intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sơ cứu bệnh nhân cấp cứu (phần 2) SƠ CỨU NGẠT NƯỚC: Nhanh chóng đưa nạn

Chia sẻ: Xmen Xmen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

131
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sơ cứu bệnh nhân cấp cứu (phần 2) SƠ CỨU NGẠT NƯỚC: Nhanh chóng đưa nạn nhân khỏi mặt nước và cho nằm chỗ khô ráo thoáng khí. Trong trường hợp nạn nhân tỉnh và không khó thở, để cho nạn nhân nằm nghiêng, giữ ấm và sau đó đưa đến cơ sở y tế. Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh hôn mê, ngưng thở ngưng tim, phải kịp thời cấp cứu hoặc sơ cứu trong khoảng thời gian vàng 4 phút bằng phương pháp thổi ngạt và ấn tim. (Nếu quá thời gian 4 phút, sẽ gây tổn thương não;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sơ cứu bệnh nhân cấp cứu (phần 2) SƠ CỨU NGẠT NƯỚC: Nhanh chóng đưa nạn

  1. Sơ cứu bệnh nhân cấp cứu (phần 2) SƠ CỨU NGẠT NƯỚC: Nhanh chóng đưa nạn nhân khỏi mặt nước và cho nằm chỗ khô ráo thoáng khí. Trong trường hợp nạn nhân tỉnh và không khó thở, để cho nạn nhân nằm nghiêng, giữ ấm và sau đó đưa đến cơ sở y tế. Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh hôn mê, ngưng thở ngưng tim, phải kịp thời cấp cứu hoặc sơ cứu trong khoảng thời gian vàng 4 phút bằng phương pháp thổi ngạt và ấn tim. (Nếu quá thời gian 4 phút, sẽ gây tổn thương não; quá 10 phút: sẽ để lại di chứng não hoặc tử vong). Duy trì việc ấn tim, thổi ngạt trên đường chuyển nạn nhân tới bệnh viện. SƠ CỨU DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Nếu thấy nạn nhân khó khở, tím tái, hoặc ngưng thở: - Đối với trẻ nhỏ, dùng tay đỡ trẻ nằm sấp, đầu chúc xuống, vỗ mạnh lưng trẻ năm cái sau đó, lật ngửa trẻ lại và ấn ngực năm cái. Có thể lặp lại sáu lần, nếu cần.
  2. - Đối với trẻ lớn/người lớn: Người sơ cứu đứng sau nạn nhân, vòng hai tay ra trước với một bàn tay co lại như nắm đắm, tay kia đặt lên trên. Thực hiện ấn bụng thượng vị năm cái. - Nếu nạn nhân ngưng thở, hôn mê, đặt nạn nhân nằm ngửa và đặt hai tay dưới chóp xương ức, ấn năm cái. Lặp lại sáu lần, nếu cần. Với tất cả các ca dị vật đường thở, sau khi sơ cứu đều phải đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. Không được cho rằng dị vật không gây tắc nghẽn đường thở là không cần theo dõi và điều trị. Thực tế có nhiều trường hợp dị vật không được lấy ra khỏi cơ thể, sẽ làm mủ và gây biến chứng. Không nên móc họng (vì dị vật sẽ càng bị đẩy sâu xuống phía dưới), vuốt ngực, vỗ đầu trán, uống nước, nuốt cơm, cạo gió… Những cách làm này sẽ không hiệu quả và có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân. SƠ CỨU BỎNG Nên đưa nạn nhân ra khỏi lửa, nguồn nhiệt và làm nguội vết phỏng bằng cách cởi bỏ quần áo (nếu dính hóa chất). Sau đó rửa sạch vết phỏng bằng n ước sạch. Hạn chế nhiễm khuẩn vết phỏng bằng cách thoa pommade Silve Sulfadiazine. Nếu bỏng nặng, nên cho nạn nhân uống nhiều n ước. Nhanh chóng
  3. đưa nạn nhân đến cơ sở y tế khi có diện tích phỏng trên 10% (một bàn tay) hoặc có dấu hiệu nguy hiểm: ngất xỉu, khó thở, tay chân lạnh. Không bôi kem, nước mắm, con giấm, làm bể bọng nước trong quá trình sơ cứu vì sẽ gây nhiễm trùng và làm nặng thêm vết bỏng. Chú ý cần phải sử dụng thêm các biện pháp giảm đau để đề phòng sốc. SƠ CỨU VÀ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM - Vết thương là sự cắt đứt hay dập rách da và tổ chức dưới da hoặc các tổ chức khác của cơ thể. Vết thương có thể là vết thương kín hoặc vết thương hở. - Vết thương kín (vết thương bên trong) là loại vết thương gây tổn thương các tổ chức và mạch máu, máu thoát ra ngoài hệ thống tuần hoàn nhưng không chảy ra khỏi cơ thể. Loại này bao gồm: bầm tím, tụ máu dưới da hoặc có thể không có dấu tích ở bên ngoài. - Vết thương hở (vết thương bên ngoài) là loại vết thương gây tổn thương các tổ chức và mạch máu và có hiện tượng máu chảy ra khỏi cơ thể. Loại này bao gồm: các vết trích rạch, vết thương đâm xuyên hoặc thậm chí là vết trượt sây sát trên da.
  4. Trên thực tế có nhiều vết thương vừa là vết thương kín vừa là vết thương hở. Mục đích chính của việc cấp cứu và chǎm sóc cấp cứu một vết thương là: - Cầm máu hoặc khống chế sự chảy máu - Phòng hoặc điều trị sốc - Duy trì các chức nǎng sinh tồn (giúp nạn nhân thở và lưu thông tuần hoàn) - Tránh các biến chứng (đặc biệt là giảm nguy cơ nhiễm khuẩn) Với vết thương nhỏ: Vết thương bề mặt nhỏ là vết thương chỉ làm tổn thương những lớp bề mặt của da, ít hoặc không chảy máu nên chỉ cần rửa loại vết thương này bằng nước chín hoặc nước máy để rửa sạch các tạp bẩn trên vết thương nếu biết chắc chắn rằng nước máy này đảm bảo chất lượng vệ sinh; Sau đó khử khuẩn vết th ương bằng các loại dung dịch sát khuẩn ngoài da như Bétadine, Povidine, cồn…
  5. Đối với vết thương bề mặt rộng và sâu hơn: Để vết thương liền nhanh hơn thì có thể đóng kín hoặc khâu vết thương lại. Nhưng chỉ đóng kín miệng một vết thương bề mặt sâu và rộng trong những điều kiện sau đây: - Vết thương xảy ra chưa quá 12 giờ. - Đảm bảo chắc chắn rằng vết thương không còn đất cát hoặc dị vật ẩn náu trong đó. - Không có khả nǎng tìm được cán bộ y tế chuyên khoa hoặc chuyên môn ca hơn và cũng không thể chuyển nạn nhân tới bệnh viện được. Vết thương lớn: - Đối với vết thương lớn sau khi xử trí cầm máu có thể rửa xung quanh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn hoặc bằng n ước chín. Chỉ lấy dị vật hoặc bụi bẩn ra khỏi vết thương khi có thể lấy ra dễ dàng. Không được thǎm dò vết thương. Sau đó bǎng bó vết thương rồi chuyển ngay nạn nhân tới cơ sở điều trị càng sớm càng tốt. - Trong khi chờ đợi và trên đường vận chuyển phải theo dõi sát nạn nhân. Giữ nạn nhân ở tư thế đúng, phòng chống và xử trí ngay nếu sốc xảy ra. Đặt nạn
  6. nhân nầm tư thế thoải mái an toàn. Nếu tình trạng nạn nhân cho phép thì nên đặt nạn nhân ở tư thế đầu cao, đầu nghiêng về bên lành. - Theo dõi sát tình trạng nạn nhân 10 phút/1ần. Chú ý: nếu có thể nên cố định vết thương vào phần không bị tổn thương của cơ thể và nâng cao vết thương, ví dụ: treo tay bị thương vào ngực, cố định chân bị tổn thương vào chân lành... TS BS Trần Quang Tuấn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2