intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng phương pháp chi phí sử dụng vốn xác định cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

156
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lý thuyết về cơ cấu vốn hiện đại cho rằng có tồn tại một cơ cấu vốn tối ưu mà ở đó nhà quản trị doanh nghiệp có thể tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn hoặc gia tăng giá trị doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều phương pháp để xác định cơ cấu vốn tối ưu, tuy nhiên việc lượng hóa còn gặp nhiều khó khăn. Bài báo này sử dụng phương pháp chi phí sử dụng vốn để xác định cấu trúc vốn tối ưu với trường hợp của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng phương pháp chi phí sử dụng vốn xác định cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp

Nguyễn Việt Dũng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 125(11): 81 - 86<br /> <br /> SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN<br /> XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CỦA DOANH NGHIỆP<br /> Nguyễn Việt Dũng*, Mai Thanh Giang, Dương Thanh Tình<br /> Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Lý thuyết về cơ cấu vốn hiện đại cho rằng có tồn tại một cơ cấu vốn tối ưu mà ở đó nhà quản trị<br /> doanh nghiệp có thể tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn hoặc gia tăng giá trị doanh nghiệp. Hiện nay<br /> có nhiều phương pháp để xác định cơ cấu vốn tối ưu, tuy nhiên việc lượng hóa còn gặp nhiều khó<br /> khăn. Bài báo này sử dụng phương pháp chi phí sử dụng vốn để xác định cấu trúc vốn tối ưu với<br /> trường hợp của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.<br /> Từ khóa: Cơ cấu vốn tối ưu, nguồn vốn, doanh nghiệp<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có<br /> thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để<br /> đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh<br /> doanh. Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh<br /> nghiệp cần phối hợp sử dụng các nguồn vốn<br /> để tạo ra một cơ cấu nguồn vốn hợp lý đem<br /> lại chi phí sử dụng vốn thấp nhất hoặc tối đa<br /> hóa giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xác<br /> định cụ thể cơ cấu vốn tối ưu trong thực tiễn<br /> hoạt động của doanh nghiệp là vấn đề khó<br /> khăn. Hiện nay có nhiều phương pháp để xác<br /> định cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp như<br /> phương pháp chi phí sử dụng vốn, phương<br /> pháp giá trị hiện tại được điều chỉnh, phương<br /> pháp so sánh và phương pháp phân tích hồi<br /> quy. Mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược<br /> điểm khác nhau, trong bài viết này tác giả<br /> giới thiệu phương pháp chi phí sử dụng vốn<br /> áp dụng với trường hợp của công ty cổ phần<br /> xi măng Bỉm Sơn niêm yết tại Sở giao dịch<br /> chứng khoán Hà Nội.<br /> SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ SỬ<br /> DỤNG VỐN XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VỐN<br /> TỐI ƯU<br /> Phương pháp chi phí sử dụng vốn tiếp cận<br /> theo quan điểm cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu<br /> vốn mà tại đó tối thiểu hóa chi phí sử dụng<br /> vốn và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.<br /> Nội dung của phương pháp này trải qua các<br /> bước cơ bản sau:<br /> *<br /> <br /> Tel: 0915.644.857<br /> <br /> Bước 1: Xác định chi phí sử dụng vốn vay tại<br /> mỗi hệ số nợ.<br /> Chi phí sử dụng nợ vay là tỷ lệ sinh lời cần<br /> thiết phải đạt được từ việc sử dụng nợ vay để<br /> giữ cho thu nhập của các chủ sở hữu hiện tại<br /> không bị sụt giảm. Để xác định cơ cấu vốn tối<br /> ưu, việc ước lượng chi phí sử dụng nợ vay<br /> không chỉ dừng lại việc ước lượng chi phí sử<br /> dụng nợ vay hiện tại mà còn chi phí sử dụng<br /> nợ vay tương ứng với các hệ số nợ khác nhau.<br /> Muốn xác định được điều này, phương pháp<br /> phổ biến là dựa vào một hệ thống xếp hạng<br /> tín nhiệm. Tại mỗi mức tín nhiệm, ta có thể<br /> xác định mức bù rủi ro tương ứng, qua đó làm<br /> cơ sở xác định chi phí sử dụng vốn vay tại<br /> mỗi mức hệ số nợ.<br /> Bước 2: Xác định chi phí sử dụng vốn cổ<br /> phần tại mỗi hệ số nợ.<br /> Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm có ba<br /> bộ phận chính, đó là: cổ phiếu ưu đãi, cổ<br /> phiếu thường và lợi nhuận giữ lại. Chi phí<br /> riêng lẻ của từng nguồn vốn trên sẽ tác động<br /> đến chi phí vốn chủ sở hữu, từ đó, tác động<br /> đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Việc tính<br /> toán chi phí sử dụng vốn cổ phần tại mỗi hệ<br /> số nợ sẽ bắt đầu bằng việc ước lượng hệ số<br /> beta khi tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần<br /> (βU). Beta không có đòn bẩy (βU) được xác<br /> định theo công thức sau:<br /> βL<br /> βU <br /> D<br /> 1  (1  t) *<br /> E<br /> Trong đó: D : Số tiền vay nợ ; E: Vốn chủ sở<br /> hữu ; t : Thuế suất thuế TNDN<br /> 81<br /> <br /> Nguyễn Việt Dũng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Sau đó, ước lượng hệ số beta khi công ty sử<br /> dụng nợ vay (βL) tại mỗi mức hệ số nợ theo<br /> D<br /> công thức sau: β L  β U * 1  1  t  * <br /> E<br /> <br /> Áp dụng mô hình định giá tài sản vốn<br /> (CAPM) để tính chi phí sử dụng vốn cổ phần<br /> tại mỗi hệ số nợ:<br /> <br /> re  R rf  β i * R rm  R rf <br /> <br /> Trong đó:<br /> + re là tỷ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư đối<br /> với cổ phiếu i<br /> + βi là hệ số phản ánh mức độ rủi ro của cổ<br /> phiếu i.<br /> + Rrf là tỷ lệ lợi tức phi rủi ro<br /> + Rrm là tỷ lệ lợi tức của danh mục thị trường<br /> Bước 3: Xác định chi phí sử dụng vốn bình<br /> quân (WACC) tại mỗi hệ số nợ và xác định hệ<br /> số nợ tối ưu.<br /> Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)<br /> được xác định theo phương pháp bình quân<br /> gia quyền và có thể được xác định theo công<br /> thức sau:<br /> WACC <br /> <br /> E<br /> D<br />  re <br />  rd<br /> T<br /> T<br /> <br /> Hệ số nợ tối ưu là điểm có chi phí sử dụng<br /> vốn bình quân là nhỏ nhất.<br /> ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ SỬ<br /> DỤNG VỐN XÁC ĐỊNH VƠ CẤU VỐN<br /> TỐI ƯU CHO CÔNG TY CỐ PHẦN XI<br /> MĂNG BỈM SƠN<br /> Xác định các biến số cho việc ước lượng<br /> Xác định lãi suất phi rủi ro<br /> Lãi suất phi rủi ro được xác định bằng lãi suất<br /> đáo hạn của trái phiếu chính phủ dài hạn tại một<br /> thời điểm nhất định. Để xác định lãi suất phi rủi<br /> ro, tác giả tính toán và sử dụng lãi suất bình<br /> quân của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm<br /> <br /> 125(11): 81 - 86<br /> <br /> niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Hồ Chí<br /> Minh là 8,87% làm lãi suất phi rủi ro<br /> Xác định phần bù rủi ro<br /> Phần bù rủi ro vốn cổ phần là phần chênh lệch<br /> giữa tỷ suất lợi nhuận của danh mục thị trường<br /> với lãi suất phi rủi ro. Tỷ suất lợi nhuận của<br /> danh mục thị trường là mức tỷ suất lợi nhuận<br /> đòi hỏi bình quân của chủ sở hữu đối với đồng<br /> vốn đầu tư bỏ ra, hay nói cách khác đây chính là<br /> mức chi phí sử dụng vốn trên thị trường.<br /> Theo tính toán, tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi tại<br /> Việt Nam năm 2012 là 15%. Do đó, phần bù<br /> rủi ro vốn cổ phần của doanh nghiệp Việt<br /> Nam là 15% - 8,87% = 6,07%.<br /> Xác định hệ số beta của Công ty cổ phần xi<br /> măng Bỉm Sơn<br /> Hệ số beta của công ty sẽ được xác định theo<br /> phương pháp truyền thống bằng cách hồi quy<br /> dữ liệu giá cổ phiếu lịch sử của công ty với<br /> chỉ số HNX – Index từ thời điểm công ty bắt<br /> đầu niêm yết từ ngày 24/11/2006 đến ngày<br /> 31/12/2012. Như vậy, đường đặc thù chứng<br /> khoán của BCC có dạng y = 0,943x + 0,000,<br /> do đó hệ số beta của công ty là 0,943. Hệ số<br /> này sẽ được sử dụng trong tất cả các ước<br /> lượng về cơ cấu vốn tối ưu cho công ty.<br /> Xác định cơ cấu vốn theo giá trị thị trường<br /> tại ngày 31/12/2012<br /> Cơ cấu vốn theo giá trị thị trường phản ánh tỷ<br /> trọng các nguồn tài trợ theo giá trị thị trường.<br /> Đối với các nguồn vốn vay, tác giả giả định<br /> giá trị thị trường của nợ vay bằng với giá trị<br /> sổ sách của công ty tại ngày 28/12/2012.<br /> Xác định thuế suất thuế thu nhập doanh<br /> nghiệp<br /> Mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp áp dụng<br /> tại Việt Nam hiện nay là 25%. Do đó, mức<br /> thuế suất này được tác giả sử dụng trong các<br /> ước lượng cơ cấu vốn tối ưu.<br /> <br /> Bảng 1. ROE của doanh nghiệp Việt Nam<br /> Chỉ tiêu<br /> ROE của DN trên SGDCKHCM<br /> ROE của DN trên SGDCKHN<br /> ROE binh quân<br /> <br /> 82<br /> <br /> 2007<br /> 20,8%<br /> 20,7%<br /> 21%<br /> <br /> 2008<br /> 17,4%<br /> 12,4%<br /> 15%<br /> <br /> 2009<br /> 2010<br /> 2011<br /> 2012<br /> 23,0%<br /> 21,5%<br /> 17,2%<br /> 18,9%<br /> 14,4%<br /> 13,0%<br /> 10,0%<br /> 10,9%<br /> 19%<br /> 17%<br /> 14%<br /> 15%<br /> Nguồn: http://stox.vn và tính toán của tác giả<br /> <br /> Nguyễn Việt Dũng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 125(11): 81 - 86<br /> <br /> Bảng 2. Cơ cấu vốn của BCC theo giá trị thị trường<br /> Số lượng cổ<br /> phần<br /> <br /> Giá trị thị<br /> Tỷ trọng<br /> trường (Trđ)<br /> 1.250.155<br /> 28,73%<br /> 2.699.838<br /> 62,04%<br /> 3.949.993<br /> 90,77%<br /> 95.661.397<br /> 4.200<br /> 401.778<br /> 9,23%<br /> 4.351.771<br /> 9,83<br /> Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên Bảng CĐKT và dữ liệu giá cổ phiếu<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> Vay và nợ ngắn hạn<br /> Vay và nợ dài hạn<br /> Tổng nợ vay<br /> Giá trị vốn cổ phần<br /> Tổng nguồn vốn<br /> Tỷ lệ D/E<br /> <br /> Giá đóng cửa<br /> (đồng/CP)<br /> <br /> Xác định hệ số beta không có đòn bẩy<br /> Beta không có đòn bẩy (βU) được xác định theo công thức sau:<br /> βU <br /> <br /> βL<br /> 1  (1  t) *<br /> <br /> D<br /> E<br /> <br /> <br /> <br /> 0,943<br />  0,1126<br /> 1  0,75 * 9,83<br /> <br /> Xác định chi phí sử dụng vốn cổ phần với các hệ số nợ<br /> Sử dụng công thức tính hệ số beta có đòn bẩy của công ty tại mỗi hệ số nợ theo công thức sau:<br /> D<br /> <br /> β L  β U * 1  1  t  * <br /> E<br /> <br /> <br /> Sử dụng βL vừa tính được, áp dụng vào công thức của mô hình định giá tài sản vốn CAPM để xác<br /> định chi phí sử dụng vốn cổ phần tại mỗi hệ số nợ khác nhau, chi tiết thể hiện trong bảng 3.<br /> <br /> re  Rrf   i * Rrm  Rrf <br /> <br /> Bảng 3. Chi phí sử dụng vốn cổ phần tại các mức hệ số nợ<br /> Hệ số nợ<br /> <br /> Tổng NV<br /> <br /> Nợ vay<br /> <br /> Vốn cổ phần<br /> <br /> Hệ số D/E<br /> <br /> 0%<br /> 10%<br /> 20%<br /> 30%<br /> 40%<br /> 50%<br /> 60%<br /> 70%<br /> 80%<br /> 90%<br /> <br /> 4.351.771<br /> 4.351.771<br /> 4.351.771<br /> 4.351.771<br /> 4.351.771<br /> 4.351.771<br /> 4.351.771<br /> 4.351.771<br /> 4.351.771<br /> 4.351.771<br /> <br /> 0<br /> 435177,1<br /> 870354,2<br /> 1305531,3<br /> 1740708,4<br /> 2175885,5<br /> 2611062,6<br /> 3046239,7<br /> 3481416,8<br /> 3916593,9<br /> <br /> 4.351.771<br /> 3.916.594<br /> 3.481.417<br /> 3.046.240<br /> 2.611.063<br /> 2.175.886<br /> 1.740.708<br /> 1.305.531<br /> 870.354<br /> 435.177<br /> <br /> 0,00%<br /> 11,11%<br /> 25,00%<br /> 42,86%<br /> 66,67%<br /> 100,00%<br /> 150,00%<br /> 233,33%<br /> 400,00%<br /> 900,00%<br /> <br /> Beta có đòn bẩy<br /> <br /> CPSDVCP<br /> <br /> 0,1126<br /> 9,55%<br /> 0,1220<br /> 9,61%<br /> 0,1337<br /> 9,68%<br /> 0,1488<br /> 9,77%<br /> 0,1689<br /> 9,90%<br /> 0,1971<br /> 10,07%<br /> 0,2393<br /> 10,32%<br /> 0,3097<br /> 10,75%<br /> 0,4504<br /> 11,60%<br /> 0,8727<br /> 14,17%<br /> Nguồn: Tính toán của tác giả<br /> <br /> Tại mức hệ số nợ bằng 0%, công ty không sử dụng nợ vay, nguồn tài trợ cho công ty hoàn toàn từ vốn<br /> cổ phần. Do đó, công ty không có rủi ro tài chính mà chỉ còn rủi ro kinh doanh. Chi phí sử dụng vốn<br /> cổ phần (CPSDVCP) tại hệ số nợ 0% là 9,55%. Như vậy, phần bù rủi ro vốn cổ phần là 9,55% 8,87% = 0,68%, cũng thể hiện phần bủ rủi ro kinh doanh trong chi phí sử dụng vốn cổ phần.<br /> Tại mức hệ số nợ khác 0%, ví dụ tại mức hệ số nợ là 80%, chi phí sử dụng vốn cổ phần là<br /> 11,60%. Tại mức hệ số nợ này, công ty gánh chịu cả rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Như<br /> vậy, phần bù rủi ro tài chính trong chi phí sử dụng vốn cổ phần sẽ được xác định bằng cách lấy<br /> chi phí sử dụng vốn cổ phần tại mức hệ số nợ 80% trừ đi lãi suất phi rủi ro và phần bù rủi ro kinh<br /> doanh, cụ thể 11,60% - 8,87% - 0,68% = 2,05%.<br /> 83<br /> <br /> Nguyễn Việt Dũng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 125(11): 81 - 86<br /> <br /> Xác định chi phí sử dụng nợ vay tại các mức hệ số nợ<br /> Hiện nay, chưa có một tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp đưa ra một thang xếp hạng<br /> chính thức và phần bù rủi ro tương ứng. Nhằm xây dựng một bảng xếp hạng tín nhiệm và phần<br /> bù rủi ro tương ứng, tác giả căn cứ theo hệ thống xếp hạng do http://www.bondsonline.com đưa<br /> ra dựa trên một hệ số duy nhất là khả năng thanh toán lãi vay. Hệ thống xếp hạng này được xây<br /> dựng cho ba lĩnh vực cơ bản là dịch vụ tài chính, công ty công nghiệp lớn và công ty chế tạo nhỏ.<br /> Theo hệ thống này, Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn được xếp vào loại hình doanh nghiệp công<br /> nghiệp có quy mô lớn. Căn cứ vào hệ thống xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp công nghiệp<br /> quy mô lớn và mức lãi suất phi rủi ro, để ước lượng chi phí sử dụng nợ vay tương ứng với từng<br /> mức xếp hạng tín nhiệm được thể hiện trong bảng 4.<br /> Bảng 4. Ước lượng chi phí sử dụng nợ vay theo xếp hạng tín nhiệm<br /> Khả năng TT lãi vay<br /> >Z<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2