Sưu tầm lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm môn hóa nâng cao
lượt xem 8
download
Khi trường hợp gặp bài toán cho biết lượng của hai chất tham gia và yêu cầu tính lượng chất tạo thành. Trong số hai chất tham gia phản ứng sẽ có một chất tham gia phản ứng hết. Chất kia có thể phản ứng hết hoặc dư. Lượng chất tạo thành tính theo lượng chất nào phản ứng hết, do đó phải tìm xem trong hai chất cho biết
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sưu tầm lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm môn hóa nâng cao
- Sưu tầm lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm môn hóa nâng cao
- Dạng 6: BÀI TOÁN VỀ LƯỢNG CHẤT DƯ * Khi trường hợp gặp bài toán cho biết lượng của hai chất tham gia và yêu cầu tính lượng chất tạo thành. Trong số hai chất tham gia phản ứng sẽ có một chất tham gia phản ứng hết. Chất kia có thể phản ứng hết hoặc dư. Lượng chất tạo thành tính theo lượng chất nào phản ứng hết, do đó phải tìm xem trong hai chất cho biết, chất nào phản ứng hết. Cách giải: Lập tỉ số, ví dụ phương trình phản ứng: A + B C + D Soá mol (hoaêëc khoái löôïng) chaát A (theo ñeà) + Lập tỉ số: Soá mol (hoaêëc khoái löôïng) chaát A (theo PTHH ) Soá mol (hoaêëc khoái löôïng) chaát B (theo ñeà) Soá mol (hoaêëc khoái löôïng) chaát B (theo PTHH ) So sánh 2 tỉ số, tỉ số nào lớn hơn chất đó dư, chất kia phản ứng hết. Tính lượng các chất theo chất phản ứng hết. BÀI TẬP: Câu 1: Đun nóng 16,8 gam bột sắt và 6,4 gam bột lưu huỳnh (không có không khí) thu được chất rắn A. Hoà tan A bằng HCl dư thoát ra khí B. Cho khí B đi chậm
- qua dung dịch Pb(NO3)2 tách ra kết tủa D màu đen. Các phản ứng đều xảy ra 100%. a) Viết phương trình phản ứng để cho biết A, B, D là gì? b) Tính thể tích khí B (đktc) và khối lượng kết tủa D. c) Cần bao nhiêu thể tích O2 (đktc) để đốt hoàn toàn khí B. Câu 2: Đun nóng hỗn hợp Fe, S (không có không khí) thu được chất rắn A. Hoà tan A bằng axit HCl dư thoát ra 6,72 dm3 khí D (đktc) và còn nhận được dung dịch B cùng chất rắn E. Cho khí D đi chậm qua dung dịch CuSO4 tách ra 19,2 gam kết tủa đen. a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính lượng riêng phần Fe, S ban đầu biết lượng E bằng 3,2 gam. Câu 3: Dẫn 4,48 dm3 CO (ở đktc) đi qua m gam CuO nung nóng nhận được chất rắn X và khí Y. Sục khí Y vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 20 gam kết tủa trắng. Hoà tan chất rắn X bằng 200ml dung dịch HCl 2M thì sau phản ứng phải trung hoà dung dịch thu được bằng 50 gam Ca(OH)2 7,4%. Viết PTPƯ và tính m. Câu 4: 6,8 gam hỗn hợp Fe và CuO tan trong 100 ml axit HCl dung dịch A + thoát ra 224 ml khí B (đktc) và lọc được chất rắn D nặng 2,4 gam. Thêm tiếp HCl dư vào hỗn hợp A + D thì D tan 1 phần, sau đó thêm tiếp NaOH đến dư và lọc kết
- tủa tách ra nung nống trong không khí đến lượng không đổi cân nặng 6,4 gam. Tính thành phần khối lượng Fe và CuO trong hỗn hợp đầu. Câu 5: Trộn 100 ml dung dịch Fe2(SO4)3 1,5M với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được kết tủa A và dung dịch B. Nung kết tủa A trong không khí đến lượng không đổi thu được chất rắn D. Thêm BaCl2 dư vào dung dịch B thì tách ra kết tủa E. a) Viết phưong trình phản ứng. Tính D và E. b) Tính nồng độ mol chất tan trong dung dịch B (coi thể tích thay đổi không đáng kể khi xảy ra phản ứng). Câu 6: Cho13,6 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe được hoà tan trong 100 ml dung dịch CuSO4. Sau phản ứng nhận được dung dịch A và 18,4 gam chất rắn B gồm 2 kim loại. Thêm NaOH dư vào A rồi lọc kết tủa tách ra nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi nhận được chất rắn D gồm MgO và Fe2O3 nặng 1,2 gam. Tính lượng Fe, Mg ban đầu. Dạng 7: BÀI TOÁN XÁC ĐỊNH HỖN HỢP 2 KIM LOẠI (HOẶC 2 MUỐI) HAY AXIT CÒN DƯ
- * Lưu ý: Khi gặp bài toán cho hỗn hợp 2 kim loại (hoặc 2 muối) tác dụng với axit, đề bài yêu cầu chứng minh axit còn dư hay hỗn hợp 2 kim loại còn dư. Ta giải như sau: Giả sử hỗn hợp chỉ gồm một kim loại (hoặc muối) có M nhỏ, để khi chia khối lượng hỗn hợp 2 kim loại (hoặc hỗn hợp 2 muối) cho M có số mol lớn, rồi so sánh số mol axit để xem axit còn dư hay hỗn hợp còn dư: m hh nhh 2 kim loaiï hoac 2 muoiá ë n HCl M BÀI TẬP Câu 1: Cho 31,8g hỗn hợp (X) gồm 2 muối MgCO3 và CaCO3 vào 0,8 lít dung dịch HCl 1M thu được dung dịch (Z). a) Hỏi dung dịch (Z) có dư axit không? b) Lượng CO2 có thể thu được bao nhiêu? Câu 2: Cho 39,6g hỗn hợp gồm KHSO3 và K2CO3 vào 400g dung dịch HCl 7,3%,khi xong phản ứng thu được khí (X) có tỉ khối so với khí hiđro bằng 25,33% và một dung dịch (A).
- a) Hãy chứng minh rằng axit còn dư. b) Tính C% các chất trong dung dịch (A). Câu 3: Hoà tan 13,2 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại có cùng hoá trị vào 400 ml dung dịch HCl 1,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 32,7 gam hỗn hợp muối khan. a) Chứng minh hỗn hợp A không tan hết. b) Tính thể tích hiđro sinh ra. Câu 4: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Mg và Zn. B là dung dịch H2SO4 có nồng độ mol là x mol/l. - Trường hợp 1: Cho 24,3g (A) vào 2 lít (B) sinh ra 8,96 lít khí H2. - Trường hợp 1: Cho 24,3g (A) vào 3 lít (B) sinh ra 11,2 lít khí H2. (Các thể tích khí đều đo ở đktc). a. Hãy chứng minh trong trường hợp 1 thì hỗn hợp kim loại chưa tan hết, trong trường hợp 2 axit còn dư. b. Tính nồng độ x mol/l của dung dịch (B) và % khối lượng mỗi kim loại trong (A)
- Dạng 8: BÀI TOÁN TĂNG, GIẢM KHỐI LƯỢNG Trường hợp 1: Kim loại phản ứng với muối của kim loại yếu hơn. * Hướng giải: - Gọi x (g) là khối lượng của kim loại mạnh. - Lập phương trình hoá học. - Dựa vào dữ kiện đề bài và PTHH để tìm lượng kim loại tham gia. - Từ đó suy ra lượng các chất khác. * Lưu ý: Khi cho miếng kim loại vào dung dịch muối, Sau phản ứng thanh kim loại tắng hay giảm: - Nếu thanh kim loại tăng: m kim loaïi sau m kim loaïi tröôùc m kim loaïi taêng - Nếu khối lượng thanh kim loại giảm: m kim loaïi tröôùc m kim loaïi sau m kim loaïi giaûm - Nếu đề bài cho khối lượng thanh kim loại tăng a% hay giảm b% thì nên đặt thanh kim
- loại ban đầu là m gam. Vậy khối lượng thanh kim loại tăng a% m hay b% m. BÀI TẬP Câu 1: Cho một lá đồng có khối lượng là 6 gam vào dung dịch AgNO3. Phản ứng xong, đem lá kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 13,6 gam. Tính khối lượng đồng đã phản ứng. Câu 2: Ngâm một miếng sắt vào 320 gam dung dịch CuSO4 10%. Sau khi tất cả đồng bị đẩy ra khỏi dung dịch CuSO4 và bám hết vào miếng sắt, thì khối lượng miếng sắt tăng lên 8%. Xác định khối lượng miếng sắt ban đầu. Câu 3: Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 4%. a) Xác định lượng Cu thoát ra. Giả sử đồng thoát ra đều bám vào thanh sắt. b) Tính nồng độ mol/l của dung dịch sắt(II) sunfat tạo thành. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi. Trường hợp 2: Tăng giảm khối lượng của chất kết tủa hay khối lượng dung dịch sau phản ứng
- a) Khi gặp bài toán cho a gam muối clorua (của kim loại Ba, Ca, Mg) tác dụng với dung dịch cacbonat tạo muối kết tủa có khối lượng b gam. Hãy tìm công thức muối clorua. - Muốn tìm công thức muối clorua phải tìm số mol (n) muối. Độ giảm khối lượng muối clorua = a – b là do thay Cl2 (M = 71) bằng CO3 (M = 60). a-b n muoiá 71 60 a Xác định công thức phân tử muối: M muoiá clorua n muoiá Từ đó xác định công thức phân tử muối. b) Khi gặp bài toán cho m gam muối cacbonat của kim loại hoá trị II tác dụng với H2SO4 loãng dư thu được n gam muối sunfat. Hãy tìm công thức phân tử muối cacbonat. Muốn tìm công thức phân tử muối cacbonat phải tìm số mol muối. n-m n muoiá (do thay muối cacbonat (60) bằng muối sunfat (96) 96 60 m muoiá Xác định công thức phân tử muối RCO3: R + 60 R n muoiá
- Suy ra công thức phân tử của RCO3. BÀI TẬP Câu 1: Hai thanh kim loại giống nhau (đều tạo bởi cùng nguyên tố R hoá trị II) và có cùng khối lượng. Thả thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh thú hai vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian, khi số mol 2 muối phản ứng bằng nhau lấy 2 thanh kim loại đó ra khỏi dung dịch thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm đi 0,2%, còn khối lượng thanh thứ hai tăng thêm 28,4%. Tìm nguyên tố R. Câu 2: Có 100 ml muối nitrat của kim loại hoá trị II (dung dịch A). Thả vào A một thanh Pb kim loại, sau một thời gian khi lượng Pb không đổi thì lấy nó ra khỏi dung dịch thấy khối lượng của nó giảm đi 28,6 gam. Dung dịch còn lại được thả tiếp vào đó một thanh Fe nặng 100 gam. Khi lượng sắt không đổi nữa thì lấy ra khỏi dung dịch, thấm khô cân nặng 130,2 gam. Hỏi công thức của muối ban đầu và nồng độ mol của dung dịch A. Câu 3: Cho một thanh Pb kim loại tác dụng vừa đủ với dung dịch muối nitrat của kim loại hoá trị II, sau một thời gian khi khối lượng thanh Pb không đổi thì lấy ra khỏi dung dịch thấy khối lượng nó giảm đi 14,3 gam. Cho thanh sắt có khối lượng
- 50 gam vào dung dịch sau phản ứng trên, khối lượng thanh sắt không đổi nữa thì lấy ra khỏi dung dịch, rửa sạch, sấy khô cân nặng 65,1 gam. Tìm tên kim loại hoá trị II. Câu 4: Hoà tan muối nitrat của một kim loại hoá trị II vào nước được 200 ml dung dịch (A). Cho vào dung dịch (A) 200 ml dung dịch K3PO4, phản ứng xảy ra vừa đủ, thu được kết tủa (B) và dung dịch (C). Khối lượng kết tủa (B) và khối lượng muối nitrat trong dung dịch (A) khác nhau 3,64 gam. a) Tìm nồng độ mol/l của dung dịch (A) và (C), giả thiết thể tích dung dịch thay đổi do pha trộn và thể tích kết tủa không đáng kể. b) Cho dung dịch NaOH (lấy dư) vào 100 ml dung dịch (A) thu được kết tủa (D), lọc lấy kết tủa (D) rồi đem nung đến khối lượng không đổi cân được 2,4 gam chất rắn. Xác định kim loại trong muối nitrat. Dạng 9: BÀI TOÁN CÓ HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG * Lưu ý: Trong phản ứng chất ban đầu A Chất sản phẩm B - Nếu hiệu suất tính theo chất sản phẩm: Löôïng saûn phaåm (B) thöïc teá 100% H% Löôïng saûn phaåm (B) lyù thuyeát (tính qua phaûn öùn g)
- Löôïng saûn phaåm lyù thuyeát H % Lượng sản phẩm thực tế = 100 - Nếu hiệu suất tính theo chất tham gia: Löôïng chaát tham gia (A) lyù thuyeát (tính qua phaûn öùng) 100% H% Löôïng chaát tham gia (A) thöïc teá Löôïng chaát tham gia lyù thuyeát 100% Lượng chất tham gia thực tế = H% Bài tập: Câu 1:Trong công nghiệp điều chế H2SO4 từ FeS2 theo sơ đồ sau: FeS2 SO2 SO3 H2SO4 a) Viết phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện. b) Tính lượng axit 98% điều chế được từ 1 tấn quặng chứa 60% FeS2. Biết hiệu suất của quá trình là 80%. Câu 2:Điều chế HNO3 trong công nghiệp theo sơ đồ: NH3 NO NO2 HNO3 a) Viết phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện. b) Tính thể tích NH3 (ở đktc) chứa 15% tạp chất không cháy cần thiết để thu được 10 kg HNO3 31,5%. Biết hiệu suất của quá trình là 79,356%.
- Câu 3:Người ta điều chế C2H2 từ than và đá vôi theo sơ đồ: 95% 80% 90% CaCO3 CaO CaC2 C2H2 Với hiệu suất mỗi phản ứng ghi trên sơ đồ. a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính lượng đá vôi chứa 75% CaCO3 cần điều chế được 2,24 m3 C2H2 (đktc) theo sơ đồ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12
12 p | 129 | 29
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 78 SGK Địa lí 11
4 p | 347 | 14
-
Giáo án bài 17: Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ - Ngữ văn 8
8 p | 392 | 13
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 97 SGK Địa lí 10
7 p | 255 | 12
-
Chuyên đề Số phức - Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Toán
51 p | 71 | 10
-
Tổng hợp lý thuyết Toán THPT
70 p | 41 | 7
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 162 SGK Vật lý 12
4 p | 116 | 6
-
Trắc nghiệm ôn tập HK1 môn Lịch sử 11 năm 2017-2018
14 p | 116 | 6
-
Trọn bộ công thức lặp lại câu thường gặp trong đề thi THPTQG
13 p | 52 | 5
-
Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 202 SGK Sinh 8
2 p | 70 | 2
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3, 4,5 trang 142 SGK Hóa 8
4 p | 144 | 2
-
Hướng dẫn giải bài 1 trang 192 SGK Sinh 8
2 p | 125 | 2
-
Hướng dẫn giải bài C1,C2,C3,C4,C5,C6,C7,C8,C9,C10 trang 55,56,57 SGK Lý 8
6 p | 125 | 1
-
Giải bài tập 1,2,3,4,5,6,7 trang 14 SGK Vật lý 11
6 p | 398 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 184 SGK Sinh 8
2 p | 100 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 175 SGK Sinh 8
3 p | 135 | 1
-
Hướng dẫn giải bài C1,C2,C3,C4,C5,C6,C7 trang 71,72,73 SGK Lý 8
4 p | 162 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn