Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên soạn giáo án điện tử (bài giảng điện tử)
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là xác định cơ sở khoa học của việc soạn thảo giáo án điện tử trong dạy học. Tìm hiểu nguyên nhân giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử trong dạy học. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giáo dục tại trường tiểu học Thị trấn Tân An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên soạn giáo án điện tử (bài giảng điện tử)
- Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An PHẦN I. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2020 - 2021 tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29 NQ/TW "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua ngày 4 tháng 11 năm 2013 và Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025; Đề án 117/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo; xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử, hệ thống dịch vụ công trực tuyến, hệ thống bồi dưỡng giáo viên trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện Hướng dẫn số 06/HD-SGDĐT ngày 19/10/2020 của Sở GD&ĐT Bắc Giang về thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2020-2021. Việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường nói chung đang được sự quan tâm của ngành giáo dục. Thực tế đó đòi hỏi cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những ưu thế của lĩnh vực công nghệ thông tin, phải biết tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. Việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy những năm gần đây đã chứng minh, công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học”.
- Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An Sử dụng phần mềm trong hoạt động dạy học cũng là một yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh với sự trợ giúp của các phương tiện dạy học hiện đại. Ở nhà trường tiểu học công nghệ thông tin đã được sử dụng vào hầu hết các bộ môn với sự hỗ trợ của các phần mềm: PowerPoint, tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin - nhất là đối với việc thiết kế giáo án điện tử vẫn còn gặp không ít những khó khăn như: Việc thiết kế bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các trang trình chiếu là một điều không phải dễ dàng với nhiều giáo viên. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trong khi chưa phải giáo viên nào cũng thành thạo vi tính. Số tiết thực dạy của mỗi giáo viên trong tuần là khá lớn, trang thiết bị còn thiếu nên giáo viên còn ngại áp dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác một số giáo viên bước đầu làm quen với việc soạn giảng bằng giáo án điện tử nên chưa có những kinh nghiệm xử lí sao cho bài giảng tốt nhất, tốn ít thời gian mà hiệu quả cao. Vì những khó khăn trên mà việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học còn hạn chế. Microsoft PowerPoint là một phần mềm trình diễn giúp cho các giáo viên có thể tự xây dựng được các giáo án điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng, dễ dàng vì hầu hết các thao tác tương tự như phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word rất quen thuộc với hầu hết giáo viên. Đồng thời phần mềm cho phép tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác với các hiệu ứng hết sức phong phú... Nhờ vậy thông qua phần mềm bài giảng này giáo viên hoàn toàn có thể tạo ra được các giáo án theo phương pháp giảng bài của mình. Với những tính năng trên khi thể hiện bài giảng được thiết kế với phần mềm này, giờ học sẽ trở nên sống động, thu hút sự chú ý của học sinh vào bài dạy. Đây cũng là cơ sở để học sinh phát huy tính độc lập, tự giác, tích cực trong học tập. Đó chính là lí do tôi chọn Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp giáo viên soạn giáo án điện tử (bài giảng điện tử)”. Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến là: Hệ thống các bài giảng điện tử môn tin học lớp 3.
- Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An Mục đích của sáng kiến là: Để đạt được mục đích tìm hiểu và đánh giá sáng kiến tôi xác định một số nhiệm vụ sau: - Xác định cơ sở khoa học của việc soạn thảo giáo án điện tử trong dạy học - Tìm hiểu nguyên nhân giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử trong dạy học. - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giáo dục tại trường tiểu học Thị trấn Tân An. Phương pháp nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm: - Phương pháp quan sát: Quan sát thức tế, thực trạng công tác dạy, quá trình học tập của học sinh. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Nghiên cứu sách, báo, giáo trình có liên quan đến công tác giảng dạy tập môn tin học. - Nghiên cứu chất lượng học sinh trong những năm trước. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin về sở thích của học sinh, số liệu, chất lượng học sinh các năm trước ở trường. 2. Điểm mới trong sáng kiến - Nghiên cứu tìm ra cách khắc phục một số khó khăn của giáo viên khi soạn giáo án điện tử. Tìm ra một số biện pháp giúp giáo viên soạn giáo án điện tử tốt hơn để nâng cao chất lượng giảng dạy môn tin học cũng như các môn học khác trong trường tiểu học.
- Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Thực trạng của sáng kiến cần nghiên cứu. Căn cứ quyết định số 550/QĐ-UBND ngày 06/9/2017 của UBND ngày 06/9/2017 của UBND tỉnh ban hành đề án dạy tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025. Sử dụng các phần mềm tiện ích vào thiết kế giáo án điện tử là phương pháp dạy học mới cần được ứng dụng để đem lại kết quả tốt nhất trong việc dạy và học. Đó còn là một cách tiếp cận công nghệ thông tin phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn tiếp thu và sử dụng tin học trong nhà trường của cả giáo viên và học sinh. Có thể nói khó khăn lớn nhất khi thực hiện giáo án điện tử đó là trang thiết bị, phương tiện. Mặc dù trong xu thế công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay nhưng việc trang bị những phương tiện giảng dạy như máy tính xách tay, máy chiếu đa chức năng (Multimedia projector), ti vi đa năng đã được trang bị đầy đủ với các nhà trường. Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử vì cho rằng mất nhiều thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên màn chiếu (slide) là một điều không phải dễ dàng với nhiều giáo viên. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trong khi số tiết của mỗi giáo viên trong tuần là khá lớn. Ngoài kiến thức chuyên môn, để thực hiện được giáo án điện tử , giáo viên cần phải trang bị được cho mình những kiến thức căn bản về tin học, sử dụng thành thạo phần mềm Power Point, biết khai thác tài liệu phục vụ giảng dạy từ nhiều nguồn khác nhau như sưu tầm trên Internet, từ các đĩa phim tài liệu… Công việc này đòi hỏi giáo viên phải có niềm đam mê thật sự với công việc, sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn. Trong khi trình độ sử dụng máy vi tính, sử dụng các phần mềm tiện ích và khai thác thông tin từ mạng
- Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An Internet của đa số giáo viên còn hạn chế thì đây cũng là một trở ngại không nhỏ đến việc dạy học bằng giáo án điện tử. Một số giáo viên bước đầu làm quen với việc soạn giảng bằng giáo án điện tử nên chưa có những kinh nghiệm xử lí sao cho bài giảng tốt nhất. Nhiều bài dạy đang còn quá rườm rà, xa rời nội dung hoặc làm gián đoạn bài học do sử dụng quá nhiều hiệu ứng hoặc hình ảnh, phim minh họa cho nên giờ dạy lại thiên về việc trình diễn những kỹ xảo tin học. Ngược lại, nhiều bài giảng lại quá đơn điệu, sơ sài do đó không nâng cao được chất lượng giờ dạy. Xuất phát từ những thực tế trên, trong quá trình công tác giảng dạy, tôi nhận thấy có một số kết quả sau: - Giáo viên rất ngại sử dụng giáo án điện tử. Chính vì thế không phát huy được tính ưu việt của giáo án điện tử trong dạy học. - Việc vận dụng những phương pháp dạy học mới trong những năm vừa qua cũng đã đem lại những kết quả cao, song nhìn chung chất lượng học sinh chưa thật sự tốt, học sinh nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên, các em chỉ học được những gì cơ bản nhất chứ chưa có sự đầu tư, tìm tòi những tri thức mới, chưa thực sự “hiểu” và “cảm” được nội dung bài học. 2. Kết quả, giải pháp Giải pháp 1: Ngoài kiến thức chuyên môn cần phải trang bị những kiến thức tin học cơ bản nhất Mặc dù giáo án điện tử chưa được các trường học đón nhận rộng rãi, chưa thực sự phổ biến nhưng bước đầu nó đã tạo ra một không khí học tập và làm việc khác hẳn cách học và cách giảng dạy truyền thống. Phải chăng việc dạy bằng giáo án điện tử sẽ giúp người thầy đỡ vất vả bởi vì chỉ cần “click” chuột? Thực ra, muốn “click” chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải bỏ công tìm hiểu, làm quen với cách giảng bài mới này. Cụ thể, người thầy cần phải: - Có kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính. - Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint,
- Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An - Biết cách truy cập và khai thác tài nguyên Internet. - Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm thanh … đơn giản. - Biết cách sử dụng máy chiếu (projector). Thoạt nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực sự để sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy có bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên? Câu trả lời là không. Tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi môn học, mỗi bài học mà có các yêu cầu khác nhau được đặt ra cho giáo viên. Tuy nhiên nếu đáp ứng được hết các yêu cầu trên thì thật tuyệt vời, các hoạt động của giáo viên trong giờ dạy sẽ rất phong phú và hấp dẫn, lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian chuẩn bị bài. Giải pháp 2: Khai thác và xử lý thông tin, tư liệu phục vụ cho bài giảng Từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen làm thế nào để chúng trở thành các giáo án điện tử được trình bày trên máy chiếu? Điều này đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng PowerPoint. Đây là một phần mềm nằm trong bộ MS Office dùng để tạo các trình diễn đa dạng trên máy tính. Nếu chỉ dừng ở mức độ gõ những nội dung cần thiết cộng thêm một ít định dạng về màu sắc, font chữ, thiết nghĩ giáo viên nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên nếu chỉ có thế thì chúng ta chưa thực sự khai thác hết sức mạnh của PowerPoint cũng như chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới này. Ví dụ: trong giờ học ngoại khóa “Tuyên truyền an toàn giao thông”, trong phần “khởi động”.
- Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An Hình ảnh tuyên truyền về an toàn giao thông trong giờ học Sau khi yêu cầu học sinh nêu những hậu quả của tai nạn giao thông, giáo viên có thể chiếu lên màn hình các bức tranh, đoạn Video về tai nạn đã xảy ra trên đường vài lời giới thiệu ngắn gọn sẽ làm cho học sinh hình dung rõ hơn về hậu quả của tai nạn giao thông. Người thầy, cô chỉ cần khéo léo dẫn dắt học sinh tiếp cận vấn đề. Với hình thức giảng dạy như thế, chắc chắn học sinh sẽ hứng thú, hào
- Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An hứng, sôi nổi. Bản thân là một giáo viên Tin học trong nhà trường, qua hơn mười năm công tác đã không ít lần giúp đồng nghiệp tiếp cận với giáo án điện tử không những nâng cao chất lượng tiết học mà bản thân giáo viên bộ môn cũng thích thú với cách soạn giảng mới này. Những tư liệu minh họa cho các nội dung bài học tương đối nhiều trên Internet. Thiết nghĩ, nếu chỉ cần bỏ chút thời gian mà có được những nội dung, hình ảnh cần minh họa cho bài giảng thì đó là điều rất nên làm bởi lẽ nó vừa cung cấp cho chúng ta tư liệu bài giảng lại vừa giúp ta nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo viên cần biết cách thức truy cập Internet để lấy thông tin. Tuy nhiên, không phải hình ảnh, đoạn video nào chúng ta lấy từ Internet đều thỏa mãn ý muốn của chúng ta. Bằng cách tìm kiếm trên trang Google www.google.com.vn và tìm được nhiều nguồn tư liệu phù hợp với chủ đề cần tìm, vấn đề còn lại là phải lựa chọn thích hợp để đưa vào bài giảng và giáo viên bộ môn đã chọn đoạn phim minh họa này ở địa chỉ www.tulieu.bachkim.vn; truonghocketnoi.edu.vn; Để có được những tư liệu trên và nhiều hơn nữa, giáo viên cần phải có sự sưu tầm và mạng Internet là nơi sưu tầm phong phú nhất. Các bạn có thể sưu tầm được rất nhiều tài liệu từ các địa chỉ như:www.truonghocketnoi.edu.vn; www.dayhoc.vn; www.dayhocintel.org hoặc tìm kiếm trong www.google.com.vn với từ khóa (nội dung cần tìm) thích hợp… Giải pháp 3: Đưa các tư liệu cần thiết vào bài dạy Khi đã sưu tập được những tư liệu cần thiết cần phải có sự chọn lọc cần thiết để đưa vào bài giảng của mình. Không nên sử dụng quá nhiều hình ảnh tư liệu mà chỉ sử dụng ở mức độ vừa phải để tránh làm phân tán sự tập trung của học sinh. Sau khi đưa hình ảnh minh họa vào bài giảng, thao tác cơ bản nhất đòi hỏi người thầy phải nắm được là cách thiết lập các hiệu ứng để làm cho bài giảng sinh động, mang lại không khí học tập, giảng dạy mới mẻ. Các hiệu ứng nên sử dụng một cách đơn giản để không làm ảnh hưởng đến sự tiếp thu kiến thức của học sinh. Bên cạnh đó giáo viên có thể sử dụng Violet để thiết kế được nhiều kiểu bài tập
- Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An khác nhau rất phong phú và hấp dẫn như trò chơi ô chữ, lựa chọn đáp án, kéo thả chữ…rất dễ dàng. Ngoài ra, việc làm này còn giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian viết nội dung lên bảng, treo bảng phụ… nội dung hiển thị đến đâu, giáo viên giảng đến đó, làm cho thời gian giảng bài nhiều hơn, các em học sinh hiểu bài sâu hơn. Để soạn một bài giảng bằng giáo án điện tử với sự hổ trợ của phần mềm trình chiếu PowerPoint có thể thực hiện như sau: Bước 1: Tạo một thư mục chứa bài giảng cần soạn. Bước 2: Soạn thảo các câu hỏi bài tập (tùy từng bài giảng) trên phần mềm PowerPoint . - Câu hỏi, bài tập kiểm tra bài cũ nhằm đánh giá kết quả tiết học trước. - Câu hỏi, bài tập giữa bài giúp học sinh khắc sâu nội dung cơ bản của từng mục, từng phần. - Câu hỏi, bài tập cũng cố cuối tiết học nhằm hệ thống kiến thức nội dung bài học. Bước 3: Soạn bài trình chiếu bằng phần mềm PowerPoint bao gồm đề mục, nội dung cơ bản của bài học. Bước 4 : Trình chiếu trên phần mềm PowerPoint Ví dụ: Bài giảng điện tử bài: "Tập tô mầu lớp 3" Hướng dẫn học tin học 3.
- Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An
- Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An Với tiết học có sử dụng giáo án điện tử học sinh rất hứng thú học bài Học sinh suy nghĩ trả lời
- Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An Biện pháp 4: Linh hoạt khi hướng dẫn học sinh học tập Bài giảng sau khi thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình thông qua máy chiếu. Nghĩa là giáo viên buộc phải biết cách sử dụng nó. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc, chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu (hoặc ti vi) với CPU của máy tính hoặc kết nối với máy tính xách tay và điều chỉnh độ lớn (zoom), độ nét (sharpness) trên màn hình giáo viên chắc hẳn sẽ có một bài giảng chất lượng, học trò sẽ có không khí học thoải mái hơn. Thực tế cho thấy nhờ giáo án điện tử mà giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so với giờ dạy truyền thống. Học sinh đã tập trung cao để nghe giảng và tư duy nhiều hơn trong các giờ học. Khi chuyển từ bài giảng truyền thống sang các slide trình diễn, giáo viên thường mang tư tưởng của bài giảng cũ để áp đặt vào. Nghĩa là sẽ trình bày tất cả những gì mình nói và viết vào slide. Điều này hoàn toàn sai lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không mở rộng các kiến thức ngoài, đồng thời nội dung trình chiếu sẽ rất dài, học sinh khó có thể ghi chép đầy đủ vào vở để làm tài liệu học ở nhà. Vì thế chỉ nên coi slide là nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các ý chính phục vụ cho bài giảng. Nếu slide cần hình ảnh minh họa, giáo viên nên tìm kiếm hình ảnh để chèn vào. Công đoạn đưa nội dung vào giáo viên cũng nên lưu ý đến số lượng chữ, màu sắc, kích thước trên các slide. Nhìn vào màn hình giáo viên có nhiệm vụ giải thích kỹ càng và mở rộng nó ra chứ không phải là đọc các dòng chữ trên đó. Nếu chưa quen với cách giảng dạy này, giáo viên có thể thấy khó khăn trong việc xác định xem slide tiếp theo sẽ trình bày về vấn đề gì. Không sao, để dễ dàng làm chủ quá trình điều khiển học sinh, giáo viên có thể in ra một bản cầm tay (hand out) để vừa giảng vừa nhìn vào đó mà xác định vấn đề sẽ nói tiếp theo. Biện pháp 5: Sử dụng giáo án điện tử không có nghĩa giáo án truyền thống bị lãng quên Trong giáo án truyền thống chúng ta trình bày tất cả nội dung bài giảng. Vậy thì đối với giáo án điện tử chỉ gồm một số slide, các slide chỉ chứa từ khóa, hình
- Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An ảnh… thì làm thế nào mà giáo viên có thể quan sát hết các vấn đề cần được giảng? Để giải quyết việc này, tốt nhất giáo viên phải xây dựng cho mình một đề cương bài giảng. Đề cương ghi rõ số tiết dạy của môn học, tên bài giảng tương ứng với các tiết học nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong mỗi tiết học là gì? Vấn đề nào trình bày trước, vấn đề nào trình bày sau? Vấn đề nào cần được trọng tâm và nhấn mạnh? Dành thời gian cho từng vấn đề là bao nhiêu? …Sở dĩ cần chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy là vì nếu tiết giảng dạy đó người giảng chưa nói hết nội dung các slide hay đã trình bày hết nhưng thời gian còn thừa là đồng nghĩa với việc “cháy giáo án” và không đảm bảo được yêu cầu của bài dạy. Kết hợp đề cương này cùng một bản in cầm tay một cách hợp lý chắc chắn sẽ không mắc phải sự cố này. Biện pháp 6: Trình chiếu theo phương pháp ghi bảng Mặc dù những nội dung cơ bản đã được giáo viên tóm lược và trình chiếu trên màn hình, để khi kết thúc một đề mục hay bài học học sinh có thể hình dung lại được hệ thống kiến thức của bài học thì người soạn phải khéo léo trong khi trình bày bài giảng.Vì vậy song song với quá trình trình chiếu nội dung tiếp theo, giáo viên nên giữ lại những tiêu đề, đề mục của bài học trên trang kế tiếp để cuối tiết học học sinh dễ hình dung lại nội dung kiến thức vừa lĩnh hội. Đồng thời giáo viên có thể sử dụng phần tóm lược này để yêu cầu học sinh trình bày cụ thể lại nội dung của từng ý. Đối với những nội dung chính cần ghi chép vào vở, giáo viên khi đưa lên màn chiếu nên chiếu chậm kết hợp giảng giải để học sinh có thể ghi chép lại những kiến thức cơ bản trên dùng làm tư liệu học tập ở nhà. Kết quả của sáng kiến: Trong quá trình thực hiện các giải pháp trên tại nhà trường tiểu học thị trấn Tân An đến thời điểm cuối năm học 2020 - 2021 đã thu được kết quả cụ thể như sau:
- Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Mức độ nhận Sáng kiến tháng Sáng kiến tháng So sánh thức của học 5/2021 9/2020 sinh Số học sinh Tỷ lệ Số học sinh Tỷ lệ Thao tác nhanh, 90/184 48.9% 170/184 92,3% Tăng 43.4 % đúng Thao tác đúng 120/184 65,2% 184/184 100% Tăng 34.8 % Thao tác chậm 40/184 21,7% 5/184 2.7% Giảm 19 % Chưa biết thao 19/184 10.3% 2/184 1% Giảm 9.3 % tác HS Yêu thích Tăng 120/184 65.2 176/184 95.6 môn học 30.4 % 2.3. Kinh phí thực hiện theo từng nội dung, nhiệm vụ: TT Thời gian các thực giải pháp Kinh phí Giải pháp 1: Ngoài kiến thức chuyên môn cần phải 1 trang bị những kiến thức tin học cơ bản nhất 600.000 Thời gian 2 buổi Giải pháp 2: Khai thác và xử lý thông tin, tư liệu phục 2 vụ cho bài giảng 300.000 Thời gian 1 buổi
- Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An Giải pháp 3: Đưa các tư liệu cần thiết vào bài dạy 3 300.000 Thời gian 1 buổi Biện pháp 4: Linh hoạt khi hướng dẫn học sinh học tập 4 600.000 Thời gian 2 buổi Biện pháp 5: Sử dụng giáo án điện tử không có nghĩa 5 giáo án truyền thống bị lãng quên 600.000 Thời gian 2 buổi Biện pháp 6: Trình chiếu theo phương pháp ghi bảng 6 300.000 Thời gian 1 buổi PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Ý nghĩa và khả năng ứng dụng và nhân rộng Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn qua một năm học 2020-2021 tại trường Tiểu học thị trấn Tân An. Tôi nhận thấy sáng kiến kinh nghiệm này bước đầu mang lại hiệu quả: Giáo viên đã biết soạn giáo án điện tử, học sinh hứng thú học bài bằng một số giải pháp sau: - Tổ chức một số buổi học tập về cách sử dụng máy chiếu, thiết lập trình chiếu trong PowerPoint, cho giáo viên để họ có thể tự thiết kế giáo án điện tử cho mình. - Tổ chức một số buổi học tập về cách sử lấy thông tin trên mạng (Đoạn video tư liệu, tranh trong các bài giảng để cho giáo viên để họ có thể tự thiết kế giáo án điện tử cho mình. - Tìm hiểu và nghiên cứu thêm những kỹ năng cơ bản và nâng cao trong việc sử dụng giáo án điện tử để làm phong phú thêm những dạng bài tập khác nhau.
- Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An - Tham gia các buổi thao giảng để thu nhận những góp ý chân thành từ đồng nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương pháp mới. - Thăm dò và đánh giá, so sánh chất lượng học sinh đối với giờ dạy không sử dụng giáo án điện tử với giờ dạy có sự dụng giáo án điện tử. sau giờ học để nắm bắt được thực chất chất lượng của các em học sinh. 2. Hiệu quả kinh tế xã hội của sáng kiến mang lại. - Học sinh hứng thú học bài, hăng hái phát biểu, hiểu bài, nắm vững kiến thức, kỹ năng các phần mềm, hiểu rõ các thao tác sử dụng phần mềm. Hình thành tốt các năng lực phẩm chất cần đạt sau mỗi bài học. 3. Kiến nghị Với nhà trường cần: - Tăng cường các đợt tập huấn chuyên đề về giáo án điện tử cho toàn thể giáo viên giảng dạy. - Có biện pháp tích cực khuyến khích cán bộ giáo viên tự học tập nâng cao trình độ tin học và xây dựng ý thức vận dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Trên thực tế, việc ứng dụng sáng kiến này mới chỉ trong một phạm vi hẹp, vì thế cũng chưa thể đánh giá được toàn diện và chính xác nhất những ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Vì vậy, một lần nữa tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ cùng những lời góp ý chân thành từ các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến ngày một hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! Tân An, ngày 10 tháng 5 năm 2021 Tân An, ngày 8 tháng 5 năm 2021 CƠ QUAN CHỦ TRÌ SÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Tiến Anh
- Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An MỤC LỤC Nội dung Trang I. Phần mở đầu 1 1. Lý do chọn Sáng kiến 1 2. Điểm mới của sáng kiến 3 II. Giải quyết vấn đề 4 1. Thực trạng của sáng kiến cần nghiên cứu 4 2. Kết quả, giải pháp 5 III. Kết luận và kiến nghị 16 1. Ý nghĩa và khả năng ứng dụng và nhân rộng 16 2. Hiệu quả kinh tế xã hội của sáng kiến mang lại 16 3. Kiến nghị 16
- Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An Tµi liÖu tham kh¶o 1. Hướng dẫn tự học Microsoft Power Point 2007- Nhà xuất bản: Từ điển Bách khoa - Tác giả: VL.Comp 2. Hướng dẫn tra cứu các thông tin hữu ích trên internet - Nhà xuất bản: thông tin & truyền thông - Tác giả: Ths. Nguyễn Như Tuấn, Ths. Nguyễn Tiến Xuân. 3. Tin học cơ sở - Nhà xuất bản: Tri thức 4. Trang web: www.backim.vn 5. Trang web: www.tulieu.bachkim.vn 6. Trang web: www.goole.com.vn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 221 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 170 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 192 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 176 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 148 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn