Dƣơng Thị Huyền<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
84(08): 9 - 16<br />
<br />
SỰ TIẾP XÚC VÀ GIAO LƯU VĂN MINH THỜI CỔ ĐẠI<br />
Dương Thị Huyền*<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tiếp xúc và giao lƣu văn minh là sự tiếp nhận yếu tố văn minh bên ngoài của những dân tộc chủ<br />
thể thông qua nhiều con đƣờng và cách thức khác nhau. Mỗi dân tộc có thành tựu văn minh độc<br />
đáo của mình, đóng góp vào nền văn minh nhân loại những thành tựu đặc sắc, đồng thời cũng tiếp<br />
thu, kế thừa những tinh hoa của các nền văn minh khác, làm phong phú thêm cho nền văn minh<br />
của dân tộc mình. Quá trình tiếp xúc và giao lƣu văn minh diễn ra một cách rộng lớn và sâu sắc<br />
trên toàn thế giới, trong phạm vi từng khu vực, không phân biệt nền văn minh lớn hay nhỏ. Trong<br />
đó xuyên suốt và điển hình nhất là quá trình tiếp xúc và giao lƣu giữa các nền văn hóa, văn minh<br />
phƣơng Đông với phƣơng Tây. Quá trình này diễn ra rõ nét nhất là trong thời kỳ cổ đại, tạo nên<br />
những nền văn minh đa dạng, phong phú, trở thành những di sản của văn minh nhân loại.<br />
Từ khoá: văn hoá, văn minh, tiếp xúc và giao lưu văn minh<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Thời cổ đại, trên thế giới đã xuất hiện những<br />
nền văn minh rực rỡ. Các nhà nghiên cứu đã<br />
chia nền văn minh thế giới cổ đại thành 2 loại:<br />
văn minh phƣơng Đông (bao gồm văn minh Ai<br />
Cập, Lƣỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ) và văn<br />
minh phƣơng Tây (gồm văn minh Hy Lạp và La<br />
Mã). Các nền văn minh đã hình thành nên<br />
những phong cách độc đáo của mình, không<br />
trộn lẫn vào các nền văn minh khác. Nhƣng<br />
giữa chúng không hề tách biệt nhau mà luôn có<br />
sự tiếp xúc và giao lƣu với nhau. Sự tiếp xúc và<br />
giao thoa này diễn ra chậm chạp, nhiều khi<br />
mang tính gián tiếp do sự cách biệt về địa lý và<br />
do các phƣơng tiện giao thông, thông tin liên<br />
lạc không thuận tiện. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ<br />
Đông- Tây đã diễn ra một cách mạnh mẽ thông<br />
qua nhiều con đƣờng khác nhau: con đƣờng<br />
buôn bán của các thƣơng nhân, con đƣờng du<br />
lịch, con đƣờng truyền giáo, con đƣờng chiến<br />
tranh… tạo nên sự giao lƣu văn minh giữa các<br />
khu vực trên thế giới thời cổ đại. Sự tiếp xúc<br />
văn minh có tác động vô cùng to lớn tới “số<br />
phận” của các nền văn minh trên thế giới.<br />
Một mặt, nó thúc đẩy các nền văn minh phát<br />
triển phong phú đa dạng hơn. Mặt khác, nó sẽ<br />
dẫn tới sự “xung đột” văn minh và huỷ diệt văn<br />
minh nếu trong quá trình tiếp xúc mà không có<br />
sự giao thoa văn minh. Chỉ có nền văn minh<br />
*<br />
<br />
nào mở cửa để vừa truyền bá những thành tựu<br />
của mình, vừa tiếp thu những thành tựu của nền<br />
văn minh khác thì mới kéo dài đƣợc “số phận”<br />
và phát triển ở mức độ cao. Vì vậy, tiếp xúc và<br />
giao lƣu văn minh đã trở thành quy luật phát<br />
triển của nhân loại. Do đó, việc tìm hiểu sự tiếp<br />
xúc và giao lƣu giữa các nền văn minh trong<br />
thời cổ đại là một điều cần thiết.<br />
Trong thời cổ đại, sự tiếp xúc và giao lƣu văn<br />
minh diễn ra không đơn giản mà theo nhiều<br />
chiều khác nhau, đan xen vào nhau: ĐôngĐông, Tây- Tây, Đông- Tây… Nhƣng trong<br />
phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung<br />
nghiên cứu sự giao lƣu văn minh giữa phƣơng<br />
Đông và phƣơng Tây.<br />
KẾT QUẢ CỦA SỰ TIẾP XÚC VÀ GIAO<br />
LƢU VĂN MINH<br />
1. Chính trị<br />
Các quốc gia cổ đại phƣơng Đông theo thể chế<br />
quân chủ chuyên chế trung ƣơng tập quyền.<br />
Vua đứng đầu nhà nƣớc nắm mọi quyền lực và<br />
chi phối mọi việc trong nƣớc. Còn các quốc gia<br />
cổ đại phƣơng Tây lại theo thể chế dân chủ hơn,<br />
quyền lực nằm trong tay đại đa số ngƣời. Tuy<br />
nhiên đã có một thời, hai thể chế chính trị này<br />
lại kết hợp, giao thoa với nhau cùng tồn tại trên<br />
một lãnh thổ. Sau khi thiết lập đƣợc một quốc<br />
gia rộng lớn trên cả 3 châu lục châu Á- châu<br />
Âu- châu Phi, Alêchxanđrơ đã nhanh chóng bắt<br />
tay vào việc tổ chức bộ máy cai trị. Tổ chức<br />
<br />
Tel: 0975702362; Email: duonghuyen.sudhkh@gmail.com<br />
<br />
9<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Dƣơng Thị Huyền<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
chính quyền của đế quốc dựa trên sự phối hợp<br />
giữa chế độ chính trị của thị quốc Hy Lạp với<br />
nội dung chuyên chế của các quốc gia phƣơng<br />
Đông. Hoàng đế Alêchxanđrơ đƣợc thần thánh<br />
hoá cao độ, nắm mọi quyền lực trong tay.<br />
Những ngƣời thân cận của Hoàng đế đƣợc giao<br />
giữ các trọng trách trong bộ máy nhà nƣớc.<br />
Qua tiếp xúc với phƣơng Đông, giai cấp chủ nô<br />
La Mã rất thích thú với mô hình nhà nƣớc<br />
chuyên chế trung ƣơng tập quyền. Họ có mong<br />
muốn và khát vọng tập trung quyền lực vào<br />
trong tay mình. Do đó, nền đế chế ở La Mã<br />
đƣợc thiết lập dƣới thời vua Ôtaviuxơ (TK ITK V) thay cho nền cộng hòa trƣớc đó. Giống<br />
nhƣ tổ chức nhà nƣớc phƣơng Đông, quyền lực<br />
tối cao của nền đế chế nằm trong tay nhà vua.<br />
Viện nguyên lão suy tôn ông là “quốc phụ” và<br />
tặng cho ông danh hiệu “Ôguxtuxơ”- đấng cao<br />
cả, tối cao. Đại hội công dân và Viện nguyên<br />
lão không còn giữ đƣợc vai trò nhƣ thời kỳ<br />
trƣớc mà trở thành công cụ thống trị của chính<br />
quyền quân chủ. Tính chất dân chủ của nhà<br />
nƣớc Cộng hoà La Mã thời kỳ trƣớc đến nay<br />
dần bị phai nhạt. Đây là bƣớc thụt lùi của văn<br />
minh La Mã.<br />
Tuy nhiên, chế độ quân chủ chuyên chế trung<br />
ƣơng tập quyền ở phƣơng Đông không thể<br />
thắng nổi nền dân chủ tiến bộ của phƣơng Tây.<br />
Giai cấp chủ nô chỉ tiếp thu những mặt tích cực<br />
trong hệ thống tổ chức nhà nƣớc phƣơng Đông<br />
vì họ thấy hợp với tham vọng của mình lúc đó,<br />
chứ không tiếp thu toàn bộ những đặc điểm<br />
chính trị của phƣơng Đông. Vua ở phƣơng Tây<br />
có quyền lực tối cao nhƣng không đƣợc cha<br />
truyền con nối và không đƣợc có nhiều vợ nhƣ<br />
vua chuyên chế phƣơng Đông. Không phải giai<br />
cấp chủ nô La Mã không muốn mà điều này<br />
không phù hợp với phong tục tập quán của<br />
ngƣời phƣơng Tây và Viện nguyên lão chi phối<br />
bộ máy chính quyền nên giai cấp chủ nô không<br />
dám coi thƣờng chế độ Cộng hoà và Viện<br />
nguyên lão. Nhƣ vậy, văn minh phƣơng Tây đã<br />
tiếp thu một cách có chọn lọc yếu tố văn minh<br />
tích cực của phƣơng Đông và loại bỏ những yếu<br />
tố không phù hợp với mình.<br />
2. Kinh tế- xã hội<br />
<br />
84(08): 9 - 16<br />
<br />
Thông qua tiếp xúc, nhiều cây trồng của<br />
phƣơng Đông và phƣơng Tây đã đƣợc trao đổi<br />
cho nhau. Nho, dƣa chuột, dƣa hấu đƣợc<br />
chuyển từ Tây Vực- các nƣớc Trung Á, vào<br />
Trung Quốc. Trong tập “Bản thảo cương mục”<br />
của nhà y dƣợc Lý Thời Trân đời Minh có viết:<br />
“Trương Khiên đi xứ Tây Vực đem về trồng cây<br />
“hồ qua” (Dưa của người Hồ). Sau đổi thành<br />
hoàng qua” [6, tr.50]. Dƣa hấu đƣợc đƣa từ Tây<br />
Vực vào trồng phổ biến ở Trung Quốc. Ngoài<br />
ra, nho là sản phẩm nổi tiếng của phƣơng Tây<br />
cũng đƣợc truyền sang Trung Quốc, ngƣời<br />
Trung Quốc rất thích nho và coi đây là một loại<br />
hoa quả quý. Đồng thời, ngƣời Tây Vực cũng<br />
du nhập nhiều sản vật có ảnh hƣởng đến đời<br />
sống của nhân dân nhƣ nông cụ, cây ăn quả, rau<br />
chân vịt, hồ đào, thạch lựu, kiều mạch, chanh…<br />
sau đó truyền sang các nƣớc Hy Lạp và La Mã.<br />
Qua các thƣơng nhân, những kĩ thuật trong sản<br />
xuất thủ công nghiệp và nông nghiệp cũng đƣợc<br />
phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Nền văn<br />
minh thế giới cổ đại hình thành và phát triển<br />
trên lƣu vực các dòng sông lớn hoặc ven bờ Địa<br />
Trung Hải, nên cƣ dân thời cổ đại sớm biết đến<br />
nghề đóng thuyền. Kĩ thuật đóng thuyền của<br />
ngƣời Phênixi đạt trình độ cao nhất. Qua buôn<br />
bán, ngƣời Hy Lạp đã học kĩ thuật đóng thuyền<br />
của ngƣời Phênixi. Gỗ dùng để đóng thuyền lấy<br />
từ cây tuyết tùng nhập từ Lƣỡng Hà về. Họ đã<br />
đóng đƣợc những chiếc thuyền với hàng trăm<br />
mái chèo. Mặt khác, ngƣời Hy Lạp còn thiết kế<br />
thuyền cho phù hợp với nhiều chức năng khác<br />
nhau. Bình thƣờng, thuyền dùng để chuyên chở<br />
hàng hoá nhƣng khi có chiến tranh thì trở thành<br />
những thuyền chiến. Trung Quốc cũng là quốc<br />
gia đầu tiên biết sử dụng tiền để làm vật trao<br />
đổi buôn bán nhƣng ngƣời Hy Lạp mới là ngƣời<br />
biết đến kĩ thuật đúc tiền đầu tiên trên thế giới.<br />
Theo bƣớc chân chinh phục của Alêchxanđrơ<br />
đại đế, tiền đúc của Hy Lạp đƣợc trải rộng ra<br />
khắp vùng Địa Trung Hải. Ấn Độ đã học đƣợc<br />
kĩ thuật đúc tiền của Hy Lạp. Ngoài ra, kĩ thuật<br />
chế thuỷ tinh của ngƣời Ai Cập cũng nhanh<br />
chóng đƣợc ngƣời Hy Lạp tiếp thu.<br />
Về trang phục, ngƣời Hy Lạp quen mặc hàng<br />
len thô dệt bằng lông cừu. Khi Alêchxanđrơ<br />
<br />
10<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Dƣơng Thị Huyền<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tiến quân sang xâm lƣợc Ấn Độ, ngƣời Hy Lạp<br />
đã vô cùng thán phục vải trắng dệt sợi bông của<br />
Ấn Độ. Một vị tƣớng của Alêchxanđrơ là<br />
Nearchus đã tả: “Họ mặc quần dài chấm gót,<br />
choàng tấm vải qua vai, một góc quấn trên đầu<br />
bằng một thứ vải sợi bông trắng chưa từng thấy<br />
ở bất cứ nơi đâu” [4, tr.98]. Ngƣời Hy Lạp đã<br />
nhanh chóng tiếp nhận loại vải bông này và<br />
mặc trang phục theo kiểu Ấn Độ.<br />
Sử gia Hêrôđốt viết “Vài thứ cây mọc hoang<br />
trong rừng. Không có trái mà lại có len, thứ len<br />
đó đẹp hơn, tốt hơn thứ len ở lông cừu. Người<br />
Ấn dùng cây đó để dệt áo” [4, tr.159]. Do cuộc<br />
chiến tranh xâm lƣợc vùng Cận Đông mà ngƣời<br />
La Mã biết đến loại “len” ở cây này: “Ở đó- Ấn<br />
Độ- người ta dệt thứ vải tuyệt vời không thấy ở<br />
đâu trên thế giới, mịn và nhẹ đến mức có thể<br />
cuốn lại cho luồn qua một chiếc vòng nhỏ” [4,<br />
tr.159]. Vải lụa của Ấn Độ đƣợc truyền sang<br />
phƣơng Tây làm cho cƣ dân ở đây vô cùng<br />
thích thú, nhất là những chiếc khăn soan mỏng,<br />
mịn, nhẹ và lộng lẫy. Các ngôn ngữ châu Âu<br />
chỉ bông và các loại vải lụa, phần lớn đều có<br />
nguồn gốc từ ngữ âm Ấn Độ.<br />
Thông qua buôn bán, những sản phẩm tơ lụa<br />
đặc sắc của Trung Quốc đã đƣợc mang đến bán<br />
cho ngƣời Tây Á, đặc biệt là ở La Mã. Thời kỳ<br />
đầu, những bậc đế vƣơng và những nhà quý tộc<br />
Rôma thích tơ lụa Trung Quốc đến mức họ cân<br />
lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân<br />
nặng tƣơng đƣơng. Tƣơng truyền, một vị hoàng<br />
đế Rôma lần đầu tiên mặc bộ quần áo tơ lụa<br />
Trung Quốc đi xem hát gây chấn động khắp<br />
kinh thành Rôma. Vua Xêda (100 TCN)<br />
thƣờng mặc áo tơ lụa Trung Quốc trong những<br />
dịp thiết triều hoặc tiếp sứ giả nƣớc ngoài. Còn<br />
Nữ hoàng Ai Cập Clêôpatra lúc đó chỉ diện váy<br />
lụa Trung Quốc. Quần áo của họ có hoạ tiết<br />
trang trí với màu sắc tƣơi sáng và chất liệu vải<br />
bền đẹp. Về sau mọi tầng lớp trong xã hội<br />
phƣơng Tây đều sử dụng lụa Trung Quốc để<br />
may váy áo, trang phục. Nhƣ vậy, qua tiếp xúc<br />
với ngƣời phƣơng Đông, ngƣời phƣơng Tây đã<br />
tiếp thu cách ăn mặc của ngƣời phƣơng Đông.<br />
Về ẩm thực, trƣớc kia, ngƣời phƣơng Tây ăn<br />
uống rất đơn giản và không biết sử dụng các gia<br />
<br />
84(08): 9 - 16<br />
<br />
vị. Bánh mì, lƣơng khô đƣợc làm từ lúa mì, lúa<br />
đại mạch hoặc lúa mạch đen và cá là lƣơng thực<br />
cơ bản của họ. Thực phẩm rất ít loại, chủ yếu<br />
đƣợc ƣớp muối. Trƣớc đây, cách duy nhất để<br />
làm cho thực phẩm trở nên ngọt là dùng mật<br />
ong. Qua tiếp xúc với ngƣời phƣơng Đông, cƣ<br />
dân vùng Điạ Trung Hải đã biết cách chế biến<br />
nhiều món ăn ngon và biết đến gia vị của họ.<br />
Điều đó đã làm thay đổi căn bản văn hoá ẩm<br />
thực của vùng Địa Trung Hải. Họ không những<br />
có một nguồn lƣơng thực phong phú đủ loại mà<br />
còn biết sử dụng các gia vị của phƣơng Đông<br />
vào việc chế biến món ăn. Gia vị làm các món<br />
ăn trở nên cầu kì hơn, đậm đà và hấp dẫn hơn.<br />
Điều này có thể lí giải vì sao từ thời cổ đại về<br />
sau ngƣời phƣơng Tây luôn tìm mọi cách sang<br />
buôn bán ở phƣơng Đông- xứ sở của hƣơng<br />
liệu, gia vị.<br />
Nhƣ vậy, tiếp xúc và giao lƣu văn minh thời cổ<br />
đại là một trong những nhân tố thúc đẩy tình<br />
hình kinh tế chính trị, xã hội của các quốc gia<br />
trên toàn thế giới phát triển ngày một đa dạng<br />
và phong phú hơn. Mặt khác, các thành tựu<br />
văn hóa cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến văn<br />
hóa của các quốc gia khác trên thế giới.<br />
3. Văn hóa<br />
Về chữ viết, mọi cộng đồng ngƣời trong thế<br />
giới cổ đại nói chung đều biết dùng hình vẽ để<br />
biểu đạt thông tin. Đây là cơ sở để họ tiến tới<br />
sáng tạo ra chữ viết. Lƣỡng Hà, Ai Cập, Trung<br />
Quốc, Ấn Độ cổ đại đƣợc coi là chốn sinh thành<br />
và phát triển của hệ thống chữ viết đầu tiên của<br />
loài ngƣời. Chữ viết của các quốc gia cổ đại<br />
phƣơng Đông chủ yếu là chữ tƣợng hình, chƣa<br />
có sự khái quát cao.<br />
Ngƣời Phênixi ở Tây Á đã mở rộng buôn bán<br />
với tất cả các khu vực trên thế giới trong đó có<br />
Lƣỡng Hà và Ai Cập. Họ đã biết dùng chữ<br />
tƣợng hình của ngƣời Ai Cập và chữ hình góc<br />
của ngƣời Lƣỡng Hà. Nhƣng do yêu cầu của<br />
việc giao dịch quốc tế, của sự phát triển ngành<br />
thƣơng mại, ngƣời Phênixi đã cải tiến chữ viết<br />
cho đơn giản và thuận tiện hơn. Hệ thống chữ<br />
cái a, b, c đã đƣợc phát minh trên cơ sở chữ viết<br />
Ai Cập vào khoảng thế kỷ XIV TCN. Loại mẫu<br />
<br />
11<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Dƣơng Thị Huyền<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tự này có khoảng 30 ký tự nhƣng nhiều âm<br />
khác nhau, có thể đƣợc biểu thị bằng một vài ký<br />
hiệu. Tính chính xác và đa dạng của chúng<br />
khiến loại chữ này dễ nắm bắt hơn những loại<br />
chữ hình nêm.<br />
Trong khi đó, ngƣời Hy Lạp vẫn ở trong tình<br />
trạng mù chữ. Thật may mắn cho văn minh<br />
phƣơng Tây khi việc buôn bán đã đƣa ngƣời Hy<br />
Lạp tiếp xúc với ngƣời Phênixi. Họ đã tiếp thu<br />
bảng chữ cái của ngƣời Phênixi và đem lại sự<br />
chính xác hơn cho loại chữ này bằng cách thay<br />
đổi một số ký tự hoàn toàn là phụ âm thành<br />
nguyên âm. Bảng chữ cái của ngƣời Hy Lạp đã<br />
phát triển thành hai phiên bản. Một phiên bản<br />
Tây sau đó đến với ngƣời Etơruxcơ- những<br />
ngƣời sau này cai quản La Mã. Về sau, ngƣời<br />
dân La Mã đã biến nó thành mẫu tự đƣợc sử<br />
dụng khắp thế giới phƣơng Tây. Phiên bản<br />
phƣơng Đông đã trở thành bảng chữ cái chuẩn<br />
ở chính sứ Hy Lạp. Nhờ hệ thống mẫu tự này,<br />
ngƣời Hy Lạp đã để lại cho hậu thế một di sản<br />
văn hóa vô cùng phong phú, nhất là trong lĩnh<br />
vực văn học.<br />
Nhƣ vậy, đa phần thế giới ngày nay sử dụng<br />
nguồn này hay nguồn khác của bảng chữ cái<br />
Phênixi theo dạng mà nó tiếp nhận của ngƣời<br />
Ai Cập và Lƣỡng Hà.<br />
Về khoa học kỹ thuật<br />
Phƣơng Đông đƣợc coi là nôi của nền khoa học<br />
thời cổ đại. Nơi đây là nơi phát tích rất nhiều<br />
những thành tựu khoa học đặc sắc có giá trị đến<br />
ngày nay. Tuy ra đời ở phƣơng Đông, những<br />
thành tựu này lại phát triển rực rỡ ở phƣơng<br />
Tây. Bởi trong quá trình tiếp xúc với phƣơng<br />
Đông, phƣơng Tây đã học tập và tiếp thu những<br />
thành tựu này và không ngừng phát triển lên<br />
một tầm cao mới.<br />
Về thiên văn và lịch pháp, dựa vào sự quan sát<br />
thiên văn, ngƣời phƣơng Đông đã biết làm ra<br />
lịch, sớm nhất là ngƣời Ai Cập. Cũng giống<br />
nhƣ các quốc gia cổ đại phƣơng Đông khác,<br />
ban đầu ngƣời Ai Cập đặt ra một niên lịch chia<br />
thời gian thành năm âm lịch, mỗi năm có 364<br />
ngày, chia thành 12 tháng. Khi cầm quyền ở La<br />
Mã, Xêda đã biết đến loại lịch này và cho đây là<br />
<br />
84(08): 9 - 16<br />
<br />
“niên lịch vĩ đại và thông minh nhất thế giới”.<br />
Do đó, sau khi ở Ai Cập về, năm 45 TCN, Xêda<br />
đã mời nhà toán học và thiên văn học Ai Cập<br />
Xôđigien dựa vào lịch Ai Cập để cải cách lịch<br />
của La Mã bởi một phép làm lịch của nhà nƣớc<br />
trƣớc đó đã bị quan lại La Mã thao túng có<br />
nhiều tiêu cực. Lịch mới của La Mã mang tên<br />
Xêda gọi là lịch Julien, đƣợc sử dụng phổ biến<br />
ở phƣơng Tây từ năm 45 TCN đến năm 1582<br />
sau CN. Phép lịch này lấy một năm có 365 ngày<br />
¼, cứ 4 năm lại có một năm nhuận, các tháng lẻ<br />
có 31 ngày, tháng chẵn có 30 ngày. Tháng hai<br />
của năm không nhuận có 28 ngày, năm nhuận<br />
có 29 ngày. Nhƣ vậy, lịch của ngƣời La Mã có<br />
sự tiếp thu lịch Ai Cập cơ bản hoàn thiện nhƣ<br />
lịch ngày nay.<br />
Về toán học, phƣơng Đông đƣợc coi là cái nôi<br />
của nền toán học cổ đại. Trung tâm toán học<br />
lớn nhất thời cổ đại là thƣ viện Alêchxanđrơ và<br />
Viện hàn lâm khoa học. Nơi đây tập trung tất cả<br />
các nhà khoa học từ Hy Lạp, La Mã đến học<br />
tập, trong đó có một số nhà toán học nổi tiếng<br />
nhƣ Pytago, Ơclít, Talét, Acsimet… Họ tiếp thu<br />
những thành tựu toán học của phƣơng Đông và<br />
vƣợt qua cách tính nhân chia, cộng trừ sơ cấp,<br />
vƣơn tới sự khái quát thành những định lí, định<br />
đề, nguyên lí vẫn đƣợc sử dụng trong toán học<br />
hiện đại: Định lý Pytago, định lý Talét, định đề<br />
Ơclít, định luật Acsimet…<br />
Ngƣời Ai Cập dùng hình học để đo đạc lại đất<br />
đai của nhà nông sau những con lũ hàng năm do<br />
sông Nil gây ra. Các nƣớc gọi môn hình học là<br />
Gieometri- tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự đo đạc<br />
đất đai. Ơclít sau một thời gian du lịch ở đây đã<br />
học tập những kiến thức hình học này, sắp xếp<br />
và tổ chức lại hình học thành một môn học quy<br />
củ. Ông cũng đơn giản hóa và sắp xếp lại các<br />
tác phẩm riêng lẻ của các bậc tiền bối, hệ thống<br />
các định lý và chứng minh nó thành một chuỗi<br />
logic. Trong đó nổi bật nhất là định đề về tỷ lệ<br />
thức giữa các cạnh của tam giác.<br />
Sự liên hệ giữa các cạnh của tam giác vuông đã<br />
đƣợc nêu trƣớc Pytago khoảng 1000 năm vào<br />
thời cổ Babilon nhƣng Pytago là ngƣời đầu tiên<br />
chứng minh công thức đó và phát triển nó thành<br />
một định lý nổi tiếng mang tên ông: “Trong tam<br />
<br />
12<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Dƣơng Thị Huyền<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng<br />
bình phương hai cạnh góc vuông”. Đây là chìa<br />
khóa để xây dựng nhiều định lý trong hình học<br />
có ý nghĩa vô cùng to lớn tới ngày nay. Nhờ<br />
định lý này, ta tìm đƣợc nhiều hệ thức lƣợng<br />
trong các hình. Việc tính các cạnh của tam giác<br />
thƣờng, chiều cao, trung tuyến của tam giác,<br />
đƣờng chéo của hình bình hành đều dựa vào<br />
định lý Pytago.<br />
Ngƣời Ấn Độ đã biết tới và sử dụng hệ thập<br />
phân ngay từ đầu công nguyên. Hệ số 10 chữ số<br />
trong đó có một số đƣợc khắc trên cột đá dƣới<br />
triều vua Asôka là phát minh vĩ đại của ngƣời<br />
Ấn Độ, có tác dụng rất lớn tới toán học thế giới<br />
cổ đại. Một nhà toán học châu Âu sau này đã<br />
đánh giá cao giá trị của phát minh rằng “Chính<br />
nhờ Ấn Độ mà chúng ta học được cái cách tài<br />
tình chỉ dùng có 10 chữ số mà viết đủ các số.<br />
Mỗi chữ số vừa có một trị số tùy theo vị trí của<br />
nó, vừa có một trị số tuyệt đối. Ý đồ tế nhị mà<br />
quan trọng. Ngày nay chúng ta cho đó là bình<br />
thường nên không thấy hết công lao của người<br />
Ấn. Nhưng chính nhờ nó đơn giản mà làm toán<br />
mới dễ dàng và hệ thống số học đó là sáng kiến<br />
vĩ đại nhất. Hai nhà bác học thiên tài của<br />
phương Tây thời cổ đại Acsimet và Apôlôniut<br />
mà cũng không tìm ra được hệ thống đó thì mới<br />
nhận định nổi sáng kiến của người Ấn tài tình<br />
ra sao”[5, tr. 83].<br />
Các kiến thức toán học khác của phƣơng Đông<br />
nhƣ: Số căn, số âm, các quy tắc về hoán vị, tổ<br />
hợp, số pi = 3,1416 cũng đƣợc các nhà khoa<br />
học phƣơng Tây tiếp thu và truyền sang phƣơng<br />
Tây bằng nhiều con đƣờng khác nhau. Đóng<br />
góp vĩ đại của các nhà toán học phƣơng Tây là<br />
đã tiếp thu các thành tựu toán học phƣơng Đông<br />
rồi không ngừng phát triển lên làm cho “Toán<br />
học trở thành nền tảng của nhiều ngành khoa<br />
học khác”.<br />
Về hóa học, thời cổ đại, nền hóa học của Ai<br />
Cập vô cùng phát triển. Nghệ thuật ƣớp xác là<br />
một bằng chứng nói lên trình độ cao của nghề<br />
thủ công hóa học Ai Cập. Đặc biệt chính ở khu<br />
vực châu thổ sông Nil này đã xuất hiện mầm<br />
mống đầu tiên của thứ “Nghệ thuật bí mật<br />
thiêng liêng” nhằm biến đổi kim loại không quý<br />
<br />
84(08): 9 - 16<br />
<br />
thành vàng, chế tạo ngọc giả, chế tạo thuốc<br />
trƣờng sinh. Những điều ghi chép của họ dƣới<br />
hình thức thần bí, đôi khi lọt ra ngoài và đã có<br />
tác dụng kích thích các thế hệ bác học nƣớc Hy<br />
Lạp cổ sau này tiếp tục tìm kiếm với một quy<br />
mô rộng lớn hơn nhiều.<br />
Sau khi Alêchxanđrơ Makêđônia chiếm Ai Cập<br />
thì những kiến thức về “Nghệ thuật bí mật” mà<br />
các giáo sĩ nhà thờ Odirít và nhà thờ Iziđa đã<br />
tích lũy và giữ kín đƣợc hòa hợp với triết học<br />
và kỹ thuật thủ công Hy Lạp. Lúc đó, trình độ<br />
khoa học chƣa đủ để xác định vàng thật, vàng<br />
giả nên “Nghệ thuật bí mật” của các giáo sỹ Ai<br />
Cập đƣợc các nhà bác học Hy Lạp coi nhƣ một<br />
khoa học chân chính và chẳng bao lâu đƣợc phổ<br />
biến rộng rãi ở khắp miền đất Hy Lạp rồi truyền<br />
sang các nƣớc khác ở vùng Địa Trung Hải.<br />
Ngƣời Hy Lạp đã học đƣợc nghề nhuộm và các<br />
loại thuốc nhuộm của Ai Cập. Ngoài thuốc<br />
nhuộm vô cơ của Ai Cập, ngƣời Hy Lạp còn<br />
dùng nhiều loại thuốc nhuộm thiên nhiên có<br />
màu đỏ tƣơi. Công thức nhuộm và cách nhuộm<br />
đã đƣợc mô tả trong các tập sách viết ở giai<br />
đoạn viện hàn lâm khoa học Alechxanđrơ.<br />
Về nghệ thuật<br />
Nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cũng ảnh<br />
hƣởng rõ rệt với nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp<br />
thời mới ra đời. Hình tƣợng thanh niên Kouros<br />
độc đáo của nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp cổ xƣa<br />
bắt nguồn từ Ai Cập: Chàng trai thân thẳng, cao<br />
dong dỏng, ở tƣ thế đứng, chân trái đƣa lên<br />
trƣớc, hai cánh tay áp sát vào thân, bàn tay nắm<br />
lại. Những pho tƣợng kiểu này không những<br />
mô phỏng dáng điệu của nhân vật Ai Cập mà<br />
còn tôn trọng các quy tắc cổ truyền của nghệ<br />
thuật Ai Cập, nhất là “Nguyên lý tỷ lệ” mà<br />
những ngƣời sáng tạo đã áp dụng từ hơn hai<br />
trăm năm trƣớc công nguyên. Họ chia cơ thể<br />
thành 8 hình vuông bằng nhau, từ vƣơng triều<br />
XVI trở đi thì đƣợc chia làm 21 hình vuông khi<br />
mà đơn vị đo độ dài là cubit đƣợc thay đổi.<br />
Phiđiát và Pôlinhốt, hai nhà điêu khắc Hy Lạp<br />
nổi tiếng, đã xuất phát từ truyền thống đó để tạc<br />
pho tƣợng Apollon, chia cơ thể làm 21,1/4 hình<br />
vuông [1, tr.607 ]. Họ xem điêu khắc tả hình<br />
thể con ngƣời nhƣ một bản hợp xƣớng các giai<br />
<br />
13<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />