intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sứa Biển Tuy Hòa

Chia sẻ: Huongdanhoctot_3 Huongdanhoctot_3 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở các chợ vùng ven biển nước ta có một mặt hàng đặc sản nhiều nơi không có. Đó là những tảng sứa màu vàng hoặc màu hồng trông như những miếng thạch trong suốt. Các bãi tắm như Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu thường gặp, giống sinh vật nổi lững lờ dưới mặt nước như một chiếc dù con, đi thành từng đàn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sứa Biển Tuy Hòa

  1. Sứa Biển Tuy Hòa Ở các chợ vùng ven biển nước ta có một mặt hàng đặc sản nhiều nơi không có. Đó là những tảng sứa màu vàng hoặc màu hồng trông như những miếng thạch trong suốt. Các bãi tắm như Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu thường gặp, giống sinh vật nổi lững lờ dưới mặt nước như một chiếc dù con, đi thành từng đàn. Phía dưới thân sứa có những tua to quanh một lỗ miệng. Các tay miệng đó là nơi sứa phun ra độc tố giết chết cá con rồi quơ vào miệng mà ăn. Họ hàng nhà sứa nhiều dạng nhiều vẻ. "Sứa Rễ" có thân màu trắng bạc hoặc màu hồng ngọc, vòng miệng màu vàng tươi rất đẹp. Dưới tay “dù” là các tua mọc dày từng chùm giống bộ rễ cây trông thật kỳ lạ. “Sứa Lửa" màu hồng, tay miệng chứa độc tố mạnh đến mức có thể tiêu diệt cả con cá lớn gấp bốn lần sứa. Người đi tắm chạm phải sứa lửa sẽ bị nó "đốt" bỏng rộp, sưng tấy lên rất đau rồi mưng mủ. "Sứa Sen" bé hơn sứa rễ, thân màu xanh lơ, tua
  2. màu hồng tươi. Giống sứa sen hay sống ở vùng biển ấm áp. "Sứa Bắc” cực to thân mình sặc sỡ quen sống ở vùng biển lặng. Giống này có đường kính tán dù dài tới 2m, tua quanh miệng không dưới 30cm giữa thân màu vàng tươi, viền quanh màu đỏ thẫm, miệng màu hỗ đào, xúc “tu màu hồng, khi di chuyển trong nước biển xanh trông thật rực rỡ. Có loài sứa sống chìm sâu dưới tầng nước tới 5-6 ngàn mét, ít trông thấy. Có loài sống thành từng đàn đông đúc di chuyển ngược chiều nhau dưới nước tuy cùng một mẹ nhưng vĩnh viễn chia lìa nhau và trôi tới các vùng biển xa lạ khác nhau. Thân sứa nổi trôi không có tổ, cuộc sống mong manh mà sứa thì lại sinh sản cực kỳ chậm chạp theo một chu kỹ dài lê thê nhưng sứa vẫn tồn tại và phát triển, nếu không con người cũng chẳng được miếng sứa mà ăn và sứa đã thành "món ăn hoài niệm" của những ai tha hương có dịp quay về thăm chốn cũ làng xưa. Có số Việt kiều xưa sống ở vùng biển đã có một thời được ăn bún sứa nay cứ đòi ăn lại nhưng không phải đâu cũng có mà chỉ có ở vùng biển mà thôi. Bún sứa ngon phải là ở thị xã Tuy Hoà tỉnh Phú Yên. Người Tuy Hoà ăn bún sứa kháo với mọi nơi. Người Hà Nội đôi khi cũng ăn sứa sống kèm với bún và dưa chuột chấm mắm tôm chanh cùng bánh đa nướng, nhưng chưa phải là “máu mê nghiện ngập”. Con sứa ngâm nước vôi sạch, để nguyên con lạng mỏng, màu sứa lúc ăn hồng tươi vì có ngâm hồng hoàng để khử bớt tanh. Khi thưởng thức không cần xào nấu mà cứ để sống như ăn gỏi cá, gắp từng lát mỏng chấm với mắm tôm kẹp với rau sống và ít bún, cứ thế nếm tới miếng cuối cùng sẽ gặp biết bao cảm giác lạ.
  3. Sành sỏi và biết ăn ngon thì phải là người Tuy Hoà dân vùng biển mới nhận ra hương vị chính xác của món sứa độc đáo này. Còn muốn có, một bát bún sứa có chất phải có đủ phụ liệu và gia vị. Trước hết phải có một nồi nước dùng tôm thẻ tươi hạng lớn, tôm càng nhiều thì nước dùng càng ngọt. Gạch tôm khều ra nấu chung với thịt lợn loại mông sấn. Để bếp lửa than liu riu hầm trong vài ba tiếng cho tôm, gạch cua, thịt lợn cùng cà chua, cà rốt, củ đậu thấm quyện vào nhau tạo thành chất nước dùng đặc sản béo ngậy nổi lên mùi gạch tôm đỏ tươi thơm phức. Khi ăn xếp đủ loại rau sống thái nhỏ xuống đáy bát canh, sau đó bốc bún rồi loại sợi nhỏ mịn đè lên trên. Múc nước dùng đang sôi dội xâm xấp vừa ngập bát bún để khỏi ỉu mềm lạc rang giã dập và bánh đa nướng bóp vụn rắc trên cùng. Như vậy là lớp sứa trắng nõn được trộn chung với nước dùng tôm thẻ, thịt lợn, gạch tôm đổ lẫn vào bát và chính có vị sứa này mới làm nên bát bún sứa lừng danh nếu không chỉ là bát bún thường chẳng biết gọi tên là gì nữa.
  4. Ăn món bún sứa như vậy đâu có đơn giản và cũng chỉ ở Tuy Hoà bún sứa mới ngon vì nghệ thuật gia truyền: ngâm, rửa, lạng lọc miếng sứa tinh tế hơn nơi khác. Miếng sứa trông trong vắt màu óng ánh trắng muốt đã thái thành từng khúc nho nhỏ bằng ngón tay cái, còn sống trông đã thấy ngon huống chi lại đắm mình trong nồi nước dùng tôm thịt ngọt sẵn. Thảo nào mà đồng bào ở xa Tổ quốc lúc về cứ đòi con cháu cho "tau" đi ăn bánh khoái lạc Thiện ở cửa Thượng Tứ hay món mì Quảng Hội An và không quên đòi cho ăn bằng được bún sứa Tuy Hòa trước lúc lại ra đi mới thực là toại nguyện nhưng rồi lại vẫn cứ nhớ nhung có lẽ suốt cả đời người không dứt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2