Soạn giáo án điện tử - Đổi mới phương pháp giảng dạy
lượt xem 17
download
I. ÐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PPDH ÐỔI MỚI 1. Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh. a) Gv tổ chức các hoạt động thông qua hệ thống câu hỏi, học sinh tự lực khám phá những kiến thức mà mình chưa biết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Soạn giáo án điện tử - Đổi mới phương pháp giảng dạy
- Soạn giáo án điện tử - Đổi mới phương pháp giảng dạy I. ÐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PPDH ÐỔI MỚI 1. Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh. a) Gv tổ chức các hoạt động thông qua hệ thống câu hỏi, học sinh tự lực khám phá những kiến thức mà mình chưa biết. b) Gv thường tổ chức các hoạt động học tập: củng cố kiến thức cũ, tìm tòi phát hiện kiến thức mới, luyện tập, vận dụng kiến thức mới,… 2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. a) Gv cần truyền thụ cho học sinh tri thức phương pháp. Tri thức phương pháp thường có tính thuật toán. b) Gv cần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, qui lạ về quen,… 3. Tăng cường học tập cá thể với học tập hợp tác. a) Ðổi mới PPDH yêu cầu học sinh phải: “nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”. b) Lớp học là môi trường giao tiếp: thầy – trò, trò – trò. Nâng cao trình độ qua việc vận dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể.
- 4. Kết hợp việc đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. a) Gv cần yêu cầu học sinh tự đánh giá bài làm của minh. Nhận xét góp ý bài làm của bạn. b) Phê phán các sai lầm, tìm ra nguyên nhân sai lầm, nêu cách sửa chữa sai lầm. II. THIẾT KẾ BÀI SOẠN THEO TINH THẦN ÐỔI MỚI PPDH 1. Vai trò của giáo viên - học sinh trong đổi mới PPDH a. Giáo viên - Trên lớp, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ. - Gợi mở, xúc tác, động viên, tư vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi, tranh luận của học sinh. b. Học sinh - Trên lớp, học sinh hoạt động là chính dưới hệ thống câu hỏi khám phá kiến thức mới của giáo viên . - Hoạt động độc lập hoặc hợp tác theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh các kiến thức, hình thành các kỹ năng, thái độ. 2. Các bước chuẩn bị khi thiết kế một giáo án a/ Xác định mục tiêu bài học Kiến thức – Kĩ năng – Thái độ (Đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.) * Chú ý: mục tiêu đặt ra là cho học sinh, do học sinh thực hiện. Giáo viên chỉ là người tổ chức , hướng dẫn, giúp đỡ học sinh. b/ Phân hóa mục tiêu bài học trong bài soạn - Giáo viên phải đặt yêu cầu khác nhau
- đối với những nhóm học sinh có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau để mỗi học sinh đều được làm việc với sự nổ lực trí tuệ vừa sức. - Giao việc phù hợp với khả năng của đối tượng. - “Phiếu học tập” qui định những công việc mà học sinh phải làm. c/ Quan hệ giữa dạy kiến thức và dạy phương pháp - Tư duy quan trọng hơn kiến thức. Học sinh phải thành thạo các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, đặc biệt hoá, tương tự,… trong đó phân tích, tổng hợp là nền tảng. - Tri thức về phương pháp giúp học sinh tự mình phát hiện, phát triển vấn đề, tìm được hướng giải quyết bài toán,… - Giáo viên phải xác định kiến thức cơ bản nhất của tiết học và áp dụng phương pháp đổi mới với việc lĩnh hội kiến thức cơ bản đó. d/ Tổ chức các hoạt động - Hoạt động của học sinh (HS) chiếm tỉ trọng cao so với giáo viên (GV) về thời gian cũng như cường độ làm việc. - Khi soạn bài GV tập trung chủ yếu vào các hoạt động của HS ( vẽ hình, tính toán, đo đạc, dự đoán, giải bài tập,…) trên cơ sở đó GV hình dung ra cách tổ chức các hoạt động của học sinh như thế nào. - GV suy nghĩ khả năng diễn biến của các hoạt động đề ra cho HS, phải lường trước những khó khăn mà HS sẽ gặp phải. - Dự kiến thời gian cho từng hoạt động, chuẩn bị sẵn những giải pháp điều chỉnh để không bị “cháy” giáo án. e/ “Phiếu học tập” là gì ? - Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những công việc làm độc lập hoặc làm theo nhóm, được phát cho học sinh để hoàn thành trong thời gian ngắn của tiết học. - Mỗi phiếu học tập có thể giao cho học sinh một vài câu hỏi, bài tập cụ thể nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, tập dượt một kỹ năng, rèn luyện một thao tác tư duy hoặc thăm dò ý kiến trước một vấn đề nào đó. * Chú ý: Phiếu học tập không thể thiếu trong việc đổi mới PPDH.
- f/ Soạn hệ thống câu hỏi Các dạng câu hỏi trên lớp nhằm những mục đích khác nhau: kích thích tìm tòi, gợi cách suy nghĩ, gây hứng thú, thu hút chú ý, kiểm tra đánh giá, … Dựa vào mặt nhận thức người ta có thể phân biệt hai loại câu hỏi: + Loại câu hỏi yêu cầu thấp đòi hỏi tái hiện kiến thức, nhớ lại và trình bày lại điều đã học. Loại câu hỏi này dành cho học sinh trung bình trở xuống. + Loại câu hỏi yêu cầu cao đòi hỏi sự thông hiểu, kĩ nãng phân tích, tổng hợp, so sánh,…Loại câu hỏi này sử dụng khi học sinh đã có kiến thức cơ bản. GV muốn HS sử dụng kiến thức đó trong tình huống mới, có thể phức tạp hơn khi HS tham gia giải quyết vấn đề. Loại câu hỏi này dành cho HS khá, giỏi. Tóm lại: Soạn bài theo tinh thần đổi mới PPDH có những thay đổi quan trọng sau: 1/ Thay đổi cách xác định mục tiêu bài học: chỉ rõ mức độ HS phải đạt được sau bài học, chú ý đến xây dựng phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự học. 2/ Thay đổi cách soạn giáo án, chuyển từ thiết kế các hoạt động của thầy sang hoạt động của trò, tăng cường hoạt động cá nhân hoặc làm việc theo nhóm nhỏ bằng các phiếu học tập, tăng cường giao tiếp “ thầy – trò, trò – trò ” 3/ Nâng cao chất lượng câu hỏi, giảm câu hỏi tái hiện kiến thức, tăng câu hỏi tư duy tích cực. Nhận xét sửa sai các câu trả lời của HS. Hệ thống câu hỏi phải chọn lọc phục vụ cho việc đổi mới PPDH như: - Câu hỏi tạo tình huống có vấn đề, - Câu hỏi giúp HS phát hiện kiến thức mới, - Câu hỏi tạo điều kiện HS giải quyềt vấn đề, - Câu hỏi đào sâu kiến thức, khai thác kiến thức,vận dụng kiến thức vào thực tiễn,…
- * Các câu hỏi có khó hơn một chút so với trình độ hiện tại của HS nhằm kích thích HS tích cực suy nghĩ hơn. III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VÀ CÁC BƯỚC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Giáo án Điện tử là gì? Là một bản kế hoạch lên lớp của giáo viên được xây dựng bằng phần mềm tin học. Cần phải phân biệt Giáo án Điện tử với Bài giảng Điện tử là những tập tin có chức năng chuyển tải nội dung giáo dục đến học sinh. Như vậy, bài giảng là công cụ tương tác giữa người học và người dạy để thực hiện các mục tiêu của giáo án. Xét về mặt hình thức, Giáo án Điện tử có thể là trang văn bản hay một file html với các đường liên kết trực tuyến. 1. Dùng phần mềm gì và dùng như thế nào để xây dựng Bài giảng Điện tử? Sự lựa chọn số 1 là sử dụng phương tiện “điện tử” gì để thể hiện bài giảng, theo đó lựa chọn phần mềm tương thích để soạn bài. Nếu ở các lớp không có máy thì GV có thể in bài giảng ra các tờ giấy A4 phát cho HS và một số tờ A1/A0 để treo như poster để làm công cụ giảng dạy trong giờ học. 2. Phần mềm nào mạnh nhất để xây dựng Giáo án Điện tử? Công cụ giáo án Điện tử mạnh nhất mà một GV phải nghĩ đến để xây dựng cho Giáo án Điện tử của mình chính là các file html trực tuyến hay ngắn gọn là các website. Bởi vì trên những file html, nội dung bài giảng có thể liên kết trực tiếp với nguồn cơ sở dữ liệu khổng lồ trên internet, các giáo viên, học sinh có thể tương tác với nhau vượt qua các khoảng cách địa lý. 3. Sẽ phải khởi đầu như thế nào đây? a. Vạch ra đề cương chi tiết những mục tiêu giáo dục, thông tin và thời lượng dành để truyền tải, tiến trình và phương tiện giáo dục mà bạn muốn sử dụng cùng với các hình thức truyền tải. b. Tìm nguyên liệu cho bài giảng (phương tiện giáo dục), đó là những hình ảnh, hình động hay đoạn phim minh họa lý thuyết. Tuy nhiên, một bài giảng tiêu chuẩn nên phải đảm bảo tính gọn nhẹ (file nhỏ), linh hoạt nhiều môi trường (có thể in ra giấy mà HS vẫn hiểu, không phải bận tâm xem PC có phải cài chương trình
- tương thích mới chạy được file giáo án .v.v) do đó hình ảnh luôn được lựa chọn số 1. Các loại hình khác cần phải giảm thiểu tối đa. c. Tìm môi trường thích hợp để xây dựng bản thảo giáo án. Hoàn thiện giáo án và trình diễn bài giảng điện tử thử nghiệm trên lớp, tiếp nhận và xử lý các phản hồi từ đồng nghiệp 2. Các bước thiết kế bài giảng điện tử BƯỚC 1: Thiết kế bài học thô. 1/ Nghiên cứu tài lệu, giáo viên nên đọc sách giáo khoa và giải bài tập của toàn chương để thấy mối liên hệ giữa các bài trong chương. 2/ Xác định mục tiêu bài học 3/ Thiết kế bài học theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học: * Dự kiến các hoạt động toàn bài, hoạt động thành phần. * Với mỗi hoạt động nên lựa chọn nội dung cần hổ trợ của CNTT. BƯỚC 2: Sử dụng phần mềm. Giáo viên lựa chọn phần mềm mà giáo viên sử dụng thành thạo để chuyển nội dung cần trợ giúp thành các file ( hoặc các slide) sao cho tiện sử dụng, đúng tiến trình dự kiến. * Chú ý: 1/ các phần mềm thông dụng như: PowerPoint, Violet, Flash, các phần mềm chuyện dụng của bộ môn, các phần mềm hổ trợ làm phim ảnh, âm thanh... 2/Những yêu cầu chung của Bài giảng điện tử. Nội dung: • Cần đủ nội dung cơ bản. • Thông tin cần phải chọn lọc, hệ thống, cập nhật. • Nội dung cần sử dụng nhiều hình ảnh, âm thanh minh họa. • Tránh sai sót các lỗi văn bản. • Tránh quá nhiều thông tin.
- Hình thức: • Cần có bố cục. • Cần thẩm mỹ. • Tránh lạm dụng nhiều hiệu ứng làm rối mắt. • Tránh lạm dụng màu sắc, dùng nhiều màu sắc chỏi nhau. • Tránh chèn những hình ảnh không hài hòa với nội dung.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non
12 p | 1213 | 94
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng giáo án điện tử
18 p | 538 | 84
-
Bài giảng Sử dụng Powerpoint soạn giáo án điện tử dạy học - THCS Hưng Hội
91 p | 176 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phần mềm Lecture maker để soạn giảng giáo án điện tử E-learning
23 p | 30 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tìm kiếm thông tin trên Internet phục vụ cho soạn, giảng giáo án điện tử
15 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên soạn giáo án điện tử (bài giảng điện tử)
18 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phần mềm violet soạn “giáo án điện tử” giảng dạy bộ môn hóa học lớp 8 như thế nào cho có hiệu quả
50 p | 89 | 4
-
Giáo án điện tử môn Tin học lớp 3 - Bài 1: Bước đầu soạn thảo
17 p | 14 | 1
-
Giáo án điện tử môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 17: Luyện từ và câu Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? Dấu phẩy
11 p | 18 | 1
-
Giáo án điện tử môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 15: Luyện từ và câu Từ ngữ về các dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh
20 p | 10 | 1
-
Giáo án điện tử môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 14: Luyện từ và câu Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu: Ai thế nào?
11 p | 15 | 1
-
Giáo án điện tử môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 10: Luyện từ và câu So sánh. Dấu chấm
14 p | 18 | 1
-
Giáo án điện tử môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 5: Tập đọc - Kể chuyện Người lính dũng cảm
16 p | 17 | 1
-
Giáo án điện tử môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 3: Luyện từ và câu So sánh. Dấu chấm
12 p | 25 | 1
-
Giáo án điện tử môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 1: Tập làm văn Nói về Đội Thiếu niên Tiền phong. Điền vào giấy tờ in sẵn
8 p | 26 | 1
-
Giáo án điện tử môn Mỹ thuật lớp 3 - Bài 12: Vẽ tranh - Đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam
9 p | 27 | 1
-
Giáo án điện tử môn Âm nhạc lớp 3 - Tiết 33: Ôn tập các nốt nhạc. Tập biểu diễn các bài hát đã học
15 p | 24 | 1
-
Giáo án điện tử môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 4: Tập làm văn Nghe – kể: Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn
21 p | 16 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn