Sỏi thận
lượt xem 31
download
Sỏi thận Sỏi thận rất dễ tái phát Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như uống thuốc để làm tan sỏi, tán qua da, phẫu thuật. Tuy nhiên, có đến 50% số bệnh nhân xuất hiện sỏi trở lại sau đó. Sỏi thận hình thành do lượng nước tiểu quá ít (mất nước do uống ít nước hoặc lao động quá sức), hay nồng độ các chất khoáng tăng cao như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho tăng cao. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sỏi thận
- Sỏi thận Sỏi thận rất dễ tái phát Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như uống thuốc để làm tan sỏi, tán qua da, phẫu thuật. Tuy nhiên, có đến 50% số bệnh nhân xuất hiện sỏi trở lại sau đó. Sỏi thận hình thành do lượng nước tiểu quá ít (mất nước do uống ít nước hoặc lao động quá sức), hay nồng độ các chất khoáng tăng cao như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho tăng cao. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản. Có những viên sỏi nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần, choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và
- các chức năng của cơ quan này. Sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo, dẫn đến suy thận. Có 4 loại sỏi thận chính Sỏi canxi: Chiếm 80-90%. Lượng canxi thừa trong cơ thể được đào thải qua thận, nếu nồng độ quá nhiều, khó hòa tan hết trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi. Những người có lượng vitamin D cao, bị cường tuyến giáp, hay những người bị suy thận dễ bị sỏi canxi. Sỏi phosphat ammonium magnesium: Do vi khuẩn lên men urê gây nên, thường hình thành sau khi bị viêm đường tiết niệu mạn tính do tăng lượng amoniac trong nước tiểu. Amoniac nồng độ cao làm vi khuẩn phát triển nhanh hơn, khiến sỏi khuẩn hình thành. Sỏi này thường có nhiều cạnh nhọn, kích thước lớn làm tổn thương thận. Sỏi acid uric: Hình thành do quá nhiều axit uric trong nước tiểu. Người ăn nhiều đạm động vật, người bị bệnh gút có nguy cơ sỏi urat cao. Sỏi cystine: Ít gặp, hay xảy ra ở người bị bệnh xistine niệu, khiến thận không hấp thu lại xistine (một loại amino acid). Chất này không được hòa tan tốt trong nước tiểu, khi nồng độ cao sẽ tạo thành sỏi. Khi thấy đau là sỏi đã lớn Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi lớn lên gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Các triệu chứng thường gặp là: - Cơn đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản. Đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng. Có khi bệnh nhân chỉ đau âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc. - Tiểu ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn, làm thận chảy máu. - Có thể có sốt cao 38-39 độ C, hoặc ớn lạnh, thận to đau, cảm giác bỏng rát.
- - Đau khi tiểu, nước tiểu đục do nhiễm khuẩn. Nhiều cách chữa nhưng hay tái phát Để điều trị hiệu quả, việc xác định loại sỏi rất quan trọng. Có thể loại trừ sỏi thận nhỏ mà không phải phẫu thuật như uống nhiều trên 2 lít nước một ngày để sỏi tự ra. Ở cơ sở y tế, các bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp như: Tán sỏi ngoài cơ thể: Với sỏi đài bể thận đường kính dưới 20 mm, có thể dùng năng lượng siêu âm chiếu qua da vào các viên sỏi để phá vỡ chúng. Sóng siêu âm tán viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ đường kính dưới 4 mm để nó tự ra ngoài qua đường tiểu. Tán sỏi qua da: Đưa một máy tán sỏi qua da vùng thắt lưng vào thận. Viên sỏi sẽ bị tán vỡ nhờ sóng siêu âm và hút ra ngoài qua ống. Cách này có thể tán được những sỏi lớn, rắn ngay trong bể thận đã giãn rộng, có thể rửa sạch, lấy hết cặn sỏi và dẫn lưu bể thận qua da. Phẫu thuật: Áp dụng khi sỏi lớn đường kính trên 40 mm, sỏi san hô nhiều gai cạnh găm vào đài bể thận, đài bể thận giãn hay ứ nước... Hơn 50% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát. Do đó dù đã điều trị, bệnh nhân vẫn cần: - Uống 2-3 lít nước mỗi ngày. - Giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây. Ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric. - Uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu. - Người bị sỏi thận do tuyến giáp tiết ra nhiều hoóc môn cần điều trị triệt để bằng phẫu thuật tuyến giáp.
- Chế độ ăn uống của người mắc bệnh thận Bệnh nhân mắc bệnh có liên quan đến thận nói chung, cần đặc biệt quan tâm tới chế độ ăn uống bởi nếu ăn uống nhiều muối và protein sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Khống chế Muốn khống chế các bệnh liên quan tới thận, bạn nên thực hiện theo những tiêu chí sau đây: - Giảm cân nếu bạn thuộc tuýp người dư thừa cân nặng hay béo phì. - Hạn chế các thực phẩm giàu protein. - Nên lựa chọn những loại thực phẩm ít béo, bổ sung thêm rau xanh và trái cây để làm tăng hàm lượng kali trong cơ thế. - Hạn chế ăn muối cũng như nêm muối vào trong quá trình chế biến món ăn. Theo các chuyên gia, người mắc bệnh thận không nên thu nạp quá 2,4g muối mỗi ngày tương đương với 1 thìa muối. Nên tuân thủ - Ăn từ 4 đến 5 phần trái cây tươi mỗi ngày. - Ăn nhiều rau xanh.
- Không nên: - Hạn chế các loại thực phẩm như: Thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, nội tạng, thịt gà, thịt gia cầm. - Tất cả các loại cá và các hải sản khác. - Tất cả các loại pho mát. - Sữa và các sản phẩm từ sữa. Hạn chế các thực phẩm chứa muối như: - Thịt lợn muối, thịt hun khói, xúc xích. - Cá muối, cá nướng, cá đóng hộp. - Đối với các loại thực phẩm đông lạnh, bạn nên kiểm tra thông tin về hàm lượng muối có trong sản phẩm. Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc nào về chế độ ăn uống bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Bởi chế độ ăn uống đôi khi còn phụ thuộc vào những nhân tố khác như loại rắc rối nào bạn đang gặp với thận, độ tuổi của bạn, giới tính, mức độ hoạt động, loại thuốc bạn đang sử dụng để điều trị bệnh, kết quả xét nghiệm máu, số lần đi tiểu mỗi ngày.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ngược dòng tán sỏi thận bằng ống mềm tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh giai đoạn 2019-2021
5 p | 10 | 3
-
Điều trị sỏi thận bằng phương pháp lấy sỏi thận qua da: Nghiên cứu so sánh giữa đường hầm nhỏ và đường hầm tiêu chuẩn
8 p | 7 | 3
-
So sánh tính an toàn, hiệu quả của tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ và đường hầm tiêu chuẩn trong điều trị sỏi san hô
8 p | 5 | 3
-
Đánh giá tỉ lệ tai biến biến chứng của kỹ thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận tại Bệnh viện Quân y 103 từ 1/2018 đến 5/2020
5 p | 4 | 2
-
Đánh giá bước đầu điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi ống mềm tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
5 p | 5 | 2
-
Nhân một trường hợp điều trị bảo tồn rò đại tràng sau tán sỏi thận phải qua da trên bệnh nhân thận móng ngựa
6 p | 4 | 2
-
Nhân một trường hợp sỏi thận trên thận lạc chỗ
8 p | 5 | 2
-
Đánh giá kết quả nội soi ống mềm tán sỏi thận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới
7 p | 6 | 2
-
Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm cho bệnh nhân sỏi thận phức tạp: Lựa chọn đường vào và chiến lược phẫu thuật
11 p | 7 | 2
-
Một số yếu liên quan đến kết quả phẫu thuật mở bể thận có nội soi mềm hỗ trợ điều trị sỏi thận nhiều viên tại Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội
4 p | 4 | 1
-
Đánh giá kết quả của phẫu thuật nội soi thận ngược dòng sử dụng ống soi bán cứng điều trị sỏi thận
8 p | 2 | 1
-
Ứng dụng hình học vào kỹ thuật chọc dò đài thận trong phẫu thuật lấy sỏi thận qua da
8 p | 5 | 1
-
Nghiên cứu biến chứng sau điều trị sỏi thận bằng tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ và các yếu tố liên quan
5 p | 3 | 1
-
Đánh giá kết quả tán sỏi qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận tái phát
4 p | 5 | 1
-
Kết quả bước đầu tán sỏi thận qua da với đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm, tại Bệnh viện Quân y 354, từ năm 2018-2022
6 p | 7 | 1
-
Phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ hoàn toàn dưới hướng dẫn siêu âm không đặt thông niệu quản trong điều trị sỏi thận đơn giản
7 p | 2 | 1
-
Kết quả điều trị sỏi thận bằng nội soi niệu quản ngược dòng bằng ống mềm tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh
6 p | 1 | 1
-
Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ sạch sỏi sau điều trị sỏi thận san hô qua phương pháp tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Đa khoa Saint Paul
8 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn