Sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh khi sử dụng dịch vụ xe công nghệ
lượt xem 7
download
Bài viết Sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh khi sử dụng dịch vụ xe công nghệ tìm hiểu và chứng minh những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ đặt xe công nghệ của sinh viên trường Đại Học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh khi sử dụng dịch vụ xe công nghệ
- SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ XE CÔNG NGHỆ Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, Lương Anh Tuấn, Nông Văn Bắc, Đặng Phương Dung và Phan Thùy Yến Nhi Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: TS. Phạm Thị Phụng TÓM TẮT Nghiên cứu kết hợp giữa 2 phương pháp định tính và định lượng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 100 sinh viên HUTECH trong khu vục Thành phố Hỏ Chí Minh. Số liệu nghiên cúu được xử lý bằng phần mềm SPSS 2.0. Bài nghiên cứu đã khám phá ra các nhân tố quan trọng: An toàn; Giá cả; Thương hiệu và Dịch vụ tác động đến sự hài lòng của sinh viên HUTECH khi sử dụng dịch vụ xe ôm công nghệ. Thông qua kết quỏ nghiên cứu chúng tôi đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên HUTECH khi sử dụng dịch vụ xe ôm công nghệ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên cũng như những bài nghiên cứu khác, nghiên cứu này còn một số điểm hạn chế cần được nghiên cứu thêm và làm rõ trong cóc nghiên cứu tiếp theo. Từ khóa: chất lượng, dịch vụ, hài lòng, xe công nghệ, sinh viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và viễn thông, các thiết bị di động không chỉ đơn giản là một công cụ liên lạc, tìm kiếm thông tin thông thường, mà đã trở thành một phương tiện cung cấp nhiều chức năng tiện lợi cho người sử dụng như: giải trí, mua sắm, học tập.Theo đó, các ứng dụng dịch vụ thông minh trên điện thoại di động cũng xuất hiện ngày càng nhiều để đáp ứng cho nhu cầu sống nhanh, sống tiện lợi của con người.Trong đó, không thể không kể đến sự ra đời của các ứng dụng đặt xe trực tuyến, tích hợp với hệ thống định vị toàn cầu (GPS), như các thương hiệu sau: Grab, Gojek, Be, Vato, MyGo, FastGo,...Các nhà cung cấp dịch vụ này vẫn liên tục nghiên cứu, phát triển và cho ra mắt các loại hình di chuyển đa dạng, phù hợp với nhiều mục đích đi lại khác nhau.Tại Việt Nam, xe máy được coi là phương tiện giao thông phổ biến nhất.Vì vậy, sự ra đời của xe công nghệ là một giải pháp tuyệt vời cho rất nhiều người trong việc đi lại, đặc biệt đối với đối tượng sinh viên trường Đại học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh nói riêng và sinh viên cả nước nói chung, những người đang cần các hình thức di chuyển an toàn, nhanh chóng, tiện lợi.Việc đặt xe trực tuyến đang tạo ra sự khác biệt lớn so với các dịch vụ xe truyền thống và được hầu hết người dùng ưa thích.Tại TP.Hồ Chí Minh, số lượng các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề ngày càng tăng, cùng với đó số lượng sinh viên cũng tăng theo.Do đó, nhu cầu sử dụng “xe ôm công nghệ” của sinh viên đặc biệt lớn.Để cạnh tranh với 2136
- nhiều ứng dụng đặt xe trực tuyến khác, dịch vụ đặt xe công nghệ phải hiểu rõ yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của sinh viên, đồng thời sinh viên cũng phải nắm rõ về dịch vụ, nhu cầu của bản thân. Vì vậy, trong bài nghiên cứu này chúng tôi muốn tìm hiểu và chứng minh những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ đặt xe công nghệ của sinh viên trường Đại Học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Xe ôm là một dịch vụ vận tải chuyên chở người và hàng hóa (thường là chở người, hàng hóa chủ yếu là hành lý kèm theo) bằng hình thức xe gắn máy để nhận tiền thù lao theo thỏa thuận hoặc theo chiều dài đoạn đường chở đi. Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình. Nói một cách đơn giản, công nghệ là sự ứng dụng những phát minh khoa học vào những mục tiêu hoặc sản phẩm thực tiễn và cụ thể phục vụ đời sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại. Xe ôm công nghệ được tạm định nghĩa là một loại hình dịch vụ gọi xe thông qua ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh (smartphone) giống với loại hình dịch vụ của Grab, Gojeck và Be. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Tiến trình nghiên cứu thực tế như sau: Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu. Thảo luận đưa ra những vấn đề đang được quan tâm đến và cần thiết cho việc thực hiện nghiên cứu, xác định được mục tiêu, đối tượng nghiên cứu. Bước 2: Xác định thông tin cần thu thập. Xác định rõ những điều cần biết, thông tin này mang tính cách định tính hay định lượng. Bước 3: Nhận định nguồn thông tin. Xác định nguồn thông tin và trích lọc những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu. Bước 4: Quyết định phương pháp nghiên cứu. Xác định mô hình nghiên cứu về sự hài lòng về chất lượng dịch vụ, tiến hành lựa chọn các phương phán, thước đo phù hợp cho đối tượng nghiên cứu, đưa ra giả thuyết từ các yếu tố ảnh hưởng tìm được. Bước 5: Thu thập và xử lý thông tin. Thiết lập bảng câu hỏi, lấy cỡ mẫu theo tính toán tại trường Đại học Công Nghệ TP HCM, điều tra phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi, phân loại, sắp xếp dữ liệu. 2137
- Bước 6: Phân tích và diễn giải thông tin. Dùng Excel và SPSS để phân tích dữ liệu và đưa ra kết quả, rút ra những kết luận về ý nghĩa của thông tin. Bước 7: Báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu. Từ kết quả phân tích trên đưa ra những nhận định và giải pháp khắc phục, lập báo cáo trình bày các số liệu thu thập được. Sau khi tham khảo, điều chỉnh nhiều lần, cuối cùng nhóm đã đúc kết và đưa ra thang đo chính thức với 20 biến quan sát, 5 biến phụ thuộc và 1 biến độc lập. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kiểm định chất lượng thang đo Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở bảng 1 ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0.6. Như vậy hệ thống thang đo được xây dựng gồm 5 nhân tố đảm bảo chất lượng tốt với 20 biến quan sát đặc trưng. Bảng 4.1: Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha STT Tên nhân tố Số lượng biến quan sát Cronbach’s Alpha 1 An toàn (A) 4 0.805 2 Giá tiền (B) 4 0.900 3 Thương hiệu (C) 4 0.813 4 Dịch vụ (D) 4 0.847 2138
- Phân tích nhân tố khám phá Kết quả kiểm định Bartlett's cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.000 0.5), chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích. Kết quả cho thấy với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 1 yếu tố được rút trích ra từ biến quan sát. Phương sai trích là 68.60% > 50% đạt yêu cầu. Kết quả phân tích EFA cho thấy các biến được được giữ nguyên thành 4 nhóm. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) của các biến > 0.5 và hiệu số giữa các thành phần trong cùng yếu tố đều lớn hơn 0.3. Qua kết quả trên ta thấy mô hình không bị vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến đo hệ số phóng đại phương sai các biến độc lập (VIF) (VIF biến thiên từ 1.640 đến 2.569). Đo đó hiện tượng đa cộng tuyến nếu có giữa các biến độc lập là chấp nhận được, thì khi VIF vượt quá 10 thì đó là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến). 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Với 4 nhân tố ảnh hưởng rõ ràng và tác động mạnh mẽ nhất đến sự hài lòng của sinh viên Hutech, khi sử dụng dịch vụ xe ôm công nghệ. Sự tác động đó tăng dần như sau: An toàn, ,thương hiệu, dịch vụ, Giá tiền. Nhóm thấy có một số điểm cần lưu ý cho các hãng xe ôm công nghệ như sau: Dịch vụ với hệ sô chuẩn hoá là cao nhất (0.264) với việc áp dụng đa dạng các dịch vụ thì các doanh nghiệp đã phục vụ rất tốt, áp dụng có hiệu quả đáp ứng rất tốt sự hài lòng của các bạn sinh viên. An toàn mức hệ số chuẩn hoá là (0. .248) cao thư hai thì các doanh nghiệp cũng đã đáp ứng được sự hài lòng này, tuy nhiên cũng cần lưu ý không ngừng phát triển để năng cao chất lượng ở phần an toàn này. Khi mà, ngày càng nhiều công nghệ mới được tạo ra phục vụ nền kinh tế. Giá tiền đây là biến có hệ số chuẩn hoá cao thứ ba (0.255) sau nhân tố An Toàn từ đó cho thấy rằng các hãng xe ôm công nghệ đã đáp ứng được mức giá khá phù hợp cho các bạn sinh viên.. Thương hiệu là biến có hệ số chuẩn hoá thấp nhất (0.183) tác động tới khách hàng. Vì vậy các công ty hay doanh nghiệp trong lĩnh vực xe ôm công nghệ, cần nâng cao thương hiệu nhiều hơn. Để thu hút thêm sự chú tâm của các bạn sinh viên trong việc lựa chọn hãng xe để đi lại. Ta cũng nhận thấy khi tăng bất cứ giá trị nào của bốn nhân tố trên thì sẽ làm tăng giá trị sự hài lòng của khách hàng khi đã sử dụng dịch vụ và có xu hướng gắn bó lâu dài hơn. Như vậy bất kì một doanh nghiệp hay một tổ chức có trong mảng dịch vụ xe ôm công nghệ có thể tăng bất kì giá trị nào trong các nhân tố trên, để mang lại chất lượng cho khách hàng. Thu hút thêm nhiều khách hàng và giữ chân được các khách hàng đã sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp đó. 2139
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2020), Khảo sát tình hình sử dụng dịch vụ xe ôm công nghệ của sinh viên trường đại học Ngoại thương. 2. Huỳnh Thị Ngọc Diễm & Trần Thị Hoàng Vy (2020), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ xe ôm công nghệ - grab tại khu vực TP.HCM. 3. Berry, L. L., Seiders, K., & Grewal, D. (2002). Understanding service convenience. Journal of Marketing, 66(3), 1-17. 4. Cronin, J.J., Taylor, S.A. (1992). Measuring service quality: A reexamination and extension. Journalof Marketing, 56, 55-68. 5. Davis, F.D. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology. Management Information Systems Quarterly, 13, 319-340. 6. He, F., & Shen, Z.-J. M. (2015). Modeling taxi services with smartphone - based e - hailing applications. Transportation Research Part C: Emerging Technologies, 58, 93-106. 7. Kotler, P. and Keller, K. (2006). Marketing Management. 12th Edition, USA: Prentice Hall, Upper Saddle River. 8. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A, Berry, L.L. (1988). SERVQUAL: A multipe - Item Scale for measuring consumer perceptions of service quality. Journal of Retailing, 64, 12-40. 9. Philip Kotler (2007). Giáo trình Marketing cơ bản. NXB Lao động Xã hội, Hà Nội. 2140
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các thành tố của môi trường học tập trong trường đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên
8 p | 175 | 22
-
Mô hình lý thuyết: Cấu trúc sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo đại học
7 p | 148 | 13
-
Sử dụng mô hình HEdPERF đánh giá sự hài lòng của sinh viên đại học về chất lượng dịch vụ đào tạo
13 p | 202 | 11
-
Chất lượng của khóa học đại học và sự hài lòng của sinh viên Trường Đại học Nha Trang
7 p | 129 | 10
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ cơ sở vật chất trường Đại học Tây Đô
19 p | 101 | 9
-
Ảnh hưởng của các yếu tố về sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại một số trường đại học thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
9 p | 116 | 8
-
Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ tại thư viện điện tử trường Đại học Tây Đô
17 p | 61 | 7
-
Cảm nhận về công bằng ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing
12 p | 89 | 5
-
Sự hài lòng của sinh viên và chất lượng đào tạo tại Khoa Tài chính - Kế toán, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
13 p | 8 | 4
-
Xây dựng và chuẩn hóa bộ công cụ đánh giá sự hài lòng của sinh viên với hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương
8 p | 58 | 3
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng
9 p | 10 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của sinh viên chuyên ngành Sư phạm đối với hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng
9 p | 46 | 3
-
Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên tiếng Anh
5 p | 5 | 2
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đối với việc đóng học phí trực tuyến
3 p | 9 | 2
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học Hutech
6 p | 21 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại các trường đại học tư thục tỉnh Bình Dương
7 p | 70 | 1
-
Sự hài lòng của sinh viên với chất lượng dịch vụ hỗ trợ đào tạo: Nghiên cứu tại Trường Đại học Tài chính – Marketing
13 p | 2 | 1
-
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khoa Kinh tế khi học trực tuyến tại Trường Đại học Thủ Dầu Một
9 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn