Đề bài: Suy nghĩ của em về hai chữ ‘'Nhường nhịn"<br />
Bài làm<br />
Cuộc sống thời buổi kinh tế thị trường ngày một sôi động quyết liệt. Cuộc mưu sinh diễn <br />
ra vô cùng khẩn trương, dữ dội đến chóng mặt. Trong hoàn cảnh ấy mà đề cập đến hai <br />
chữ “nhường nhịn ’ có gì lạc điệu chăng?<br />
Nhường nhịn là chịu phần thiệt thòi về mình, để cho người khác được hường phần hơn <br />
trong quan hệ đối xử (Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê). Những từ ngữ như nhân nhượng, <br />
nhường bước, nhường lời, nhường cơm sẻ áo, nhẫn nhịn,... đều gần nghĩa, cùng trường <br />
từ vựng với từ nhường nhịn.<br />
Có người quan niệm nhường nhịn lẫn nhau là sự thua thiệt, là non kém, chịu thất bại, là <br />
nhục nhã, mất mặt trước thiên hạ. Tại sao không dám đôi co, tranh giành? Tại sao không <br />
dám ăn miếng trả miếng để giữ lấy thể diện, để bảo vệ uy tín, danh dự trước mọi cặp <br />
mắt đồng loại đang nhìn vào?<br />
Đâu phải thế! Kẻ hiếu thắng, nông cạn mới suy nghĩ và hành xử vội vàng như vậy. <br />
Người biết nhường nhịn là người cao thượng, không cố chấp, lúc nào cũng coi trọng chữ <br />
“hoa" trong giao tiếp, ứng xử. Trước bất cứ tình huống nào, người biết nhường nhịn có ý <br />
thức cao độ làm chủ bản thân mình, rất bình tĩnh, lời nói, cử chỉ đều từ tốn, nhẹ nhàng. <br />
Không tranh chấp hơn thiệt, được thua. Nếu gặp phải một người nào đó nóng nảy, to <br />
tiếng, thô lỗ... thì con người có đức tính nhường nhịn vẫn bình tĩnh, nhẹ nhàng, không lời <br />
qua tiếng lại, tranh chấp. Lửa không nên đổ thêm dầu. Nóng nảy, nóng giận sẽ mất khôn. <br />
Nhường nhịn, nhẫn nhịn để chờ thời gian, lấy tình người, tình thân ái, lấy tình, lí mà bàn <br />
bạc. “Một điều nhịn, chín điều lành" đó là phương châm ứng xử của người biết nhường <br />
nhịn.<br />
Đi đường dù có việc cần vội vàng cũng biết nhường bước, không chen lấn. Trong hội <br />
nghị, trong bàn bạc, trao đổi công việc hàng ngày cũng biết từ tốn, nhường lời. Có lúc còn <br />
chủ động nhường phần lợi cho người, còn mình chịu thua thiệt, mà vẫn cảm thấy vui <br />
lòng. Người biết nhường nhịn coi trọng hoà khí, lúc nào cũng đặt tình người, sự đoàn kết <br />
lên trên hết, trước hết.<br />
Trong gia đình văn hoá, con cháu sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; anh nhường em, em <br />
kính anh, như thế là hiễu lễ. Anh chị em trong gia đình có yêu thương, đùm bọc nhau mới <br />
biết "chị ngã, em nâng", mới biết "rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần ”.<br />
Những năm gần đây, giá đất ở các đô thị và vùng ngoại ô, vùng thị xã, thị trấn lên "cao <br />
ngất ngưởng”, mỗi mét vuông đất có nơi lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Con <br />
cháu, anh em một số gia đình, máu tham lam nổi lên đã tranh giành nhau quyết liệt, gây đổ <br />
máu, thậm chí án mạng xảy ra. Thật là táng tận lương tâm! Nếu biết nhường nhịn thì đâu <br />
xảy ra bao chuyện thương tâm, đau lòng mà báo chí đã nói đến!<br />
Nhường nhịn sẽ biết thông cảm, tha thứ cho nhau, cùng nhau sống chan hoà, thân ái. <br />
Nhường nhịn là nhân tố cực kì quan trọng để xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong nhà <br />
trường, trong cơ quan, nhà máy. Nhường nhịn để xây dựng gia đình văn hoá, gia đình hạnh <br />
phúc. Vì biết sống nhường nhịn nên mới biết "Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, <br />
"Láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau”<br />
Đức tính nhường nhịn phải rèn luyện lâu dài. Những kẻ có "máu nóng” như hổ tướng <br />
Trương Phi thời Tam Quốc rèn luyện đức tính nhường nhịn đâu dễ. Hàn Tín có biết nhẫn <br />
nhịn luôn trông anh hàng thịt về sau mới thành đại tướng điều khiển trăm vạn hùng binh.<br />
Cuộc sống ngày một sôi động hơn, dữ dội hơn, chúng ta càng cần phải coi trọng sự <br />
nhường nhịn và rèn luyện đức tính nhường nhịn. Nhường nhịn là khởi đầu cho mọi sự <br />
thành công, là chìa khoá vạn năng để mở rộng cánh cửa cuộc đời. Bàn về hai chữ <br />
“nhường nhịn”.<br />