intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng công cụ thuế thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

Chia sẻ: Vân Hi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động xuất khẩu có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế Việt Nam. Thời gian qua xuất khẩu của Việt Nam ngày một cải thiện, kim ngạch tăng, đa dạng về hàng hóa, mở rộng về thị trường. Có được kết quả đó là do ảnh hưởng của việc sử dụng các công cụ khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, một trong các công cụ khá quan trọng là công cụ thuế. Bài viết tập trung xem xét việc sử dụng công cụ thuế ở Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng công cụ thuế thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

  1. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” SỬ DỤNG CÔNG CỤ THUẾ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hoài, Khoa Thuế và Hải quan, HVTC Th.S Chu Văn Hùng- Đại học Quốc tế, ĐHQG HN TÓM TẮT Hoạt động xuất khẩu có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế Việt Nam. Thời gian qua xuất khẩu của Việt Nam ngày một cải thiện, kim ngạch tăng, đa dạng về hàng hóa, mở rộng về thị trường. Có được kết quả đó là do ảnh hưởng của việc sử dụng các công cụ khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, một trong các công cụ khá quan trọng là công cụ thuế. Bài viết tập trung xem xét việc sử dụng công cụ thuế ở Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động xuát khẩu ở Việt Nam. TỪ KHÓA: Công cụ thuế; hỗ trợ xuất khẩu ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian qua hoạt động xuát khẩu của Việt Nam có nhiều kết quả tích cực như gia tăng về kim ngạch, đa dạng thị trường, gia tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam cũng còn có những hạn chế nhất định, tăng trưởng xuất khẩu chưa ổn định, chưa thật sự bền vững trong trung và dài hạn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu và đơn đặt hàng gia công đến từ nước ngoài, xuất khẩu dựa rất nhiều vào doanh nghiệp FDI. Đa phần hàng hoá được sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, chất lượng chưa đồng đều, bất cập về vấn đề chất lượng và giá cả. Xuất khẩu Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hoa Kỳ nên khi các thị trường này biến động sẽ làm trì trệ hoạt động xuất khẩu của nhiều mặt hàng như nông sản. Do vậy vấn đề đặt ra là cần chú trọng hoàn thiện các công cụ, thực hiện các biện pháp hỗ trợ tốt hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu, nhất là việc sử dụng công cụ thuế. Để phát huy hơn nữa vai trò của công cụ thuế đối với hoạt động xuất khẩu, Việt Nam cần hoàn thiện chính sách thuế và quản lý thuế để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới. 486
  2. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH 1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và sử dụng công cụ thuế để thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua 1.1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua Trong những năm vừa qua, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay cả trong bối cảnh kinh tế và chính trị thế giới bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh COVID-19, Việt Nam vẫn duy trì được mức xuất siêu và mức tăng trưởng dương về xuất khẩu. Các kết quả chủ yếu của họat động xuất khẩu thời gian qua thể hiện trên các khía cạnh sau đây: Thứ nhất, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1: Xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2022 Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Xuất 176.580,8 215.118,6 243.696,8 264.189,4 281.500 336.160 371.300 khẩu (triệu USD) Tốc 9 21.8 13,3 8,4 6,5 19,4 10,5 độ tăng (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê Thứ hai, số lượng mặt hàng xuất khẩu cũng ngày càng đa dạng và phong phú, đặc biệt đã phát triển thêm một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực và tạo vị thế cao trong xuất khẩu các mặt hàng này. Năm 2022 so với năm 2021, có một số nhóm ngành hàng xuất khẩu chính như máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 7,43 tỷ USD, giày dép các loại tăng 6,15 tỷ USD, hàng dệt may tăng 4,82 tỷ USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 4,74 tỷ USD so với năm 2021;… 487
  3. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Biểu đồ 1: 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2022 so với năm 2021 Nguồn: Tổng cục Hải quan Thứ ba, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, không chỉ tăng cường ở các thị trường truyền thống mà còn khai thác được các thị trường mới, tiềm năng và đặc biệt tận dụng hiệu quả các FTA thế hệ mới. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Úc... Đến nay, nước ta đã có quan hệ chính thức với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có 4 đối tác chiến lược toàn diện, 17 đối tác chiến lược, 13 đối tác toàn diện); có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; đàm phán, ký kết và thực thi 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới trong đó 16 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương. Việc thực thi có hiệu quả các FTA thời gian qua đã giúp mở rộng, đa dạng thị trường, chuỗi cung ứng và sản phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực; thúc đẩy kim ngạch XNK tăng trưởng mạnh và cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt theo hướng chuyển từ thâm hụt sang thặng dư (năm 2022 là năm thứ 7 liên tiếp Việt Nam xuất siêu với mức thặng dư gần 12 tỷ USD; 7 tháng đầu năm 2023 tiếp tục ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục 15,23 tỷ USD), góp phần nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế. 488
  4. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Thứ tư, về cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch tích cực, chuyển dịch từ các mặt hàng nguyên liệu thô hoặc sơ chế sang các mặt hàng có hàm lượng chế biến. Tỷ trọng hàng nhiên liệu và khoáng sản có xu hướng ngày càng giảm, trong khi đó tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng lên. Năm 2022 nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu, chiếm hơn 86% tổng kim ngạch xuất khẩu. Việc gia tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Một số hạn chế và thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam: - Quy mô xuất khẩu hàng hóa còn nhỏ, tăng trưởng xuất khẩu chưa ổn định, chưa thật sự bền vững trong trung và dài hạn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Phát triển nguồn hàng xuất khẩu chưa bền vững, thiếu tính liên kết và dễ bị tác động tiêu cực khi thị trường nước ngoài có biến động. Sản xuất hàng hóa quy mô lớn dựa trên công nghệ hiện đại còn ít. Khá nhiều doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm xuất khẩu quy mô nhỏ, chưa có nhiều thông tin về thị trường xuất khẩu. Rất ít doanh nghiệp Việt Nam tham gia được vào mạng sản xuất, mạng phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu. - Nhiều ngành hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, da giày,… chủ yếu ở dạng gia công. Các mặt hàng chủ lực phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu và đơn đặt hàng gia công đến từ nước ngoài, xuất khẩu dựa rất nhiều vào doanh nghiệp FDI. Đa phần hàng hoá được sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, chất lượng chưa đồng đều, bất cập về vấn đề chất lượng và giá cả. - Xuất khẩu Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hoa Kỳ nên khi các thị trường này biến động sẽ làm trì trệ hoạt động xuất khẩu của nhiều mặt hàng như nông sản. - Nhận thức của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hộ sản xuất của Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa thực sự hiểu rõ và hiểu đúng các FTA để tận dụng và gây ra tình trạng lo ngại đầu tư vào các dự án, ngành sản xuất tận dụng ưu đãi FTA. Từ đó gây nên thực trạng không tận dụng được FTA là để lãng phí nguồn lực sản xuất. - Hoạt động sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém, các ngành công nghiệp phụ trợ cho xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu, năng lực cạnh tranh nhỏ nên gây cản trở lớn trong quá trình xuất khẩu. - Phát triển kinh tế và thương mại quốc tế chủ yếu vẫn dựa vào các yếu tố bề rộng mà thiếu sự đóng góp đáng kể của các yếu tố chiều sâu (như năng suất lao động, hàm lượng tri thức hay công nghệ). Hiệu quả tận dụng cơ hội, lợi ích từ các cam kết quốc tế trong một số lĩnh vực như khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo…chưa cao. 489
  5. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 1.2. Sử dụng công cụ thuế để thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua Thời gian qua nhà nước áp dụng các biện pháp, sử dụng các công cụ khác nhau để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu. Thuế được Nhà nước sử dụng để thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam được thể hiện trên các khía cạnh sau đây: Một là, về chính sách thuế, hiện hành có các ưu đãi đối với hoạt động xuất khẩu như sau: -Theo quy định hiện hành về thuế suất thuế xuất khẩu, đại bộ phận hàng hóa xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu 0%, chỉ đánh thuế xuất khẩu đối với các trường hợp xuất khẩu tài nguyên quý hiếm, đối với xuất khẩu nguyên liệu thô. -Về thuế nhập khẩu có quy định miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Quy định này có tác dụng khuyến khích gia công hàng xuất khẩu, khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu. -Về thời hạn nộp thuế, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định trường hợp người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quy định này có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nếu thuộc trường hợp phải nộp thuế thì chưa phải nộp thuế ngay tại thời điểm xuất khẩu. -Về thuế GTGT: văn bản thuế GTGT quy định nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Quy định này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu vật tư, nguyên liệu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN trong nước, tạo điều kiện để tham gia hoạt động kinh doanh sản xuất xuất khẩu, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Về thuế suất thuế GTGT quy định hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu đáp ứng các điều kiện thì được áp dụng thuế suất thuế GTGT khi xuất khẩu là 0%, khi xuất khẩu không những không phải nộp thuế GTGT mà còn được khấu trừ hoặc được hoàn thuế GTGT đầu vào. Về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ quy định hoàn thuế trong trường hợp cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan. Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không 490
  6. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế. - Về thuế tiêu thụ đặc biệt có quy định hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu thì thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB. - Về chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2023. Theo Nghị định 12/2023/ NĐ-CP của Chính phủ, các đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2023 là doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; Ngành sản xuất, chế biến thực phẩm; xây dựng; hoạt động xuất bản; thoát nước và xử lý nước thải; vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; hoạt động kinh doanh bất động sản; sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; sản phẩm cơ khí trọng điểm...Đối với thuế GTGT, thời gian gia hạn là 6 tháng đối với số thuế GTGT từ tháng 3 đến tháng 5/2023 và quý I năm 2023; thời gian gia hạn là 5 tháng đối với số thuế GTGT của tháng 6/2023 và quý II năm 2023; thời gian gia hạn là 4 tháng đối với số thuế GTGT của tháng 7/2023; thời gian gia hạn là 3 tháng đối với số thuế GTGT của tháng 8/2023. Đối với thuế TNDN, Chính phủ cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế TNDN tạm nộp của quý I, quý II kỳ tính thuế TNDN năm 2023.Thời gian gia hạn là 3 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế TNDN theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Nghị định 12/2023/NĐ-CP cũng cho phép doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất đối với 50% số tiền thuê đất phát sinh phải nộp năm 2023.Thời gian gia hạn là 6 tháng kể từ ngày 31/5/2023 đến ngày 30/11/2023. Việc cho phép gia hạn nộp thuế có tác dụng hỗ trợ thanh khoản của doanh nghiệp có khả năng duy trì dòng tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn và bảo đảm vốn cho kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản, da giầy, dệt may, thép, gỗ…là những ngành đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu cho năm 2023. Hai là, về quản lý thuế hàng xuất khẩu. Nhìn chung công tác quản lý có nhều cải tiến, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, điều này thể hiện trên các khía cạnh sau: - Phương thức nộp tiền điện tử qua ngân hàng phối hợp thu kết hợp với việc nộp thuế và thông quan đã tạo thuận lợi cho NNT có thể nộp tiền thuế vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện, hạn chế tối đa việc thanh toán bằng tiền mặt, đảm bảo thông tin nộp tiền được thanh khoản thuế kịp thời, chính xác, giúp đơn giản hoá thủ tục nộp tiền thuế, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người nộp thuế - Thủ tục hải quan đã có nhiều cải tiến nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục liên quan đến hoạt động xuất khẩu. 491
  7. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” - Bằng việc áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên cho những doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện nhất định như tuân thủ tốt pháp luật, điều kiện về kim ngạch xuất khẩu thì sẽ được ưu tiên khi xuất khẩu như ưu tiên về kiểm tra hàng hóa, ưu tiên thứ tự làm thủ tục hải quan, được ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế qua đó giúp giảm thiểu thủ tục hành chính, giảm thời gian giao nhận, lưu kho hàng hóa, tiết kiệm thời gian làm thủ tục hải quan, mang lại lợi ích không nhỏ về quản lý dòng tiền, cắt giảm đáng kể chi phí logistics, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh, xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp. -Từ cuối năm 2020, ngành Hải quan đã triển khai vận hành Hệ thống miễn, giảm hoàn thuế điện tử trên phạm vi toàn quốc đã tạo thuận lợi cho người nộp thuế; hỗ trợ cơ quan hải quan thực hiện công tác xử lý thuế chính xác, nhanh chóng; giảm thời gian, chi phí khi xử lý hồ sơ. Nhìn chung việc sử dụng công cụ thuế ở Việt Nam thời gian vừa qua đã có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, tuy nhiên cũng còn có những hạn chế nhất định.Cụ thể: - Chính sách thuế chủ yếu mới tập trung vào khâu xuất khẩu mà chưa chú trọng đến các khâu đầu vào, nên chi phí, giá thành của sản phẩm xuất khẩu chưa được cắt giảm nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu chưa được cải thiện nhiều. - Một vài quy định trong chính sách thuế hiện hành chưa thực sự khuyến khích hoạt động xuất khẩu. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định miễn thuế nhập khẩu đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng không có điều khoản quy định cho phép miễn thuế đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sau đó bán nguyên liệu đó cho các doanh nghiệp khác sản xuất hàng xuất khẩu. Hơn nữa hiện hành cũng không có điều khoản quy định cho phép miễn thuế xuất khẩu đối với hàng hóa được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu. Như vậy, cùng một loại sản phẩm xuất khẩu, nếu thực hiện theo loại hình gia công thì được miễn thuế xuất khẩu, còn nếu sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu thì khi xuất khẩu vẫn phải chịu thuế xuất khẩu. Điều này đã tạo ra sự không bình đẳng giữa các loại hình sản xuất - kinh doanh, không khuyến khích DN thực hiện các loại hình sản xuất - kinh doanh tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn so với gia công cho nước ngoài. Luật thuế GTGT có quy định thuế suất thuế GTGT 0% áp dụng đối với dịch vụ xuất khẩu nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định, tuy nhiên do dịch vụ có tính vô hình nên trong quá trình thực hiện đã phát sinh vướng mắc trong việc xác định dịch vụ xuất khẩu, gây khó khăn cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế. -Về hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu trong một số trường hợp thời gian hoàn thuế quá chậm, do cơ quan thuế cần thời gian kiểm tra xác minh thông tin hóa đơn mua 492
  8. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” vào, xác minh thông tin liên quan đến người mua ở nước ngoài nên doanh nghiệp xuất khẩu phải chờ đợi quá lâu mới nhận được tiền hoàn thuế. -Về thủ tục hải quan thời gian qua tuy có được cải tiến nhưng nhìn chung vẫn còn rườm rà, cần tiếp tục rà soát để đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu. - Bên cạnh đó, khâu vận chuyển hàng hoá xuất khẩu quốc tế của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Việt Nam không có nhiều kinh nghiệm đối với quyền vận tải, đàm phán thuê tàu, bảo hiểm hàng hoá…Ngoài ra cơ sở hạ tầng kho vận chưa tốt, chi phí logistics vẫn còn cao cũng là nhân tố gây ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động xuất khẩu. 2. Định hướng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và một số khuyến nghị hoàn thiện sử dụng công cụ thuế nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam 2.1. Định hướng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 theo Quyết định số 493/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày19/4/2022 có nêu các định hướng xuất khẩu bao gồm: - Định hướng chung + Phát triển xuất khẩu bền vững, phát huy lợi thế so sánh và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hợp lý theo chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. + Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng, có hàm lượng khoa học - công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao, các sản phẩm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm thân thiện với môi trường. - Định hướng phát triển ngành hàng + Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản: tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị kinh tế cao; nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường; chủ động thích ứng và vượt qua các rào cản thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại ở thị trường nước ngoài. + Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo: gia tăng giá trị trong nước trong hàng hóa xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu; tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao; nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao. 493
  9. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” + Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường; chú trọng đầu tư phát triển xuất khẩu các sản phẩm kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. - Lộ trình và bước đi cụ thể như sau: + Giai đoạn 2021 - 2025: Nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông sản, thủy sản chủ lực có lợi thế sản xuất, xuất khẩu, kết hợp với xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng nông sản Việt; nâng cao giá trị gia tăng cho những mặt hàng thâm dụng lao động và có tính cạnh tranh cao như dệt may, da giày, điện tử, các sản phẩm công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình. + Giai đoạn 2026 - 2030: Phát triển các mặt hàng mới có giá trị gia tăng cao, hàng nông sản, thủy sản chế biến sâu; hàng công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. - Về các chỉ tiêu định lượng: +Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm trong thời kỳ 2021 - 2030, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng xuất khẩu bình quân 8 - 9%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng bình quân 5 - 6%/năm. + Tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu lên 88% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; trong đó, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ trung bình và cao đạt khoảng 65% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030. + Tăng tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Âu lên 16 - 17% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 18 - 19% vào năm 2030; khu vực châu Mỹ lên 32 - 33% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 33 - 34% vào năm 2030; tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Á vào khoảng 49 - 50% vào năm 2025 và 46 - 47% vào năm 2030. 2.2. Một số khuyến nghị hoàn thiện sử dụng công cụ thuế nhằm thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam Một là, hoàn thiện chính sách thuế. Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nên bổ sung quy định cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để bán nguyên liệu cho các doanh nghiệp khác sản xuất hàng xuất khẩu, bổ sung quy định cho phép miễn thuế xuất khẩu đối với hàng hóa được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu. Chính sách thuế GTGT cần quy định rõ hơn về dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%. Hai là, đẩy nhanh tiến độ xử lý hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu. Cơ quan thuế các cấp cần quan tâm hơn nữa đến công tác hoàn thuế GTGT. Cơ quan thuế cần hướng 494
  10. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” dẫn doanh nghiệp kê khai, nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo đúng quy định. Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách về hồ sơ, thủ tục hoàn thuế để doanh nghiệp chủ động trong việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị hoàn thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan thuế khi tiếp nhận hồ sơ, tránh việc hồ sơ chưa đáp ứng thủ tục khi gửi đến Cơ quan thuế. Cơ quan thuế cần được phân loại hồ sơ hoàn thuế để xử lý hoàn thuế đúng thẩm quyền, đúng pháp luật quy định, không để tồn đọng kéo dài. Đối với các hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT đã kiểm tra, xác định số thuế đủ điều kiện hoàn thì khẩn trương ban hành quyết định hoàn thuế cho doanh nghiệp, đảm bảo đúng thời hạn quy định. Đối với các hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT đang kiểm tra, xác minh số thuế đủ điều kiện hoàn thì phải thông báo cho người nộp thuế về tiến độ giải quyết hồ sơ, dự kiến thời gian sẽ giải quyết đảm bảo công khai, minh bạch. Ba là, cần tiếp tục rà soát quy trình, thủ tục hải quan để đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu. KẾT LUẬN Việc sử dụng công cụ thuế là hết sức quan trọng nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam. Thời gian qua ở nước ta nhìn chung chính sách thuế và quản lý thuế đã hoàn thiện hơn, qua đó giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi khi xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên việc sử dụng công cụ thuế cũng có những hạn chế nhất định, kết quả thực hiện chưa thực sự như mong muốn. Xuất phát từ những hạn chế của việc sử dụng công cụ thuế nhằm hỗ trợ xuất khẩu, từ định hướng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn đến 2030, bài viết đã nêu một số khuyến nghị hoàn thiện chính sách thuế và biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 107/2016 QH13 ngày 06/04/2016 2. Luật thuế giá trị gia tăng số 01/VBHN-VPQH ngày 28/4/2016 3. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 02/VBHN-VPQH ngày 28/4/2016 4. Nghị định 11/VBHN-BTC, ngày 16/6/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 5. Nghị định 12/2023/ NĐ-CP ngày 14/04/2023 về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023 6. Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ: Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 495
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2