa tạo môi <br />
trường hoạt động văn học cho trẻ .Việc sử dụng công nghệ thông tin vào bài <br />
giảng còn hạn chế, nếu có thì còn sơ sài, chưa có sự đầu tư.<br />
Giáo viên chưa có sự sáng tạo trong chuyển thể từ chuyện kể sang kịch <br />
bảng sân khấu, không tạo ra được kịch tính, sự kiện, sự biến. Bên cạnh đó <br />
vẫn còn một số giáo viên cảm nhận các tác phẩm văn học thơ chuyện còn <br />
hạn chế.<br />
Chưa khai thác môi trường xung quanh ngay trong lớp để vận dụng <br />
hoặc giáo dục cho trẻ . Các thủ thuật đọc kể, chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn <br />
cuốn hút trẻ vào tiết học. Một số cháu đến lớp còn sử dụng tiếng địa <br />
phương, nói ngọng, nói lắp.. và một số cháu là người đồng bào dân tộc thiểu <br />
số mới ra lớp lần đầu nên còn hạn chế kỹ năng nghe, đọc, nói ...nên trẻ vẫn <br />
còn bỡ ngỡ chưa mạnh dạn trong khi cảm nhận và thể hiện các tác phẩm văn <br />
học, khả năng giao tiếp còn nhút nhát, tiếp cận tiếng Việt còn hạn chế.<br />
Tổng số giáo viên toàn trường là 15 giáo viên, trong đó số giáo viên dạy <br />
khối chồi là 6 giáo viên.<br />
* Kết quả giao viên đã đ<br />
́ ạt được: <br />
<br />
<br />
Kêt qua <br />
́ ̉<br />
NÔI DUNG<br />
̣ Đạt Chưa đạt<br />
Số GV Tỉ lệ % Số GV Tỉ lệ %<br />
<br />
Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp, 3/6 50 3/6 50<br />
linh hoạt, sáng tạo.<br />
<br />
Các phương tiện dạy học hấp dẫn. Sử 4/6 66 2/6 14<br />
dụng đồ dùng đẹp, khoa học, sáng tạo.<br />
<br />
Xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ 4/6 66 2/6 14<br />
phong phú, hấp dẫn kích thích trẻ hoạt <br />
động.<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Khai thác các phương tiện dạy học, 3/6 50 3/6 50<br />
ĐDĐC có hiệu quả.<br />
<br />
* Kết quả trẻ đã đạt được :<br />
<br />
NÔI DUNG<br />
̣ KẾT QUẢ<br />
<br />
Trẻ đạt % Trẻ chưa đạt %<br />
<br />
Trẻ hứng thú trong tiết làm quen văn 36% 64%<br />
học.<br />
<br />
Khả năng đọc, kể diễn cảm. 40% 60%<br />
<br />
Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. 42% 58%<br />
<br />
Kỹ năng kể chuyện sáng tạo. 35% 65%<br />
<br />
<br />
Nguyên nhân chủ quan:<br />
<br />
Trình độ nắm bắt của mỗi giáo viên chưa có sự đồng đều . Giáo viên <br />
chưa chủ động linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức cho trẻ làm quen văn <br />
học, các hoạt động chưa có sự nhịp nhàng, còn áp đặt.<br />
Việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong các tiết dạy làm quen văn <br />
học còn hạn chế.<br />
Qua việc tổ chức dự giờ, thao giảng bản thân tôi nhận thấy rằng giáo <br />
viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới, cũng như chưa có sự linh hoạt, sáng <br />
tạo dẫn đến các tiết học vẫn còn rập khuôn máy móc, cứng nhắc. Vì vậy <br />
chưa phát huy hết khả năng của trẻ trong quá trình hoạt động làm quen văn <br />
học, môt sô giao viên con h<br />
̣ ́ ́ ̀ ạn chế vê ki năng tô ch<br />
̀ ̃ ̉ ức cac hoat đông lung tung<br />
́ ̣ ̣ ́ ́ <br />
khi xử lý tình huống. Giáo viên trong quá trình lên lớp nói nhiều chưa phát <br />
huy được tính tích cực chủ động của trẻ. Giáo viên còn sử dụng giáo cụ trực <br />
quan chưa phù hợp, chưa khoa học nên chưa thực sự cuôn hut tre trong các<br />
́ ́ ̉ <br />
hoạt động kể chuyện dẫn đến tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao.<br />
Nguyên nhân khách quan:<br />
Trường hiện tại có 3 điểm, các điểm trường cách nhau khá xa. Cơ sở <br />
vật chất hầu như chưa đảm bảo cho chương trình giáo dục mầm non hiện <br />
̣ ̣ ̣ ̣<br />
nay; đô dung dung cu phuc vu cho các ho<br />
̀ ̀ ạt động làm quen văn học chưa thật <br />
sự đầy đủ. Hầu hết khi biểu diễn các tác phẩm văn học còn thiếu các yếu tố <br />
phụ trợ như: Âm thanh, cảnh trí, trang phục… làm cho hoạt động đóng kịch, <br />
biểu diễn không thu hút được sự chú ý của trẻ. Đô dung, đ<br />
̀ ̀ ồ chơi phục vụ cho <br />
hoạt động con đ<br />
̀ ơn điêu, màu s<br />
̣ ắc chưa hấp dẫn nên không cuôn hut tre trong<br />
́ ́ ̉ <br />
các hoạt động làm quen văn học. <br />
<br />
<br />
8<br />
Hai phân hiệu buôn K62 và phân hiệu buôn Cuê đa số học sinh là con <br />
em đồng bào dân tộc Êđê khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, trẻ <br />
phát âm và nói tiếng Việt chưa rõ trẻ còn rụt rè, nhút nhát. Bên cạnh đó vẫn <br />
có một số gia đình do hoàn cảnh quá khó khăn, phải lo cho cuộc sống hằng <br />
ngày nên còn thiếu sự chăm sóc và giáo dục của cả bố lẫn mẹ nên ngôn ngữ <br />
của nhiều cháu vẫn chưa phát triển hết, một số cha mẹ học sinh nhận thức <br />
về tầm quan trọng của việc rèn luyện các kĩ năng cần thiết để chuẩn bị cho <br />
trẻ vào học lớp một chưa cao, ngại giao tiếp phát âm tiếng Việt. Vì vậy nên <br />
tôi thấy cần phải nghiên cứu tìm ra được các giải pháp, biện pháp để khắc <br />
phục những tồn tại trong quá trình giảng dạy của giáo viên nhằm đạt được <br />
kết quả tốt hơn, làm cho trẻ hứng thú, chú ý vào các hoạt động làm quen văn <br />
học hơn trước.<br />
Từ đó bản thân tôi nhận thấy cần phải có định hướng giúp giáo viên <br />
thay đổi các biện pháp giảng dạy trước đây như đầu tư hơn nữa vào việc <br />
nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn <br />
học, chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, <br />
kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú, dạy trẻ đóng kịch. <br />
Qua những việc làm đó đã có những bước đầu góp phần cho sự thành công <br />
trong công tác dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn học và trẻ đã có thể <br />
nắm được nội dung và thể hiện được một số tác phẩm văn học quen thuộc và <br />
kể diễn cảm một số câu chuyện gần gũi với trẻ.<br />
Hướng tới thực hiện chuyên đề giáo dục“ Xây dựng môi trường lấy <br />
trẻ làm trung tâm” nên bản thân tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi những biện pháp, <br />
phương tiện dạy học phù hợp nhằm hướng dẫn giáo viên xây dựng môi <br />
trường học tập phong phú, sáng tạo trong và ngoài lớp học bằng nhiều <br />
nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, qua đó trẻ sẽ được vui chơi, trải <br />
nghiệm và học tập trong chính môi trường đó. <br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
Đây là một chuyên đề lớn, không kém phần quan trọng trong chương <br />
trình Giáo dục mầm non, nên khi thực hiện chuyên đề giáo viên nghiên cứu kĩ <br />
càng tài liệu biết chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung <br />
tác phẩm thông qua hình thức nghệ thuật hấp dẫn, phong phú. Qua đó giúp trẻ <br />
phát huy được tính tích cực cá nhân tự tin độc lập sáng tạo hình thành tư <br />
duy khả năng ghi nhớ có chủ đích.<br />
Giúp giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục sát với tình hình của lớp, <br />
nắm vững kiến thức chuyên môn. Biết vận dụng các phương pháp, nội dung <br />
phù hợp theo từng chủ đề của các tác phẩm văn học. Giáo viên có khả năng <br />
phân tích nội dung, nghệ thuật ngôn từ của từng tác phẩm để truyền thụ kiến <br />
thức cho trẻ chính xác, và sống động nhất.<br />
Khai thác, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học một cách khoa học và có <br />
hiệu quả . Xây dựng môi trường văn học ở lớp phải hấp dẫn, thu hút trẻ tìm <br />
hiểu.<br />
<br />
<br />
9<br />
Đưa các giải pháp, biện pháp, cách thức tổ chức cho trẻ hoạt động sao <br />
cho đạt hiệu quả nhất, vừa duy trì được hứng thú của trẻ vừa giúp trẻ tiếp <br />
thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và thoải mái. Dưới sự hướng dẫn của giáo <br />
viên sẽ hình thành và phát triển khả năng ghi nhớ và biểu diễn lại các tác <br />
phẩm văn học.<br />
Thông qua các môn học khác giáo viên hướng dẫn trẻ nhận thức rõ <br />
ràng, chính xác ngôn ngữ và khả năng cảm thụ văn học thông qua các bài thơ, <br />
câu chuyện được lồng ghép trong các tiết học. Giup tr<br />
́ ẻ tham gia vào các hoạt <br />
động tích cực hơn. Trẻ hiểu được nội dung tác phẩm, khám phá được thế <br />
giới xung quanh.<br />
Việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen văn học không đơn thuần là <br />
đọc một bài thơ, kể một câu chuyện mà ở đó giáo viên truyền tải cho trẻ <br />
những hiểu biết về cuộc sống muôn màu, với nhiều màu sắc thú vị, qua đó <br />
trẻ cảm nhận những tình cảm yêu thương, ghét, sợ …. , từng bước cung cấp <br />
cho trẻ những khái niệm mới và kinh nghiệm sống sau này. <br />
* Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn đầu năm cho <br />
giáo viên khối chồi.<br />
Biện pháp 1 : Xây dựng kế hoạch chuyên môn <br />
Kết hợp với tổ khối l ập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn ngay từ đầu <br />
năm học, cụ thể theo năm học, từng tháng, học kỳ, chủ đề, từng thời điểm <br />
một cách phù hợp tạo điều kiện cho giáo viên tham gia. Xây dựng kế hoạch <br />
tổ chức các buổi chuyên đề, hội giảng, thao giảng nhằm giúp giáo viên học <br />
hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao trình độ chuyên môn. Các giáo viên <br />
tham gia giảng dạy và dự giờ chéo lẫn nhau.<br />
Hướng dẫn tổ khối lập kế hoạch họp chuyên môn trong tổ và họp đánh <br />
giá sau mỗi tiết dạy để rút kinh nghiệm, trao đổi, thảo luận về mục tiêu, nội <br />
dung, phương pháp của môn làm quen văn học để các giáo viên trong khối <br />
nắm vững hơn về phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động làm quen văn <br />
học cho trẻ sinh động hơn, và giúp trẻ hứng thú trong giờ học .<br />
Biện pháp 2: Tập huấn chuyên môn đầu năm<br />
Lựa chọn những giáo viên cốt cán, tham gia học hỏi tiếp cận về cái <br />
mới, có kinh nghiệm, có khả năng truyền đạt và xử lý tình huống sư phạm <br />
một cách linh hoạt, sáng tạo… đi tập huấn các buổi chuyên đề do phòng giáo <br />
dục hoặc cụm chuyên môn tổ chức, dự giờ học tập kinh nghiệm ở các trường <br />
bạn trong tỉnh, huyện để học tập rút kinh nghiệm và tiếp thu những vấn đề <br />
mới và về triển khai lại trong tổ để cùng nhau học hỏi.<br />
Bên cạnh đó để nắm được khả năng giảng dạy giáo viên và khả năng <br />
cảm thụ văn học của trẻ. Vào đầu năm học, tôi lập kế hoạch khảo sát, từ đó <br />
phân loại trình độ năng lực của từng giáo viên và sự tiếp thu của từng trẻ để <br />
có biện pháp bồi dưỡng phù hợp qua việc khảo sát chất lượng đầu năm.<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Có kế hoạch dự giờ, chuyên đề thao giảng tiết dạy mẫu cụ thể cho <br />
giáo viên có cơ hội được học hỏi lẫn nhau.<br />
Lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi chủ yếu là làm rối, mô hình để sử <br />
dụng cho các tiết học như : Thơ, kể chuyện, đồng dao, ca dao...sẽ giúp giáo <br />
viên sáng tạo hơn, đồ dùng dạy học phong phú, đa dạng, giúp tiết học có <br />
hiệu quả, không gây nhàm chán cho trẻ.<br />
* Giải pháp 2: Phát huy vai trò chỉ đạo của tổ trưởng chuyên môn<br />
Biện pháp 1:<br />
Chỉ đạo tổ chuyên môn điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế <br />
hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào <br />
tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn <br />
cho giáo viên trong tổ; Đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật <br />
giáo viên thuộc tổ mình quản lý. <br />
Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng Kế hoạch giáo dục bám sát nội dung <br />
của từng chủ đề, đưa ra các dự kiến về đề tài của các môn học đặc biệt là <br />
môn làm quen văn học cho từng chủ đề trong năm học, hướng dẫn giáo viên <br />
dự kiến đồ dùng dạy học cần phải chuẩn bị cho từng môn học .<br />
Xây dựng Kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, thao giảng, dự giờ, <br />
thường xuyên lên các tiết mẫu cho giáo viên tham gia dự giờ học tập.<br />
Biện pháp 2:<br />
Xây dựng Kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy <br />
học phong phú, đa dạng, mang tính mở, kích thích trẻ tham gia hoạt động; <br />
Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ <br />
viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, thao giảng; soạn giáo án theo phân <br />
phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và chương trình khung theo từng <br />
độ tuổi, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao <br />
chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh <br />
giá,...)<br />
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo <br />
viên mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh <br />
giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị <br />
dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy <br />
học, phương pháp kiểm tra, đánh giá). Dự giờ giáo viên trong tổ theo quy <br />
định (4 tiết/giáo viên/năm học); Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại giáo <br />
viên; đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên...). Việc này đỏi hỏi tổ trưởng <br />
chuyên môn phải nắm thật rõ về tổ viên của mình về ưu điểm hạn chế trong <br />
việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được phân công.<br />
* Giải pháp 3: Hướng dẫn giáo viên dùng các thủ thuật trong giờ học<br />
Biện pháp 1: Dẫn dắt vào tiết học<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Trẻ mầm non việc học của trẻ thông qua các trò chơi, qua các trò chơi <br />
mang hình thức học giúp trẻ dễ tiếp thu và hứng thú tham gia vào hoạt động <br />
hơn. Giáo viên hiểu được tâm lí của trẻ để lựa chọn những phương pháp tổ <br />
chức thích hợp, sáng tạo, linh hoạt. Ở mỗi tiết dạy giáo viên phải biết sử <br />
dụng các thủ thuật, hình thức tổ chức khác nhau, gây cho trẻ sự mới lạ. Đặt <br />
những câu hỏi cho trẻ phải mang tính chất mở để trẻ được phát huy khả <br />
năng tư duy từ đó trẻ tích cực tham gia hoạt động. Qua đó trẻ được khẳng <br />
định bản thân, trẻ mạnh dạn trong giao tiếp.<br />
Mở đầu vào câu chuyện, bài thơ giáo viên cần phải có thủ thuật dẫn <br />
dắt thu hút sự chú ý trẻ để trẻ tập trung vào nội dung mà giáo viên muốn <br />
truyền đạt cho trẻ. <br />
Ví dụ : Câu chuyện “ Qủa bầu tiên” giáo viên đưa quả bầu ra và đố trẻ <br />
quả bầu này có trong câu chuyện nào và sau đó cô dẫn dắt : Để biết được đó <br />
có phải là quả bầu bình thường không ? cô mời các bạn lắng nghe câu chuyện <br />
“Qủa bầu tiên” nhé ! Bằng cách thủ thuật khác nhau giáo viên có thể lựa chọn <br />
cách vào bài hay, hấp dẫn để lôi cuốn trẻ vào bài dạy.<br />
Khi lên một tiết dạy trẻ kể chuyện, đọc thơ việc đầu tiên là giáo viên <br />
phải chuẩn bị đồ dùng dạy học, đẹp, phong phú, đa dạng và đặc biệt là phải <br />
có sự mới lạ. Ví dụ như: mô hình đa chiều, rối tay, sân khấu, phù hợp theo <br />
nội dung bài thơ, câu chuyện, giọng kể nhẹ nhàng, truyền cảm gây sự lôi <br />
cuốn của trẻ. Bên cạnh đó giáo viên luôn chú ý đến mức độ nhận thức trẻ <br />
lớp mình, từ đó sử dụng hệ thống câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp phù hợp <br />
với khả năng trẻ lớp mình nhằm phát triển tính tích cực ở trẻ.<br />
Khi đàm thoại với trẻ về bài thơ, câu chuyện hệ thống câu hỏi phải có <br />
tính logic, phải thực hiện từ dễ đến khó, từ câu hỏi đơn giản dến phức tạp, <br />
giúp trẻ nhớ được tên bài thơ, câu chuyện tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ <br />
và qua đó trẻ rút ra bài học gì. Từ đó trẻ biết được các nhân vật tốt xấu, nhân <br />
vật đại diện cho cái xấu, nhân vật nào đại diện cho chính nghĩa. Mục đích <br />
chính của việc đàm thoại là giúp trẻ hiểu sâu nội dung bài thơ, câu chuyện, <br />
giúp trẻ nhớ lâu hơn, phát triển tư duy, trí tưởng tượng phong phú cho trẻ.<br />
Ví dụ: Khi đàm thoại nội dung câu chuyện, bài thơ giáo viên tổ chức <br />
thành nhiều hình thức khác nhau như trò chơi “ ô của bí ẩn” cho trẻ chọn ô <br />
cửa và trả lời câu hỏi, sau mỗi câu trả lời, cô tặng quà cho đội có nhiều câu <br />
trả lời đúng nhất, tuyên dương khích lệ trẻ kịp thời…<br />
Khi cho trẻ kể chuyện sáng tạo giáo viên chuẩn bị tranh ảnh đẹp mắt, <br />
hoặc có thể chuẩn bị rối tay theo nhân vật để trẻ kể chuyện sáng tạo theo <br />
tranh hoặc rối theo sự lựa chọn của trẻ.<br />
Ví dụ: Đề tài truyện “Chú dê đen”. Giáo viên chuẩn bị hình ảnh, video <br />
câu chuyện, rối tay theo nhân vật, chó sói, dê đen, dê trắng, trẻ có thể kể <br />
chuyện sáng tạo với tranh hoặc rối hoặc mô hình theo sở thích của trẻ. phải <br />
đảm bảo để trẻ có một không khí thoải mái tự tin để trẻ phát huy hết khả <br />
<br />
<br />
12<br />
năng sáng tạo và óc tư duy của mình, cô có thể trợ giúp bằng những gợi ý khi <br />
trẻ lúng túng.<br />
Để phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ giáo viên khuyến khích để <br />
trẻ mạnh dạn đặt tên sáng tạo cho câu chuyện. Gợi ý để trẻ đặt tên phù hợp <br />
với nội dung của câu chuyện, khi tự mình đặt cho câu chuyện ấy một cái tên <br />
mới là trẻ đã biết tư duy, từ đó làm giàu thêm vốn từ và phát triển được ngôn <br />
ngữ cho trẻ. Cô khuyến khích, tuyên dương để trẻ mạnh dạn phát huy được <br />
tính tích cực của trẻ. <br />
Trẻ cảm nhận tác phẩm văn học có sâu sắc hay không, điều quan trọng <br />
nhất là ở cách truyền đạt kiến thức của giáo viên đối với trẻ. Vì vậy giáo <br />
viên phải nhập tâm vào tác phẩm văn học khi đó cô giáo mới truyền đạt kiến <br />
thức cho trẻ dầy đủ, chính xác và trọn vẹn. Qua đó trẻ sẽ cảm nhận tác <br />
phẩm văn học sâu sắc, trẻ nhập vào các vai chơi, các nhân vật trong thơ <br />
truyện và thể hiện một cách sinh động, mà các kỹ năng đó muốn trẻ có được <br />
thì giáo viên phải thường xuyên luyện tập cho trẻ, không những luyện tập <br />
trong tiết dạy mà còn ở mọi lúc mọi nơi.<br />
Thường xuyên cho trẻ tham gia trải nghiệm để trẻ thể hiện một cách <br />
sinh động, ngôn ngữ của trẻ mạch lạc, phong phú, nhập vai trong các trò chơi <br />
đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học, giáo viên cần tập cho trẻ phương pháp <br />
quan sát, mô phỏng, tái tạo bằng cách nhắc lại, bắt chước.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Rối tay câu chuyện ‘ Nhổ củ cải”<br />
Ví dụ: Để tổ chức hoạt động chung làm quen tác phẩm văn học truyện <br />
“Nhổ củ cải” giáo viên cho trẻ thể hiện điệu bộ vận động của con chó con, <br />
mèo con, chuột nhắt. Cho trẻ lặp đi lặp lại những câu đối thoại. Cô có thể <br />
hỏi “ ông già đã gọi bà già như thế nào ?” “ bà già đã gọi cháu gái như thế <br />
nào?” cô cho vài trẻ thể hiện như vậy để trong tác phẩm nào trẻ cũng có cơ <br />
hội được tham gia dù ít hay nhiều.<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Sau khi trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, bài thơ thì giáo viên cho <br />
trẻ tham gia đóng vai để từ đó trẻ biết nhận xét các nhân vật. Giáo viên là <br />
người hướng dẫn trẻ vào vai chơi, trẻ được chọn vai chơi theo ý thích. Giáo <br />
viên cho trẻ được phát biểu cảm nghĩ của bản thân khi nhận vai chơi. Chuẩn <br />
bị bối cảnh , trang phục cho trẻ đóng kịch là điều rất quan trọng, vì nó sẽ <br />
giúp trẻ hứng thú và thích tham gia hoạt động hơn.<br />
Thể hiện ngôn ngữ của nhân vật giúp trẻ được trãi nghiệm với những <br />
ngôn từ muôn màu, muôn sắc. Trẻ sẽ biết cách chọn lọc những lời hay, ý <br />
đẹp trong quá trình giao tiếp của mình. <br />
Kết thúc hoạt động giáo viên cho trẻ chơi một trò chơi nhẹ có nội dung <br />
phù hợp với nội dung bài thơ, câu chuyện đang học, để tránh sự nhàm chán <br />
những trò chơi cũng phải luôn đổi mới, sáng tạo mới có thể thu hút được trẻ <br />
tích cực tham gia.<br />
Khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với văn học diều quan trọng <br />
nhất là giáo viên phải luôn đổi mới hình thức tổ chức, các hình thức không <br />
nên đề trùng lập sẽ dễ gây cho trẻ sự nhàm chán. Giáo viên luôn động viên và <br />
là người hỗ trợ đắc lực cho trẻ trong hoạt động đóng vai, tạo cho trẻ cảm <br />
giác an toàn khi thể hiện ngôn ngữ trước đám đông. Cách dẫn dắt giữa các <br />
hoạt động phải linh hoạt, nhẹ nhàng, tự nhiên không áp đặt, gò bó trẻ. Và <br />
điều đặc biệt quan trọng là giáo viên phải thân thiện gần gũi trẻ, tạo cho trẻ <br />
tâm thế thoải mái. Kết thúc hoạt động giáo viên cũng cố nội dung bài học <br />
bằng các trò chơi sôi động phù hợp với nội dung.<br />
Giáo viên phải nhận xét, tuyên dương, động viên trẻ kịp thời, khi trẻ <br />
đọc hay, kể chuyện diễm cảm, đóng kịch giỏi. Lưu ý là giáo viên tuyệt đối <br />
không chê trẻ, mà phải động viên trẻ bằng các hình thức khác nhau. Tìm cách <br />
giúp trẻ yếu hoạt động tốt hơn.<br />
Ví dụ: Khi trẻ đọc thơ, kể chuyện chưa diển cảm, chưa đúng nhịp, <br />
đọc còn ngọng…thì giáo viên cần quan tâm chú ý giúp trẻ đó luyện tập nhiều <br />
hơn, động viên trẻ cố gắng để đọc, kể được tốt như các bạn khác.<br />
Khi đọc một bài thơ, kể câu chuyện để chuẩn bị dạy cho trẻ, giáo viên <br />
phải hiểu được nội dung, xác định được thể loại thơ, truyện, xác định được <br />
nhịp đọc, phải hiểu được tác giả sử dụng nghệ thuật gì? ( so sánh, nhân cách <br />
hóa…) Biết được nọi dung bài thơ, câu chuyên nhắn gửi điều gì ?<br />
Ví dụ : Bài Thơ : “Em vẽ”<br />
Em vẽ<br />
Con gà trống<br />
Mào đỏ tươi<br />
……………<br />
Em Vẽ <br />
Nhiều mái trường<br />
<br />
14<br />
Tươi đỏ mái.<br />
Với nghệ thuật so sánh tác giả đã vẽ lên trước mắt ta con gà trống, con <br />
mèo lười, thật sống động, một con gà mới chỉ được nghe thôi chưa được <br />
nhìn, được ngắm mà đã cảm nhận được vẽ đẹp rực rỡ của con gà.<br />
Biện pháp 2: Phân tích giọng đọc, kể<br />
Để giúp trẻ làm quen với các tác phẩm văn học một cách hứng thú, <br />
trước khi dạy tôi hướng dẫn giáo viên nghiên cứu kỹ tác phẩm: phân tích <br />
giọng đọc, tập kể diễn cảm để giúp trẻ hiểu được nội dung bài học, giúp trẻ <br />
nhìn thấy được các hình tượng nhân vật, khung cảnh, các tình tiết và biết <br />
cách đánh giá chúng đúng đắn. Bằng cách đó, trẻ cảm thụ được âm điệu <br />
trong ngôn ngữ của thơ ca, chuyện kể.Vì vậy trong các buổi sinh hoạt chuyên <br />
môn, hay các tiết dự giờ trên lớp tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên về <br />
các thủ thuật lên lớp, các kỹ năng đọc kể, giọng điệu, ngữ điệu âm thanh để <br />
có giọng đọc kể phù hợp.<br />
VD: Truyện “ Tích chu” cô giáo cần phải kể bằng giọng êm nhẹ, vừa <br />
phải<br />
Giọng của bà ấm áp tình cảm, hơi yếu<br />
Giọng tích chu hoảng hốt, có tính chất hối lỗi<br />
Giọng bà tiên ấm áp, dịu hiền. Giọng của người dẫn chuyện phải nhẹ <br />
nhàng, cuốn hút người nghe.<br />
VD: kể cho trẻ nghe chuyện “ Nhổ củ cải”<br />
Trước khi kể giáo viên đọc kĩ tác phẩm, phân tích giọng của từng nhân <br />
vật trong chuyện:<br />
Giọng ông già gọi bà già như thế nào!.( giọng chậm rãi, ồm ồm)<br />
Giọng bà già gọi cháu gái như thế nào!.<br />
Giọng cháu gái nhí nhảnh, hồn nhiên…khi chó con gọi mèo con như <br />
thế nào….<br />
Sau khi giáo viên kể cho trẻ nghe chuyện, trẻ thuộc và biết kể lại <br />
được câu chuyện diễn cảm, biết thể hiện giọng của từng nhân vật. Biết <br />
đóng kịch thể hiện tốt vai của mình.<br />
Ví dụ: Bài thơ : “ Bé làm bao nhiêu nghề”<br />
Khi đọc giọng điệu câu thơ phải nhẹ nhàng, có cao độ lên xuống <br />
nhịp nhàng, có điểm nhấn mạnh theo từng câu thơ.<br />
Bé làm bao nhiêu nghề ( giọng ngang)<br />
Bé chơi làm thợ nề ( giọng xuống)<br />
Xây nên bao nhà cửa ( giọng cao)…..<br />
Cô giáo hướng dẫn trẻ đọc thơ diễn đạt, biểu cảm giúp trẻ thích thú <br />
hơn và dễ cảm nhận âm điệu, nội dung thể hiện qua bài thơ. <br />
<br />
15<br />
* Giải pháp 4: Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường văn học, làm <br />
đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, mang tính mở nhằm lôi cuốn trẻ vào tiết dạy.<br />
Biện pháp 1: Hướng dẫn giáo viên làm mô hình, rối<br />
Cũng như các hoạt động khác trong giáo dục mầm non việc cho trẻ làm <br />
quen với văn học luôn luôn phải có sự song song giữa nội dung bài thơ, câu <br />
chuyện với hình ảnh minh họa trực quan. Nhằm thu hút sự chú ý của trẻ tăng <br />
thêm sức hấp dẫn của câu chuyện bài thơ, giúp trẻ cảm nhận tốt tác phẩm <br />
văn học, giờ học đạt kết quả cao.<br />
Với tình hình thực tế của nhà trường, tôi thấy việc tạo môi trường cho <br />
trẻ làm quen văn học góp phần hình thành ở trẻ khả năng yêu thích cái đẹp ở <br />
xung quanh là việc làm hết sức quan trọng và tạo ra môi trường làm quen văn <br />
học. Chính vì vậy vào đầu năm học tôi kết hợp với tổ khối đã tiến hành đi <br />
kiểm tra việc trang trí của các lớp để xem các lớp trang trí có phù hợp hay <br />
không, có nổi bật chủ đề hay không và điều quan trọng là có đẹp và bắt mắt <br />
trẻ hay không. Khi kiểm tra các lớp tôi hướng dẫn giáo viên nên giành riêng <br />
một khoảng trống có diện tích vừa phải, vừa tầm với trẻ nơi dễ gây sự chú ý <br />
của trẻ. Hướng dẫn giáo viên trang trí góc văn học theo nội dung câu chuyện <br />
“ Thỏ con đi học ” giáo viên trang trí bằng các nhân vật trong chuyện như thỏ <br />
con, thầy giáo hươu, và các bạn....và trang trí thêm cảnh vật xung quanh.<br />
Xây dựng môi trường văn học không chỉ trong lớp mà còn ngoài lớp <br />
học. Môi trường văn học đa dạng , phong phú sẽ giúp trẻ phát huy khả năng <br />
tư duy, sáng tạo. Hiện nay theo chương trình giáo dục mầm non mới áp dụng <br />
quan điểm giáo dục “ Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ được <br />
học thông qua trãi nghiệm, trẻ được khám phá tìm hiểu, giao tiếp tương tác <br />
với bạn bè. Ở góc nghệ thuật giáo viên trưng bày về các loại rối về các nhân <br />
vật trong tác phẩm văn học như: Rối tay, rối que, mô hình đa chiều… kết <br />
hợp trong giờ hoạt động góc, giáo viên hướng dẫn trẻ cách sử dụng rối, mô <br />
hình đa chiều. Được điều khiển các nhân vật theo diễn biến nội dung truyện <br />
làm cho trẻ rất thích thú và nhập vai rất tốt vào các tác phẩm văn học. Biện <br />
pháp này đã đưa văn học đến gần với trẻ hơn, văn học trở nên gần gũi. Trong <br />
một giờ hoạt động chung trẻ không thể nhớ được toàn bộ câu chuyện hoặc <br />
thuộc bài thơ liền, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ mà mau quên. <br />
Hướng dẫn, khuyến khích động viên giáo viên xây dựng môi trường <br />
văn học, làm đồ dùng dạy học bằng : Vật thật, mô hình, đạo cụ, trang phục, <br />
sân khấu, con rối ( rối tay, rối dẹt, rối que, mô hình đa chiều…). Sau đây là <br />
sản phẩm làm đồ dùng dạy học của cô giáo Đặng Thị Diễm Quyên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Mô hình thế giới động vật<br />
Sau khi được tôi hướng dẫn, giáo viên đã tìm tòi học hỏi từ bạn bè <br />
đồng nghiệp, tham khảo các trang mạng tạo ra nhiều sản phẩm sử dụng trong <br />
các tiết học theo chủ đề.<br />
Ví dụ : Chủ đề thế giới động vật, sử dụng cho thơ, truyện theo chủ <br />
đề. Qua đó khơi gợi cho trẻ sự thích thú khi được đọc thơ, kể chuyện qua các <br />
mô hình, bài thơ : “ Hươu sao” có thể sử dụng mô hình để tạo sự chú ý, thích <br />
thú cho trẻ khi được đọc thơ và quan sát hình ảnh minh họa.<br />
Ví dụ : Câu chuyện “ Chú dê đen” thì trẻ sẽ thích thú hơn khi cô vừa kể <br />
vừa có mô hình khu rừng nơi có chú dê đen, dê trắng và chó sói ở, giúp trẻ <br />
hình dung được nơi ở của các con vật sống trong rừng thông qua việc kể <br />
chuyện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mô hình đa chiều câu chuyện “ Nhổ củ cải”<br />
Biện pháp 2: Hướng dẫn làm mô hình đa chiều<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Để trẻ yêu thích các tác phẩm văn học, hứng thú tham gia vào các hoạt <br />
động làm quen văn học giáo viên cần hướng dẫn và khuyến khích trẻ tự tạo <br />
hình những nhân vật trong bài thơ, câu chuyện rồi dùng chính những sản <br />
phẩm trẻ làm được để dạy trẻ đọc thơ, dạy trẻ kể chuyện, phương pháp này <br />
không những giúp trẻ phấn khởi tham gia vào tiết học với những đồ dùng do <br />
chính mình tạo ra mà khi tự tay tạo hình những nhân vật trong câu chuyện trẻ <br />
hiểu thêm về tính cách nhân vật, dành tình cảm yêu thích những tác phẩm văn <br />
học.<br />
VD: Bài thơ “Ngày mùng tám tháng ba”, giáo viên vẽ tranh, trẻ giúp cô <br />
tô màu bức tranh. Những trẻ khéo tay có thể giúp cô vẽ thêm hoa, thêm lá <br />
hướng dẫn trẻ tô màu phù hợp và vẽ thêm chim, bướm.... Hoặc giáo viên vẽ <br />
trên bìa cứng, trẻ giúp cô cắt những bông hoa ... Sau đó cô và trẻ cùng làm <br />
tranh động cho bài thơ “Ngày mùng tám tháng ba”. <br />
Hay một số bài thơ ở chủ đề “ Hiện tượng thiên nhiên” như bài thơ: <br />
Sao và trăng, truyện hạt nước tí xíu, thơ Biển của bé, truyện mây và gió. <br />
Hướng dẫn giáo viên cho trẻ và cô cùng làm các mô hình theo hình thức trò <br />
chơi “ chiếc nón kì diệu” để trẻ được ôn lại các bài thơ một cách hứng thú <br />
hơn.<br />
Để tiết dạy thật sự hấp dẫn và lôi cuốn được trẻ thì việc chuẩn bị đồ <br />
dùng dạy học chu đáo là việc không thể thiếu, đồ dùng phải đẹp mắt, mới <br />
mẻ, sáng tạo mới thu hút được trẻ.<br />
Hướng dẫn giáo viên sưu tầm những nguyên vật liệu mới, tận dụng <br />
những nguyên vật liệu sẵn có như: vải vụn, lõi giấy vệ sinh, báo cũ, rơm khô, <br />
đĩa CD cũ, lon bia, hũ nhựa… để tạo ra những đồ dùng phong phú phục vụ <br />
cho tiết dạy:<br />
VD: Chuẩn bị đồ dùng cho câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà trống” dùng <br />
bao tay củ để làm rối nhân vật, rồi dùng những nguyên vật liệu như bìa <br />
cứng, báo cũ, cỏ khô, hột hạt… làm mô hình kết hợp diễn rối khi kể chuyện <br />
cho trẻ nghe. Có thể gắn bánh xe và buộc dây để rối có thể di chuyển theo mô <br />
hình…<br />
Để giúp trẻ có hứng thú khi tham gia hoạt động làm quen văn học, việc <br />
cần thiết ở mỗi giáo viên là phải tạo môi trường văn học xung quanh trẻ, <br />
giúp trẻ được sống trong môi trường văn học. Để từ đó thường xuyên tiếp <br />
cận với các tác phẩm văn học, dần dần hình thành nhu cầu văn học ở trẻ. Ở <br />
lớp giáo viên nên chọn góc phòng thoáng, đủ ánh sáng để làm góc văn học cho <br />
trẻ, ở đây được trang bị rất nhiều sách về văn học, góc văn học được trang trí <br />
đẹp mắt với những tác phẩm văn học do cô và trẻ tự làm.<br />
Ví dụ: Giáo viên sưu tầm một số truyện tranh có hình ảnh đẹp và nội <br />
dung về văn học như (Chú dê đen, nhổ củ cải, Bác gấu đen…) một số tác <br />
phẩm văn học do cô và trẻ cùng làm như (ước mơ của Hưu sao; Cáo, Thỏ và <br />
Gà trống …), bằng hình thức trẻ vẽ theo tưởng tượng về nội dung, hoặc giúp <br />
cô tô màu tranh đã vẽ sau đó đóng thành sách. Với các bài thơ trong chương <br />
<br />
18<br />
trình học trong chủ đề, cô viết lên bìa lịch và kết hợp một số hình ảnh sưu <br />
tầm hoặc là tranh cô tự vẽ. Tất cả sản phẩm do cô, trẻ tạo ra hoặc huy động <br />
đều trưng bày ở góc văn học. <br />
Những tác phẩm đơn giản do giáo viên và trẻ cùng làm tuy chưa mang <br />
tính