intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

So sánh giá trị bộ câu hỏi tầm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD và IPAG

Chia sẻ: Hạnh Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

49
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm so sánh giá trị bộ câu hỏi tầm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD và IPAG. Nghiên cứu áp dụng trên các đối tượng ở quận 5, 10, Phú Nhuận từ tháng 06/2014 đến tháng 09/2014, và được phỏng vấn 2 bộ câu hỏi và đo hô hấp ký để chẩn đoán COPD.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: So sánh giá trị bộ câu hỏi tầm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD và IPAG

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> SO SÁNH GIÁ TRỊ BỘ CÂU HỎI TẦM SOÁT BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN<br /> MẠN TÍNHTHEO GOLD VÀ IPAG<br /> Vũ Trần Thiên Quân*, Lê Thị Tuyết Lan**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu - Mục tiêu: So sánh giá trị tầm soát của các bộ câu hỏi tầm soát bệnh phổi tắc nghẽn theo IPAG và<br /> GOLD.<br /> Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu cắt ngang tiền cứu. Chọn các đối tượng ở quận 5, 10,<br /> Phú Nhuận từ tháng 06/2014 đến tháng 09/2014. Các đối tượng được phỏng vấn 2 bộ câu hỏi và đo hô hấp ký để<br /> chẩn đoán COPD.<br /> Kết quả:241đối tượng được nhận vào nghiên cứu. Nam giới chiếm 66,4%. Tuổi trung bình 58,63 ± 11,31.<br /> Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhchiếm 16,6% tổng số đối tượng. Tỉ lệ các giai đoạn GOLD I, II, III, IV<br /> lần lượt là 22,5%, 40%, 30%, và 7,5%. Diện tích dưới đường cong AUC của hai bộ câu hỏi IPAG và GOLD lần<br /> lượt là 0,8103và 0,8323; không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai diện tích này (p = 0,5666).<br /> Kết luận: Hai bộ câu hỏi theo IPAG và GOLD có giá trị tương đương nhau trong việc tầm soát sớm<br /> COPD.<br /> Từ khóa: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, COPD, hô hấp ký, tầm soát sớm.<br /> ASBTRACT<br /> COMPARISON OF THE VALUE OF CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE SCREENING<br /> QUESTIONNAIRES OF GOLD AND IPAG<br /> Vu Tran Thien Quan, Le Thi Tuyet Lan<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 566 - 570<br /> Background-Objectives: To compare the value of Chronic Obstructive Pulmonary Disease Screening<br /> Questionnaires of GOLD and IPAG.<br /> Method: Prospective cross-sectional study. Subjects from District 5, 10, Phu Nhuan would be included in<br /> our study from June to September 2014. The subjects were interviewed with those screening questionnaires and<br /> performed spirometer to confirm diagnosis of COPD.<br /> Results: Among 241 patients, male is accountingfor 66.4%. The average age is 58.63 ± 11.31. Patients with<br /> chronic obstructive pulmonary disease are accounting for 16.6% of the total participants. Proportion of GOLD<br /> stage I, II, III, and IV are 22.5%, 40%, 30%, and 7.5%, respectively. Area under the curve of the IPAG and<br /> GOLD questionnaires are 0.8103 and 0.8323, respectively; thedifference between those two areas shows no<br /> statistical significance (p = 0.5666).<br /> Conclusion: Those IPAG and GOLD questionnaires have equal value in early screening for COPD.<br /> Keyword: Chronic Obstructive Pulmonary Disease, COPD, spirometer, early screening.<br /> người dân mắc trên toàn cầu và 2,75 triệu người<br /> MỞ ĐẦU<br /> tử vong(6). Theo báo cáo của Đinh Ngọc Sỹ và<br /> Trong những năm gần đây, bệnh phổi tắc<br /> cộng sự, tỉ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong<br /> nghẽn mạn tính ngày càng được quan tâm vì tần<br /> cộng đồng dân cư Việt Nam từ 40 tuổi trở lên là<br /> suất mắc bệnh và tử vong ngày càng tăng cao(2).<br /> 4,2%(1). Nhiều bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn<br /> Theo Tổ chức y tế thế giới, có khoảng 600 triệu<br /> mạn tính được chẩn đoán sau khi phổi đã tổn<br /> * Bộ môn Sinh Lý - Đại học Y dược TP.HCM<br /> Tác giả liên lạc: Vũ Trần Thiên Quân<br /> ĐT: 0934041123<br /> <br /> Hô Hấp<br /> <br /> Email: vutranthienquan@gmail.com<br /> <br /> 567<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> thương tương đối nhiều.Các tổn thương này xảy<br /> ra từ từ và các triệu chứng liên quan thường chỉ<br /> thấy ở các giai đoạn nặng.Vì vậy, tầm soát sớm<br /> bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang là một vấn<br /> đề thời sự.<br /> Hướng dẫn về xử lý bệnh phổi tắc nghẽn<br /> mạn tính được các nhà khoa học ủng hộ rộng rãi<br /> nhất hiện nay là GOLD ra đời vào năm 2001 do<br /> Viện Tim, Phổi, Huyết Học Hoa Kỳ cùng với Tổ<br /> Chức Y Tế Thế Giới biên soạn và được cập nhật<br /> hàng năm. GOLD có đưa ra bảng câu hỏi tầm<br /> soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gồm 5 câu<br /> hỏi rất dễ hiểu(9).<br /> Hội hô hấp Châu Âu và Hội Dị ứng và Miễn<br /> dịch Lâm sàng Châu Âu đã tác động hình thành<br /> nhóm Chăm Sóc Ban Đầu Đường Hô Hấp Quốc<br /> Tế (International Primary Care Airway Group IPAG), nhóm các chuyên gia chăm sóc sức khỏe<br /> ban đầu quốc tế. IPAG đã đưa ra hướng dẫn sử<br /> dụng bộ câu hỏi như là công cụ nhận diện ra<br /> những bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn<br /> mạn tính, phân biệt hen và bệnh phổi tắc nghẽn<br /> mạn tính(10). Bộ câu hỏi về bệnh phổi tắc nghẽn<br /> mạn tính của IPAG bao gồm độ tuổi, chỉ số khối<br /> cơ thể (BMI), mức độ hút thuốc lá, ho, khạc đờm,<br /> khó thở khi gắng sức, khò khè, và tiền căn dị<br /> ứng(4). Bộ câu hỏi này được khuyến cáo trong<br /> hướng dẫn của IPAG để chẩn đoán các bệnh về<br /> đường hô hấp ở tuyến chăm sóc sức khỏe ban<br /> đầu(4). Hệ thống bảng câu hỏi có thể cho điểm<br /> được như của IPAG làm cho bác sĩ chăm sóc sức<br /> khoẻ ban đầu dễ sử dụng, dễ diễn giải và các<br /> quyết định khi nào cần gửi bệnh nhân đo hô hấp<br /> ký trở nên hợp lý(5).<br /> Chọn lựa được bảng câu hỏi tầm soát bệnh<br /> phổi tắc nghẽn mạn tính từ các bảng câu hỏi<br /> tầm soát của thế giới phù hợp cho cộng đồng<br /> nhằm phát hiện sớm những bệnh này trong<br /> cộng đồng để có hướng can thiệp kịp thời cho<br /> bệnh nhân. Phù hợp với xu hướng làm đơn<br /> giản hóa các biện pháp chẩn đoán và đánh giá<br /> kết quả điều trị bằng các bộ câu hỏi cho các bác<br /> sĩ đa khoa mà thế giới đang thực hiện. Ngoài<br /> ra, việc sử dụng bảng câu hỏi sẽ là công cụ để<br /> <br /> 568<br /> <br /> nhận diện ra những người có khả năng cao bị<br /> bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong cộng<br /> đồng, giúp các bác sĩ tại trạm y tế phường,<br /> bệnh viện quận có phương tiện hữu hiệu và<br /> đơn giản để định hướng chẩn đoán bệnh lý<br /> thường gặp này khi tại cơ sở chưa có phương<br /> tiện chẩn đoán xác định là hô hấp ký. Chính vì<br /> vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.<br /> Mục tiêu<br /> <br /> Mục tiêu tổng quát<br /> Nghiên cứu giá trị thực tiễn của các bộ câu<br /> hỏi tầm soát bệnh phổi tắc nghẽn theo IPAG<br /> (nhóm bác sĩ quốc tế chăm sóc sức khỏe ban đầu<br /> về bệnh hô hấp) và GOLD (chiến lược toàn cầu<br /> về xử trí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính).<br /> Mục tiêu chuyên biệt<br /> So sánh giá trị hai bộ câu hỏi trong tầm soát<br /> bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.<br /> Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và<br /> tiền căn của dân số nghiên cứu.<br /> <br /> PHƯƠNGPHÁP–ĐỐI TƯỢNGNGHIÊNCỨU<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang phân tích.<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Các đối tượng trên 40 tuổi sống tại quận 5,<br /> quận 10, quận Phú Nhuận, có triệu chứng hô<br /> hấp dưới trong năm vừa qua hay có yếu tố nguy<br /> cơ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thời gian thu<br /> thập số liệu: tháng 06/2014 đến tháng 09/2014<br /> Cỡ mẫu<br /> Biến số chính của nghiên cứu này là tính<br /> diện tích dưới đường cong cho từng điểm cắt<br /> (cut-off point) của từng bảng câu hỏi tầm soát<br /> bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Diện tích dưới<br /> đường cong giả thuyết θ1 tối thiểu : Theo tác giả<br /> Price diện tích dưới đường cong là 0,713(8). Tần<br /> suất bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong nhóm<br /> đối tượng có yếu tố nguy cơ mắc bệnh phổi tắc<br /> nghẽn mạn tính là 13%.Từ đó tính được cỡ mẫu<br /> tối thiểu là 170 (nhóm có bệnh phổi tắc nghẽn<br /> mạn tính tối thiểu là 22, nhóm không bị bệnh<br /> phổi tắc nghẽn mạn tính tối thiểu là 148).<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> Tiêu chuẩn chọn mẫu<br /> Các đối tượng trên 40 tuổi, có bất kỳ triệu<br /> chứng hô hấp dưới trong năm vừa qua hay có<br /> yếu tố nguy cơ bệnh hô hấp mạn, đồng ý tham<br /> gia, sẽ được thu nhận vào nghiên cứu.<br /> Một số định nghĩa trong tiêu chuẩn nhận<br /> vào:<br /> Triệu chứng hô hấp dưới: ho, khó thở, khò<br /> khè, nặng ngực<br /> Yếu tố nguy cơ bệnh hô hấp mạn: hút thuốc<br /> lá, làm việc trong môi trường ô nhiễm (hầm mỏ,<br /> cao su, sơn PU...).<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> X quang ngực có tổn thương tiến triển.<br /> Đang bị nhiễm trùng đường hô hấp: viêm<br /> phổi, viêm phế quản cấp…<br /> Đang bị bệnh nội khoa nặng suy tim từ độ<br /> III-NYHA, suy thận mạn, xơ gan, ung thư…) .<br /> Chống chỉ định đo hô hấp ký.<br /> Không thể làm theo các hướng dẫn đo hô<br /> hấp ký.<br /> Biến số nghiên cứuchính<br /> Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính<br /> dựa vào tiêu chuẩn GOLD 2014(9): Chẩn đoán<br /> bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi có tỉ số<br /> FEV1/FVC sau thử thuốc dãn phế quản < 0,70 và<br /> test dãn phế quản âm tính.<br /> Phương pháp thu thập số liệu<br /> Dịch xuôi từ nguyên bản tiếng Anh sang<br /> tiếng Việt bởi nhóm nghiên cứu.<br /> Dịch ngược các bảng câu hỏi từ tiếng Việt<br /> sang tiếng Anh bởi một phiên dịch viên không<br /> biết về nghiên cứu và phiên bản tiếng Anh của<br /> các bảng câu hỏi này.<br /> Thử nghiệm tính chấp nhận và hiệu chỉnh<br /> các bộ câu hỏi.<br /> Chọn đối tượng tham gia nghiên cứu<br /> Tại mỗi điểm nghiên cứu, thông qua y tế<br /> phường, tổ dân phố lập danh sách các đối tượng<br /> trên 15 tuổi có triệu chứng hô hấp dưới trong<br /> trong năm vừa qua hoặc có yếu tố nguy cơ của<br /> bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.<br /> <br /> Hô Hấp<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Chọn tất cả cá nhân đủ tiêu chuẩn nghiên<br /> cứu. Tiến hành phát thư mời tham gia nghiên<br /> cứu cho các đối tượng phù hợp.<br /> Tiến hành nghiên cứu<br /> Giải thích cho đối tượng về nghiên cứu nếu<br /> đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu thì sẽ cho<br /> ký bản đồng ý tham gia nghiên cứu và tiến hành<br /> thu thập số liệu.<br /> Ghi nhận các thông tin: tuối tác, trình độ học<br /> vấn, tình trạng kinh tế, dân tộc.<br /> Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi tầm soát bệnh<br /> phổi tắc nghẽn mạn tính và bảng câu hỏi bệnh<br /> phổi tắc nghẽn mạn tính.<br /> Sau khi hoàn tất việc phỏng vấn, các cá nhân<br /> sẽ được chụp X quang lồng ngực thẳng để loại<br /> trừ những bệnh viêm nhiễm hay u bướu đường<br /> hô hấp.<br /> Thực hiện đo hô hấp ký có thử thuốc giãn<br /> phế quản.<br /> Chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn<br /> mạn tính theo GOLD.<br /> Phương pháp thống kê: Nhập và phân tích<br /> dữ liệu bằng MS Excel và Stata 11.<br /> Tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán<br /> dương, giá trị tiên đoán âm của từng bộ câu hỏi.<br /> Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu cho từng<br /> điểm cắt cho từng Bộ câu hỏi dựa vào đường<br /> cong ROC.<br /> Y đức<br /> Người tham gia nghiên cứu sẽ được đo hô<br /> hấp ký trước và sau khi dùng thuốc dãn phế<br /> quản tác dụng nhanh. Biến chứng hô hấp ký rất<br /> ít gặp.Người tham gia có thể thấy chóng mặt nên<br /> kỹ thuật viên sẽ được huấn luyện để nhận biết<br /> và dừng hô hấp ký khi cần thiết.Người tham gia<br /> sẽ được tham vấn và giải thích đầy đủ về các lợi<br /> ích cũng như nguy cơ.Người tham gia có thể rút<br /> ra khỏi nghiên cứu bất cứ khi nào họ muốn mà<br /> không phải bồi thường bất kỳ khoảng chi phí<br /> nào hoặc nhà nghiên cứu sẽ rút người tham gia<br /> khỏi nghiên cứu nếu thấy nghiên cứu có thể gây<br /> nguy hiểm cho người tham gia.<br /> <br /> 569<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> KẾT QUẢ<br /> <br /> Từ tháng 06/2014 đến tháng 09/2014, tại<br /> quận 5, quận 10, quận Phú Nhuận, tổng số đối<br /> tượng tham gia phỏng vấn là 241 người.Đặc<br /> điễm dân số nghiên cứu được mô tả trong<br /> Bảng 1. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh<br /> nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 40 bệnh<br /> nhân, chiếm 16,6% tổng số bệnh nhân. Tỉ lệ các<br /> giai đoạn GOLD I, II, III, IV lần lượt là 22,5%,<br /> 40%, 30%, và 7,5%.<br /> Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu<br /> Đặc điểm<br /> Nam<br /> Tuổi trung bình (năm)<br /> BMI<br /> Hút thuốc lá<br /> Đang hút thuốc lá<br /> Đã hút thuốc lá<br /> Chưa bao giờ hút<br /> <br /> 160 (66,4%)<br /> 58,63 ± 11,31<br /> 22,96 ± 3.0<br /> 129 (53,5%)<br /> 10 (4,1%)<br /> 102 (42,3%)<br /> <br /> Đặc điểm<br /> Tỉ lệ hơi nhiễm nghề nghiệp<br /> Giá trị hô hấp<br /> FEV1%pred<br /> ký sau test<br /> FVC%pred<br /> dãn phế quản<br /> FEV1/FVC ratio<br /> <br /> 68 (28,2%)<br /> 88,17 ± 20,99<br /> 81,97 ± 16.6<br /> 0,810 ± 0,157<br /> <br /> Số gói - năm trung bình ở nhóm bệnh nhân<br /> bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khác biệt có ý<br /> nghĩa thông kê (p < 0,0001) so với tỉ lệ hút<br /> thuốc lá ở nhóm không mắc bệnh phổi tắc<br /> nghẽn mạn tính.<br /> Diện tích dưới đường cong AUC của hai<br /> bộ câu hỏi IPAG và GOLD đều lớn hơn 0,80 và<br /> không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa<br /> hai diện tích này. Như vậy giá trị hai bộ câu<br /> hỏi của GOLD và IPAG trong nghiên cứu của<br /> chúng tôi là tương tự nhau.Chi tiết so sánh 2<br /> bộ câu hỏi.<br /> <br /> Bảng 2: So sánh diện tích dưới đường cong AUC giữa hai bộ câu hỏi của IPAG và GOLD<br /> N<br /> 241<br /> 241<br /> <br /> Diện tích dưới đường cong AUC<br /> Sai số chuẩn SE<br /> 0,8323<br /> 0,0298<br /> 0,8103<br /> 0,0307<br /> Ho: AUC (GOLD) = AUC (IPAG), p = 0,5666<br /> <br /> 0.00<br /> <br /> 0.25<br /> <br /> Sensitivity<br /> 0.50<br /> <br /> 0.75<br /> <br /> 1.00<br /> <br /> Bộ câu hỏi<br /> GOLD<br /> IPAG<br /> <br /> 0.00<br /> <br /> 0.25<br /> <br /> 0.50<br /> 1-Specificity<br /> <br /> GOLD ROC area: 0.8323<br /> Reference<br /> <br /> 0.75<br /> <br /> 1.00<br /> <br /> IPAG ROC area: 0.8103<br /> <br /> Hình 1: Diện tích dưới đường cong AUC của bộ câu<br /> hỏi theo GOLD và theo IPAG<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Nghiên cứu của chúng tôi có tần suất bệnh<br /> phổi tắc nghẽn mạn tính là 16,6%, tương đối<br /> gần với các tác giả nước ngoài khác: tác giả<br /> David B. Price(5) tiến hành nghiên cứu trên<br /> dân sô Hoa Kỳ; Anthony J Stanley(8) nghiên<br /> cứu tại Úc, Lazaros Sichletidis(7) nghiên cứu tại<br /> Anh. Tomotaka Kawayama(3) nghiên cứu tại<br /> Nhật. Do cỡ mẫu tương đối nhỏ nên tần suất<br /> <br /> 570<br /> <br /> Khoảng tin cậy 95%<br /> 0,77393<br /> 0,89062<br /> 0,75008<br /> 0,87045<br /> <br /> trong nghiên cứu của chúng tôi có thể chưa đại<br /> diện cho tần suất bệnh phổi tắc nghẽn mạn<br /> tính của những người có triệu chứng hô hấp<br /> dưới và có yếu tố nguy cơ mắc bệnh phổi tắc<br /> nghẽn mạn tính trong cộng đồng. Tuy nhiên,<br /> tần suất này là khá cao, cho thấy cần phải lưu<br /> ý đến chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính<br /> trên nhóm đối tượng này.<br /> Nhiều tác giả quốc tế đã thực hiện nghiên<br /> cứu về bộ câu hỏi IPAG trong bối cảnh của<br /> tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu. Giá trị điểm<br /> cắt tối ưu của phần lớn các nghiên cứu là<br /> khoảng 19 điểm, diện tích dưới đường cong<br /> trong khoảng 0,713 đến 0,816. Diện tích dưới<br /> đường cong trong nghiên cứu của chúng tôi<br /> tương tự như nghiên cứu của Price(5) và<br /> Kawayama(3), cao hơn so với diện tích dưới<br /> đường cong của các nghiên cứu khác. Với giá<br /> trị diện tích dưới đường cong là 0,8103 cho<br /> thấy bộ câu hỏi của IPAG có giá trị trên thực<br /> tế, có thể áp dụng như là công cụ tầm soát<br /> bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bộ câu<br /> hỏi theo GOLD có diện tích dưới đường cong là<br /> 0,8323, giá trị tương đối tốt. Bộ câu hỏi này cũng<br /> tương đối đơn giản, chỉ gồm 5 câu, có thể nhanh<br /> chóng được hoàn thanh. Với ngưỡng cắt tối ưu<br /> là 3 điểm, bộ câu hỏi này có thể được áp dụng<br /> trong tầm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính<br /> cho cộng đồng nhằm xác định đối tượng cần đo<br /> hô hấp ký để chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc<br /> nghẽn mạn tính.<br /> Nghiên cứu của chúng tôi chỉ tiến hành tại<br /> các quận nội thành, không tiến hành tại các cụm<br /> dân cư ngoại thành, vì thế dân số trong nghiên<br /> cứu chưa đại diện cho cộng đồng của thành phố<br /> Hồ Chí Minh, vi vậy cần có những nghiên cứu<br /> với dân số được lựa chọn đại diện cho các cộng<br /> đồng dân cư.<br /> <br /> KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận bộ<br /> câu hổi tầm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính<br /> theo GOLD và IPAG có giá trị như nhau. Do đó<br /> có thể áp dụng và phổ biến các bộ câu hỏi này<br /> nhằm tầm soát các đối tượng nguy cơ mắc bệnh<br /> phổi tắc nghẽn mạn tính cao để chuyển tuyến<br /> giúp chẩn đoán xác định. Việc lựa chọn bộ câu<br /> hỏi nào trong hai bộ câu hỏi kể trên tuy thuộc<br /> vào nguồn lực và tình hình thực tế tại cơ sở.Cần<br /> tiến hành các nghiên cứu lớn hơn với cỡ mẫu đại<br /> diên cho cộng đồng, bao gồm cả dân cư nội và<br /> ngoại thành để đánh giá vai trò của hai bộ câu<br /> hỏi này.<br /> <br /> Hô Hấp<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> 10.<br /> <br /> Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Viết Nhung (2011). Tình hình dịch tễ<br /> bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Việt Nam, Kỉ yếu Hội nghị<br /> Nội khoa toàn quốc năm 2011<br /> Hurd S (2000), "The impact of COPD on lung health<br /> worldwide: epidemiology and incidence". Chest, 117(2 Suppl),<br /> 1S-4S.<br /> Kawayama T, Minakata Y, Matsunaga K, Yamagata T, Tsuda<br /> T, Kinoshita M, et al (2008), "Validation of symptom-based<br /> COPD questionnaires in Japanese subjects". Respirology, 13(3),<br /> 420-426.<br /> Levy ML, Fletcher M, Price DB, Hausen T, Halbert RJ, Yawn<br /> BP (2006), "International Primary Care Respiratory Group<br /> (IPCRG) Guidelines: diagnosis of respiratory diseases in<br /> primary care". Prim Care Respir J, 15(1), 20-34.<br /> Price DB, Tinkelman DG, Nordyke RJ, Isonaka S, Halbert RJ,<br /> Group Copd Questionnaire Study (2006), "Scoring system and<br /> clinical application of COPD diagnostic questionnaires". Chest,<br /> 129(6), 1531-1539.<br /> Regional COPD Working Group (2003), "COPD prevalence in<br /> 12 Asia-Pacific countries and regions: projections based on the<br /> COPD prevalence estimation model". Respirology, 8(2), 192198.<br /> Sichletidis L, Spyratos D, Papaioannou M, Chloros D,<br /> Tsiotsios A, Tsagaraki V, et al (2011), "A combination of the<br /> IPAG questionnaire and PiKo-6(R) flow meter is a valuable<br /> screening tool for COPD in the primary care setting". Prim<br /> Care Respir J, 20(2), 184-189, 181 p following 189.<br /> Stanley AJ, Hasan I, Crockett AJ, van Schayck OC, Zwar NA<br /> (2014), "COPD Diagnostic Questionnaire (CDQ) for selecting<br /> at-risk patients for spirometry: a cross-sectional study in<br /> Australian general practice". NPJ Prim Care Respir Med, 24,<br /> 14024.<br /> The Global initiative for chronic Obstructive Lung Disease<br /> (GOLD) (2014), "Global Strategy for Diagnosis, Management,<br /> and<br /> Prevention<br /> of<br /> COPD.<br /> Available<br /> at<br /> http://www.goldcopd.org/guidelines-global-strategy-fordiagnosis-management.html. Ngày truy cập: 30/08/2014".<br /> Tinkelman DG, Price DB, Nordyke RJ, Halbert RJ, Isonaka S,<br /> Nonikov D, et al (2006), "Symptom-based questionnaire for<br /> differentiating COPD and asthma". Respiration, 73(3), 296-305.<br /> <br /> Ngày nhận bài báo:<br /> <br /> 27/10/2014<br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br /> <br /> 29/10/2014<br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:<br /> <br /> 10/01/2015<br /> <br /> 571<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2