intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam

Chia sẻ: Thuỳ Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

89
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) Việt Nam năm 1987 là một trong những đạo luật kinh tế đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trương Văn Đoan đã có bài tổng kết Tác động của ĐTNN đến phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, tại Hội Nghị Tổng kết 20 năm ĐTNN tại Việt Nam... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam

  1. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) Việt Nam năm 1987 là một trong những đạo luật kinh tế đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trương Văn Đoan đã có bài tổng kết Tác động của ĐTNN đến phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, tại Hội Nghị Tổng kết 20 năm ĐTNN tại Việt Nam. Dấu ấn 20 năm Trong suốt 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã không ngừng được mở rộng và phát triển, trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, góp phần tích cực vào thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Tính đến nay, cả nước có khoảng 9.500 dự án ĐTNN được cấp phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 98 tỷ USD. Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 83 tỷ USD. Riêng năm 2007, thu hút ĐTNN đạt 20,3 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, gần bằng tổng mức đầu tư nước ngoài của 5 năm 2001 - 2005 và chiếm tới gần 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 61% tổng vốn đăng ký, lĩnh vực dịch vụ chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 4,6 % tổng vốn ĐTNN đăng ký. Đến nay, ĐTNN đã trải rộng khắp 64 tỉnh, thành phố cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế - xã hội chung và các vùng phụ cận. Vùng trọng kinh tế điểm phía Bắc thu hút trên 24 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 27% tổng vốn đăng ký cả nước; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thu hút 44,87 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 54% tổng vốn đăng ký; vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thu hút được 8,6 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 6% tổng vốn đăng ký của cả nước. Sau 20 năm mở cửa thu hút ĐTNN, hiện có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, trong đó, các nước và vùng lãnh thổ thuộc châu á chiếm 69% tổng vốn đầu tư đăng ký; thuộc châu Âu chiếm 24% (riêng EU chiếm 10%); các nước châu Mỹ chiếm 5% (riêng Hoa Kỳ chiếm 3,6%). Hiện có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư đăng ký trên 1 tỷ USD tại Việt Nam. Đứng đầu là Hàn Quốc vốn đăng ký đạt trên 13 tỷ USD, thứ 2 là Singapore đạt 10,7 tỷ USD, thứ 3 là Đài Loan đạt 10,5 tỷ USD, thứ 4 là Nhật Bản đạt trên 9 tỷ USD, thứ năm là BritishVirginIslands gần 8 tỷ USD. Trong số 8.590 dự án còn hiệu lực nói trên có khoảng 50% dự án triển khai với tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 30 tỷ USD, chiếm 36,1% tổng vốn đăng ký, trong đó, bên nước ngoài chiếm 89,5% tổng vốn thực hiện. Nhật Bản đứng đầu với vốn giải ngân đạt gần 5 tỷ USD, Singapore đứng thứ 2 (đạt 3,8 tỷ USD), Đài Loan đứng thứ 4 (đạt 3 tỷ USD), Hàn Quốc đứng thứ 4 (đạt 2,7 tỷ USD).
  2. Trong 20 năm qua, ĐTNN đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển dịch từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Đó là: Thứ nhất, ĐTNN đã đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế: từ mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991 - 1995, khu vực có vốn ĐTNN đã tăng lên 10,3% GDP của 5 năm 1996 - 2000. Trong thời kỳ 2001 - 2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,6% (năm 2005 khoảng 15,5% GDP) và trong hai năm 2006 và 2007 tỷ trọng này đạt 17% GDP. Từ giá trị doanh thu đạt 4,1% tỷ USD của 5 năm 1991 - 1995 đã tăng gấp 6,5 lần trong giai đoạn 1996 - 2000, tổng giá trị doanh thu. Giai đoạn 2001 - 2005 tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD, tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm trước. Trong hai năm 2006, 2007 tổng giá trị doanh thu đạt 69 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu (không kể dầu thô) của khu vực có vốn ĐTNN cũng gia tăng nhanh chóng, từ mức 1,2 tỷ USD của thời kỳ 1991 - 1995 đã tăng gấp hơn 8 lần trong giai đoạn 1996 - 2000. Trong 5 năm 2001 - 2005, giá trị xuất khẩu đạt hơn 34,6 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời kỳ 5 năm trước. Năm 2006 giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN đạt (kể cả dầu thô) đạt 22,6 tỷ USD, chiếm trên 56,5 tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 2007, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN đạt 19,7 triệu USD và đạt 27,3 tỷ USD nếu tính cả dầu thô, chiếm 56,8% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Thứ hai, ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển toàn xã hội và tăng trưởng kinh tế đất nước: Trong thời kỳ 1991 -1995 tỷ trọng ĐTNN trong đầu tư xã hội chiếm 30%, là mức cao nhất cho đến nay. Giai đoạn 1996 - 2000 chiếm 23,4%. Giai đoạn 2001 - 2005 và hai năm 2006 - 2007 chiếm khoảng 16,7%. Có thể lý giải điều này do sự lớn mạnh của khu vực đầu tư tư nhân trong nước kể từ Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp (năm 1999 và năm 2005). Thứ ba, ĐTNN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN giai đoạn 1996 - 2000 cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP từ 23,79% vào năm 1991 lên 40% năm 2004. Đến nay, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN chiếm khoảng 35% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Đặc biệt ở một số địa phương (Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc...) tỷ lệ này đạt đến 65-70%. ĐTNN đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may... Trong nông-lâm-ngư nghiệp, ĐTNN đã tạo ra một số sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật cao và các cây, con giống mới. ĐTNN đã kích thích lĩnh vực dịch vụ Việt Nam nâng cao chất lượng và phát triển nhanh hơn, nhất là trong các ngành viễn thông, du lịch, kinh doanh bất động sản, giao thông vận tải tài chính, ngân hàng...
  3. Thứ tư, ĐTNN góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khi thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy... Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực ĐTNN cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn ĐTNN áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ. Thứ năm, tác động lan toả của ĐTNN đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế: Thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN đến các thành phần khác của nền kinh tế. Sự lan toả này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Thứ sáu, ĐTNN đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô, đồng thời góp phần quan trọng trong tạo ra việc làm cho người lao động: Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN vào ngân sách ngày càng tăng. Thời kỳ 1996-2000, không kể thu từ dầu thô này đạt 1,49 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước. Trong 5 năm (2001-2005), thu ngân sách trong khối doanh nghiệp ĐTNN đạt gần đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng năm 2007, nguồn thu ngân sách của khu vực ĐTNN vượt 1,5 tỷ USD. Ngoài ra, ĐTNN cũng tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc, nguyên vật liệu... Thứ bảy, ĐTNN góp phần giúp Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng nhanh, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thời kỳ 1996 - 2000, xuất khẩu của khu vực ĐTNN đạt 10,6 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước, chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước; năm 2000 chiếm 25%, năm 2003 chiếm 31%; tính cả dầu thô thì tỷ trọng này đạt khoảng 54% năm 2004 và chiếm trên 55% trong các năm 2005, 2006 và 2007. Thứ tám, ĐTNN góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới của Việt Nam: ĐTNN đã góp phần quan trọng và tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy mạnh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Đến nay, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Đồng thời, đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, trong đó có Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), Hiệp định tự do hoá, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản. Thông qua tiếng
  4. nói và sự ủng hộ của các nhà ĐTNN, hình ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng được cải thiện. Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, hoạt động ĐTNN tại Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết. Vốn ĐTNN tăng nhanh, đặc biệt là trong các năm trong năm 2006 và 2007, vốn thực hiện tăng qua các năm nhưng chậm nên khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện ngày càng giãn ra; ĐTNN trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn thấp; đầu tư từ các nước phát triển có thể mạnh về công nghệ như Hoa Kỳ, một số quốc gia thuộc EU... tăng chậm; việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng của các doanh nghiệp trong nước cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN còn hạn chế; đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao tuy ngày càng gia tăng nhưng vẫn chậm... Điều này đòi hỏi nước ta cần phải có các giải pháp tổng thể để khắc phục dần những tồn tại nêu trên trong thời gian tới. Giải pháp thời gian tới Trong những năm tới, nước ta phải tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhằm sớm ra khỏi tình trạng nước đang phát triển có mức thu nhập thấp. Thực hiện mục tiêu đó đòi hỏi phải tiếp tục phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, kể cả nguồn lực trong nước và nước ngoài. Việc thu hút và sử dụng có hiệu quả sử dụng nguồn vốn ĐTNN sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước. Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng trên, dự tính nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển trong giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 khoảng 140 tỷ USD. Bên cạnh việc huy động vốn trong nước ở mức tương đối cao, nguồn vốn huy động từ bên ngoài ước khoảng 48,8 tỷ USD, trong đó riêng vốn ĐTNN ít nhất phải đạt 24-25 tỷ USD. Để triển khai thực hiện việc thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN trong thời gian tới, Chính phủ đã và đang chỉ đạo thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: Một là, tập trung hoàn thiện hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết, góp phần tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả các loại thị trường (bất động sản, vốn, dịch vụ, lao động và khoa học- công nghệ). Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Hai là, tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn nữa hành chính theo cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý ĐTNN giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành liên quan. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý ĐTNN. Ba là, tập trung các nguồn lực để đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, cảng biển, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nước... nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam... Ban hành các chính sách thích hợp nhằm khuyến khích tư nhân, gồm cả doanh nghiệp ĐTNN tham gia tích cực vào đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.
  5. Bốn là, coi trọng và tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ĐTNN nói riêng. Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả; nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ; tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới. Năm là, tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương; triển khai nhanh việc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm; xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch các cấp, bao gồm cả trong nước lẫn đại hiện ở nước ngoài nhằm tạo sự đồng bộ và phối hợp nâng cao hiệu quả giữa các hoạt động này; kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với các hoạt động xúc tiến đầu tư-thương mại-du lịch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2