Tài liệu Bài tập thực hành: Luật kinh doanh - Phân tích các quy định về bảo vệ cổ đông/ thành viên thiểu số trong công ty theo luật doanh nghiệp và nghị định 102
lượt xem 32
download
Bài tập thực hành: Luật kinh doanh - Phân tích các quy định về bảo vệ cổ đông/ thành viên thiểu số trong công ty theo luật doanh nghiệp và nghị định 102 trình bày các nội dung chính: định nghĩa thành viên/cổ đông/thiểu số; cơ chế bảo vệ thành viên/cổ đông/thiểu số theo luật doanh nghiệp và nghị định 102 và thực tiễn áp dụng; giải pháp hoàn thiện cơ chế và bảo vệ cổ đông thiểu số.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Bài tập thực hành: Luật kinh doanh - Phân tích các quy định về bảo vệ cổ đông/ thành viên thiểu số trong công ty theo luật doanh nghiệp và nghị định 102
- BÀI TẬP THỰC HÀNH LUẬT KINH DOANH PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG/THÀNH VIÊN THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY THEO LUẬT DOANH NGHIỆP VÀ NGHỊ ĐỊNH 102 NHÓM 4 – D11QT2 I. ĐỊNH NGHĨA “THÀNH VIÊN/ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ LÀ AI?” Khái niệm “thành viên/cổ đông thiểu số” không được quy định trong LDN 2005 và các luật chuyên ngành có liên quan đến DN. Luật Chứng khoán 2006 thì lại có riêng một tiêu chí xác đ ịnh c ổ đông l ớn, theo đó “Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành” (khoản 6, Điều 9). Nhưng nếu chiểu theo quy định này mà suy luận rằng: cổ đông thiểu số là những cổ đông nắm giữ dưới 5% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là sai Giả sử trong CTCP có cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết từ 65% hoặc 75% trở lên thì cổ đông/nhóm cổ đông này (có thể gọi là cổ đông đa số) có thể thông qua các Nghị quyết có lợi cho mình, đặt cổ đông/nhóm cổ đông còn lại vào “vùng nguy hiểm”. Nói cách khác, những cổ đông/nhóm cổ đông này bị xem như là/xếp vào nhóm những cổ đông thiểu số trong công ty khi mà những vấn đề thuộc thẩm quy ền của họ đã bị cổ đông/nhóm cổ đông đa số kia quyết định hết Theo luật tư bản, cổ đông chiếm 51% trở lên sẽ có quyền quyết định. 49% còn lại là cổ đông thiểu số
- II. CƠ CHẾ BẢO VỆ THÀNH VIÊN/CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ THEO LUẬT DOANH NGHIỆP VÀ NGHỊ ĐỊNH 102 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG. Để bảo vệ cổ đông thì phải sử dụng công cụ pháp luật mà trong đó quy định về quyền của cổ đông giữ vai trò quan trọng nhất. Về mặt pháp lý, cổ đông/nhóm cổ đông (dù là cổ đông lớn nắm giữ bao nhiêu cổ phần) thì trước hết, họ là nh ững cổ đông ph ổ thông có đầy đủ các quyền như quy định tại Điều 79 LDN. 1. quyền thông tin, quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm toán( đặc biệt là các công ty đại chúng/niêm yết trên TTCK) Điều 79.1(đ);79.2(b); 98.3 ; Điều 79.2(d) luật doanh nghiệp năm 2005ở cty cổ phần Điều 41.1(c) cho thành viên của cty TNHH Tuy nhiên, cò có rất nhiều vấn đề: các cổ đông lớn bưng bít thông tin Trong khi các cổ đông nhỏ - được coi là những người “thấp cổ bé họng” trong công ty hy vọng có một cuộc họp hiệu quả, được nghe nh ững k ết qu ả báo cáo, kết quả kiểm toán thì một số ban lãnh đạo doanh nghiệp lại tìm mọi cách hạn chế quyền tham dự của họ - Nghiên cứu của CIEM nhận định. Thậm chí, CIEM còn chỉ ra, có những trường hợp, doanh nghiệp l ựa ch ọn các địa điểm thật xa trụ sở công ty, một số khác tổ ch ức họp ở những thành ph ố khác. Động thái này nhằm gây khó khăn cho các cổ đông nhỏ lẻ vì họ sẽ mất chi phí đi lại, sắp xếp công việc của mình để có thể tham gia cuộc họp. Nhiều doanh nghiệp tìm cách đưa ra các lý do không dựa trên cơ sở pháp lý mà chỉ dựa trên ý chí của lãnh đạo công ty đ ể bi ện minh cho s ự vi ph ạm c ủa mình (do địa điểm tổ chức bé, không đủ diện tích cho tất cả cổ đông...). Trong trường hợp các cổ đông vẫn đến đông đủ thì diễn biến cuộc họp cũng không cho phép họ có thể gây ảnh hưởng tới Đại h ội cổ đông vì một cu ộc họp sẽ theo công thức định sẵn: Chủ tịch HĐQT hoặc giám đốc trình bày báo cáo chuẩn bị sẵn, Ban kiểm soát (BKS) đọc báo cáo đánh giá th ẩm tra đã chu ẩn bị sẵn và thảo luận chất vấn. 2.quyền yêu cầu mua lại cổ phần Điều 90.1; 90.2 cty cổ phần Điều 43 cty tnhh Tuy nhiên, quyền này chỉ được thực hiện khi thành viên/ cổ đông bi ểu quy ết phản đối việc tổ chứ công ty hoặc thay đổi quyền và nghĩa vụ c ủa cổ đông/ thành viên được qui định tại điều lệ công ty
- Hơn nữa Thời hạn 90 ngày là quá dài; nhiều trường hợp không ai mua ho ặc giá đưa ra rất thấp quyền ko đc sử dụng hiệu qur 3. Quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên; B ổ nhi ệm, mi ễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty Điều 104 ;Điều 79.1(a), 2.(a), Điều 96.2(c) luật doanh nghi ệp năm 2005 cho cty cổ phần Khoản 2 điều 79: cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất là 6 tháng thì có quyền đề cử người vào hội đồng quản trị/ ban kiểm sát nếu có. Tuy nhiên, số lượng 10% là quá lớn. cần có sự liên kết của các cổ đông áp dụng bầu dồn phiếu. Quy định bầu dồn phiếu k1/29/102: -1% ko có quyền đề cử -10-20% đề cử 1 người - 20-30% đề cử 2 người 30-40% đề cử 3 người 4. quyền tham dự, chất vấn và biểu quyết Điều 79.1a; điều 41.1a luật doanh nghiệp 2005 Tuy nhiên, khi sở hữu một tỷ lệ cổ phần phổ thông nhất định (ví d ụ: 1%, 10%, 25% hay 35% trở lên), thì cổ đông/nhóm cổ đông này có các quy ền về những vấn đề khác nhau (xem bảng 1). Bầu dồn phiếu Tỷ lệ cổ phần sở hữu Quyền của cổ đông thành viên HĐQT, BKS Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liênCó các quyền quy định khoản 2 ĐiềuCó (Điều 29, NĐ tục ít nhất 6 tháng hoặc79 LDN 102/2010) một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty Với tỷ lệ trên 35% tổngPhủ quyết tất cả các Nghị quyết của Có (Điều 29, NĐ số cổ phần có quyềnĐHCĐ (khoản 2 và điểm a khoản 3 102/2010) biểu quyết Điều 104 LDN) Với tỷ lệ trên 25% tổngPhủ quyết tất cả các Nghị quyết củaCó (Điều 29, NĐ số cổ phần có quyềnĐHCĐ (điểm b, khoản 3 và khoản 5102/2010)
- Điều 104 LDN): biểu quyết - Các Quyết định được thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản - Có quyền yêu cầu Ban kiểm soát khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Cổ đông, nhóm cổ đôngthành viên HĐQT, giám đốc (tổng sở hữu ít nhất 1% số cổgiám đốc) (Điều 25, khoản 1 NĐ Không có phần phổ thông liên tục102/2010). trong thời hạn 06 tháng - Có quyền trực tiếp khởi thành viên HĐQT, giám đốc (tổng giám đốc) (khoản 3 Điều 25, NĐ102). Một thực tế khác là tại nhiều CTCP (bao gồm cả công ty đại chúng/công ty niêm yết), khi mà các cổ đông lớn đã sở hữu lượng cổ phần ở mức độ có th ể thông qua các Nghị quyết có lợi cho mình (ví dụ 65% hay 75%), thì h ầu nh ư vai trò của cổ đông/nhóm cổ đông còn lại “không được đếm xỉa”. Tại cơ quan có quyền cao nhất của công ty là ĐHCĐ, mặc cho c ổ đông nhỏ/thiểu số phát biểu, chất vấn, đề xuất các nội dung quan trọng ho ặc có liên quan đến quyền lợi của họ, cổ đông lớn vẫn “bình chân như vại”, vì họ đã có được tỷ lệ biểu quyết đủ để thông qua các Nghị quyết có lợi cho mình, gạt cổ đông nhỏ/thiểu số ra bên lề, cho dù nội dung này có đ ược đ ưa vào ch ương trình họp Nhưng cũng có trường hợp Do quá nhấn mạnh đến việc bảo vệ các cổ đông thiểu số nên không ít trường hợp gây những khó khăn không đáng có cho việc quản trị công ty. Các cụm từ: “ít nhất 65%”, “ít nh ất 75%” và “t ỷ l ệ c ụ th ể do điều lệ công ty quy định” là nguyên nhân gây khó khăn cho vi ệc qu ản tr ị các công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên và các công ty cổ phần. Ví dụ: ba anh em nhà ông Quang nắm giữ 62% vốn cổ phần của một CTCP kinh doanh bất động sản cũng chẳng thể chi phối được công ty vì 5 người khác do ông Tuyền làm thủ lĩnh, tuy chỉ chiếm 35,2% vốn điều lệ nhưng họ ghét anh em nhà ông Quang, luôn phản đối những quyết định của ĐHĐCĐ. Họ luôn dự họp đầy đủ và đoàn kết trong bỏ phiếu, như vậy, chỉ cần 35,2% họ đã có khả năng phủ quyết đối với vấn đề ba anh em nhà ông Quang muốn thông qua. 5. quyền khởi kiện của thành viên/ cổ đông thiểu số với người quản lý, đi ều hành doanh nghiệp
- Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1-10-2010 có thể coi là một bước tiến lớn trong việc bảo vệ các cổ đông nhỏ, lần đầu tiên cho phép “con kiến” kiện “củ khoai” khi quy định: cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 6 tháng có quy ền yêu c ầu Ban ki ểm soát kh ởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT, giám đốc (tổng giám đốc) khi các chức danh này không thực hiện đúng các quyền và nhiệm vụ đ ược giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời quyết định của HĐQT; thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao trái với quy định c ủa pháp lu ật, Điều lệ công ty hoặc Nghị quyết của ĐHCĐ Kiện ra tòa, Ban lãnh đạo thua kiện
- ví dụ, ngày 5/4/2013, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên toà xét xử vụ kiện của một nhóm cổ đông của CTCP Phát triển Kỹ thuật và Đầu tư (ITD) thuộc Viện Máy và Công nghiệp (IMI) với đề nghị: hủy nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên ngày 26/4/2012 và nghị quyết Đại hội cổ đông bất thường ngày 12/5/2012 của ITD. Nguyên đơn là cổ đông đại diện cho nhóm cổ đông nhỏ lẻ (gần 10 người với tỷ lệ sở hữu hơn 1% vốn điều lệ). Lý do bắt nguồn từ việc kinh doanh năm 2012 thua lỗ được công bố là hơn 1,1 tỷ đồng nhưng những báo cáo kiểm toán thì lại bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến tại các khoản mục quan trọng do không có đủ cơ sở; công ty chia cổ tức thấp nhưng mức lương thưởng của thành viên HĐQT thì vẫn cao. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không những quên gửi tài liệu cho cổ đông trước khi tiến hành Đại hội cổ đông mà khi cổ đông yêu cầu giải trình, chủ tọa còn từ chối yêu cầu và lá phiếu chiếm 65% vốn điều lệ đã khiến cho tờ trình thù lao HĐQT nhanh chóng được thông qua. Căn cứ khởi kiện là do ITD gửi thiếu tài liệu Đại hội cổ đông năm 2012, sau gần 1 năm trời khởi kiện nhóm cổ đông này đã có được điều mình muốn. Tòa án phán quyết hủy kết quả Đại hội cổ đông và Công ty phải chịu án phí 2 triệu đồng. Trao quyền nửa vời TS. Nguyễn Ngọc Khánh, Trưởng phòng Pháp chế, CTCP C ửa s ổ Châu Âu (Eurowindow Holding) nhìn nhận, việc trao quy ền kh ởi ki ện cho c ổ đông theo kiểu gián tiếp thông qua Ban kiểm soát đang khi ến cho quy đ ịnh hi ện hành không có tính khả thi. Mặt khác, các trường hợp (hay các căn c ứ) mà thành viên, cổ đông có quyền khởi kiện như quy định tại Điều 19 và Điều 25 của Nghị đ ịnh 102/2010 là quá rộng, dễ gây khiếu kiện tràn lan. “Quy định hiện hành chưa tạo thuận lợi cho cổ đông, thành viên th ực hi ện quyền khởi kiện người quản lý DN khi vi phạm bổn phận c ủa h ọ. Lý do là b ởi trình tự, thủ tục khởi kiện còn phức tạp, khi quy định Ban ki ểm soát không kh ởi kiện theo yêu cầu, thì cổ đông mới được trực tiếp khởi ki ện...”, thủ tục theo đuổi vụ kiện dân sự rườm rà, kéo dài với nghĩa vụ chứng minh c ủa nguyên đ ơn phức tạp; chi phí khởi kiện tính cho bên khởi kiện, k ể c ả trường h ợp kh ởi ki ện nhân danh công ty.
- Tuy nhiên, quan trọng hơn là việc hạn chế đối tượng khởi kiện - tức là cổ đông nắm giữ dưới 1% hoặc nắm 1% nhưng không đủ sáu tháng liên t ục s ẽ không có quyền này. Cơ sở nào để Nghị định 102 lại tước quyền của cổ đông nắm dưới 1% cổ phần. Tại sao lại có sự phân biệt đối xử vô lý gi ữa các c ổ đông như vậy? Và chỉ sau 15 ngày nếu ban kiểm soát không trả lời bằng văn bản ho ặc không tiến hành khởi kiện hoặc công ty không có ban ki ểm soát thì cổ đông m ới được quyền trực tiếp khởi kiện. Trước hết, nói về thời hạn 15 ngày thông báo cho ban kiểm soát, đây có thể là quy định lợi bất cập hại. Trong 15 ngày này, các thông tin mà c ổ đông cung cấp cho ban kiểm soát có thể bị rò rỉ cho các cán bộ quản lý liên quan . 15 ngày đó chẳng khác nào thời hạn để “đánh động” cho cán bộ qu ản lý đ ể t ạo điều kiện cho họ xóa bỏ chứng cứ, gây khó khăn cho việc kh ởi ki ện c ủa c ổ đông. Do Luật không có quy định chi tiết về thời gian tiến hành họp ĐHĐCĐ bất thường (vì đại hội loại này có thể triệu tập nhiều lần trong năm tài chính) nên dẫn đến tình trạng, tại nhiều CTCP, HĐQT/BKS/cổ đông sở h ữu trên 10% cổ phần vì lợi ích của nhóm cổ đông đa số đã tiến hành triệu tập ĐHĐCĐ bất thường ngay trong thời gian 6 tháng - vốn để dành cho triệu tập ĐHĐCĐ thường niên. Chính quy định không rõ ràng này đã khiến cho mẫu thu ẫn gi ữa các nhóm lợi ích/cổ đông trong nhiều công ty càng thêm trầm trọng, vì bên triệu t ập đ ại hội bất thường quan niệm rằng, họ triệu tập là vì “lợi ích của công ty” và vì luật không quy định/không cấm nên được phép triệu tập; trong khi bên ph ản đối thì cũng lập luận rằng, nếu đang trong thời gian tổ chức ĐHĐCĐ th ường niên mà lại triệu tập đại hội bất thường là sai. Bản thân cụm từ “vì lợi ích công ty” tưởng là dễ hiểu, nhưng th ực t ế cũng rất mơ hồ vì trong công ty thì có nhiều lợi ích, lợi ích này ph ục v ụ cho nhóm cổ đông nào, đa số hay thiểu số? Thực tế này đòi h ỏi Lu ật Doanh nghi ệp sửa đổi phải giải quyết dứt điểm những quy định pháp lý theo ki ểu “n ước đôi”, không rõ ràng hay “tùy nghi vận dụng”. Mới đây, tại CTCP Công nghệ phẩm Hải Phòng, nhóm cổ đông đa số chiếm 70% vốn điều lệ đã tiến hành triệu tập ĐHĐCĐ bất thường. Tuy nhiên, nhóm cổ đông thiểu số lại cho rằng, nếu đang trong thời gian có th ể triệu t ập họp ĐHĐCĐ thường niên mà lại đi triệu tập ĐHĐCĐ b ất th ường thì vi ệc tri ệu tập họp này là sai.
- Chưa kể, cái mà nhóm cổ đông đa số viện dẫn là “vì l ợi ích c ủa Công ty” là nhằm phục vụ lợi ích chỉ cho nhóm cổ đông đa số/cổ đông “cá mập” đang thâu tóm Công ty bằng mọi giá, còn cổ đông thiểu số bị gạt ra ngoài rìa. Bảng 2: Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam (2006-2013) Bảng 3: Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam so sánh với khu vực và thế giới (2006-2013). Nguồn: Doing Business Database Do đó, yêu cầu lớn nhất đặt ra trong việc s ửa đổi LDN năm 2005 liên quan đ ến nội dung bảo vệ cổ đông thiểu số là phải thực sự đưa đến cho cổ đông những công cụ pháp lý rõ ràng và đầy đủ hơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong đó đặc biệt chú trọng đến quy ền về thông tin, quy ền kh ởi ki ện, trách nhiệm của giám đốc, quyền tham dự và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền ĐHCĐ… * Nguyên nhân gặp khó khăn -Thứ nhất, bất cập trong cách thức thực hiện quyền cổ đông:
- Một thực tế tại nhiều CTCP hiện nay là nhiều cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số không thực sự quan tâm đến các quyền của mình . Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: việc chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan của cổ đông; việc tuân thủ của chính công ty và ban lãnh đạo với các quy định của pháp luật về bảo vệ cổ đông; vai trò giám sát và x ử lý vi ph ạm một cách kịp thời và nhanh chóng của các cơ quan có liên quan ( S ở KH&ĐT, UBCK, Tòa án)… Ví dụ: 2 cổ đông, 13.600 cổ phần “quyết” tương lai KHB Ngày 4/12/2013, trong khi các DN đang hối hả tổng kết kinh doanh năm cũ để đưa ra phương hướng sản xuất - kinh doanh năm 2014, thì tại CTCP Khoáng sản Hòa Bình (mã KHB), diễn ra cuộc họp ĐHCĐ thường niên 2013. Vốn điều lệ 62,7 tỷ đồng, nhưng chỉ có 2 cổ đông, với 13.600 cổ ph ần s ở hữu dự họp, KHB vẫn đủ điều kiện tổ chức họp ĐHCĐ th ường niên và h ọp thành công, vì đây là lần thứ 3, HĐQT triệu tập họp. Hai l ần tr ước đó, các cu ộc họp diễn ra vào ngày 28/10/2013 và 18/11/2013 không được t ổ ch ức thành công, vì cũng chỉ có 2 cổ đông, đại diện cho 13.600 cổ phần tham dự họp. III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 1. Luật doanh nghiệp 2005 cần phải định nghĩa rõ ràng thành viên/c ổ đông thiếu số là ai, đặc điểm của cổ đông thiểu số là gì để có thể nhận dạng được họ đồng thời để họ biết quyền và nghĩa vụ của mình ra sao. 2.Tăng cường ý thức tự bảo vệ mình của cổ đông thiểu số 3. Thiết lập chặt chẽ công cụ pháp lý tạo điều kiện cho các cổ đông thiểu số Đảm bảo quyền cơ bản của cổ đông và thiết lập cơ chế để cổ đông th ực thi quyền một cách hiệu quả 4. Tăng thêm quy định về yêu cầu công khai, minh bạch đối với CTCP, tăng cường trách nhiệm của BKS 5. Xây dựng và thực thi các chế tài nghiêm khắc đối với CTCP có những hoạt động vi phạm quyền lợi của cổ đông, đặc biệt CĐTS KẾT LUẬN Quyền của cổ đông là điều kiện tiên quyết và quan trọng nh ất đ ể bảo v ệ cổ đông, là phương tiện để cổ đông có thể sử dụng để bảo vệ mình. Ở các phần trên đã làm rõ các vấn đề về bảo vệ cổ đông thiểu số, phân tích các quy định của pháp luật về bảo vệ cổ đông thi ểu số và liên h ệ v ới th ực tiễn để thấy rõ các bất cập còn tồn tại. Nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số, pháp luật cần thiết ph ải hoàn thiện hơn nữa cơ chế pháp lý đã có, cùng với vi ệc xây d ựng các bi ện pháp mới nhằm xử lý triệt để các hành vi vi phạm của cổ đông lớn, nh ằm b ảo v ệ có
- hiệu quả quyền lợi của cổ đông thiểu số ngay cả trên lý luận thực thi trong thực tiễn. Bên cạnh đó các cổ đông thiểu số không nên trông chờ thụ dộng vào s ự bảo vệ từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền, mà họ phải ý thức được sự cần thiết của việc họ phải bảo vệ quyền lợi của mình, đẻ có th ể chủ động b ảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất Một trong các quy định đang gây tranh luận hiện nay chính là quy định về hiệu lực nghị quyết, quyết định của ĐHCĐ, HĐTV/HĐQT nhưng bị khởi ki ện (Đi ều 27 Nghị định 102/2010). Theo đó, “Nếu Điều lệ công ty không quy đ ịnh khác, nghị quyết, quyết định của ĐHCĐ, HĐTV, HĐQT có hiệu l ực thi hành k ể t ừ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực được ghi rõ trong ngh ị quy ết, quyết định đó. Trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông, thành viên HĐTV hoặc thành viên HĐQT yêu cầu khởi kiện hoặc trực tiếp kh ởi kiện đối với ngh ị quy ết, quy ết định đã được thông qua thì nghị quyết, quyết định bị kh ởi kiện vẫn ti ếp t ục được thi hành cho đến khi Tòa án hoặc Trọng tài có quyết định khác”. Mục đích của quy định này là bảo đảm cho việc các ngh ị quy ết, quy ết đ ịnh c ủa ĐHCĐ, HĐTV, HĐQT có hiệu lực thi hành, giúp hoạt đ ộng c ủa DN di ễn ra liên tục (kể cả trong trường hợp bị khởi kiện). Tuy nhiên, có hai vấn đề đặt ra. Thứ nhất, nghị quyết, quyết định này bị cổ đông/nhóm cổ đông, thành viên HĐTV/HĐQT yêu cầu kiện hoặc trực tiếp kiện ra Tòa án ho ặc Trọng tài. Trong thời gian chờ phán quyết của Tòa án, Trọng tài, nghị quyết, quyết định bị kh ởi kiện vẫn tiếp tục được thi hành, nhưng gây thiệt h ại cho bên kh ởi ki ện thì ai chịu trách nhiệm, nhất là khi các nghị quyết, quyết định này đã thực hiện được một khoảng thời gian và có nhiều thay đổi gây bất lợi cho đối tượng đi kiện? Thứ hai, liệu một nghị quyết, quyết định vừa ban hành đã bị kh ởi ki ện ngay l ập tức mà vẫn có hiệu lực thi hành, thì quy định này t ại Ngh ị đ ịnh 102/2010 có mâu thuẫn với những quy định của pháp luật tố tụng hay Luật Ban hành văn b ản quy phạm pháp luật không (Nghị định hướng dẫn thi hành luật tư - LDN, thì không thể trái với Luật, nhất là với các luật công - Luật Ban hành văn bản quy ph ạm pháp luật)? Bởi lẽ theo pháp luật TTDS, bên khởi kiện có quy ền yêu c ầu Tòa án, Trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đình chỉ việc thực hiện các quyết định hoặc nghị quyết (như vụ việc xảy ra tại SUDICO, CTCP Công ngh ệ phẩm Hải Phòng). Trả lời câu hỏi thứ nhất, các bên có thể vận dụng chính các quy đ ịnh c ủa LDN 2005 để ràng buộc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân ban hành hoặc thông qua quyết định, nghị quyết. Theo đó, khi thông qua các ngh ị quy ết, quyết định
- trái với pháp luật và Điều lệ công ty thì những tổ chức, cá nhân thông qua ngh ị quyết, quyết định đó “phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quy ết đ ịnh đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua quy ết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm” (khoản 4 Điều 108 LDN 2005). Liên quan đến câu hỏi thứ hai, rõ ràng quy định tại Điều 27 NĐ102/2010 tưởng như “hỗ trợ” cho phía thông qua nghị quyết, quyết định, nhưng th ực ti ễn lại không giải quyết được gì nhiều. Có lẽ quy định này vẫn đang “kh ả thi” và đ ược các cổ đông đa số (bao gồm cả các nhóm lợi ích lớn của công ty) v ận d ụng su ốt thời gian vừa qua. Hơn nữa, quy định về việc phải có biện pháp bảo đảm bằng tài sản khi yêu c ầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, Trọng tài hay th ủ t ục t ố t ụng kéo dài khiến cho bên khởi kiện (nhóm cổ đông thiểu số) nản lòng, dù quyền lợi bị ảnh hưởng. Hơn 50 cổ đông thiểu số là những người lao động c ủa Công ty c ổ ph ần (CTCP) Công nghệ phẩm Hải Phòng đang đứng tr ước nguy c ơ m ất vi ệc vì sự thâu tóm của nhóm cổ đông lớn. Đại diện nhóm cổ đông thiểu số tại CTCP Công nghệ phẩm Hải Phòng (CNPHP) vừa gửi đơn khởi kiện lên TAND TP. Hải Phòng đề nghị Tòa án h ủy bỏ toàn bộ các nghị quyết của Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) bất thường ngày 28/5/2013 và ngăn chặn cổ đông lớn của công ty này (sau khi đã t ổ ch ức ĐHCĐ trái luật), tiến hành thay đổi lại Đăng ký kinh doanh để loại bỏ người đại diện theo pháp luật và ép cổ đông thiểu số phải bán lại cổ phần với giá rẻ nhằm thâu tóm Công ty với 1 Trụ sở và 11 địa điểm kinh doanh nằm tại các vị trí đắc địa. “Bất thường” từ việc triệu tập… Theo Luật Doanh nghiệp, DN phải tổ chức ĐHCĐ th ường niên trong th ời h ạn 4 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính, có th ể gia h ạn thêm 2 tháng theo đ ề ngh ị của HĐQT. Tuy nhiên, dựa vào một quyết định được ban hành trái luật của HĐQT ngày 25/4/2013, các thành viên HĐQT đã bỏ qua việc tổ chức ĐHCĐ thường niên để tổ chức một ĐHCĐ bất thường ngày 28/5/2013. Đáng nói hơn là tại một đại hội không đảm bảo các điều kiện cần và đủ theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Điều lệ Công ty, nhóm cổ đông lớn đã thông qua nhiều nghị quyết trái luật, gây thiệt hại cho Công ty, cổ đông và người lao động.
- Theo quy định tại Điều 100 Luật Doanh nghiệp, khoản 2 Điều 16 Đi ều l ệ Công ty CNPHP thì người triệu tập Đại hội phải có trách nhi ệm gửi thông báo m ời họp đến tất cả cổ đông có quyền dự họp. Kèm theo thông báo m ời h ọp ph ải có mẫu chỉ định đại diện theo uỷ quyền dự họp, chương trình họp, phiếu biểu quyết, các tài liệu thảo luận làm cơ sở thông qua quy ết định và d ự th ảo ngh ị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp. Tuy nhiên, chỉ một số ít cổ đông nhận được Giấy mời họp và một thông báo chung chung (không phải thông báo mời họp theo nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật doanh nghiệp). Ngay bà Nguy ễn Thị Tuy ết Len - Giám đ ốc và là người đại diện theo pháp luật đương nhiệm của Công ty, đồng thời là một cổ đông có Giấy chứng nhận cổ phần cũng không được HĐQT mời họp ĐHCĐ. Theo đại diện nhóm cổ đông thiểu số, việc nhóm cổ đông “cá mập” tổ ch ức đại hội một cách bất thường chủ yếu với mục đích thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty, thay đổi ngành nghề kinh doanh, hợp thức hoá vụ tranh chấp giữa các thành viên trong Công ty đang được TAND TP. Hải Phòng thụ lý giải quyết... …đến nội dung và tổ chức Theo chương trình họp ĐHCĐ bất thường thì đại hội này s ẽ thông qua 3 n ội dung quan trọng là: bãi nhiệm chức vụ Giám đốc - người đại di ện theo pháp luật của Công ty đối với bà Nguyễn Thị Tuyết Len; bổ nhiệm ch ức v ụ Giám đốc - người đại diện theo pháp luật của Công ty đối với bà Đặng Thị Hồng Hải; Bổ sung mã ngành kinh tế cấp bốn đối với các ngành nghề kinh doanh hiện có của Công ty. Đáng lưu ý là các nội dung này đều làm thay đổi Điều lệ Công ty và phải do ĐHCĐ quyết định với số cổ đông đại diện 75% tổng s ố phi ếu bi ểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty, cổ đông/nhóm c ổ đông sở hữu trên 10% cổ phần phổ thông trong thời h ạn liên t ục 6 tháng tr ở lên có quyền yêu cầu HĐQT bổ sung nội dung chương trình họp ĐHCĐ bất thường. Thực tế, các cổ đông thiểu số (những người sở hữu và đại diện cho gần 30% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của Công ty) đã có đề nghị bổ sung nội dung chương trình, nhưng điều này vẫn không được đáp ứng. Dù việc triệu tập đại hội còn nhiều vấn đề vi phạm, nhưng để bảo vệ quy ền lợi của mình và lợi ích chung của Công ty, nhóm cổ đông thiểu s ố vẫn có m ặt theo đúng ngày, giờ, địa điểm tổ chức ĐHCĐ.
- Tuy nhiên, tại Khách sạn Hữu Nghị - nơi tổ chức đại hội, với sự có m ặt c ủa vài chục bảo vệ, khi các cổ đông thiểu số tiến hành đăng ký tham dự đại hội tại bàn của Ban kiểm tra tư cách cổ đông theo quy định thì các thành viên trong Ban kiểm tra tư cách lại yêu cầu tất cả các cổ đông phải ch ứng minh t ư cách c ổ đông của mình với những điều kiện vô lý, mới được cấp thẻ ra - vào (?), trong khi họ có tên trên danh sách cổ đông của Công ty và đã được cấp sổ cổ đông. Do bị ngăn cản tham dự ĐHCĐ nên nhóm cổ đông đại diện cho gần 30% tổng số cổ phần biểu quyết đã lập Biên bản về sự vi phạm nghiêm trọng Luật Doanh nghiệp của Ban tổ chức. ĐHCĐ với sự có mặt của nhóm cổ đông đại diện cho trên 65% t ổng số c ổ ph ần biểu quyết vẫn diễn ra và kết thúc lúc 16h ngày 28/5/2013 với vi ệc thông qua một loạt quyết định thay đổi lớn về hoạt động và quản trị của Công ty CNPHP. Câu hỏi đặt ra là điều gì đã dẫn tới mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông và lãnh đạo trong DN này. Câu trả lời có thể nằm trong khối tài sản béo b ở của Công ty CNPHP. Một công ty sau cổ phần hóa ch ỉ có vốn đi ều l ệ kho ảng 6 t ỷ đ ồng, trong khi ngoài trụ sở chính thì có tới 11 chi nhánh kinh doanh tại các vị trí đ ắc địa thuộc TP. Hải Phòng. Đây chính là khối tài sản lớn bị định giá thấp đang được nhóm cổ đông cá m ập hướng tới. Trước đó, tại DN này cũng đã xảy ra nhiều vụ việc như một nhóm cổ đông tìm mọi cách mua lại cổ phần dưới nhiều hình thức, trụ sở bị chiếm giữ lúc nửa đêm, một nhóm cổ đông khởi kiện ra Tòa án đòi Giám đốc bàn giao con dấu…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ngân hàng câu hỏi Luật hành chính có đáp án
12 p | 2740 | 706
-
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH (ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN) KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
9 p | 2340 | 290
-
BÀI TẬP THỰC HÀNH KINH TẾ LƯỢNG
17 p | 1314 | 241
-
Câu hỏi và bài tập thực hành môn Kinh tế học vĩ mô I
9 p | 630 | 151
-
Bài tập thực hành: Tố tụng dân sự có đáp án
20 p | 828 | 123
-
Bài giảng Các nguyên lý của Kinh tế học vi mô
42 p | 594 | 74
-
Kinh tế lượng: Bài tập thực hành Eviews
4 p | 1032 | 67
-
Bài tập thực hành: Tố tụng dân sự
9 p | 330 | 61
-
Bài tập thực hành Bài giảng 2: Đo lường biến số kinh tế Vĩ mô
3 p | 622 | 53
-
Tổng hợp bài tập kinh tế lượng
4 p | 315 | 52
-
Bài tập thực hành - Mô hình AD-AS
8 p | 284 | 30
-
Bài tập nhóm: Tìm hiểu quá trình đấu thầu Trái phiếu chính phủ
9 p | 223 | 29
-
Câu hỏi và bài tập thực hành (ôn tập và thảo luận) Kinh tế học vĩ mô I
9 p | 370 | 18
-
Bài tập Tội phạm học
5 p | 274 | 17
-
Bài giảng Tập huấn TOS thực hành sản xuất tốt cho chuỗi giá trị ngành hàng thịt heo tại chợ
120 p | 96 | 10
-
Đề thi học kì môn Hành vi tổ chức năm 2020-2021 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
2 p | 22 | 8
-
Một số bài tập và câu hỏi chương 7: Thất nghiệp và lạm phát
1 p | 318 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn