So sánh phân bố liều trong lập kế hoạch xạ trị ung thư trực tràng giữa hai kĩ thuật xạ trị 3D sử dụng nêm động và kĩ thuật xạ trị trường trong trường
lượt xem 3
download
Mục đích của bài viết nhằm nghiên cứu so sánh, đánh giá phân bố liều trong lập kế hoạch xạ trị ung thư trực tràng giữa hai kĩ thuật xạ trị tương thích 3 chiều (Three Dimensional Conformal Radiation Therapy – 3D-CRT) sử dụng nêm động và kĩ thuật Trường trong Trường (FiF – Field-in-Field).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: So sánh phân bố liều trong lập kế hoạch xạ trị ung thư trực tràng giữa hai kĩ thuật xạ trị 3D sử dụng nêm động và kĩ thuật xạ trị trường trong trường
- SO SÁNH PHÂN BỐ LIỀU TRONG LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG GIỮA HAI KĨ THUẬT XẠ TRỊ 3D SỬ DỤNG NÊM ĐỘNG VÀ KĨ THUẬT XẠ TRỊ TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG CN. Nguyễn Đương Tú1*, CN. Nguyễn Tùng Lâm1, TS. Phạm Quang Trung2, 1 Viện Vật lý Kĩ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội 2 Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 * Primary Author, Reporter: Nguyễn Đương Tú * Phone Number: 0962583162 Email: Tu.nd5642@gmail.com TÓM TẮT Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu so sánh, đánh giá phân bố liều trong lập kế hoạch xạ trị ung thư trực tràng giữa hai kĩ thuật xạ trị tương thích 3 chiều (Three Dimensional Conformal Radiation Therapy – 3D-CRT) sử dụng nêm động và kĩ thuật Trường trong Trường (FiF – Field-in-Field). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên hình ảnh CT mô phỏng của 32 bệnh nhân đã được điều trị bằng kĩ thuật 3D-CRT sử dụng nêm động. Các kế hoạch sử dụng kĩ thuật FiF được lập trên hình ảnh CT mô phỏng bằng việc thay thế nêm động bằng các trường con. Các trường con được thiết kế để che chắn giảm liều tại những vị trí có liều cao trên 107% và đảm bảo liều vào thể tích điều trị. So sánh và đánh giá các chỉ số độ bao phủ liều Q, độ tương thích liều CI, độ đồng nhất về liều HI giữa hai nhóm kế hoạch 3D-CRT và FiF cho thể tích điều trị PTV và các chỉ số đặc trưng vật lí MU, BoT, đồng thời xem xét đánh giá liều vào các cơ quan nguy cấp. Kết quả: Kĩ thuật FiF cho các chỉ số tương đương với kĩ thuật 3D-CRT, hạn chế thể tích ruột nhận liều tối ưu hơn kĩ thuật 3D-CRT. Chỉ số MU của kĩ thuật FiF trên tất cả các kế hoạch được cải thiện rõ rệt so với kĩ thuật 3D-CRT. Hầu hết các chỉ số so sánh giữa hai kĩ thuật đều có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Việc sử dụng kĩ thuật FiF thay thế cho kĩ thuật 3D-CRT sử dụng nêm động trong lập kế hoạch điều trị ung thư trực tràng là hoàn toàn khả thi. Từ khóa: trường trong trường, xạ trị ba chiều 3D-CRT, ung thư trực tràng, nêm động ABSTRACT COMPARISON OF DOSE DISTRIBUTION IN RADIATION PLANNING FOR RECTAL CANCER BETWEEN TWO TECHNIQUES THREE DIMENSIONAL
- CONFORMAL RADIATION THERAPY USING DYNAMIC WEDGE AND FIELD IN FIELD TECHNIQUE Purpose: The purpose of this study is to compare and contrast the dose distribution in planning radiation therapy for rectal cancer between two techniques: Three Dimensional Conformal Radiation Therapy (3D-CRT) and Field in Field (FiF). Objects and methods: This study was performed on simulated CT images of 32 patients treated with 3D-CRT using dynamic wedges. On simulated CT images, plans for using the FiF technique are made by replacing dynamic wedges with subfields. The subfields are designed to reduce the dose at high dose sites above 107% and ensure dose delivery to the therapeutic volume. Comparison and evaluation of Q dose coverage indices, CI dose compatibility, HI dose homogeneity between two 3D-CRT and FiF plan groups for PTV treatment volume and physical characteristics MU, BoT, and consider dose assessment on critical organs. Result: The FiF technique gives parameters comparable to the 3D-CRT technique, while limiting the intestinal volume receiving the optimal dose. On all plans, the MU index of the FiF technique is significantly lower than that of the 3D-CRT technique. Most of the indicators comparing the two techniques are statistically significant. Conclusion: It is possible to use FiF as an alternative to 3D-CRT using dynamic wedges in rectal cancer treatment planning. Keyword: 3D-CRT, FiF, Rectum cancer, Dynamic wedge I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư trực tràng là căn bệnh phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, ung thư trực tràng phổ biến thứ 5 sau ung thư gan, phổi, vú và dạ dày. Ung thư trực tràng rất khó phát hiện sớm do các triệu trứng không rõ ràng và dễ bị nhầm với bệnh đau dạ dày hay viêm đại tràng. Có ba phương pháp điều trị chính cho bệnh ung thư là: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị[1]. Với những khối u không thể tiếp cận được bằng việc mổ thông thường sẽ được điều trị bằng phương pháp xạ trị. Kĩ thuật 3D-CRT là kĩ thuật xạ trị phổ biến được dùng để điều trị các ca ung thư trực tràng[2]. Ở kĩ thuật 3D-CRT, các nêm động thường được sử dụng để điều chỉnh phân bố liều đồng đều cho thể tích khối u. Việc dùng nêm động cũng gây ra sự tán xạ bức xạ sang các cơ quan lành xung quanh[3]. Các kế hoạch sử dụng nêm động thường cho số MU (Monitor Unit) cao, số MU ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kế hoạch cũng như độ bền của máy gia tốc[4].
- Để khắc phục những hạn chế của nêm động trong điều trị ung thư trực tràng bằng kĩ thuật 3D-CRT, kĩ thuật FiF được sử dụng để điều chỉnh phân bố liều thay cho các nêm. Hệ thống bộ chuẩn trực đa lá Multi Leaf Collimator (MLC) được điều chỉnh thủ công khi lập kế hoạch trong từng trường chiếu con, giúp phân bố liều vào khối u và giảm liều lượng tại các vùng thể tích nhận quá 107% liều tối đa tùy theo ý muốn của người lập kế hoạch[5]. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện dựa trên hình ảnh CT mô phỏng của 32 bệnh nhân đã được lập kế hoạch 3D-CRT và điều trị tại Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, bệnh viện TWQD 108. Các bệnh nhân đã được lập kế hoạch bằng kĩ thuật 3D-CRT bằng phần mềm Eclipse v13.6 được điều trị trên máy xạ trị Varian-CX với năng lượng 15 MV. Thể tích khối u được xem xét tới là PTV45 với liều kê 45Gy/25Fx. Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, bệnh viện TWQD 108 từ tháng 10/2022 đến tháng 2/2023. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Lập kế hoạch cho bệnh nhân ung thư trực tràng bằng kĩ thuật 3D-CRT thường sử dụng ba trường chiếu với một trường góc gantry bằng 0° (đối với bệnh nhân nằm sấp) và trường có góc gantry bằng 180° (đối với bệnh nhân nằm ngửa) và hai trường hai bên góc gantry là 90° và 270°. Nêm động được sử dụng ở mỗi trường tùy theo hình dạng và kích thước khối u để đạt được phân phối liều tốt nhất. Mức năng lượng và suất liều dùng cho các trường chiếu là 15 MVvà 600 MU/phút [2]. Các bước tiến hành nghiên cứu: 1. Tạo một bản sao của kế hoạch điều trị gốc. Xóa bỏ các nêm động tại các trường chiếu và tiến hành tính toán liều. 3. Xác định vùng có liều cao trên 107%, tạo các trường chiếu con rồi tiến hành che chắn bằng hệ thống MLC theo các bước 3 dến 5%. 4. Điều chỉnh trọng số của các trường chiếu chính cùng với các trường chiếu con để cải thiện phân bố liều trên các trường này[7]. 5. Sử dụng Normalize để thay đổi đường phân bố liều theo ý muốn của người lập kế hoạch nhưng đồng thời cũng có tác dụng làm tăng hoặc giảm vùng liều cao tối đa[2]. Các kế hoạch được lập xong sẽ tiến hành lấy số liệu, đánh giá và so sánh các chỉ số kế hoạch như: độ bao phủ liều Q, chỉ số độ tương thích về liều CI và chỉ số độ đồng
- nhất về liều HI. Ngoài ra, các chỉ số đánh giá đặc trưng vật lí cũng được xem xét như đơn vị liều giám sát MU, thời gian phát tia BOT. Số liệu của nghiên cứu được lấy dựa trên giản đồ DVH của kế hoạch trên phần mềm Eclipse v13.6 và xử lí bằng phần mềm Microsoft Excel. Công thức tính các chỉ số đánh giá kế hoạch thể hiện trong bảng 1. Chỉ số Tài liệu tham khảo Công thức Q RTOG-1993[9] ICRU-62[8] Paddick [11] Wu Qiuhen[10] HI RTOG-1993[9] Bảng 1 Các chỉ số đánh giá về liều trên kế hoạch Sau khi thu thập số liệu và đánh giá các chỉ số giữa hai kế hoạch, tiến hành xem xét và đánh giá liều vào các cơ quan nguy cấp OARs: ruột, bàng quang, đầu xương đùi trái và đầu xương đùi phải. Tiêu chí đánh giá được thể hiện dưới bảng 2. Cơ quan Tiêu chí Thể tích (cc) Liều (Gy) - 50% < 60 - 35% < 70 Bàng quang - 25% < 75 - 15% < 80
- Liều tối đa - < 50 Ruột - 195 45 Liều tối đa - < 50 Đầu xương đùi - 40% < 40 - 25% < 75 Bảng 2 Tiêu chí liều vào các cơ quan nguy cấp [8] III. KẾT QUẢ Giá trị P trong báo cáo được tính bằng hàm T-Test. Giá trị P < 0,05 cho thấy sự khác nhau của các chỉ số giữa hai kĩ thuật có ý nghĩa thống kê. 3.1 Chỉ số đánh giá kế hoạch 3.1.1 Độ bao phủ Q Biểu đồ 1 Độ bao phủ Q trên 32 bệnh nhân được lập kế hoạch bằng kĩ thuật 3D-CRT và FiF Khả năng bao phủ liều trong PTV được đánh giá bởi tỷ lệ giữa liều tối thiểu tại bia (Dmin) và liều chỉ định[8]. Giá trị độ bao phủ trung bình của hai kế hoạch đều nằm trong khoảng độ lệch nhỏ (0,8 < Q < 0,9). Quan sát biểu đồ 1 thấy được ở hầu hết các kế hoạch sử dụng 3D-CRT và FiF đều đạt giá trị lớn hơn 0,8. Ở kế hoạch sử dụng kĩ thuật 3D-CRT có độ bao phủ tốt hơn kế hoạch sử dụng kĩ thuật FiF nhưng không đáng kể (1,8%). Điều này bước đầu cho thấy chất lượng của 2 kế hoạch là tương đồng. 3.1.2 Chỉ số đồng nhất HI Chỉ số Kĩ thuật Giá trị trung bình Giá trị P HI – RTOG (1993)[9] 3D 1,053 ± 0,013 0,00014
- FiF 1,064 ± 0,004 3D 0,060 ± 0,010 HI – Wu (2000)[10] 0,00119 FiF 0,068 ± 0,007 Bảng 3 Giá trị trung bình chỉ số đồng nhất HI giữa hai nhóm kế hoạch 3D-CRT và FiF Giá trị HI của hai kế hoạch đều có giá trị trung bình trong ngưỡng của RTOG đưa ra (1 < HI < 1,1)[9] và xấp xỉ bằng nhau với kĩ thuật 3D-CRT là 1,053 ± 0,013 còn của FiF là 1,064 ± 0,004. Sử dụng công thức tính theo Wu, giá trị trung bình chỉ số HI của cả hai kế hoạch cũng xấp xỉ bằng nhau, với 3D-CRT là 0,060 ± 0,010 còn FiF là 0,068 ± 0,007. Giá trị lí tưởng được Wu đưa ra là HIWu = 0[10]. 3.1.3 Chỉ số độ phù hợp CI Chỉ số Kĩ thuật Giá trị trung bình Giá trị P 3D 1,919 ± 0,115 CI90 - ICRU_62[8] 0,11300 FiF 1,960 ± 0,170 3D 1,712 ± 0,111 CI95 - ICRU_62[8] 0,02300 FiF 1,679 ± 0,111 3D 1,006 ± 0,252 CI100 - ICRU_62[8] 0,00045 FiF 1,184 ± 0,120 Bảng 4 Giá trị trung bình chỉ số độ phù hợp theo CI – ICRU_62 giữa hai nhóm kế hoạch 3D-CRT và FiF
- Từ bảng 4 thấy được giá trị trung bình của CI90 và CI95 gần như tương đồng nhau. Chỉ số CI100 của kế hoạch sử dụng kĩ thuật 3D-CRT tốt hơn rõ rệt so với kế hoạch sử dụng kĩ thuật FiF (15%). Điều này cho thấy mức độ bao phủ 100% liều chỉ định trên thể tích điều trị theo ICRU_62 trên kế hoạch 3D-CRT tốt hơn kế hoạch sử dụng FiF. Chỉ số CI đưa ra bởi ICRU_62 có một nhược điểm lớn là nó có sự sai khác về không gian giữa hai vùng thể tích được bao phủ bởi đường đồng liều và thể tích điều trị. Để khắc phục hạn chế này, trong bản báo cáo năm 2000, Paddick đã đưa ra chỉ số CI, giúp đánh giá mức độ bao phủ của liều 100% trong vùng thể tích điều trị. Chỉ số Kĩ thuật Giá trị trung bình Giá trị P 3D 0,483 ± 0,131 CI - Paddick_2000[11] 0,00012 FiF 0,558 ± 0,061 Bảng 5 Giá trị trung bình chỉ số độ phù hợp theo CI - Paddick_2000 giữa hai nhóm kế hoạch 3D-CRT và FiF Chỉ số CI trung bình theo Paddick_2000 của kế hoạch FiF gần với lí tưởng hơn (giá trị lí tưởng CI =1)[11] so với kế hoạch 3D-CRT với sai số thấp hơn. Điều này cho thấy sự sai khác giữa hai chỉ số CI theo ICRU_62 và CI theo Paddick_2000. 3.2 Chỉ số đánh giá đặc trưng vật lí và liều vào các cơ quan nguy cấp 3.2.1 Số MU và thời gian phát tia Biểu đồ 3 Chỉ số MU trên 32 bệnh nhân giữa hai nhóm kế hoạch 3D-CRT và FiF Chỉ số Kĩ thuật Giá trị trung bình Giá trị P 3D 260,47 ± 14,71 MU 2,15E-07 FiF 234,44 ± 5,66 BOT 3D 0,434 ± 0,025 2,15E-07
- FiF 0,391 ± 0,009 Bảng 6 Giá trị trung bình chỉ số MU và BOT giữa hai nhóm kế hoạch 3D-CRT và FiF Từ biểu đồ 3 thấy rằng chỉ số MU của cả 32 kế hoạch dựa trên kĩ thuật FiF có số MU nhỏ hơn kế hoạch sử dụng 3D-CRT. Số MU của kế hoạch sử dụng 3D-CRT có giá trị trong khoảng [220;245] còn kế hoạch sử dụng 3D-CRT là [237;342]. Giá trị trung bình số MU kế hoạch sử dụng FiF tốt hơn 3D-CRT khoảng 10% với khoảng biến thiên trên 32 kế hoạch điều trị là nhỏ hơn. Số MU nhỏ hơn giúp thời gian phát tia trung bình BOT cũng giảm. Điều này giúp thời gian điều trị nhanh hơn, giảm các tác dụng phụ cho và giảm nguy cơ gây ra ung thư thứ phát sau xạ trị cho bệnh nhân. 3.2.2 Liều vào bàng quang Chỉ số Kĩ thuật Giá trị trung bình Giá trị P 3D 39,15 ± 5,99 D50% < 65Gy 0,0000078 37,79 ± 5,30 FiF 3D 43,31 ± 2,37 D35% < 70Gy 0,00089 46,29 ± 1,75 FiF 3D 44,54 ± 1,36 D25% < 75Gy 0,000061 FiF 43,94 ± 0,98 3D 44,95 ± 1,25 D15% < 80Gy 0,0274 FiF 44,69 ± 0,67 Bảng 7 Bảng tổng hợp liều lượng trung bình vào bàng quang giữa hai nhóm kế hoạch 3D-CRT và FiF
- Giá trị trung bình liều vào bàng quang ở cả hai kĩ thuật đều tương đương nhau và đều đáp ứng được tiêu chí đề ra. Do phân bố liều ở kế hoạch sử dụng kĩ thuật 3D- CRT đều là hình hộp chữ nhật nên việc tránh liều vào bàng quang là không thể tránh khỏi, mặt khác kế hoạch sử dụng kĩ thuật FiF dùng các trường chiếu giống với 3D-CRT nên chưa thể hạn cải thiện được hạn chế của kĩ thuật 3D-CRT. 3.2.3 Liều vào ruột Chỉ số Kĩ thuật Giá trị trung bình Giá trị P 3D 46,05 ± 1,18 Dmax (Gy) 0,217 FiF 46,17 ± 0,80 3D 52,81 ± 53,98 V45Gy (cc) 0,036 FiF 42,05 ± 41,21 Bảng 8 Tổng hợp liều lượng trung bình vào ruột giữa hai nhóm kế hoạch 3D-CRT và FiF Kĩ thuật FiF cho thấy sự cải thiện rõ rệt về thể tích nhận liều của ruột. Thể tích trung bình nhận 100% liều của kĩ thuật FiF giảm khoảng 19% so với thể tích ruột nhận liều ở kĩ thuật 3D-CRT. Ở cả hai kĩ thuật vẫn tồn tại những kế hoạch không đạt về thể tích nhận liều do thể tích khối u nằm sát ruột nên rất khó để che chắn. 3.2.4 Liều vào đầu xương đùi Cơ quan Chỉ số 3D FiF Giá trị P Dmax (Gy) 44,21 ± 1,75 45,24 ± 1,01 0,0122324 Đầu xương đùi D40% (Gy) 35,23 ± 1,97 37,29 ± 1,02 0,0000012 trái D25% (Gy) 36,07 ± 1,87 38,03 ± 1,03 0,0000017
- Dmax (Gy) 44,64 ± 1,11 45,21 ± 1,04 0,0007820 Đầu xương đùi D40% (Gy) 35,05 ± 2,05 37,08 ± 1,26 0,0000011 phải D25% (Gy) 36,15 ± 1,84 37,95 ± 1,01 0,0000145 Bảng 9 Tổng hợp liều lượng trung bình vào đầu xương đùi giữa hai nhóm kế hoạch 3D-CRT và FiF Bảng 9 cho thấy Dmax trung bình trên các kế hoạch của cả hai kĩ thuật đều đạt yêu cầu về liều lượng nhận vào (Dmax < 50Gy) ở cả đầu xương đùi trái và phải. Với D40% và D25% giá trị liều lượng trung bình nhận vào đều thấp hơn so với tiêu chuẩn (D40% < 40Gy, D25% < 75%). Liều trung bình nhận vào của kĩ thuật FiF có cao hơn so với kĩ thuật 3D-CRT ở cả đầu xương đùi trái và phải nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy quá trình lập kế hoạch dùng kĩ thuật FiF vẫn chưa thực sự tốt. IV. BÀN LUẬN Các kế hoạch được lập dựa trên hai kĩ thuật 3D-CRT và FiF đều đáp ứng được các tiêu chí liều vào khối u, chỉ số đánh giá kế hoạch và liều vào các cơ quan nguy cấp OARs theo tiêu chí đề ra. Liều vào các cơ quan nguy cấp của cả hai kĩ thuật gần như tương đương và đều đạt tiêu chí đề ra. Ở túi ruột, các kế hoạch sử dụng FiF có thể giảm thể tích nhận liều tốt hơn 3D-CRT nhưng liều vào ruột cải thiện không đáng kể. Về đầu xương đùi và bàng quang thì ở kĩ thuật FiF chưa thực sự tốt hơn so với 3D-CRT. Vì vậy, người lập kế hoạch có thể xem xét lựa chọn kĩ thuật cho từng ca bệnh tùy trường hợp. Các kế hoạch sử dụng kĩ thuật FiF có chỉ số MU thấp hơn so với 3D-CRT dựa trên nêm động. Chỉ số MU ở các kế hoạch sử dụng FiF có thể được hiệu chỉnh theo ý muốn qua các trường con, thậm chí nó không phụ thuộc vào số lượng trường con được tạo và sử dụng. Việc giảm số MU có thể giúp giảm tổng thời gian điều trị cho bệnh nhân và đồng thời cũng giảm nguy cơ xuất hiện ung thư thứ phát trong xạ trị. V. KẾT LUẬN Sau quá trình nghiên cứu, có thể kết luận một số ưu điểm của kĩ thuật FiF so với 3D-CRT sử dụng nêm động như sau: - Giảm các tác dụng phụ do tán xạ liều lượng khi dùng nêm động. - Giảm chỉ số MU cho các kế hoạch giúp giảm thời gian điều trị.
- - Dễ dàng giảm các vùng liều cao không mong muốn và tăng liều vào các vùng điều trị quan tâm. - Có thể ứng dụng tại các bệnh viện tương tự khi các máy xạ trị chưa được trang bị hệ thống nêm động. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] L. T. Oanh, T. D. Thanh, and T. T. H. Loan, ‘Application of AAPM TG119 to evaluate the Intensity-Modulated radiotherapy (JO-IMRT) plan on the Prowess Panther treatment planning system’, Science and Technology Development Journal - Natural Sciences, vol. 5, no. 2, p. first, May 2021, doi: 10.32508/stdjns.v5i2.979. [2] P. Fenoglietto et al., ‘Persistently better treatment planning results of intensity-modulated (IMRT) over conformal radiotherapy (3D-CRT) in prostate cancer patients with significant variation of clinical target volume and/or organs-at-risk’, Radiotherapy and Oncology, vol. 88, no. 1, pp. 77–87, Jul. 2008, doi: 10.1016/J.RADONC.2007.12.011. [3] M. Ahmad, A. Hussain, W. Muhammad, S. Q. A. Rizvi, and Matiullah, ‘Studying wedge factors and beam profiles for physical and enhanced dynamic wedges’, J Med Phys, vol. 35, no. 1, pp. 33–41, Jan. 2010, doi: 10.4103/0971-6203.57116. [4] J. Son et al., ‘Effect of changes in monitor unit rate and energy on dose rate of total marrow irradiation based on Linac volumetric arc therapy’, Radiation Oncology, vol. 14, no. 1, May 2019, doi: 10.1186/s13014-019-1296-y. [5] V. R. Matjaž Jeraj, ‘Multileaf collimator in radiotherapy’, Radiol Oncol , vol. 38, no. 3, pp. 40–235, Apr. 2004. [6] R. Prabhakar, P. K. Julka, and G. K. Rath, ‘Can field-in-field technique replace wedge filter in radiotherapy treatment planning: a comparative analysis in various treatment sites’, Australas Phys Eng Sci Med, vol. 31, no. 4, pp. 317–324, 2008. [7] M. K. Gizyńska and P. F. Kukołowicz, ‘Dose gradient based algorithm for beam weights selection in 3D-CRT plans’, Reports of Practical Oncology & Radiotherapy, vol. 19, no. S, pp. S9–S12, May 2014, doi: 10.1016/J.RPOR.2014.03.002. [8] H. H. Rossi et al., THE INTERNATIONAL COMMISSION ON RADIATION UNITS AND MEASUREMENTS INDIVIDUALS PARTICIPATING IN THE PREPARATION OF THIS REPORT. 7910 WOODMONT AVEUE BETHESA, MARYLAND 20814, 1999.
- [9] Y. Saglam et al., ‘Quality Assurance in Stereotactic Radiosurgery and Stereotactic Body Radiotherapy’, Adv Res, pp. 22–33, Jun. 2020, doi: 10.9734/air/2020/v21i730216. [10] Q. Wu and R. Mohan, ‘Algorithms and functionality of an intensity modulated radiotherapy optimization system’, Med Phys, vol. 27, no. 4, pp. 701–711, 2000, doi: 10.1118/1.598932. [11] I. Paddick, ‘A simple scoring ratio to index the conformity of radiosurgical treatment plans’, J Neurosurg, vol. 93, no. 3, pp. 219–222, 2000. Thông tin tác giả chính, báo cáo viên: Họ tên: Nguyễn Đương Tú Địa chỉ email: Tu.nd5642@gmail.com Số điện thoại: 0962583162 Ghi chú: Báo cáo chưa từng đăng báo, tạp chí trong và ngoài nước
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHÁT HIỆN MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY Ô NHIỄM THỰC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PCR
21 p | 246 | 89
-
So sánh phân bố liều xạ của kỹ thuật Field in field, IMRT và VMAT trong lập kế hoạch xạ trị thư vú bảo tồn tại Bệnh viện K
6 p | 14 | 7
-
So sánh kỹ thuật xạ trị 3D-CRT, IMRT và VMAT trong điều trị ung thư phổi sử dụng xạ trị lập thể định vị thân
11 p | 59 | 6
-
So sánh, đánh giá chất lượng kế hoạch xạ phẫu não giữa kỹ thuật DCAT và VMAT tại khoa Xạ trị - Bệnh viện E
10 p | 17 | 5
-
ĐIỀU TRỊ GÃY SÀN HỐC MẮT KẾT HỢP LÓT CHỖ GÃY
24 p | 135 | 5
-
So sánh sự phân bố liều giữa kỹ thuật xạ trị 3D và IMRT trong xạ trị bổ túc ung thư vú
10 p | 21 | 5
-
Phân lập và định lượng đồng thời hai hợp chất diterpenoid chính trong dược liệu hy thiêm bằng HPLC
6 p | 42 | 5
-
Nghiên cứu so sánh phân bố liều giữa kỹ thuật VMAT Split X-Jaw với Open X-Jaw và Limited X-Jaw trong xạ trị ung thư cổ tử cung
10 p | 9 | 4
-
TẠO HÌNH GÃY SÀN HỐC MẮT VỚI CHẾ PHẨM SAN HÔ TRONG NƯỚC
28 p | 78 | 4
-
Phân lập stigmasta-5,22-dien-3-ol và stigmasta-4,22- dien-3-on trong phân đoạn diethyl ether từ rễ cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms)
9 p | 53 | 4
-
Một số hợp chất flavonoid phân lập từ lá cây dâu (Morus alba L.) thu hái tại tỉnh Thái Nguyên
6 p | 82 | 3
-
So sánh sự phân bố liều giữa kỹ thuật 3D CRT – IMRT – VMAT trong xạ trị ung thư trực tràng giai đoạn II - III
8 p | 33 | 2
-
Sử dụng phần mềm GAMOS để tính liều trong điều trị ung thư gan
7 p | 32 | 2
-
So sánh các thông số về liều trên thể tích điều trị và cơ quan lành trong lập kế hoạch xạ trị ung thư vú trái sử dụng kỹ thuật thở bình thường và hít sâu nín thở tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
8 p | 13 | 2
-
Đánh giá ảnh hưởng của các mức năng lượng và số lượng cung tròn đến phân bố liều trong xạ trị điều biến thể tích cung tròn cho ung thư cổ tử cung
9 p | 25 | 1
-
Tạo hình gãy sàn hốc mắt với chế phẩm san hô trong nước: Công trình so sánh qua 62 trường hợp
6 p | 32 | 1
-
So sánh sự phân bố liều xạ của kỹ thuật xạ điều biến liều (IMRT) với 3D trong điều trị ung thư vú bảo tồn
6 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn