intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của chất lượng hệ thống thông tin thư viện đến ý định sử dụng tại cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh học trực tuyến

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Tác động của chất lượng hệ thống thông tin thư viện đến ý định sử dụng tại cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh học trực tuyến" có những đóng góp về mặt lý thuyết về mô hình nghiên cứu và bài học ý kinh nghiệm cho các cơ sở giáo dục đại học khác triển khai hiệu quả hệ thống thông tin thư viện đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như triển khai rộng rãi học trực tuyến. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của chất lượng hệ thống thông tin thư viện đến ý định sử dụng tại cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh học trực tuyến

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THÔNG TIN THƯ VIỆN ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG TẠI CỞ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HỌC TRỰC TUYẾN IMPACT OF LIBRARY INFORMATION SYSTEM QUALITY ON INTENTION TO USE AT HIGHER EDUCATION IN THE CONTEXT OF ONLINE LEARNING Nguyễn Thị Thương, TS. Vũ Thị Thanh Bình Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Hệ thống thông tin thư viện là một phần quan trọng trong hệ thống của các cơ sở giáo dục đại học. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp thì vai trò của thư viện đối với hoạt động học tập giảng dạy, nghiên cứu càng quan trọng. Cung cấp dịch vụ thư viện cập nhật cũng cần thiết với các cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện các chương trình tích hợp với các Hiệp hội nghề nghiệp. Cải thiện chất lượng thư viện nhằm giúp gia tăng việc sử dụng thư viện là điều hết sức cần thiết. Nghiên cứu thực hiện khám phá tác động của chất lượng hệ thống thông tin thư viện đến ý định sử dụng hệ thống thông tin thư viện tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua điều tra khảo sát với 184 phản hồi từ người sử dụng là sinh viên và giảng viên tại trường. Nghiên cứu thực hiện kiểm định chất lượng thang đo và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu thông qua phân tích hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định ảnh hưởng tích cực của chất lượng dịch vụ đến ý định sử dụng hệ thống thông tin thư viện của người dùng. Từ kết quả thu được, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ của hệ thống thông tin thư viện, hướng đến gia tăng việc sử dụng cũng như ý định sử dụng các dịch vụ thư viện. Từ khóa: Chất lượng hệ thống thông tin thư viện, tích hợp chương trình, ý định sử dụng, Covid-19. ABSTRACT The library information system is an important part of higher education systems. Especially in the context of the complicated Covid-19 epidemic, the role of the library in learning, teaching and researching at the higher education are more important. Providing up-to-date library services is also essential to higher education institutions when integrating advanced programs of professional associations. Improving service quality to help increase the use of the library is essential. This study explores the impact of library information system quality on the intention to use the library information system at Hanoi University of Industry. The study collects data through survey with 184 responses from users who are students and lecturers. The study tests scale quality and examine hypotheses using multivariate regression analysis. The research results confirm the positive influence of the dimensions of service quality on intention to use the library information system of users. Then, the study postulates some recommendations to improve the service quality of the library information system, aiming to increase the use and intention of using library information system. Keywords: Library information system quality, integrated program, itention to use, Covid-19. 1886
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Giới thiệu Hệ thống thông tin thư viện là cầu nối giữa thông tin và người sử dụng và là một yếu tố quan trọng trong hoạt động đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học. Hoạt động của hệ thống thông tin thư viện là động lực góp phần đổi mới giáo dục đại học. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, từ năm 2020, các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam cũng đã chuyển đổi nhanh chóng sang đào tạo trực tuyến hoặc đào tạo kết hợp. Việc thay đổi hình thức giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến đòi hỏi tính tự học của sinh viên cao hơn cùng với đó, các dịch vụ hỗ trợ từ cơ sở giáo dục đại học cũng cần đáp ứng kịp thời cho nhu cầu học tập và giảng dạy. Không thể không nói đến vai trò của dịch vụ thư viện trong việc cung cấp kịp thời tài liệu cho người học và người đọc trong khi học tập và làm việc trực tuyến (Ngô Hồng Điệp, 2018). Nhiều nhà xuất bản, các thư viện số uy tín trên toàn thế giới như Clarivate, Elsevier, Emerald Publishing, Oxford University Press, Wiley đã có những hoạt động tích cực như miễn phí truy cập hay tạo các truy cập mở cho người dùng trên toàn thế giới (University of Houston - Victoria, 2021). Đặc biệt là trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán nói riêng và nhóm ngành xã hội nói chung, tài liệu học tập, giảng dạy và nghiên cứu liên tục cần cập nhật cho nên vai trò của thư viện đối trong quá trình chuyển đổi, đổi mới chương trình đào tạo là rất đáng kể. Có thể nói, chất lượng của hệ thống thông tin thư viện đóng góp một phần quan trọng vào sự thành công của các chương trình đào tạo. Tuy nhiên, cập nhật tài liệu và cơ sở dữ liệu trong hệ thống thư viện khó tránh khỏi thiếu tính kịp thời trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Nghiên cứu này thực hiện trong phạm vi tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Trung tâm Thông tin Thư viện trực thuộc Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có 3 cơ sở thư viện với tổng diện tích hơn 6000m2. Hệ thống thông tin thư viện được trang bị đa dạng tài liệu với trên 8.000 đầu sách bao gồm gần 118.000 quyển sách, cơ sở dữ liệu tài liệu điện tử với trên 2.000 đơn vị tài liệu điện tử. Ngoài ra, hệ thống thông tin thư viện đều được lắp đặt hệ thống wifi miễn phí và 300 máy tính được nối mạng LAN, mạng Internet đường truyền tốc độ cao, được kết nối với các cơ sở dữ liệu thư viện uy tín. Hệ thống thư viện điện tử được xây dựng để quản lý nguồn tài liệu Libol 8.0. Đây là những giải pháp giúp đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho cán bộ giảng viên và sinh viên trong khi dịch Covid 19 diễn biến phức tạp. Trong quá trình tích hợp các chương trình đào tạo của các Hiệp hội nghề nghiệp như ACCA vào chương trình ngành kế toán – kiểm toán từ Khóa 13, hệ thống thư viện nhà trường kết hợp với khoa xác định danh mục tài liệu tham khảo học tập và cập nhât hệ thống tài liệu. Hệ thống thông tin thư viện liệu đã đáp ứng yêu cầu sử dụng của người dùng là giảng viên và sinh viên hay chưa là một vấn đề thực tế đặt ra. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây trên thế giới như Rahman, Jamaludin, and Mahmud (2011) hay Yang and Gui (2014) hay tại Việt Nam như Nguyễn Thị Bích Phương and Vũ Đình Khoa (2017) cũng đã nghiên cứu nhiều khía cạnh về hệ thống thông tin thư viện như yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng, sự hài lòng của người dùng dựa trên nhiều các lý thuyết khác nhau, đo lường khác nhau và có sự chưa đồng nhất về kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu tập trung vào giải quyết câu hỏi gồm: Đo lường chất lượng của hệ thống thông tin thư viện như thế nào? Việc cải thiện chất lượng hệ thống thông tin thư viện sẽ giúp tác động như thế nào đến việc sử dụng thư viện của giảng viên và sinh viên tại trường? Mục tiêu nghiên cứu nhằm xây dựng một thang đo đa tiêu chí phù hợp đo lường chất lượng của hệ thống thông tin thư viện và xác định các yếu tố thuộc về chất lượng hệ thống thông tin thư viện tác động như thế nào đến ý định hành vi sử dụng hệ thống thông tin thư viện của người dùng dựa trên mô hình ISYSCESS. 1887
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nghiên cứu có những ý nghĩa quan trọng đối với không chỉ trong phạm vi nghiên cứu để xác định các yếu tố giúp gia tăng ý định hành vi sử dụng của người dùng, có những biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ thư viện đáp ứng yêu cầu người dùng. Kết quả nghiên cứu cũng có những đóng góp về mặt lý thuyết về mô hình nghiên cứu và bài học ý kinh nghiệm cho các cơ sở giáo dục đại học khác triển khai hiệu quả hệ thống thông tin thư viện đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như triển khai rộng rãi học trực tuyến trong tịch Covid-19. 2. Tổng quan lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu Chất lượng là một tiêu chí sử dụng rộng rãi nhưng mỗi ngành hay lĩnh vực đều có những thang đo riêng để đo lường chất lượng. Hệ thống thông tin thư viện cũng mang những đặc điểm về dịch vụ, cho nên nhiều nghiên cứu đã sử dụng thước đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL của Parasuraman, Zeithaml, and Berry (1988) để đo lường. Tuy nhiên, Landrum and Prybutok (2004) cũng cho rằng thang đo này cũng tồn tại các vấn đề như các khía cạnh không ổn định, sử dụng nhiều điểm để đánh giá thang đo hay sự thay đổi trong khi diễn giải những kỳ vọng. Chính vì vậy, Landrum and Prybutok (2004) đã phát triển thang đo chất lượng dịch vụ thư viện để đo lường chất lượng của hệ thống thông tin thư viện có tên ISYSCESS kết với giữa SERVQUAL và mô hình hệ thống thông tin thành công (IS succes model) của Delone and McLean (2003). ISYSCES gồm có: Chất lượng môi trường thư viện, chất lượng dịch vụ cung cấp, chất lượng thông tin và chất lượng hệ thống danh mục trực tuyến (Landrum & Prybutok, 2004). Các khía cạnh của chất lượng trong mô hình hệ thống thông tin thành công của Delone and McLean (1992) được cập nhật năm 2003 gồm chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin và chất lượng dịch vụ có tác động đến ý định hành vi sử dụng của người sử dụng hệ thống thông tin (Delone & McLean, 2003). Nghiên cứu trong bối cảnh hệ thống thông tin thư viện, chất lượng dịch vụ cũng có những tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng hệ thống thư viện thông minh và sự đổi mới của hệ thống thư viện thông minh cũng sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và ý định hành vi của người dùng (Chen & Shen, 2019; Yang & Gui, 2014). Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Rahman et al. (2011) thì chất lượng hệ thống và chất lượng thông tin có ảnh hưởng thuận chiều trong khi chất lượng dịch vụ lại tác động ngược lại với ý định sử dụng thư viện số. Từ những kết quả trên, nghiên cứu đề xuất các giả thuyết nghiên cứu H: Chất lượng có tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng hệ thống thông tin thư viện. Chất lượng hệ thống thông tin thư viện được sử dụng theo mô hình ISYSCESS của Landrum and Prybutok (2004). Nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định các giả thuyết con của giả thuyết H bao gồm: H1: Chất lượng môi trường thư viện có tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng hệ thống thông tin thư viện. H2: Chất lượng dịch vụ cung cấp có tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng hệ thống thông tin thư viện. H3: Chất lượng thông tin thư viện có tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng hệ thống thông tin thư viện. H4: Chất lượng hệ thống danh mục trực tuyến có tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng hệ thống thông tin thư viện. 1888
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 3. Phương pháp nghiên cứu Đo lường biến nghiên cứu: Chất lượng hệ thống thông tin thư viện được sử dụng theo thang đo ISYSCESS của Landrum and Prybutok (2004), gồm: (1) Chất lượng môi trường thư viện: Phản ánh chất lượng của cơ sở vật chất, không gian sử dụng của hệ thống thư viện, đo lường bởi 3 chỉ báo. (2) Chất lượng dịch vụ cung cấp: Phản ánh chất lượng quá trình tương tác giữa nhân viên thư viện với người sử dụng thư viện và phản ánh trên khía cạnh chất lượng dịch vụ được đội ngũ nhân viên thư viện cung cấp, được đo lường bởi 16 chỉ báo. (3) Chất lượng thông tin thư viện: Phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng, được đo lường bởi 6 chỉ báo. (4) Chất lượng hệ thống danh mục trực tuyến: Phản ánh chất lượng của một thành phần trong hệ thống thông tin thư viện có vai trò tra cứu và tìm thông tin, gồm có 4 chỉ báo. Ý định sử dụng thư viện phản ánh nhận thức của người sử dụng khi ra quyết định thực hiện một hành vi cụ thể (Ajzen, 1991), được đo lường bởi 3 chỉ báo. Bảng tổng hợp thang đo được trình bày tóm tắt tại Bảng 1. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu Dữ liệu sơ cấp được thu thập tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thông qua điều tra bảng hỏi. Bảng hỏi được thiết kế và khảo sát trực tuyến trong bối cảnh dịch Covid-19, việc khảo sát trực tuyến cũng là phương pháp khảo sát phổ biến hiện nay (Bhattacherjee, 2012). 184 phiếu khảo sát hợp lệ, đáp ứng yêu cầu phân tích trên tổng 208 phiếu khảo sát thu về (chiếm tỷ lệ 88,5%). Trong đó, 68% là sinh viên tham gia khảo sát là năm thứ 4, 10% sinh viên năm thứ 3, 16% sinh viên năm 2 và 6% phiếu hồi đáp là giảng viên (Hình 1). 77% học tập, công tác trong các ngành xã hội và 23% trong lĩnh vực kỹ thuật. Giảng viên, SV năm 2, 6% 16% SV năm 3, 10% SV năm 4, 68% Hình 1: Đặc điểm dữ liệu mẫu nghiên cứu 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo Nghiên cứu thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua sử dụng hệ số Cronbach Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 đảm bảo độ tin cậy của thang đo (Hair, Black, Babin, & Anderson, 2014; Nguyễn Đình Thọ, 2013; Nunnally, 1978). Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo được tổng hợp tại Bảng 1. Kết quả các hệ số Cronbach’s Alpha đều ≥ 0.6 cho thấy thang đo cho các biến nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy. 1889
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 1: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo Cronbach Biến nghiên cứu Thang đo Alpha Chất lượng môi trường thư viện MT1, MT2, MT3 0,860 DV1, DV2, DV3, DV4, DV5, DV6, Chất lượng dịch vụ thư viện DV7, DV8, DV9, DV10, DV11, DV12, 0,979 DV13, DV14, DV15, DV16 Chất lượng thông tin thư viện TT1, TT2, TT3, TT4, TT5, TT6 0,962 Chất lượng hệ thống danh mục DM1, DM2, DM3, DM4 0,968 của thư viện Ý định sử dụng thư viện ITU1, ITU2, ITU3 0,938 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả phân tích) Bước tiếp theo để kiểm định chất lượng thang đo, nghiên cứu thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần lượt biến phụ thuộc và biến độc lập với phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) và phép quay Varimax. Điều kiện cho phân tích nhân tố khám phá gồm có KMO ≥ 0,5 với độ tin cậy 95%. Các nhóm nhân tố được tải lên sẽ được dừng lại khi hệ số Eigenvalue < 1 và loại bớt các chỉ báo khi chênh lệch hệ số tải nhân tố lên các nhóm biến ≤ 0.3 (Kaiser, 1974; Tabachnick & Fidell, 2007). Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc có hệ số KMO = 0,760 và mức ý nghĩa sig. = 0,000, trong khi đó, phân tích EFA cho các biến độc lập có hệ số KMO = 0,958 với mức ý nghĩa sig. = 0,000 cho thấy dữ liệu thu được hoàn toàn phù hợp với mô hình nghiên cứu. Các chỉ báo đo lường biến phụ thuộc chỉ tải lên 1 nhóm nhân tố duy nhất là ý định sử dụng thư viện (biến đại diện YDSD). Đối với các biến độc lập, tổng phương sai trích là 78,287% và 3 chỉ báo gồm DV13, DV15 và DV16 bị loại bỏ do chênh lệch hệ số tải nhân tố giữa các nhóm nhân tố nhỏ hơn 0,3. Hệ số Eigenvalue của các biến độc lập dừng lại ở bước thứ 3, các chỉ báo tải lên 3 nhóm nhân tố. So với các nhóm biến nghiên cứu ban đầu, các chỉ báo đo lường chất lượng hệ thống danh mục trực tuyến (biến đại diện CLDM) và chất lượng thông tin (biến đại diện CLTT) lần lượt tải lên các nhóm nhân tố. Trong khi đó, các chỉ báo đo lường chất lượng môi trường thư viện và chất lượng dịch vụ cung cấp lại hội tụ tạo thành 1 nhóm nhân tố. Sự hội tụ của các chỉ báo đo lường chất lượng môi trường thư viện và chất lượng dịch vụ cung cấp không đồng nhất với nghiên cứu của Landrum and Prybutok (2004) nhưng theo Parasuraman et al. (1988) thì chất lượng dịch vụ cũng có thể được đo lường cả yếu tố hữu hình. Do vậy, sự hội tụ của nhóm biến này phản ánh chất lượng dịch vụ và môi trường thư viện và được đặt tên biến là Chất lượng môi trường - dịch vụ thư viện (biến đại diện CLMTDV). Khi đó, giả thuyết H1 và giả thuyết H2 khi đó hợp lại thành 1 giả thuyết H12 được phát biểu lại là: Chất lượng môi trường – dịch vụ thư viện có tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng hệ thống thông tin thư viện. 4.2. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy đa biến Kết quả phân tích tương quan của 3 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc được trình bày tại Bảng 2. Kết quả phân tích tương quan từ 2 phía cho thấy sự tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc với hệ số tương quan ≥ 0,05 với độ tin cậy sig. = 0.000. 1890
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 2: Kết quả phân tích tương quan CLDM CLTT CLMTDV YDSD CLDM Pearson 1 Correlation Sig. (2-tailed) N 184 CLTT Pearson .740** 1 Correlation Sig. (2-tailed) .000 N 184 184 CLMTDV Pearson .793** .823** 1 Correlation Sig. (2-tailed) .000 .000 N 184 184 184 ** ** YDSD Pearson .773 .736 .788** 1 Correlation Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 N 184 184 184 184 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Kết quả phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu bao gồm kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình, kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu và kết quả hồi quy mô hình. mô hình nghiên cứu có R-square là 0,690 phản ánh mô hình nghiên cứu giải thích được 69% sự biến thiên của biến phụ thuộc là ý định sử dụng thư viện và Adjusted R-square là 0,685 có ý nghĩa rằng khi biến độc lập tăng thêm 1% thì mức độ giải thích cho biến phụ thuộc sẽ tăng thêm 0,685%. Các kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình cho thấy mức độ giải thích của mô hình rất tốt, các yếu tố về chất lượng của hệ thống thông tin thư viện giải thích đáng kể cho ý định sử dụng thư viện. Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu sử dụng kiểm định F với độ tin cậy 95% có sig. là 0,000 cho thấy mô hình nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp và có ý nghĩa. Bảng 3: Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu Unstandardized Standardized Coefficients Coefficients Model B Std. Error Beta t Sig. 1 (Constant) -.021 .224 -.093 .926 CLDM .370 .073 .359 5.102 .000 CLTT .210 .091 .174 2.306 .022 CLMTDV .433 .100 .360 4.325 .000 a. Dependent Variable: YDSD Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu cho thấy cả 3 biến độc lập đều có tác động đến biến 1891
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 phụ thuộc một cách có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Cụ thể biến chất lượng hệ thống danh mục trực tuyến (CLDM) có hệ số hồi quy B = 0,370 (sig. = 0,000), biến chất lượng thông tin (CLTT) có hệ số hồi quy B = 0,210 (sig. = 0,022) và biến chất lượng môi trường và dịch vụ thư viện (CLMTDV) có hệ số hồi quy B = 0,433 (sig. = 0.000). Kết quả nghiên cứu này chấp nhận cả 3 giả thuyết nghiên cứu H12, H3 và H4. 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu Thông qua kết quả hồi quy, mô hình ý định sử dụng hệ thống thông tin thư viện của người dùng chịu sự tác động của ba thành phần đó là: Chất lượng thông tin, chất lượng môi trường - dịch vụ thư viện và chất lượng hệ thống danh mục trực tuyến. Cả 3 biến nghiên cứu đều có tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng thư viện của người dùng. Giá trị trung bình của các biến nghiên cứu được tính thông qua trung bình cộng của các chỉ báo đo lường và được thống kê tại Bảng 4. Bảng 4: Kết quả thống kê giá trị trung bình của các biến nghiên cứu N Minimum Maximum Mean Std. Deviation CLDM 184 1.00 5.00 4.0448 .85353 CLTT 184 1.50 5.00 4.2600 .72881 CLMTDV 184 1.63 5.00 4.1861 .73301 YDSD 184 1.00 5.00 4.1830 .88004 Valid N (listwise) 184 Yếu tố Chất lượng môi trường – dịch vụ thư viện Yếu tố chất lượng môi trường - dịch vụ thư viện là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến ý định sử dụng thư viện của sinh viên và giảng viên với hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0,36. Nhân tố chất lượng môi trường và dịch vụthư viện gồm 16 chỉ báo phản ánh về môi trường và tính hữu hình cũng như dịch vụ cung cấp tại thư viện. Kết quả thống kê giá trị trung bình biến nghiên cứu tại Bảng 4 cho thấy, meanCLMTDV = 4,1861 phản ánh chất lượng về môi trường thư viện và chất lượng dịch vụ phục vụ của thư viện được đánh giá cao. Có thể thấy, môi trường thư viện rộng rãi, thoáng mát với hệ thống phòng tự đọc, tài liệu và các cơ sở vật chất của thư viện được trang bị cùng với đó là chất lượng dịch vụ phục vụ của thư viện là tốt. Điều này đã giúp gia tăng đáng kể ý định sử dụng thư viện của người dùng tại Trường đại học Công nghiệp Hà Nội với 2 đối tượng chính là giảng viên và sinh viên. Ngoài ra, kết quả khảo sát ý kiến qua câu hỏi mở thu nhận những đóng góp ý kiến của người sinh viên và giảng viên. Kết quả khảo sát cho thấy, thư viện cũng cần có những giải pháp để cải thiện hơn nữa chất lượng môi trường và dịch vụ thư viện. Cải thiện các vấn đề như “Bổ sung thêm các tài liệu tham khảo kịp thời và bảo trì hệ thống máy tính, thư viện vẫn còn tiếng ồn” hay “có sự phát triển mạnh về công nghệ tiện lợi trong việc sử dụng thư viện trong học tập”. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, việc học tập trung có thể bị gián đoạn, do vậy, trang bị công nghệ và số hóa tài liệu sẽ giúp sinh viên và giảng viên có tài liệu phục vụ cho học tập và nghiên cứu thuận tiện hơn. Yếu tố Chất lượng danh mục trực tuyến Yếu tố chất lượng danh mục trực tuyến có ảnh hưởng mạnh đến ý định sử dụng thư viện, sau yếu tố chất lượng môi trường – dịch vụ thư viện, với hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0,359. Đây là yếu tố đang được đầu tư chú trọng nhiều hơn trong thời đại công nghệ số như hiện nay. Danh 1892
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 mục trực tuyến được đánh giá qua 4 chỉ báo gồm: Tính dễ sử dụng, dễ tìm hiểu, có thể tương tác một cách rõ ràng và dễ dàng giúp người sử dụng thành thạo. Tuy được đánh giá giá trị trung bình khá cao (mean = 4,0448) nhưng nói chung, chất lượng danh mục trực tuyến là yếu tố có giá trị trung bình đại diện thấp nhất trong 3 yếu tố của chất lượng và có được sự góp ý khá nhiều của sinh viên và giảng viên như “Nên có hệ thống tài liệu trực tuyến thông dụng hơn để dễ tra tài liệu”, “Chất lượng hệt thống thông tin thư viện khá tốt, xong cần có những hệ thống sách điện tử để sinh viên có thể đọc sách ngay trên cách thiết bị thông minh”. Chính vì vậy, nhà trường cần cải thiện thêm hệ thống danh mục trực tuyến để giúp ích trong quá trình tra cứu và tìm thông tin và nâng cao chất lượng để người dùng có những trải nghiệm thú vị về những ứng dụng mới tiện ích của thư viện, công cụ hữu ích và tiện lợi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cần có lộ trình số hóa tài liệu và hệ thống danh mục để phục vụ công tác học tập và nghiên cứu, thuận tiện cho quá trình tra cứu. Yếu tố Chất lượng thông tin thư viện Yếu tố chất lượng thông tin có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng thư viện của người dùng với hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0,174 (sig. = 0,022). Những khía cạnh của thông tin thư viện cung cấp được đo lường qua: độ chính xác cao, cung cấp kịp thời, có độ tin cậy cao, cung cấp đầy đủ, mức độ liên quan cao và thông tin có giá trị. Tuy nhiên, thống kê giá trị đại diện của chất lượng thông tin tại Bảng 4 cho thấy giá trị trung bình của chất lượng thông tin (mean = 4,26) là giá trị được đánh giá cao hơn so với 2 yếu tố còn lại. Có thể thấy, cảm nhận của người dùng về chất lượng thông tin thư viện là tốt hơn so với 2 yếu tố còn lại. Tuy nhiên, khi có ý định sử dụng thư viện thì các yếu tố quyết định hơn đến người dùng đó là chất lượng môi trường – dịch vụ thư viện và chất lượng hệ thống danh mục trực tuyến. 5. Kết luận và khuyến nghị Chất lượng là thước đo phổ biến trong nhiều bối cảnh. Bài báo nghiên cứu về tác động của chất lượng hệ thống thông tin thư viện đến ý định hành vi sử dụng thư viện tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy các khía cạnh đo lường chất lượng hệ thống thông tin thư viện theo mô hình của Landrum and Prybutok (2004) trong bối cảnh nghiên cứu có sự hiệu chỉnh với sự hội tụ của các chỉ báo đo lường chất lượng môi trường thư viện và chất lượng dịch vụ cung cấp tạo thành biến nghiên cứu chất lượng môi trường – dịch vụ thư viện. Các khía cạnh về chất lượng hệ thống thông tin thư viện có tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng thư viện của cả giảng viên và sinh viên. Trong đó, yếu tố về chất lượng mô trường – dịch vụ thư viện có tác động mạnh mẽ nhất đến ý định hành vi sử dụng thư viện của người dùng. Kết quả nghiên cứu với những khảo sát mở từ người sử dụng cũng giúp đề xuất một số khuyến nghị cho cơ sở đào tạo nhằm cải thiện chất lượng hệ thống thông tin thư viện. Đối với các trung tâm thư viện tại các cơ sở giáo dục đại học: Trong bối cảnh các cơ sở giáo dục đại học triển khai đồng loạt học trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, gia tăng chất lượng hệ thống thông tin thư viện sẽ giúp đáp ứng yêu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo. Sinh viên học trực tuyến mà không học tập trung tại cơ sở giáo dục đại học nên việc chuẩn bị giáo trình, tài liệu bản cứng sẽ không đảm bảo. Các trung tâm thư viện tại các cơ sở giáo dục đại học cần số hóa tài liệu học tập, tích hợp với tài khoản của sinh viên trong hệ thống đại học điện tử để giúp sinh viên thuận lợi về nguồn học liệu trong quá trình học tập. Ngoài ra, các trung tâm thư viện cũng cần tổ chức các buổi tập huấn sử dụng hệ thống thông tin thư viện để thuận tiện cho người dùng, với bối cảnh học trực tuyến thì việc tổ chức các buổi tập huấn trực 1893
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tuyến sẽ là lựa chọn thuận tiện và phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng hệ thống thông tin thư viện. Đối với giảng viên giảng dạy: Giảng viên cần trình bày và giới thiệu rõ ràng về nguồn học liệu, cách thức tiếp cận nguồn học liệu của học phần tích hợp với hệ thống thông tin thư viện. Giảng viên cập nhật tài liệu mới nhất, tổng hợp về các khoa để làm căn cứ gửi đến trung tâm thư viện để liên tục cập nhật giáo trình, tài liệu giúp sinh viên đảm bảo nguồn học liệu trong học tập và nghiên cứu khoa học. Đối với sinh viên: Học trực tuyến đòi hỏi sinh viên bồi dưỡng cho bản thân mình kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, các ứng dụng học tập, ứng dụng thư viện để có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà công nghệ mang lại. Sinh viên nên tham gia đầy đủ các buổi tập huấn sử dụng hệ thống thông tin thư viện, khai thác nguồn tài nguyên số mà hệ thống thông tin thư viện cung cấp cho người học trong quá trình học tập và nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu có những ý nghĩa nhất định cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn, những khuyến nghị dựa trên ý kiến của người dùng sẽ giúp thúc đẩy chất lượng hệ thống thông tin thư viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision processes, 50(2), 179-211. doi:https://doi.org/10.1016/0749-5978(91)90020-T [2] Bhattacherjee, A. (2012). Social science research: Principles, methods, and practices (Second edition ed.). [3] Chen, M., & Shen, C.-w. (2019). The correlation analysis between the service quality of intelligent library and the behavioral intention of users. The Electronic Library, 38(1), 95- 112. doi:https://doi.org/10.1108/EL-07-2019-0163 [4] Delone, W. H., & McLean, E. R. (1992). Information Systems Success: The Quest for the Dependent Variable. Information Systems Research, 3(1), 60-95. doi:https://doi.org/10.1287/isre.3.1.60 [5] Delone, W. H., & McLean, E. R. (2003). The DeLone and McLean Model of Information Systems Success: A Ten-Year Update. Journal of Management Information Systems, 19(4), 9-30. doi:10.1080/07421222.2003.11045748 [6] Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E. (2014). Multivariate Data Analysis: 7th Edition. Essex: Pearson Education Limited. [7] Kaiser, H. F. (1974). An index of factorial simplicity. Psychometrika, 39(1), 31-36. [8] Landrum, H., & Prybutok, V. R. (2004). A service quality and success model for the information service industry. European journal of operational research, 156(3), 628-642. doi:https://doi.org/10.1016/S0377-2217(03)00125-5 [9] Ngô Hồng Điệp. (2018). Vai trò của các thư viện trong xã hội tri thức mở. Tạp chí Thư viện Việt Nam, 4, 56-62,66. [10] Nguyễn Đình Thọ. (2013). Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài chính. [11] Nguyễn Thị Bích Phương, & Vũ Đình Khoa. (2017). Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, 07. [12] Nunnally, J. C. (1978). Psychometric Theory: 2d Ed. New York, NY: McGraw-Hill. 1894
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [13] Parasuraman, A., Zeithaml, V. A., & Berry, L. L. (1988). Servqual: A multiple-item scale for measuring consumer perceptions of service quality. Journal of retailing, 64(1), 12. [14] Rahman, A. L. A., Jamaludin, A., & Mahmud, Z. (2011). Intention to Use Digital Library based on Modified UTAUT Model: Perspectives of Malaysian Postgraduate Students International Journal of Information and Communication Engineering, 5(3), 270-276. [15] Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (2007). Using Multivariate Statistics. Boston, MA: Pearson Education. Inc. [16] Trung tâm thông tin thư viện. Giới thiệu Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Retrieved from https://lic.haui.edu.vn/vn/html/thong-tin-chung [17] University of Houston - Victoria. (2021, Jun 14, 2021). Publishers Providing Increased Access to Information. Retrieved from https://library.uhv.edu/covid-19/resources [18] Yang, H., & Gui, S. (2014). Factors influencing academic library users’ intention to use mobile systems: A comparison of current users and potential adopters. Chinese Academy of Sciences, 7(3), 64-80. 1895
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2