SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 1
lượt xem 9
download
SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 1 Vua Trần Nhân Tông đã được sử sách qua hàng trăm năm đánh giá là một hoàng đế anh minh, một lãnh tụ thiên tài, một vị anh hùng dân tộc. Do thế, cuộc đời vua được ghi chép tương đối tỉ mỉ, khi so với cuộc đời của một số danh nhân khác của dân tộc. Dẫu vậy, vẫn có những chi tiết không rõ ràng, đặc biệt liên hệ với các tác phẩm của nhà vua. Cho nên, để dựng lại những nét chính của cuộc đời vua Trần Nhân...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 1
- SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 1 Vua Trần Nhân Tông đã được sử sách qua hàng trăm năm đánh giá là một hoàng đế anh minh, một lãnh tụ thiên tài, một vị anh hùng dân tộc. Do thế, cuộc đời vua được ghi chép tương đối tỉ mỉ, khi so với cuộc đời của một số danh nhân khác của dân tộc. Dẫu vậy, vẫn có những chi tiết không rõ ràng, đặc biệt liên hệ với các tác phẩm của nhà vua. Cho nên, để dựng lại những nét chính của cuộc đời vua Trần Nhân Tông, nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu những đóng góp to lớn, mà nhà vua đã cống hiến cho đất nước về các mặt võ công và văn trị, ta phải huy động tới những nguồn tư liệu khác nhau, hiện được bảo lưu tại nước ta cũng như tại Trung Quốc. Trước hết, về phía các nguồn tư liệu Việt Nam thì tư liệu cơ bản nhất, ta phải quan tâm, dĩ nhiên là bộ ĐVSKTT, phần Bản kỷ của vua Trần Nhân Tông, do Ngô Sĩ Liên lấy lại từ Đại Việt sử ký của Phan Phu Ti ên. Đây là bộ sử đầu nguồn, mà các bộ sử sau như Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sỹ (1726-1780), và Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn đã sử dụng để viết về vị vua anh minh này. Dù có tham khảo thêm các sử liệu khác, chủ yếu xuất phát từ Trung Quốc, chúng cũng không có đóng góp gì mới. Thậm chí có điểm còn sai lạc thêm. Vì vậy, khi nghiên cứu vua Trần Nhân Tông, ĐVSKTT vẫn là nguồn tư liệu cấp số một.
- Tuy nhiên, có những khía cạnh và sự việc của cuộc đời vua Trần Nhân Tông, mà ĐVSKTT đã không ghi lại hoặc ghi lại một cách sơ sài thiếu sót. Ví dụ những ngày cuối đời của nhà vua, ĐVSKTT chép không rõ ràng lắm, khi so với những gì do Thánh đăng ngữ lục chép lại. Do vậy, ngo ài ĐVSKTT, chúng ta may mắn còn được một số các tài liệu đời Trần hoặc do người viết về sau, mà chúng ta phải tham khảo. Cụ thể là Thánh đăng ngữ lục, Thiền tông bản hạnh, Thượng sĩ ngữ lục, Việt điện u linh tập, Nam ông mộng lục và Việt âm thi tập. Thánh đăng ngữ lục là một tác phẩm ghi chép lại các thiền ngữ và thơ văn của các vị vua đồng thời là thiền sư của đời Trần, tức các vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông và Minh Tông. Có thể nói đây là bộ sử Phật giáo Việt Nam từ năm 1226 khi vua Trần Thái Tông lên ngôi cho đến năm 1357 lúc vua Trần Minh Tông mất. Người viết bộ Ngữ lục này, ngày nay không thấy ghi chép. Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung tác phẩm, ta biết tác giả phải là một người rất gần gũi với vua Trần Minh Tông, và khi viết, phải được sự đồng ý của vị vua kế nghiệp là Trần Dụ Tông và triều đình. Lý do nằm ở chỗ, thứ nhất, nếu không gần gũi với các vị vua Trần, đặc biệt là vua Trần Minh Tông, thì người viết không có được những tư liệu đầu tay để viết nên bộ Ngữ lục ấy, như ta có hôm nay. Thứ hai, nếu không được phép của vua và triều đình, bộ Ngữ lục ấy sẽ không bao giờ được viết, và nếu có viết lén thì không bao giờ được công bố, vì nội dung nó có nhiều điều, thậm chí nhiều văn kiện, liên hệ với các vua. Từ đó, trong số những tác gia Việt Nam được biết tên sống sau năm
- 1357 và có những điều kiện như vừa nói, ta thấy có thiền sư Kim Sơn, người có quan hệ chặt chẽ với vua Minh Tông và được chứng kiến những giây phút cuối đời của vị vua này. Nói cách khác, ngoài khả năng là tác giả của Thiền uyển tập anh và Cổ châu Pháp vân Phật bản hạnh ngữ lục, thiền sư Kim Sơn cũng có thể là người biên soạn Thánh đăng ngữ lục. Thực tế, Thánh đăng ngữ lục được viết theo phương pháp thực lục, nghĩa là phương pháp dùng để ghi chép sự việc hàng ngày, chủ yếu của các vị vua, mà sử gia Trung Quốc thường dùng. Cho nên, đếữn thế kỷ thứ 18, nhằm dựng lại thiền phả của dòng thiền Trúc Lâm, thiền sư Tính Quảng và Ngô Thời Nhiệm (1746 - 1803) đã trích phần Trần Nhân Tông của Thánh đăng ngữ lục, ghép với bản Niên phổ của Pháp Loa khắc trên bia tại chùa Thanh Mai và tiểu sử của Huyền Quang chép trong Tổ gia thực lục, để soạn nên tác phẩm Tam tổ thực lục. Điều đáng chú ý là dù viết theo phương pháp thực lục, Thánh đăng ngữ lục chỉ cơ bản ghi lại các sự việc liên quan tới hoạt động Phật giáo của các vị vua thiền sư, mà tuyệt đối không có bất cứ ghi chép nào quan hệ tới hoạt động chính trị và quân sự của họ. Dẫu thế, Thánh đăng ngữ lục vẫn là một tư liệu đáng quý, đặc biệt khi ta nghi ên cứu các hoạt động Phật giáo của vua Trần Nhân Tông. Hơn thế nữa, Thánh đăng ngữ lục đã là nguồn tài liệu để cho thiền sư Chân Nguyên (1647-1726) sử dụng và viết nên tác phẩm Thiền tông bản hạnh. Điểm đặc biệt của bản Thiền tông bản hạnh này là khi in vào năm 1745, người đứng in đã cho in kèm vào 3 tác phẩm tiếng Việt và Ngộ đạo nhân duyên của chính Chân Nguyên. Trong 3 tác phẩm tiếng Việt ấy, thì 2 là của vua Trần Nhân Tông. Đó là
- Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca. Hai bài phú này, dù đến năm 1745 mới được khắc bản, nhưng chắc chắn đã tồn tại trong thế kỷ thứ 17, bởi vì Chân Nguyên đã trích dẫn Cư trần lạc đạo phú trong tác phẩm Kiến tánh thành Phật do ông viết vào khoảng những năm 1684. Ngoài Thánh đăng ngữ lục, ta còn có Thượng sĩ ngữ lục của Tuệ Trung Trần Quốc Tung, một danh tướng giải phóng Thăng Long của cuộc chiến tranh 1285, đã được in dưới thời Trần Anh Tông, vào khoảng những năm 1308-1311. Bộ Ngữ lục nay có chứa đựng tiểu sử của Tuệ Trung Trần Quốc Tung (1230 -1290) do chính vua Trần Nhân Tông viết. Bản tiểu sử ấy cho thấy một phần nào quá trình tiếp cận và học tập Phật giáo cùng văn tài của nhà vua. Không những thế, nó còn ghi lại thêm cho ta một bài thơ, mà vua đã làm để ca ngợi đại sĩ Tuệ Trung. Bên cạnh đó, Việt điện u linh tập do Lý Tế Xuyên viết vào khoảng những năm 1329, tuy chủ yếu ghi lại các anh hùng, liệt nữ và hạo khí anh linh của đất nước ta, cũng đã lần đầu tiên ghi chép việc Trần Nhân Tông phong tặng gia hiệu cho các anh hùng, liệt nữ và hạo khí anh linh ấy vào những năm Trùng Hưng thứ nhất (1285) và thứ tư (1288). Sự kiện này không thấy ĐVSKTT ghi lại, nhưng về mặt văn hóa có một ý nghĩa hết sức thú vị. Đó là lần đầu tiên một thần điện Việt Nam ra đời được nhà nước chính thức công khai thừa nhận. Việt điện u linh tập do thế có một vị trí khá lôi cuốn trong việc soi sáng cho ta một số quan điểm của vua Trần Nhân Tông về quá khứ thần thánh của dân tộc.
- Nam ông mộng lục do Hồ Nguyên Trừng viết vào năm 1438 ở Trung Quốc. Trong 31 thiên truyện do ông ghi lại, ta thấy Hồ Nguyên Trừng đã dành 4 thiên để ghi về vua Trần Nhân Tông. Đó là các thiên về Trúc Lâm thị tịch (số 2), Tổ linh định mệnh (số 3), Cảm kích đồ h ành (số 17) và Thi ý thanh tân (số 19), nghĩa là chiếm 15% nội dung tác phẩm. Qua những ghi chép này, ta không những được cung cấp thêm một số sự kiện và văn bản liên hệ tới vuaTrần Nhân Tông, mà còn thấy được một phần nào những tác động và ảnh hưởng, mà vua Trần Nhân Tông đã có đối với hậu thế. Cuối cùng là Việt âm thi tập. Tác phẩm này là một thành quả của cuộc vận động chấn hưng văn hoá dân tộc sau khi đánh đuổi quân Minh và phục hồi nền độc lập dân tộc của vị anh hùng Lê Lợi. Nó được biên soạn trong giai đoạn Phan Phu Tiên đang còn làm ở Quốc sử quán vào năm 1334 và sau đó được Chu Xa hoàn thành vào năm Diên Ninh thứ sáu (1443). Về phần Trần Nhân Tông, Phan Phu Tiên và Chu Xa đã thu thập được 26 bài thơ. Nguồn tư liệu sử dụng chắc hẳn xuất phát từ những tác phẩm, mà Quốc sử quán đã tập hợp được và Phan Phu Tiên dùng để viết nên bộ Đại Việt sử ký tục biên. Điểm đáng chú ý là có bài thơ Hạnh Thiên Trường phủ, Việt âm thi tập bảo là của Trần Nhân Tông và chép xuất xứ là từ Quốc sử. Quốc sử đây tức chắc chắn làĐại Việt sử ký tục biên của chính Phan Phu Tiên. Thế nhưng bản ĐVSKTT ngày nay, xuất phát từ Nội các quan bản, lại chép là của Trần Thánh Tông. Khảo Nam ông mộng lục, thì bài thơ đó cũng được ghi là của Trần Thánh Tông. Vậy bản Việt âm thi tập in năm Bảo Thái thứ 7 (1727) có sự sai sót nào chăng?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quảng Ngãi - Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: (Phần 1)
104 p | 178 | 45
-
Tư liệu Trần Trọng Kim: Phần 1
55 p | 85 | 14
-
NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 1
6 p | 156 | 13
-
Mô tả các công cụ nghiên cứu trong Xã hội học
11 p | 211 | 12
-
SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 3
6 p | 106 | 12
-
NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 3
6 p | 108 | 12
-
NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 4
6 p | 137 | 11
-
NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 2
5 p | 139 | 11
-
SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 2
5 p | 118 | 8
-
Căn cước lịch sử của Thánh Mẫu: Phát hiện và luận giải đạo sắc phong cổ nhất mang niên đại 1683 cho Liễu Hạnh công chúa hiện còn nguyên tại phủ Giầy ở Nam Định
32 p | 59 | 6
-
Gốm hoa nâu thời Trần trang trí văn “mây như ý” tại Hoàng thành Thăng Long: Nhận thức từ nghiên cứu so sánh
12 p | 12 | 4
-
Nghiên cứu địa danh từ phương diện văn hóa dân tộc và trường hợp lai lịch địa danh “Kinh Môn” (Hải Dương)
10 p | 12 | 4
-
Sự thay đổi về hệ hình văn học: Trường hợp phú Nôm Phật giáo dòng Trúc Lâm Yên Tử
15 p | 50 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Trần Phú (1981-2010)
169 p | 8 | 3
-
Trận Kỷ Dậu từ tài liệu gốc của nhà Thanh
11 p | 55 | 3
-
Tìm hiểu lịch sử xứ Quảng: Phần 1
63 p | 12 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thị trấn Đồng Văn (1945-2015)
153 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn