intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sữa đậu nành không thực sự tốt cho chúng ta

Chia sẻ: Mina Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

70
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sữa đậu nành có tác dụng giảm nguy cơ ung thư vú ở nữ giới và nguy cơ tiền liệt tuyến ở nam giới. Nhưng ngược lại, tác dụng phụ của sữa đậu nành với sức khỏe cũng khá nhiều. Sữa đậu nành là sản phẩm sữa kết hợp với đậu nành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sữa đậu nành không thực sự tốt cho chúng ta

  1. Sữa đậu nành không thực sự tốt cho chúng ta Sữa đậu nành có tác dụng giảm nguy cơ ung thư vú ở nữ giới và nguy cơ tiền liệt tuyến ở nam giới. Nhưng ngược lại, tác dụng phụ của sữa đậu nành với sức khỏe cũng khá nhiều. Sữa đậu nành là sản phẩm sữa kết hợp với đậu nành. Chất lượng của sữa đậu nành không giống với sữa bò, vậy nên được coi là sản phẩm sữa không thể thiếu của những người không thể tiêu hóa được sữa bò. Trong thời gian gần đây, sữa đậu nành trở nên phổ biến vì tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống sữa đậu nành không phải là không có tác dụng phụ. Đậu nành không chứa các chất dinh dưỡng giống như sữa bò trừ khi đó là sản phẩm được tăng cường. Không ai là không biết sữa đậu nành có tác dụng giảm nguy cơ ung thư vú ở nữ giới và nguy cơ tiền liệt tuyến ở nam giới. Sữa đậu nành có chứa hàm lượng phytoestrogens cao. Các hợp chất này được coi là có cấu trúc tương tự như estrogen. Theo một nghiên cứu của một tiến sĩ về dịch tế học, thực hiện trong năm 2010 tại trường Đại học tại Buffalo thì isoflavones trong đậu nành có thể làm cho các estrogen và hormone yếu đi, tức là có hiệu ứng chống estrogen. Kết quả là, isoflavones có trong đậu nành có thể ức chế ung thư liên quan đến hormone như ung thư vú và tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, mặt trái của sữa đậu nành đối với sức khỏe con người lại khá nhiều. Bệnh tim mạch và đột quỵ
  2. Isoflavones được tìm thấy trong sữa đậu nành gây ra ức chế tập tiểu cầu hoặc vón cục dẫn tới ức chế sự đông máu. Một cục máu đông có thể chặn dòng chảy của máu đi qua các động mạch khiến tắc nghẽn ở động mạch vành hay não, kết quả dẫn tới cơn đau tim hoặc đột quỵ. Suy tuyến giáp Isoflavone trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp do nó ngăn chặn các enzyme peroxidase tuyến giáp (đây là loại enzyme thuộc nhóm enzyme khử oxy). Tuyến giáp cần có Iốt để sản xuất hormone tuyến giáp. Iốt sẽ không thể vào tuyến giáp mà không được enzyme peroxidase tuyến giáp ôxi hóa. Đậu t ương chính là nguyên nhân của quá trình này, vì nó làm giảm lượng hormone tuyến giáp. Bệnh nhân có hàm lượng hoóc môn tuyến giáp thấp thường bị mệt mỏi, thờ ơ, rụng tóc, trí nhớ kém và bị bệnh bướu cổ.
  3. Bệnh Gout Những người bị bệnh gout được khuyên là nên tránh sữa đậu nành bởi vì nó có chứa một lượng purin vừa phải – đây là thành phần tự nhiên có trong các mô cơ thể và một số loại thực phẩm. Purin được chia thành acid uric có thể gây kích ứng niêm mạc của bạn, gây ra đau dữ dội, sưng và viêm, gây ra bệnh gút. Nhầm lẫn về canxi Sữa bò là nguồn chứa canxi cao, nhưng sữa đậu nành thì không, trừ khi loại sữa đậu nành đó là sữa đậu nành tăng cường canxi. Vì vậy, hãy đọc nhãn cẩn thận khi mua hàng để đảm bảo rằng sản phẩm đó có bổ sung canxi, hoặc nếu không thì cần có biện pháp bổ sung canxi thích hợp khác. Ngay cả khi sữa đậu nành có chứa canxi bổ sung, thì phytates – một loại men tiêu hóa trong đậu nành cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi, vì vậy bạn chỉ có khoảng 75% của canxi bổ sung. Dị ứng Trong khi các bậc cha mẹ thường chọn sữa đậu nành để tránh dị ứng sữa cho con thì có tới 30-50% trẻ em bị dị ứng với công thức sữa bò cũng dị ứng với công thức sữa đậu nành. Trẻ lớn hơn cũng có tỷ lệ dị ứng với sữa đậu nành lên tới 10-14%. Vì vậy, hãy cân nhắc kĩ trước khi dùng sữa đậu nành làm thức uống dinh dưỡng thay thế sữa bò cho con.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2