Sử dụng phương pháp tái tạo liều trong đảm bảo chất lượng kế hoạch VMAT trên hệ thống xạ trị truebeam tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 2
download
VMAT (Volumetric Modulated Arc Therapy) là kỹ thuật xạ trị tiên tiến có điều biến suất liều, tốc độ quay gantry và MLC giúp việc điều trị phù hợp mô đích một cách hiệu quả. Bài viết trình bày việc kiểm tra, đánh giá kế hoạch điều trị VMAT tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM, có sử dụng phương pháp tái tạo liều để đánh giá trên từng cơ quan cụ thể.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sử dụng phương pháp tái tạo liều trong đảm bảo chất lượng kế hoạch VMAT trên hệ thống xạ trị truebeam tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh
- XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÁI TẠO LIỀU TRONG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG KẾ HOẠCH VMAT TRÊN HỆ THỐNG XẠ TRỊ TRUEBEAM TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN QUỐC UY1, NGUYỄN TRUNG HIẾU2, ĐỐNG VĂN HIẾU ÂN3, VÕ THỊ THU3, ĐÀM QUANG TIẾN3 TÓM TẮT Đặt vấn đề: VMAT (Volumetric Modulated Arc Therapy) là kỹ thuật xạ trị tiên tiến có điều biến suất liều, tốc độ quay gantry và MLC giúp việc điều trị phù hợp mô đích một cách hiệu quả. Với kỹ thuật phức tạp này, yêu cầu độ chính xác cao và việc đảm bảo chất lượng kế hoạch VMAT trước xạ trị đóng vai trò quan trọng. Kế hoạch điều trị thường được đánh giá một cách tổng thể, nhưng kết quả liều nhận được đối với từng cơ quan riêng lẻ vẫn chưa được quan tâm. Mục tiêu nghiên cứu: Kiểm tra, đánh giá kế hoạch điều trị VMAT tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM, có sử dụng phương pháp tái tạo liều để đánh giá trên từng cơ quan cụ thể. Đối tượng và phương pháp: Phân tích số liệu của các bệnh nhân điều trị kế hoạch VMAT trên 2 thuật toán AAA (Anisotropic Analytical Algorithm) và AXB (Acuros XB) từ tháng 10/2018 đến nay trên hệ thống TrueBeam tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM. Các kế hoạch VMAT được lập trên hệ thống lập kế hoạch điều trị Eclipse 13.6, sau đó tiến hành QA kế hoạch trên hệ thống TrueBeam sử dụng thiết bị ArcCHECK với phần mềm SNC Patient. Tái tạo liều, phân tích DVH trên toàn bộ cơ thể và trên từng cơ quan trong phần mềm 3DVH. Kết quả: Áp dụng phương pháp đánh giá “Gamma Index” theo tiêu chí 3%/ 3mm cho các kế hoạch điều trị VMAT trên phần mềm 3DVH được chấp nhận với tỷ lệ đạt là ≥ 99% đối với thuật toán AAA; ≥ 98% đối với thuật toán AXB. Ngoài ra, tiêu chí 2%/ 2 mm cũng được sử dụng để đánh giá kế hoạch một cách khắt khe hơn với tỷ lệ đạt là ≥ 95% đối với thuật toán AAA và ≥ 92% đối với thuật toán Acuros XB[3]. Theo tiêu chí đánh giá gamma toàn cục (Global 3%/ 3mm, thuật toán tính liều AAA) là ≥ 99% và sự chệnh lệch về liều lượng của từng cơ quan dao động trong khoảng 4% đối với liều cực đại, khoảng 1,5% đối với với liều trung bình và khoảng 2,5% đối với liều tối thiểu. Kết luận: Nghiên cứu này chỉ ra rằng, việc phân tích theo tiêu chí Gamma trên từng cơ quan cụ thể góp phần tăng độ tin cậy trong đánh giá chất lượng kế hoạch điều trị VMAT tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. Việc áp dụng thuật toán AAA trên vùng đầu cổ và vùng chậu có tỷ lệ đạt cao hơn so với thuật toán AXB. Từ khóa: Đảm bảo chất lượng, VMAT, ArcCHECK, Gamma, 3DVH. ABSTRACT Background: VMAT (Volumetric Modulated Arc Therapy) is an advanced radiotherapy technique where dose rate, gantry speed and MLC position are modulated to ensure effective radiotherapy treatment. High precision and accuracy as well as quality assurance for VMAT plan before treatment delivery play a vital role. The treatment plan is generally evaluated. However, dose irradiated on individual organs has not been studied thoroughly. Aim: Perform quality assurance and evaluation VMAT plans at HCM OH with 3DVH to investigate dose for individual organs. 1 KS. Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật Phóng xạ - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 2 KS. Trưởng Khoa Kỹ thuật Phóng xạ - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 3 Học viên tại K. KTPX của BVUB TP.HCM_Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Vinh Khang 316 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
- XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ Methods: VMAT plans are optimized with 2 algorithms namely AAA (Anisotropic Analytical Algorithm) and AXB (Acuros XB) from October 2018 up to present time. The plans are delivered using TrueBeam linear accelerators at the hospital. All VMAT plans in this report are optimized on Eclipse planning system and performed QA on the TrueBeam accelerators using ArcCHECK together with SNC Patient software. Dose reconstruction and analyzing DVH are performed using 3DVH software. Results: Parameters used for evaluation is 3%/ 3mm Gamma Index for all VMAT plans using 3DVH software where pass rate is 99% for plans using AAA algorithm, 98% for plans using AXB algorithm. Parameters such as 2%/ 2mm is also used for more stringent plan evaluation where a passing rate of 95% is allowed for plans using AAA algorithm and 92% pass rate for plans using AXB algorithm. Using the 3%/ 3mm with pass rate over 99% for AAA algorithm, dose discrepancy for organs at risk ranges about 5% for maximum dose, about 1.5% for mean dose and about 2.5% for minimum dose. Conclusions: This research indicates that analysis using Gamma Index on individual organ increases the reliability in quality assurance for VMAT plans at Ho Chi Minh City Oncology Hospital. Optimization using AAA algorithm for Head and Neck patients as well as Cervical patients have higher passing rate than using AXB algorithm. Keywords: Quality assurance, VMAT, ArcCHECK, Gamma, 3DVH. GIỚI THIỆU trọng. Bài nghiên cứu này sử dụng thiết bị và phần mềm của hãng sản xuất Sun Nuclear, gồm thiết bị VMAT là kỹ thuật điều trị bệnh nhân tại một ArcCHECK để ghi nhận giá trị liều đo được thực tế hoặc nhiều arc, đồng thời có điều biến về suất liều, và phần mềm 3DVH để tái tạo liều xạ. tốc độ quay gantry và vị trí MLC, giúp tăng liều tối đa vào khối u, giảm thiểu liều vào mô lành và rút ngắn ArcCHECK là một mảng đầu dò diode 3D có thời gian điều trị[4]. Đây là một kỹ thuật điều trị tiên cấu trúc hình lăng trụ với 1386 diode được sắp xếp tiến, phức tạp với sự thay đổi đột ngột gradient liều, theo dạng xoắn ốc giúp giảm thiểu sai số đối với các do đó việc QA kế hoạch VMAT trước khi tiến hành kế hoạch xạ trị IMRT/VMAT[1]. xạ trị là một trong những yêu cầu cấp thiết và quan Hình 1. Thiết bị ArcCHECK có sử dụng bộ ghép Phân tích theo tiêu chí Gamma là so sánh cả về độ chênh lệch liều xạ và khoảng cách không gian giữa kế hoạch và phép đo thực tế[2]. (1.1) TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 317
- XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ Trong đó: Phần trăm chênh lệch giữa liều đo và liều tính toán. : Khoảng cách giới hạn giữa liều đo và liều tính toán. : Ngưỡng khoảng cách giới hạn. : Ngưỡng liều chênh lệch. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dữ liệu yêu cầu Đối tượng nghiên cứu Bộ ảnh CT (Computed Tomography - Ảnh chụp cắt lớp) của ArcCHECK (có bộ ghép đặt trong Tiến hành phân tích 10 kế hoạch VMAT của khoang thiết bị) với bề dày lát cắt 1mm. bệnh nhân vùng đầu cổ và vùng bụng chậu từ tháng 10/2018 đến nay trên hệ thống xạ trị TRUEBEAM tại Dữ liệu liên quan đến bệnh nhân, bao gồm: Bộ Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Các ảnh CT, tập tin RT Dose, tập tin RT Structure, tập tin kế hoạch được lập trên phần mềm lập kế hoạch điều RT Plan. trị Eclipse 13.6, sử dụng hai thuật toán tính liều AAA Phương pháp thực hiện và Acuros XB với mức năng lượng 6MV. Chuyển ảnh CT của ArcCHECK vào TPS Các kế hoạch xạ trị đã được sự đồng thuận (Treatment Planning System – Hệ thống lập kế giữa các Bác sĩ và Kỹ sư vật lý, sẽ được tiến hành hoạch điều trị) với vai trò như một phantom. QA trên hệ thống TrueBeam sử dụng thiết bị ArcCHECK với phần mềm SNC Patient. Tái tạo liều, Chuyển kế hoạch bệnh nhân vào ArcCHECK phân tích DVH trên toàn bộ cơ thể và trên từng cơ (Hình 2). quan trong phần mềm 3DVH. Hình 2. Giao diện trên TPS khi chuyển kế hoạch VMAT vào ảnh CT ArcCHECK. Tiến hành xạ kế hoạch điều trị bệnh nhân lên thiết bị ArcCHECK bằng chế độ QA và ghi nhận giá trị đo trên phần mềm SNC Patient sao cho protocol giữa bệnh nhân và trên ArcCHECK là tương tự nhau. 318 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
- XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ Hình 3. So sánh phân bố liều giữa kế hoạch và đo đạc Sử dụng phần mềm 3DVH tái tạo liều lượng để đánh giá tỉ lệ đạt theo tiêu chí Gamma và đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa liều xạ - thể tích trên từng cơ quan cụ thể của bệnh nhân. Hình 4. Tái tạo liều trên phần mềm 3DVH. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 319
- XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ KẾT QUẢ Sau quá trình phân tích và đánh giá trên một số bệnh nhân điều trị bằng kỹ thuật VMAT ghi nhận được kết quả như sau: Bảng 1. Tỷ lệ đạt theo tiêu chí Gamma trên toàn bộ cơ thể Gamma Passing Rate (%) (2%/2mm) (3%/3mm) AAA Acuros AAA Acuros Patient 1 98,4 94,9 99,9 99,1 Patient 2 98,0 94,8 99,8 98,9 Patient 3 98,6 95,1 99,9 99,2 Patient 4 96,4 92,9 99,5 98,5 Patient 5 95,4 92,1 99,5 98,2 Patient 6 98,0 94,6 99,3 98,4 Patient 7 95,5 92,1 99,5 98,3 Áp dụng phương pháp đánh giá “Gamma Index” theo tiêu chí 3%/ 3mm cho các kế hoạch điều trị VMAT trên phần mềm 3DVH được chấp nhận với tỷ lệ đạt là ≥ 99% đối với thuật toán AAA; ≥ 98% đối với thuật toán Acuros XB. Ngoài ra, tiêu chí 2%/ 2 mm được sử dụng để đánh giá kế hoạch một cách khắt khe hơn với tỷ lệ đạt là ≥ 95% đối với thuật toán AAA và ≥ 92% đối với thuật toán Acuros XB. Kết quả phân tích cụ thể trên bệnh nhân Patient 1, điều trị vùng chậu bằng kỹ thuật điều trị VMAT, sử dụng mức năng lượng 6 MV trên hệ thống máy TrueBeam tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. Hình 5. Chênh lệch về liều khi sử dụng thuật toán AAA. 320 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
- XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ Kết quả sự chênh lệch về liều lượng trên giao diện phần mềm 3DVH khi áp dụng thuật toán tính liều AAA được trình bày trong hình 5. Liều tối thiểu (Min): khoảng 3,6%. Sự chênh lệch đáng kể tại bàng quang là - 3,6% và trực tràng là - 2,5%, tại PTV_total là 1,3%. Liều trung bình (Mean): khoảng từ 0,3% đến 1,3%. Sự chênh lệch đáng kể tại trực tràng là 1,3%, tại PTV_total là 0,9%. Liều cực đại (Max): Khoảng từ 1,6% đến 3,3%. Sự chênh lệch đáng kể tại vùng ruột là 3,3%, tại bàng quang là 2,7%, tại trực tràng 2,1% và tại PTV_total là 2,7%. Ngoài ra, ta cũng nhận thấy hầu như các giá trị liều cực đại ghi nhận được tại các vùng quan tâm khi đo đạc thực nghiệm (Max - Comparison) đều cao hơn so với liều tính toán trên kế hoạch điều trị (Max – Reference). Đồng thời độ chênh lệch về liều ở các giá trị liều cực đại cũng cao hơn ở các giá trị liều trung bình và liều cực tiểu. Hình 6. Đồ thị DVH liều kế hoạch và liều đo được. Đồ thị phân bố DVH giữa liều lượng trong kế hoạch điều trị và liều đo được thực tế thể hiện trong hình 6. Bảng 2. Phần trăm tỷ lệ đạt theo tiêu chí Gamma và chênh lệch liều tính theo thuật toán AAA - Passing Rate - Passing Rate ROI Name %DD Min %DD Mean %DD Max (3%/ 3mm) (2%/ 2mm) Body 99,9 98,4 0,000 0,529 2,713 Bladder 99,4 94,9 -3,619 0,992 2.713 Rectum 100,0 98,6 2,518 1,164 2,054 FemoralHead_L 100,0 100,0 0,000 0,249 1,909 FemoralHead_R 100,0 100,0 0,000 0,537 1,598 Bowel 100,0 98,8 0,000 0,732 3,269 Bone_Marrow 0,0 99,4 0,000 0,334 1,723 PTV 99,8 95,9 1,310 0,901 2,713 Tỷ lệ đạt theo tiêu chí Gamma và phần trăm chênh lệch về liều lượng khi áp dụng thuật toán tính liều AAA được thể hiện trong bảng 2. Qua đó, nhận thấy kết quả kế hoạch đạt theo tiêu chí 3%/ 3mm và 2%/ 2mm đều nằm trong phạm vi cho phép. Ngoài ra, phần trăm chệnh lệch về liều cũng có sự sai biệt từ khoảng - 3,6% đến 1,3% đối với liều cực tiểu, từ khoảng 0,2% đến 1,2% đối với liều trung bình và từ khoảng 1,5% đến 3,2% cho liều cực đại. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 321
- XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ Bảng 3. Phần trăm tỷ lệ đạt theo tiêu chí Gamma và chênh lệch liều tính theo thuật toán AXB - Passing Rate - Passing Rate ROI Name %DD Min %DD Mean %DD Max (3%/3 mm) (2%/ 2mm) Body 99,1 94,9 0,000 0,947 3,070 Bladder 95,2 84,7 -2,011 1,847 3,827 Rectum 98,2 94,5 -0,003 1,735 2,431 FemoralHead_L 99,9 98,9 0,000 0,992 2,224 FemoralHead_R 100,0 100,0 0,000 0,891 2,943 Bowel 99,9 97,7 0,000 1,156 1,642 Bone_Marrow 99,7 97,7 0,000 0,820 2,643 PTV 96,3 84,2 1,898 1,410 3,070 Bảng 3 thể hiện phần trăm chênh lệch về liều lượng và tỷ lệ đạt theo tiêu chí Gamma trong trường hợp áp dụng thuật toán tính liều AXB. Từ các kết quả trong bảng cho thấy phần trăm chệnh lệch về liều cũng có sự sai biệt từ khoảng -2,0% đến 1,8% đối với liều cực tiểu, từ khoảng 0,8% đến 1,8% đối với liều trung bình và từ khoảng 1,6% đến 3,8% cho liều cực đại. Bên cạnh đó, tỷ lệ đạt của kế hoạch theo tiêu chí lần lượt 3%/ 3mm và 2%/ 2mm có sự chệnh lệch đáng kể ở một số vùng: bàng quang 95,2% và 84,7%, PTV 96,3% và 84,2%. Hình 7. Đồ thị so sánh về sự chênh lệch liều cực đại và liều trung bình giữa thuật toán AAA và AXB Sự chênh lệch liều cực đại và liều trung bình giữa thuật toán tính liều AAA và AXB được trình bày trong đồ thị Hình 7. Nhận thấy, hầu hết giá trị liều trung bình và liều cực đại của thuật toán AAA cao hơn thuật toán AXB tại các vùng quan tâm. Áp dụng phương pháp đánh giá “Gamma Index” theo tiêu chí 3%/ 3mm cho các kế hoạch điều trị VMAT trên phần mềm 3DVH được chấp nhận với tỷ lệ đạt là ≥99% đối với thuật toán AAA. Còn đối với tiêu chí 2%/ 2mm được sử dụng để đánh giá kế hoạch một cách khắt khe hơn với tỷ lệ đạt là ≥89%, ngoại trừ tuyến giáp tỷ lệ đạt là khoảng 78%. 322 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
- XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ Kết quả phân tích cụ thể trên bệnh nhân Patient 3, điều trị vùng đầu cổ bằng kỹ thuật điều trị VMAT, sử dụng mức năng lượng 6MV trên hệ thống máy TrueBeam tại bệnh viện Ung Bướu TP.HCM. Hình 8. Chênh lệch về liều khi sử dụng thuật toán AAA Kết quả sự chệnh lệch về liều lượng trên giao diện phần mềm 3DVH khi áp thuật toán tính liều AAA được trình bày trong Hình 8. Liều tối thiểu (Min): Khoảng -0,5% đến 1,9%. Sự chênh lệch liều tại tuyến giáp là 1,9%. Liều trung bình (Mean): Từ khoảng -0,1% đến 2,3%. Sự chênh lệch cao nhất xảy ra ở tuyến giáp là 2,3%. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 323
- XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ Liều cực đại (Max): Khoảng từ 0% đến 3,3%. Sự chênh lệch đáng kể tại vùng PTV-70 là 3,3%. Ngoài ra, phần lớn liều cực đại ghi nhận được trong thực nghiệm đo liều (Max-Comparison) luôn có giá trị cao hơn kế hoạch điều trị (Max–Reference) ở các vùng quan tâm luôn có giá trị cao hơn. Đồng thời độ chênh lệch về liều ở các giá trị liều cực đại cũng cao hơn ở các giá trị liều trung bình và liều cực tiểu. Hình 9. Đồ thị DVH liều kế hoạch và liều đo được. Đồ thị phân bố DVH giữa liều lượng trong kế hoạch điều trị và liều đo được thực tế thể hiện trong Hình 9. Bảng 4. Phần trăm tỷ lệ đạt theo tiêu chí Gamma và chênh lệch liều tính theo thuật toán AAA. - Passing Rate -Passing Rate ROI Name %DD Min %DD Mean %DD Max (3%/ 3mm) (2%/ 2mm) Body 99,4 94,3 0,000 1,257 2,757 Bones 99,7 96,8 0,000 1,281 2,521 Brain 100,0 100,0 0,000 0,315 0,000 Brainstem 100,0 100,0 0,000 -0,152 0,000 Chiasm 0,000 0,000 0,000 Cochlea_L 0,000 0,000 0,000 Cochlea_R 0,000 0,000 0,000 Eye_L 0,000 0,000 0,000 Eye_R 0,000 0,000 0,000 Lens_L 0,000 0,000 0,000 Lens_R 0,000 0,000 0,000 Lung_L 100,0 99,5 0,000 1,171 1,580 Lung_R 100,0 99,1 0,000 1,759 1,185 PTV-60 99,0 89,9 1,713 1,050 2,757 PTV-66 99,3 93,9 -0,588 0,640 2,757 PTV-70 99,7 95,8 -0,419 0,483 3,356 Thyroid 96,6 78,3 1,944 2,346 2,544 324 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
- XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ Bảng 4 thể hiện phần trăm chệnh lệch về liều TÀI LIỆU THAM KHẢO lượng và tỷ lệ đạt theo tiêu chí Gamma trong trường Tiếng Anh hợp áp dụng thuật toán tính liều AAA. Từ các kết quả trong bảng cho thấy có sự sai lệch về liều cực 1. Sun Nuclear, “ArcCHECK Reference Guide”, tiểu từ khoảng -0,5% đến 1,9% , nhưng với liều 2009-2014. trung bình thì sự chênh lệch từ khoảng -0,1% đến 2. D. A. Low, W. B. Harms, S. Mutic, and J. A. 2,3% và từ khoảng 0% đến 3,3% cho liều cực đại. Purdy, “A technique for the quantitative Trong đó, một số cơ quan như: mắt, thủy tinh thể evaluation of dose distributions,” Med. Phys. 25 không có sự chênh lệch giữa liều kế hoạch và liều (5), 656-661 (1998). đo đạc. 3. TG-119 IMRT Commissioning Tests Instructions KẾT LUẬN for Planning, Measurement, and Analysis Phân tích các trường hợp bệnh nhân cho thấy Version 10/21/2009. kết quả đánh giá kế hoạch VMAT tổng thể đều được Website chấp nhận với tỉ lệ đạt cao, tuy nhiên việc phân tích trên từng cơ quan cụ thể giúp đánh giá chất lượng 4. https://www.varian.com/oncology/treatment- kế hoạch một cách chính xác và khách quan hơn. techniques/external-beam-radiation/vmat. Qua đó, giúp việc điều chỉnh kế hoạch tại các vùng quan tâm trở nên dễ dàng theo mong muốn và mang lại hiệu quả điều trị cao. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 325
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặt CVC bằng cách sử dụng phương pháp Seldinger
7 p | 235 | 23
-
Bộ tài liệu chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới - Quyển 1: Chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới - Phần 2
54 p | 87 | 14
-
Nghiên cứu định lượng amantadin hydrochlorid bằng phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại khả kiến
6 p | 127 | 11
-
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LỌC THẬN VÀ CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG MÀNG ỌC TÁI SỬ DỤNG
19 p | 154 | 10
-
Hiệu quả của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng trong 3 năm (2014-2016)
6 p | 87 | 7
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước sử dụng endo button tại Bệnh viện Quân y 175
14 p | 37 | 5
-
Phương pháp sửa van sử dụng dây chằng nhân tạo trong bệnh hở van hai lá: Tổng quan tài liệu
6 p | 50 | 5
-
Thực trạng sử dụng phương pháp mô phỏng và lượng giá của giảng viên trong dạy thực hành điều dưỡng tại Trường Đại học Y khoa Vinh năm 2023
7 p | 5 | 4
-
Nghiên cứu bào chế lansoprazol dạng viên bằng phương pháp đùn tạo cầu
6 p | 54 | 4
-
Đánh giá kết quả trung hạn sửa van hai lá sử dụng dây chằng nhân tạo
6 p | 50 | 4
-
Đánh giá kết quả của việc sử dụng phương pháp hút áp lực âm trong điều trị loét mạn tính
5 p | 16 | 4
-
Kết quả tạo hình mũi theo phương pháp tái cấu trúc bằng sụn sườn tự thân
7 p | 6 | 3
-
Kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời dây chằng chéo trước và chéo sau bằng mảnh ghép gân mác dài đồng loại tại Bệnh viện Việt Đức
5 p | 9 | 3
-
Nhu cầu ứng dụng phương pháp mô phỏng trong đào tạo điều dưỡng tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
9 p | 11 | 3
-
Kết quả phẫu thuật sửa van hai lá có sử dụng dây chằng nhân tạo tại Bệnh viện Tim Hà Nội
5 p | 17 | 2
-
Ứng dụng phương pháp tạo gel để xác định nội độc tố vi khuẩn trong nước lọc thận
10 p | 25 | 2
-
Áp dụng phương pháp mitrofanoff (cải biên) bằng ruột thừa để chuyển lưu nước tiểu có kiềm chế tại Bệnh viện Bình Dân
7 p | 70 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn