Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
I. LÍ DO CHON ĐỀ TÀI<br />
<br />
Trong quá trình dạy học hiện nay ”Dạy học tập trung vào người học” là một <br />
xu hướng, một trào lưu đang được đề cập trong lí luận cũng như thực tiễn giáo <br />
dục hiện nay ở nhà trường Việt nam. Tuy nhiên trong thực tế việc vận dụng các <br />
phương pháp dạy học tích cực của nhiều giáo viên còn mang tính hình thức, hiệu <br />
quả còn chưa cao. Người giáo viên còn chú trọng cung cấp tri thức mà chưa chú ý <br />
đến dạy cách học cho học sinh, do đó chưa hình thành được các năng lực tư duy <br />
trong quá trình chiếm lĩnh và vận dụng tri thức.<br />
<br />
Để khắc phục các mặt hạn chế đó, trong dạy học hiện nay cần phải coi <br />
trọng việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh đặc biệt lưu ý đến kỹ năng học tập <br />
là một trong những vấn đề cấp bách trong thời đại ngày nay.<br />
<br />
Mặt khác, trong nội dung chương trình Sinh học phổ thông phần Sinh thái học <br />
các kiến thức liên quan đến Sinh thái học lại nằm riêng biệt rất dễ làm cho học <br />
́ ̉ ược sự thống nhất về các cấp độ khác nhau của tổ chức sống. Vì <br />
sinh kho hiêu đ<br />
vậy, trong quá trình học tập nhất thiết các em phải thực hiện được các kỹ năng tư <br />
duy để thấy được những gì chung nhất từ đó nhìn nhận một cách đầy đủ,chính xác <br />
các đặc trưng cơ bản Sinh thái học<br />
Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Sử dụng bài tập <br />
tình huống để rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh trong dạy học phần Sinh <br />
thái học, Sinh học lớp 12” nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng <br />
cao chất lượng và hiệu quả dạy học hiện nay ở phổ thông.<br />
II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Mục đích nghiên cứu<br />
Thiết kế và sử dụng một số tình huống trong phần Sinh thái học sinh học 12, <br />
THPT để rèn luyện kỹ năng nhận thức cho học sinh.<br />
2. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng: Các tình huống và phương pháp sử dụng chúng để rèn luyện một <br />
số kỹ năng nhận thức cho học sinh THPT.<br />
<br />
<br />
Page 1<br />
3. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Thiết kế và sử dụng các tình huống nhằm rèn luyện một số kỹ năng nhận thức cho <br />
HS trong dạy học Sinh thái học, Sinh học 12, THPT.<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Page 2<br />
Phần II: NỘI DUNG<br />
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN <br />
1.1. Tình huống dạy học:<br />
Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã hội <br />
cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thành chủ <br />
thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong môi trường dạy học nhằm đạt một <br />
mục đích dạy học cụ thể. Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng <br />
thái bên trong được sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức.<br />
Tóm lại, bản chất của tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp, <br />
chứa đựng mối liên hệ mục đích nội dung phương pháp theo chiều ngang tại một <br />
thời điểm nào đó với nội dung là một đơn vị kiến thức. <br />
1.2. Phương pháp dạy học bằng tình huống:<br />
Định nghĩa: Phương pháp dạy học bằng tình huống là phương pháp mà GV tổ <br />
chức cho HS xem xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra các phương án <br />
giải quyết cho các tình huống, qua đó mà đạt được mục tiêu bài học đặt ra.<br />
Ưu điểm: Phương pháp dạy học bằng tình huống có thể phát huy tính dân chủ, <br />
năng động và tập thê để đạt được mục đích dạy học.<br />
TẬP THỂ<br />
<br />
+ Làm việc theo nhóm<br />
+ Thông tin qua lại<br />
+ Trao đổi ý tưởng<br />
+ Sự bình dẳng mọi người <br />
tham gia NĂNG ĐỘNG<br />
+ Trao đổi ý tưởng<br />
Không nghe, tiếp thu một cách thụ động<br />
DÂN CHỦ<br />
<br />
<br />
Nhược điểm: Đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều công sức để thiết kế tình huống, <br />
hạn chế về thời gian cho mỗi tiết học nên rất khó sử dụng các tình huống<br />
1.3. Một số kỹ năng nhận thức:<br />
Định nghĩa: Là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh <br />
vực nào đó vào thực tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết sức thành thạo, khéo léo trở <br />
thành kỹ xảo.<br />
Một số kỹ năng nhận thức:<br />
+ Kỹ năng phân tích tổng hợp<br />
<br />
<br />
Page 3<br />
+ Kỹ năng so sánh<br />
+ Kỹ năng khái quát hóa<br />
Qui trình thiết kế tình huống để rèn luyện một kỹ năng nhận thức cho HS <br />
trong dạy học Sinh học<br />
Xác định kỹ năng nhận thức của HS<br />
<br />
Nghiên cứu<br />
<br />
<br />
Nghiên cứu thực tiễn( bài kiểm tra, phát biểu trả lời <br />
của HS trong các giờ học)<br />
<br />
Xử lý sư phạm <br />
<br />
<br />
Xây dựng hệ thống tình huống rèn luyện một số kỹ <br />
năng nhận thức của HS<br />
<br />
Dạy học<br />
<br />
<br />
Rèn luyện một số kỹ năng nhận thức của HS bằng việc <br />
tổ chức giải quyết tình huống<br />
<br />
Kết quả<br />
<br />
<br />
Hình thành ở HS một số kỹ năng cơ bản của hoạt động <br />
nhận thức<br />
<br />
Kỹ thuật thiết kế tình huống phải đảm bảo các yêu cầu sau:<br />
+ Chọn nguồn thiết kế tình huống phải từ sản phẩm của HS<br />
+ Chọn được các tình huống mà ở đó có thể rèn luyện được một số kỹ năng nhận <br />
thức cơ bản của HS<br />
+ Hình thức diễn đạt tình huống phải phù hợp <br />
+ Biến đổi linh hoạt mức độ khó khăn của từng tình huống cho phù hợp với từng <br />
đối tượng HS bằng cách thêm, bớt dữ kiện để làm tăng hay giảm độ khó của tình <br />
huống.<br />
<br />
<br />
Page 4<br />
2. HỆ THỐNG CÁC TÌNH HUỐNG RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG NHẬN <br />
THỨC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH THÁI HỌC, SINH HỌC <br />
12 CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
2.1. Các tình huống dạy học<br />
2.1.1. Kỹ năng phân tích tổng hợp<br />
Tình huống 1 : <br />
Một bể nuôi cá cảnh có chứa nước cất, cho vào đấy một lượng muối dinh dưỡng <br />
(N,P,K) vừa đủ, bể nuôi một số loài tảo đơn bào, một số giáp xác chân chèo, vài <br />
cặp cá bảy màu và mấy con ốc làm vệ sinh. Trong đó, giáp xác chân chèo vừa ăn <br />
tảo, vừa làm mồi cho cá bảy màu, còn ốc dọn sạch các bã thải trong bể nuôi.<br />
a. Hãy vẽ lưới thức ăn trong bể nuôi.<br />
b. Sau một thời gian nuôi, giáp xác không sinh sản lại bị cá ăn hết. Do vậy, <br />
cá bị chết vì đói và bắt đầu thối. Người ta đành vớt cá và ốc ra khỏi bể.<br />
Có ý kiến cho rằng bể nuôi sau khi loại bỏ cá và ốc không còn là một hệ <br />
sinh thái nữa. Theo em ý trên đúng hay sai? Tại sao?<br />
(Để củng cố, ôn tập phần hệ sinh thái SH).<br />
Tình huống 2<br />
: <br />
Có một lưới thức ăn như hình vẽ. Giả sử nguồn thức ăn ban đầu bị nhiễm DDT. <br />
Theo em động vật nào có khả năng bị nhiễm DDT nặng nhất ? Tại sao? <br />
H<br />
<br />
G<br />
E<br />
D F<br />
<br />
B C<br />
<br />
A<br />
<br />
(Để ôn tập phần lưới thức ăn).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Page 5<br />
Tình huống 3: <br />
Tình huống củng cố, ôn tập phần hệ sinh thái. Có một chuỗi thức ăn đầm nước : <br />
Có 2 ý kiến khác nhau về hình dạng của hình tháp sinh khối của chuỗi thức ăn này:<br />
Bói cá Bói cá<br />
Cá rô Cá rô<br />
Tôm Tôm<br />
Động vật Động vật <br />
ổc v<br />
Thnự i ật nổi nổTh<br />
i ực vật nổi<br />
<br />
Em hãy cho biết ý kiến của mình về 2 dạng hình tháp trên.<br />
Tình huống 4: <br />
Có một bạn cho rằng 2 trường hợp sau đều là hiện tượng khống chế sinh học:<br />
+ Bọ mía Cóc<br />
<br />
Số lượng cóc phụ thuộc vào số lượng bọ mía.<br />
+ Cây Lantana Sâu<br />
Chim ăn quả<br />
<br />
Sâu hại tiêu diệt cây Lantana làm cho chim ăn quả cây Lantana cũng bị ảnh hưởng. <br />
Số chim phụ thuộc vào sâu. Theo em như vậy có đúng không? Tại sao?<br />
(Để củng cố hay ôn tập về hiện tượng khống chế sinh học ).<br />
2.1.2. Kỹ năng so sánh<br />
Tình huống 1 : Có ý kiến cho rằng có thể sử dụng 2 sơ đồ sau để biểu thị quần <br />
X<br />
thể<br />
+ X : Cá thể.<br />
X X<br />
MÔI TRƯỜNG + Mũi tên 2 chiều chỉ sự tương tác. <br />
Sơ đồ 1 + Mũi tên nét liền: biểu hiện sự <br />
thích nghi của nhóm cá thẻ cùng <br />
X<br />
loài.<br />
+ Mũi tên nét đứt: biểu hiện sự <br />
X X<br />
MÔI TRƯỜNG chưa thích nghi của nhóm cá thẻ <br />
cùng loài.<br />
Sơ đồ 2<br />
<br />
<br />
Page 6<br />
a/ Hãy so sánh 2 sơ đồ và nhận xét ý kiến trên. <br />
b/ Hãy xác định sơ đồ nào là quần thể? Vì sao? Từ đó em hãy cho biết quần <br />
thể sinh vật là gì ? (Để giảng dạy khái niệm quần thể ).<br />
Tình huống 2 : <br />
Có ý kiến cho rằng: “ Có thể gọi động vật là sinh vật phân huỷ”. Theo em ý kiến <br />
này như thế nào? <br />
Em hãy cho biết vai trò cơ bản của chúng khác với vi sinh vật hoại sinh như thế <br />
nào? (Để củng cố, ôn tập phần hệ sinh thái).<br />
2.1.3. Kỹ năng khái quát hóa<br />
Tình huống 1: Có một bạn khái quát quá trình diễn thế sinh thái bằng một sơ đồ <br />
nhưng đang còn thiếu một số điểm ( chiều mũi tên, các chổ trống). Em hãy giúp <br />
bạn hoàn chỉnh sơ đồ đó. Quần xã A Môi trường A<br />
Biến đổi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Để giảng dạy, củng cố hay ôn tập phần diễn thế sinh thái)<br />
Tình huống 2: Một b<br />
(7)ạn học sinh khi khái quát c<br />
Điều chỉnh ơ chế điều hòa số lượng cá thể <br />
của quần thể bằng sơ đồ nhưng chư(2)<br />
a hoàn thiện. Em hãy giúp b<br />
(3) ạn đó hoàn thành <br />
(1)<br />
sơ đồ qua đó làm sáng tỏ cơ chế điều hoà số lượng cá thể của quần thể<br />
<br />
Số lượng cá thể Số lượng cá thể <br />
của quần thể ở của quần thể ở <br />
mức chuẩn mức chuẩn <br />
(I) (II)<br />
<br />
(4) (6)<br />
(5)<br />
(8) Điều chỉnh Page 7<br />
<br />
<br />
( Để giảng dạy, củng cố hay ôn tập phần cơ chế điều hòa mật độ)<br />
2.2 Quy trình sử dụng tình huống để rèn luyện một số kỹ năng nhận thức <br />
cho học sinh trong dạyhọc sinh học ở trường trung học phổ thông<br />
.2.2.1 Quy trình chung:<br />
<br />
Giới thiệu tình huống<br />
<br />
<br />
Học sinh tự lực làm việc<br />
<br />
<br />
Thảo luận toàn lớp<br />
<br />
<br />
Kết luận, chính xác hoá kiến thức, xác định <br />
hướng giải quyết hợp lý, học sinh tự hoàn <br />
thiện kỹ năng nhận thức<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các ý kiến của người tham gia đầu tiên<br />
Diễn biến xử lý tình huống được mô tả trong sơ đồ sau:<br />
<br />
Các ý kiến mới Các ý niệm xuất hiện<br />
<br />
<br />
<br />
Các lập luận Các lập luận chống <br />
lại<br />
Những vấn đề được hình thành<br />
<br />
Loại bỏ một số ý Thoả hiệp các mâu thuẫn trên <br />
kiến một<br />
không phù hợp<br />
Hướng tới kết luận, giải pháp số mục tiêu Page 8<br />
. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
.2.2.2. Một số quy trình cụ thể:<br />
Tình huống sử dụng giảng dạy khái niệm quần thể <br />
.Bước 1: Giới thiệu tình huống. <br />
Có ý kiến cho rằng có thể sử dụng 2 sơ đồ sau để biểu thị quần thể:<br />
<br />
X<br />
+ X : Cá thể.<br />
X X<br />
MÔI TRƯỜNG + Mũi tên 2 chiều chỉ sự tương tác. <br />
+ Mũi tên nét liền: biểu hiện sự <br />
Sơ đồ 1<br />
thích nghi của nhóm cá thẻ cùng <br />
X loài.<br />
+ Mũi tên nét đứt: biểu hiện sự <br />
X X<br />
MÔI TRƯỜNG chưa thích nghi của nhóm cá thẻ <br />
cùng loài.<br />
Sơ đồ 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) Hãy so sánh 2 sơ đồ và nhận xét ý kiến trên. <br />
b) Hãy xác định sơ đồ nào là quần thể? Vì sao? Từ đó em hãy cho biết quần <br />
thể sinh vật là gì?<br />
Bước2: Học sinh tự lực giải quyết.<br />
Bước 3: Tổ chức thảo luận cả lớp.<br />
<br />
<br />
Page 9<br />
Khi so sánh học sinh phải nêu được điểm giống, khác nhau của 2 sơ đồ trên <br />
về cả dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu bản chất.<br />
Giáo viên có thể đưa thêm một số câu hỏi gợi ý:<br />
+ Một chậu cá chép hàng chục con, đàn gà nuôi trong gia đình có phải là <br />
quần thể không?<br />
+ Hàng vạn con kiến trong tổ có phải là quần thể không?<br />
+ Muốn nhận biết một quần thể cần căn cứ vào các dấu hiệu bản chất nào?<br />
Bước 4: Giáo viên kết luận.<br />
* Giống nhau:<br />
Bao gồm các thể cùng loài.<br />
Các cá thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một <br />
thời điểm nhất định.<br />
* Khác nhau:<br />
Sơ đồ 1: Các cá thể đã thiết lập được mối quan hệ với nhau, có sự thích<br />
nghi với môi trường.<br />
Sơ đồ 2: Các cá thể chưa thiết lập được mối quan hệ với nhau, nhóm cá <br />
thể <br />
cùng loài chưa có sự thích nghi với môi trường.<br />
Trong 2 sơ đồ trên chỉ có sơ đồ 1 biểu thị quần thể .<br />
Khái niệm quần thể: Quần thể là tập hợp một nhóm cá thể cùng loài, cùng <br />
sinh sống trong một không gian xác định (sinh cảnh), vào một thời điểm nhất định, <br />
nhờ chọn lọc tự nhiên mà giữa chúng thiết lập được mối quan hệ với nhau và với <br />
môi trường sống, hình thành những dấu hiệu đặc trưng ổn định.<br />
Học sinh nghiên cứu phần giải quyết tình huống của giáo viên, đối chiếu với cách <br />
so sánh của bản thân. Phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt, hoàn thiện kỹ năng .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Page 10<br />
Tình huống sử dụng giảng dạy cơ chế điều hòa số lượng cá thể của quần <br />
thể <br />
<br />
Bước 1: Giới thiệu tình huống<br />
<br />
Một bạn học sinh khi khái quát cơ chế điều hòa số lượng cá thể của quần thể <br />
bằng sơ đồ nhưng chưa hoàn thiện. Em hãy giúp bạn đó hoàn thành sơ đồ qua đó <br />
làm sáng tỏ cơ chế điều hoà số lượng cá thể của quần thể<br />
<br />
(7) Điều chỉnh<br />
(2)<br />
(3)<br />
(1)<br />
<br />
Số lượng cá thể Số lượng cá thể <br />
của quần thể ở của quần thể ở <br />
mức chuẩn (I) mức chuẩn (II)<br />
<br />
(4) (6)<br />
(5)<br />
(8) Điều chỉnh<br />
<br />
<br />
Bước 2: Học sinh tự lực làm việc.<br />
<br />
Với tình huống này giáo viên có thể cho học sinh thảo luận theo từng nhóm 57 em.<br />
Bước 3: Tổ chức thảo luận toàn lớp.<br />
<br />
Bước 4: Giáo viên kết luận. <br />
<br />
(1)Quần thể tăng số lượng quá chuẩn do thức ăn, nơi ở, các điều kiện sinh thái phù <br />
hợp.<br />
(2) Quần thể điều chỉnh để giảm số lượng bằng cách:<br />
Tăng khả năng cạnh tranh.<br />
Giảm tỉ lệ sinh, tăng tỉ lệ chết<br />
Tăng khă năng phát tán.<br />
<br />
<br />
<br />
Page 11<br />
(3) Quần thể giảm số lượng về mức chuẩn II.<br />
(4) Quần thể giảm số lượng dưới mức chuẩn do khả năng cạnh tranh tăng, thiếu <br />
thức ăn, dịch bệnh, thiếu chỗ ở, các điều kiện sinh thái bất lợi.<br />
(5) Quần thể điều chỉnh để tăng số lượng cá thể:<br />
Tăng cường quan hệ hỗ trợ.<br />
Tăng tỉ lệ sinh, giảm tỉ lệ chết.<br />
(6) Quần thể tăng số lượng về mức chuẩn.<br />
(7) Quần thể tăng rất nhanh do tác động của con người ( bảo vệ nơi ở, tạo điều <br />
kiện sinh thái thích hợp, chăm sóc...)<br />
(8) Quần thể giảm rất nhanh do tác động của con người (đánh bắt, khai thác bừa <br />
bãi, gây ô nhiễm môi trường sống...)<br />
Học sinh nghiên cứu phần giải quyết tình huống của giáo viên, đối chiếu với cách <br />
suy luận của bản thân. Phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt, hoàn thiện kỹ năng suy <br />
luận.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3. KẾT QUẢ:<br />
Qua thực tế giảng dạy Sinh thái học nhiều năm và trao đổi trực tiếp với một <br />
số thế hệ HS lớp 12, tôi thấy kết quả của viêc sử dụng bài tập tình huống vào dạy <br />
học phần Sinh thái học như sau:<br />
Lớp Tổng số Kết quả kiểm tra chất lượng học tập của học sinh<br />
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém<br />
Học sinh<br />
12B1 36 4 7 23 2 0<br />
12B2 37 1 4 27 5 0<br />
( Lớp 12B1 có sử dụng Bài tập tình huống để dạy, Lớp 12B2 không sử dụng Bài <br />
tập tình huống )<br />
<br />
<br />
<br />
Page 12<br />
Bài giảng ở các lớp có sử dụng bài tập tình huống vào giảng dạy kiến thức <br />
Sinh thái học, Sinh học lớp 12, THPT đã đặt HS vào tình thế phải tư duy nên lôi <br />
cuốn được đa số HS.<br />
Ở các lớp có sử dụng bài tập tình huống vào dạy học được tổ chức dưới <br />
dạng hoạt động nhóm tạo không khí học tập sôi nổi. HS tích cực tham gia thảo <br />
luận, trao đổi phương hướng giải và kết quả dưới sự hướng dẫn của GV<br />
Các câu hỏi trong bài kiểm tra đòi hỏi phải sử dụng các kĩ năng tư duy (so <br />
sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát...) thì HS ở nhóm lớp có sử dụng bài tập tình <br />
huống có tỉ lệ trả lời đúng hơn. Chứng tỏ, kiến thức HS có được rất vững chắc và <br />
kĩ năng tư duy cũng được cải thiện khi sử dụng bài tập tình huống vào giảng dạy <br />
học<br />
Các lớp có chất lượng học tập càng cao thì hiệu quả vận dụng bài tập tình <br />
huống vào dạy học càng cao. Ở các lớp có chất lượng học tập của HS cao, không <br />
khí học tập sôi nổi hơn, tỉ lệ HS tìm ra hướng tư duy đúng trong khoảng thời gian <br />
GV đưa ra nhiều hơn, tỉ lệ đạt điểm khá giỏi trong các bài kiểm tra cao hơn.<br />
Tóm lại, sử dụng bài tập tình huống vào giảng dạy kiến thức Sinh thái học, <br />
Sinh học lớp 12, THPT là có tính khả thi, bước đầu đã đem lại hiệu quả trong việc <br />
tích cực hoá hoạt động nhận thức, tăng khả năng suy luận, kĩ năng giải toán sinh <br />
học, tạo hứng thú học tập cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở <br />
trường phổ thông.<br />
<br />
<br />
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. Kết luận <br />
1.1. Trên cơ sở vận dụng quy trình phương pháp sử dụng bài tập tình huống vào <br />
giảng dạy kiến thức Sinh thái học Sinh học lớp 12, THPT, bản thân tôi đã thiết kế <br />
và lựa chọn được 7 nội dung giảng dạy kiến thức Sinh thái học, Sinh học lớp 12, <br />
THPT.<br />
<br />
<br />
Page 13<br />
1.2. Kết quả dạy học đã cho thấy hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụng bài <br />
tập tình huống vào giảng dạy kiến thức Sinh thái học, Sinh học lớp 12, THPT <br />
2. Kiến nghị <br />
2.1. Việc sử dụng bài tập tình huống vào giảng dạy kiến thức Sinh thái học Sinh <br />
học lớp 12, THPT trong quá trình lên lớp còn mới mẻ đối với GV và HS. Vì thế, <br />
cần có sự nghiên cứu và tập huấn đầy đủ cho GV để họ có thể áp dụng vào dạy <br />
học, phát huy tối đa những ưu điểm mà nó mang lại. <br />
2.2. Vai trò tích cực của việc sử dụng bài tập tình huống vào giảng dạy kiến thức <br />
Sinh thái học Sinh học lớp 12, THPT đã được thực tiễn chứng minh là hiệu quả. <br />
Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả mà công cụ này đem lại cần phải nghiên cứu sâu <br />
hơn khi vận dụng các bài tập tình huống vào giảng dạy kiến thức sinh thái học <br />
Sinh học lớp 12, THPT <br />
2.3. Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ mới thiết kế một số bài tập tình huống <br />
thuộc nội dung kiến thức Sinh thái học Sinh học lớp 12 bên cạnh các bài tập tình <br />
huống sưu tầm được. Trên cơ sở đó cần triển khai, ứng dụng các phần kiến thức <br />
Sinh thái học khác để góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông.<br />
Chpr«ng, th¸ng 03 n¨m 2015<br />
<br />
Ngêi viÕt<br />
<br />
<br />
<br />
TrÇn V¨n §iÖn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO.<br />
1. Hà Lệ Chi (2004), Sử dụng tình huống để rèn luyện một số kĩ năng nhận thức <br />
cho học sinh trong dạy – học Sinh học ở trường trung học phổ thông, Luận văn <br />
thạc sĩ giáo dục học, trường ĐHSP, Đại học Huế. <br />
<br />
Page 14<br />
2. Phan Đức Duy, Hoàng Trọng Phán (2010) Sử dụng hiệu quả sách giáo khoa theo <br />
chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học (Tài liệu bồi dưỡng và nâng cao năng lực <br />
cho giáo viên cốt cán các tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đăk <br />
Lăk, Đăk Nông), Trung tâm nghiên cứu giáo dục và bồi dưỡng giáo viên, Huế. <br />
3. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và <br />
Kỹ thuật, Hà Nội. <br />
5. Hoàng Thị Hòa (2010), Rèn luyện kĩ năng suy luận trong bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi phần DTH bậc trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học , trường <br />
ĐHSP, Đại học Huế.<br />
7. Vũ Văn Vụ ( Tổng chủ biên), Nguyễn Như Hiền, Vũ Đức Lưu (đồng chủ biên), <br />
Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng (2007), Sinh học 12 nâng cao, NXB <br />
Giáo dục, Hà Nội.<br />
8. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Nguyễn Như Hiền, Vũ Đức Lưu( Đồng chủ <br />
biên),Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Phạm Lê Phương Nga, Vũ Trung Tạng <br />
(2008), Sách giáo viên sinh học 12 nâng cao, NXB giáo dục Hà Nội.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Page 15<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
PHẦN I: MỞ ĐẦU………………………………………………………………..1<br />
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………...1<br />
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………....1<br />
3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………...2<br />
4. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………........2<br />
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU…………………………………………....3<br />
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN………………………………………………………………..3<br />
1.1. Tình huống dạy học………………………………………………...............3<br />
1.2. Phương pháp dạy học bằng tình huống…………………………………….3<br />
1.3. Một số kỹ năng nhận thức………………………………………………….3<br />
2. HỆ THỐNG CÁC TÌNH HUỐNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NHẬN THỨC <br />
CHO HS TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC, SINH HỌC 12, THPT<br />
…………………………………..........................................................................5<br />
2.1. Các tình huống dạy học……………………………………………………5<br />
2.1.1. Kỹ năng phân tích tổng hợp...……………………………………………5<br />
2.1.2. Kỹ năng so sánh………………………………………………………….6<br />
2.1.3. Kỹ năng khái quát hóa………………...…………………………………6<br />
2.2. Qui trình sử dụng tình huống………………………………………………7<br />
2.2.1. Qui trình chung…………………………………………………………..8<br />
2.2.2. Qui trình cụ thể…………………………………………………………..9<br />
3. KẾT QUẢ…………………………………………………………………12<br />
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận……………………………………………………………………..13<br />
2. Kiến nghị……………………………………………………………………13<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….14<br />
MỤC LỤC……………………………………………………………………..15 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Page 16<br />