Sổ tay sửa chữa ô tô: Kiến thức cơ bản về ô tô
lượt xem 4
download
Sổ tay sửa chữa ô tô: Kiến thức cơ bản về ô tô trình bày những kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cụm, hệ thống, tổng thành ôtô và bảo dưỡng, sửa chữa thông thường xe ôtô. Có được kiến thức cơ bản về ô tô và hiểu biết về các bộ phận thiết yếu của ô tô sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chăm sóc ô tô của bạn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sổ tay sửa chữa ô tô: Kiến thức cơ bản về ô tô
- Sổ tay sửa chữa ô tô KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ Ô TÔ
- Khái quát Cấu tạo ôtô Xe ôtô bao gồm các bộ phận như sau: 1. Động cơ • Động cơ xăng hoặc động cơ diesel 2. Hệ thống truyền lực -1-
- 3. Gầm xe • Hệ thống treo • Hệ thống lái • Hệ thống phanh -2-
- 4. Điện động cơ 5. Điện thân xe 6. Thân vỏ (1/1) -3-
- Phân loại ôtô Phân loại theo năng lương chuyển động Xe ôtô có thể được phân loại thành các dạng sau tùy theo nguồn năng lượng chuyển động: Động cơ xăng Động cơ diesel Động cơ lai (Hybrid) Xe sử dụng năng lượng điện Động cơ lai loại tế bào nhiên liệu (1/6) Xe sử dụng động cơ xăng Loại xe ôtô này hoạt động bằng động cơ sử dụng nhiêu liệu xăng. Do động cơ xăng tạo ra công suất lớn đồng thời nó có kích thước nhỏ gọn, nên chúng được sử dụng rộng rãi trên các loại xe du lịch. Ngoài ra người ta còn sử dụng động cơ CNG, động cơ LPG và động cơ chạy bằng cồn, chúng sử dụng các loại nhiên liệu khác nhau. CNG: Khí ga nén tự nhiên LPG: Khí ga hoá lỏng Động cơ Bình nhiên liệu (nhiên liệu xăng) (2/6) Xe sử dụng động cơ diesel Loại xe ôtô này hoạt động bằng động cơ sử dụng nhiêu liệu diesel. Do động cơ diesel tạo ra mômen xoắn lớn và có tính kinh tế nhiên liệu tốt, nên chúng được sử dụng rộng rãi trên các loại xe tải và xe SUV. SUV: Xe đa dụng kiểu thể thao Động cơ Bình nhiên liệu (nhiên liệu diesel) (3/6) -4-
- Xe sử dụng động cơ lai (Hybrid) Loại xe ôtô này được trang bị với những nguồn năng lượng chuyển động khác nhau, như động cơ xăng và môtơ điện. Do động cơ xăng phát ra điện năng, loại xe ôtô này không cần nguồn bên ngoài để nạp điện cho ắc quy. Hệ thống dẫn động bánh xe dùng điện 270V, ngoài ra các thiết bị khác dùng điện 12V. Ví dụ, khi khởi hành, xe sử dụng môtơ điện, môtơ này tạo ra công suất cao mặc dù tốc độ thấp. Khi xe tăng tốc, nó sẽ vận hành động cơ xăng, động cơ này có hiệu quả hơn ở tốc độ cao hơn. Bằng cách sử dụng tối ưu cả hai nguồn năng lượng chuyển động như trên, sẽ đạt được hiệu quả trong việc giảm ô Động cơ Bộ đổi điện Hộp số nhiễm do khí xả và nâng cao tính kinh tế nhiên liệu. Bộ chuyển đổi Ắc quy • Sơ đồ mô tả hệ thống Hybrid của Toyota (động cơ xăng và môtơ điện). (4/6) Xe ôtô sử dụng năng lượng điện (EV) Loại xe ôtô này sử dụng nguồn điện của ắc quy để vận hành môtơ điện. Thay vì sử dụng nhiên liệu, ắc quy cần được nạp lại điện. Loại xe này mang lại nhiều lợi ích, như không gây ô nhiễm và phát ra tiếng ồn thấp khi hoạt động. Hệ thống dẫn động bánh xe dùng điện 290V, ngoài ra các thiết bị khác dùng điện 12V. • Sơ đồ mô tả hệ thống EV của Toyota. Bộ điều khiển công suất Môtơ điện Ắc quy (5/6) Xe sử dụng động cơ lai loại tế bào nhiên liệu (FCHV) Loại xe ôtô này sử dụng năng lượng điện tạo ra khi nhiên liệu hyđrô phản ứng với ôxy trong không khí sinh ra nước. Do nó chỉ thải ra nước, nó được coi là tốt nhất trong những loại xe có mức ô nhiễm thấp, và nó được tiên đoán sẽ trở thành nguồn năng lượng chuyển động cho thế hệ ôtô tiếp theo. • Sơ đồ mô tả hệ thống Hybrid tế bào nhiên liệu của Toyota. Bộ điều khiển công suất Môtơ điện Bộ tế bào nhiên liệu Hệ thống lưu Hyđrô Ắc quy phụ (6/6) -5-
- Phần loại theo phương pháp dẫn động Xe có thể được phân loại theo vị trí của động cơ, bánh xe chủ động và số lượng của bánh xe chủ động. FF (động cơ đặt phía trước, cầu trước chủ động) Do xe FF không có trục cácđăng, có thể tạo nên không gian rộng bên trong xe, do đó đạt được tính tiện nghi cao. FR (động cơ đặt phía trước, cầu sau chủ động) Do xe FR cân bằng tốt về trọng lượng, nó có tính ổn định và điều khiển tốt MR (động cơ đặt giữa, cầu sau chủ động) Do xe MR cân bằng tốt về trọng lượng giữa cầu trước và sau, nó có tính điều khiển rất tốt 4WD (4 bánh chủ động) Do xe 4WD dẫn động bằng cả 4 bánh xe, có có thể hoạt động ổn định dưới các điều kiện đường xấu. Trọng lượng của nó lớn hơn so với các loại xe khác (1/1) -6-
- Khái quát Khái quát Trong động cơ xăng, hỗn hợp không khí – nhiên liệu cháy nổ bên trong động cơ, và lực này được chuyển hóa thành chuyển động quay để làm xe ôtô chuyển động. Để động cơ hoạt động được, ngoài cơ cấu sinh lực còn có những hệ thống phụ trợ được bổ sung thêm. 1. Cơ cấu sinh lực 2. Hệ thống nạp -1-
- 3. Hệ thống nhiên liệu 4. Hệ thống bôi trơn 5. Hệ thống làm mát -2-
- 6. Hệ thống xả (1/1) Hoạt động Để tạo ra năng lượng làm cho xe chuyển động, động cơ xăng lặp lại 4 kỳ hoạt động như sau: • Kỳ nạp • Kỳ nén • Kỳ cháy • Kỳ xả Chúng hút hỗn hợp không khí - nhiên liệu vào trong các xylanh, nén lại, đánh lửa và đốt cháy nó, sau đó xả ra. Việc lặp lại 4 hoạt động này mang lại năng lượng cho động cơ xăng. Loại động cơ này được gọi là động cơ 4 kỳ. Xupáp nap Bugi Xupáp xả Buồng cháy Píttông Kỳ nạp Xupáp xả đóng lại và xupáp nạp mở ra. Hành trình đi xuống của píttông làm cho hỗn hợp không khí - nhiên liệu được hút vào trong xylanh qua xupáp nạp đang mở. -3-
- Kỳ nén Píttông hoàn thành hành trình đi xuống và xupáp nạp đóng lại. Hỗn hợp không khí - nhiên liệu hút vào trong xylanh sẽ bị nén mạnh khi píttông đi lên. Kỳ cháy Khi píttông sắp hoàn tất hành trình đi lên của nó, dòng điện sẽ được cấp đến bugi, tạo ra tia lửa điện. Sau đó hỗn hợp không khí - nhiên liệu đã được nén lại sẽ bốc cháy và nổ. Nó sẽ ấn píttông xuống và làm cho trục khuỷu quay. Kỳ xả Xupáp xả mở ra khi píttông gần hoàn tất hành trình đi xuống. Sau đó khí xả tạo ra do quá trình cháy được xả ra khỏi xylanh. (1/2) -4-
- Cơ cấu phối khí Các xupáp nạp và xả mở và đóng theo chuyển động quay của các trục cam. Trục cam quay môt vòng (để mở và đóng các xupáp nạp và xả một lần) trong 2 vòng quay của trục khuỷu (2 hành trình chuyển động lên xuống của píttông). (2/2) -5-
- Cơ cấu sinh lực Các bộ phận Động cơ là một bộ phận quan trong nhất trong các chi tiết làm cho xe ôtô chuyển động. Với mục đích như vậy, mỗi một bộ phận được chế tạo từ các chi tiết chính xác cao. ) 1. Nắp quylát 2. Thân máy -6-
- 3. Píttông 4. Trục khuỷu 5. Bánh đà -7-
- 6. Cơ cấu phối khí 7. Đai dẫn động 8. Cácte dầu (1/1) -8-
- Nắp quylát và thân máy Nắp quy lát Các chi tiết cùng với píttông tạo nên buồng cháy ở phần lõm phía bên dưới nắp quylát. Thân máy Các chi tiết tạo nên kết cấu cơ bản của động cơ. Để làm động cơ hoạt động êm, người ta sử dụng một số xylanh. Nắp quylát Gioăng Thân máy (1/1) THAM KHẢO: Bố trí các xylanh Người ta thường sử dụng các cách bố trí xylanh như sau: Loại thẳng hàng Đây là loại thông dụng nhất, với loại này các xylanh được bố trí thành một hàng. Loại chữ V Các xylanh được bố trí thành hình chữ V. Động cơ được rút ngắn lại so với loại thẳng hàng nếu có cùng số xylanh. Loại đối đỉnh nằm ngang Các xylanh được bố trí đối diện nhau theo chiều ngang, với trục khuỷu nằm ở giữa. Mặc dù bề ngang của động cơ trở nên lớn hơn, nhưng chiều cao của nó lại giảm đi. (1/1) Số xylanh Để giảm đến mức thấp nhất rung động do chuyển động thẳng đứng của píttông, và mang lại sự êm dịu khi xe chuyển động, một động cơ có nhiều xylanh. Thông thường, nếu số lượng xylanh lớn, động cơ sẽ quay êm hơn, và sẽ ít rung động hơn. Động cơ thẳng hàng thường có 4 hay 6 xylanh, động cơ chữ V có 6 hay 8 xylanh. Một động cơ xăng 4 kỳ: Trong một động cơ 4 xylanh, 4 lần nổ xảy ra trong mỗi 2 vòng quay của trục khuỷu. Trong một động cơ 8 xylanh, diễn ra 8 lần nổ. 4 Xylanh thẳng hàng 1 - 2 - 4 - 3 Để làm cho động cơ chạy êm, phải xác định 6 Xylanh thẳng hàng 1 - 5 - 3 - 6 - 2 - 4 được thứ tự nổ cơ bản cho các xylanh, tuỳ 6 xylanh chữ V 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 theo số lượng của chúng. 8 xylanh chữ V 1 - 8 - 4 - 3 - 6 - 5 - 7 - 2 (1/1) -9-
- Píttông, trục khuỷu và bánh đà Píttông Píttông chuyển động thẳng đứng bên trong xylanh, do áp suất được tạo ra bởi sự cháy của hỗn hợp không khí - nhiên liệu. Trục khuỷu Trục khuỷu biến chuyển động thẳng của píttông thành chuyển động quay thông qua thanh truyền. Bánh đà Bánh đà được chế tạo ở dạng một đĩa thép nặng, biến chuyển động quay của trục khuỷu thành quán tính. Do đó, nó có thể tạo ra lực chuyển động quay ổn định. Píttông Chốt píttông Thanh truyền Trục khuỷu Bánh đà (1/1) Đai dẫn động Đai dẫn động truyền năng lượng chuyển động quay của trục khuỷu đến máy phát, bơm trợ lực lái và máy nén điều hoà thông qua các puly. Thông thường, một xe ôtô có 2 hay 3 dây đai. Dây đai phải được kiểm tra độ căng và độ mòn, và phải được thay thế định kỳ. Puly trục khuỷu Puly bơm trợ lực lái Puly máy phát Puly bơm nước Puly máy nén điều hoà (1/1) THAM KHẢO: Hệ thống dẫn động đai uốn khúc Hệ thống dẫn động đai uốn khúc sử dụng một đai chữ V nhiều gân để dẫn động mát phát, bơm nước, bơm trợ lực lái hay máy nén điều hoà. So sánh với dây đai thông thường, nó đem lại những đặc điểm sau: • Làm giảm chiều dài của động cơ. • Giảm số lượng các chi tiết. • Giảm trọng lượng. Đai nhữ V nhiều gân Puly trục khuỷu Puly căng đai (bộ căng đai tự động) Puly bơm trợ lực lái Puly máy phát Puly bơm nước Puly máy nén điều hoà (1/1) -10-
- Cácte dầu Đây là nới chứa dầu, nó được làm bằng thép hay nhôm. Cácte dầu có những hốc sâu và tấm ngăn để sao cho khi xe bị nghiêng, vẫn có đủ dầu ở dưới đáy cácte. Cácte dầu số 1 Cácte dầu số 2 Cácte dầu không có tấm ngăn Cácte dầu có các tấm ngăn (1/1) (1/1) Cơ cấu phối khí Cơ cấu phối khí là một nhóm các bộ phận mở và đóng các xupáp nạp và xả trong nắp quylát tại thời điểm thích hợp. Trục khuỷu Đĩa xích cam Xích cam Trục cam nạp Xupáp nạp Trục cam xả Xupáp xả * Trong hình vẽ là cơ cấu phối khí VVT-i. (1/3) -11-
- THAM KHẢO: Các loại cơ cấu phối khí Có nhiều loại cơ cấu phối khí khác nhau, tuỳ theo vị trí và số lượng trục cam. DOHC (Trục cam kép đặt trên) Loại này bao gồm 2 trục cam, và mỗi trục cam dẫn động trực tiếp các xupáp, đảm bảo chuyển động chính xác của các xupáp. DOHC loại gọn Loại này bao gồm 2 trục cam, trong đó một trục cam được vận hành bằng một bộ bánh răng. Cấu tạo của nắp quylát đơn giản hơn và gọn hơn so với kiểu DOHC thông thường. Dây đai cam Bánh răng cắt kéo Trục cam (1/2) OHC (trục cam đặt trên) Loại này dùng 1 trục cam để vận hành tất cả các xupáp thông qua cò mổ. OHV (Xupáp treo) Loại này có một trục cam bên trong thân máy và cần có đũa đẩy và cò mổ để mở và đóng các xupáp. Dây đai cam Trục cam Đũa đẩy Cò mổ (2/2) Xích cam Xích này truyền chuyển động quay của trục khuỷu đến các trục cam. Xích cam Đĩa xích trục cam Đĩa xích trục khuỷu (2/3) -12-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sổ tay đại tu Đại tu hộp số
122 p | 7 | 4
-
Sổ tay Công việc sửa chữa thường gặp - GV. Nguyễn Văn Nhu
87 p | 3 | 3
-
Sổ tay Hệ thống âm thanh – GV. Nguyễn Văn Nhu
26 p | 10 | 3
-
Sổ tay Hệ thống điều hòa không khí tự động – GV. Nguyễn Văn Nhu
14 p | 7 | 3
-
Sổ tay Cảm biến xe ô tô - GV. Nguyễn Văn Nhu
30 p | 7 | 3
-
Sổ tay Hệ thống phun xăng điện tử (EFI) - GV. Nguyễn Văn Nhu
23 p | 7 | 3
-
Sổ tay Hệ thống cửa sổ điện – GV. Nguyễn Văn Nhu
9 p | 6 | 2
-
Sổ tay Hệ thống điều hòa không khí - GV. Nguyễn Văn Nhu
32 p | 5 | 2
-
Sổ tay Hệ thống chiếu sáng - tín hiệu xe ô tô - GV. Nguyễn Văn Nhu
23 p | 3 | 2
-
Sổ tay chẩn đoán ô tô MPX chức năng chẩn đoán – GV. Nguyễn Văn Nhu
17 p | 5 | 2
-
Sổ tay sửa chữa điều hòa: Quy trình nạp ga hệ thống điều hòa không khí
22 p | 5 | 2
-
Sổ tay Hệ thống cung cấp điện - GV. Nguyễn Văn Nhu
23 p | 2 | 2
-
Sổ tay chẩn đoán ô tô Quy trình khắc phục hư hỏng
22 p | 3 | 2
-
Sổ tay chẩn đoán ô tô: Nguyên lý chẩn đoán ô tô - Nguyễn Văn Nhu
23 p | 2 | 2
-
Sổ tay đại tu Đại tu động cơ
102 p | 3 | 2
-
Sổ tay đại tu: Cơ bản về đại tu
67 p | 5 | 2
-
Sổ tay Sửa chữa điện ô tô: Kỹ thuật kiểm tra – sửa chữa hệ thống điện xe ô tô - GV. Nguyễn Văn Nhu
229 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn