Tài liệu chính trị - Xã hội dân sự toàn cầu
lượt xem 92
download
Hiện nay xã hội dân sự (civil cociety) đang thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, giới chính trị cũng như một bộ phận không nhỏ tầng lớp dân cư. Sở dĩ có hiện tượng như vậy vì ý niệm về xã hội dân sự không chỉ chứa đựng trong đó ý thức tự chủ của mỗi công dân mà còn chứa đựng hàng loạt các vấn đề chính trị-xã hội có liên quan tới không chỉ các cá nhân mà cả các quốc gia, châu lục và cả nhân loại. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu chính trị - Xã hội dân sự toàn cầu
- B. NỘI DUNG Hiện nay xã hội dân sự (civil cociety) đang thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, giới chính trị cũng như một bộ phận không nhỏ tầng lớp dân cư. Sở dĩ có hiện tượng như vậy vì ý niệm về xã hội dân sự không chỉ chứa đựng trong đó ý thức tự chủ của mỗi công dân mà còn chứa đựng hàng loạt các vấn đề chính trị-xã hội có liên quan tới không chỉ các cá nhân mà cả các quốc gia, châu lục và cả nhân loại. Mặc dù đang rất được quan tâm nhưng đến nay xã hội dân sự vẫn còn là khái niệm để ngỏ, bản thân thuật ngữ xã hội dân sự đã mang nội hàm rộng lớn và bao trùm nên các cá thể trong xã hội. Trên thực tế, hàng loạt vấn đề trên thế giới chẳng hạn như vụ khủng hoảng chính trị ở Ai Cập và Tuynidi người ta cũng lờ mờ nhận thấy vai trò của xã hội dân sự trong đó. Xã hội dân sự là một hiện tượng mang tính phổ biến, cái phổ biến bao giờ cũng tồn tại thông qua cái đặc thù, cái đặc thù nào cũng gắn liền với cái phổ biến không có cái tồn tại thuần túy tự nó. Nghiên cứu cái đặc thù bao giờ cũng phức tạp, khó phân định hơn. Điều đó cũng đúng với trường hợp xã hội dân sự (XHDS). XHDS ở cấp độ quốc tế cả lý thuyết, đường lối và thực tế đang đặt ra nhiều câu hỏi phải trả lời. Các biến động trên thế giới đã hối thúc nhu cầu tìm hiểu về xã hội dân sự, hàng loạt các cuộc thảo luận xoay quanh khái niệm xã hội dân sự, đánh giá xã hội dân sự - tốt hay xấu, bản thân xã hội dân sự tương tác như thế nào với các thể chế khác….nhiều nghiên cứu của giới học thuật trong và ngoài nước đã xây dựng nên một khối lượng lớn những nội dung mà xã hội hàm chứa. Tuy nhiên, những mối quan tâm về xã hội dân sự lại thường ở cấp độ cá nhân , dân tộc và mang tính kinh nghiệm. Bản thân sự nổi lên của xã hội dân sự toàn cầu là một hiện thực và quá trình ấy luôn gắn chặt với “hiện tượng toàn cầu hóa” làm thay đổi cuộc sống của nhân loại. Với tiêu đề “Sự phát triển của xã hội dân sự toàn cầu thông qua hoạt động của phong trào chống toàn cầu hóa trong bảo vệ môi trường và vận 1
- động chính sách” chúng tôi đang cố gắng khu biệt phạm vi nghiên cứu ở khía cạnh những tương tác trong chính trị thế giới, câu chuyện đơn giản bởi nghiên cứu về xã hội dân sự có nhiều chiều cạnh khác nhau, chính bản thân xã hội dân sự hàm chứa tính đa dạng trong đối tượng nghiên cứu. Do đó chúng tôi tập trung vào vấn đề còn ít được quan tâm hoặc vì lý do nào đó ít được nhắc đến. Với kiến thức hạn hẹp của mình chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp chút ít trong nghiên cứu về xã hội dân sự - vấn đề liên quan trực tiếp tới toàn thể nhân loại. 2
- Chương 1. XÃ HỘI DÂN SỰ - NHỮNG VẤN ĐỀ HIỆN HỮU 1. Các vấn đề khái niệm. Có thể nói hiện nay khái niệm “xã hội dân sự” là đề tài còn gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu. Có thể liệt kê một số các quan điểm như sau: Xã hội dân sự là khu vực tình nguyện nằm bên cạnh hai khu vực khác là nhà nước và tư nhân. Ngoại diên của khái niệm trong trường hợp này được thu hẹp hơn nữa-gồm một số NGO không thuộc thành phần tư nhân1. Theo liên minh thế giới vì sự tham gia của công dân ( cilvicus) thì xã hội dân sự là “diễn đàn giữa gia đình, nhà nước và thị trường, nơi mà mọi người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung” 2. Đồng nhất khái niệm xã hội dân sự với khái niệm xã hội công dân, căn cứ vào thuật ngữ “cilvil society” theo tiếng Anh, tác giả Quí Đỗ cho rằng : “xã hội công dân bao gồm toàn bộ các hoạt động có tính cách tổ chức, vượt trên phạm vi cá nhân hoặc gia đình nhưng không nằm trong hệ thống chính quyền” 3 . Xã hội dân sự đặc trưng cho lợi ích tư và nó là “cơ sở để phân biệt với nhà nước - cái thiết chế đặc trưng cho lợi ích công” 4. Xã hội dân sự là “hệ thống các quan hệ tổ chức của công dân, của các cộng đồng công dân nhằm hiện thực hóa các cá nhân và nhân cách, hiện thực hóa và củng cố lợi ích cộng đồng, đồng thời thông qua các cộng đồng xã hội dân sự phối hợp hoạt động với nhà nước, đảm bảo cho quan hệ nhà nước và xã hội cân bằng, ổn định, tạo các điều kiện tối ưu cho phát triển bền vững và tiến bộ xã hội”5. Phạm Thái Việt: Toàn cầu hóa và những biến đổi lớn trong đời sống chính trị và văn hóa quốc tế, Nxb. Khoa 1 học Xã hội, 2006, tr.50 Xem tại: http://w.w.w. civilcus.org. 2 . Quí Đỗ: “Thế nào là xã hội công dân”, Tạp chí tia sáng số 9/2006,tr14. 3 . Đào Trí Úc: “Mối liên hệ giữa nhà nước với xã hội dân sự và vấn đề cải cách hành chính.” Tạp chí nhà nước 4 và pháp luật, số 4,2004; tr3. . Phan Xuân Sơn: “Xã hội công dân và một số vấn đề về xã hội công dân ở nước ta”. Tạp chí thông tin và lý 5 luận, số 4/2002;tr32. 3
- Theo Julie Fisher thì xã hội dân sự là lĩnh vực phi lợi nhuận. Theo ông xã hội dân sự được qui về các loại hình tổ chức phi chính phủ6. … Chính việc có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm xã hội dân sự nên việc đánh giá sự phát triển của xã hội dân sự là vô cùng khó khăn. Sự khác nhau ấy là điều dễ hiểu bởi quan điểm của các tác giả là khác nhau cũng như ảnh hưởng bởi lợi ích của giai cấp mà họ đang phục vụ. Theo chúng tôi việc đưa ra một định nghĩa vào lúc này là không cần thiết, nó chẳng khác gì nhảy vào một “mớ bòng bong” khái niệm. Tùy vào mục đích nghiên cứu mà những khái niệm khác nhau được sử dụng tuy nhiên việc làm này chẳng khác gì đem cắt một nhánh của một quá trình vận động đặt trong một trạng thái tĩnh tại và bản thân nó lại là khởi điểm cho một giai đoạn phát triển mới. Vậy hóa ra người ta đã chủ quan hóa vấn đề khách quan khi nghiên cứu về xã hội dân sự hay sao? Để đánh giá về một sự vật –hiện tượng không chỉ là việc chỉ đích danh nó là cái gì mà là tìm ra những thuộc tính-cái làm nên nội dung bên trong của nó. Qua việc tổng kết tài liệu, chúng tôi xin được đưa ra những đặc trưng chung của xã hội dân sự như sau: Thứ nhất: Xã hội dân sự là những hình thức liên kết của con người dưới dạng tổ chức. Thứ hai: Trạng thái của xã hội dân sự nằm ngoài nhà nước và thị trường. Thứ ba: Nguyên tắc hoạt động của xã hội dân sự là tự nguyện và phi lợi nhuận. Thứ tư: Qui mô của xã hội dân sự có thể ở cấp độ quốc gia hoặc “siêu quốc gia” (trong bài viết này tôi sẽ tập trung vào nhánh thứ hai). Thứ năm: Xã hội dân sự hướng đến mục tiêu phát triển chung của nhóm. Thứ sáu: Tự chủ và độc lập về mặt tài chính. . Xem tại Phạm Thái Việt: Vấn đề điều chỉnh chức năng của nhà nước dưới tác động của toàn cầu hóa, Nxb. 6 Khoa học xã hội/2008 4
- Theo những ý trên thì xã hội dân sự vẫn chịu sự quản lý của một chính quyền bên trên nó và khu biệt giới hạn phạm vi hoạt động trong một không gian địa lý nhất định là lãnh thổ quốc gia. 2. Xã hội dân sự xét theo chiều cạnh lịch sử Xét theo chiều cạnh lịch sử thì thuật ngữ “xã hội dân sự” được sử dụng đầu tiên bởi Arixtotes(384-322trcn) tuy nhiên trong giai đoạn ấy thuật ngữ này được sử dụng với ý nghĩa là những hình thức tự tổ chức của xã hội trong tương quan với nhà nước thành bang. Phải đến khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu manh nha trong lòng các nước châu âu thì thuật ngữ xã hội dân sự mới thực sự được sử dụng rộng rãi trong tương tác giữa con người và thể chế. Đây là bước đầu xem xét lập luận của một số lý thuyết có ảnh hưởng quan trong tới lý luận về “xã hội dân sự” ở phương tây. Có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng chung trong phương pháp lập luận của nhiều nhà tư tưởng lớn từ Thomas Hobbes( 1588-1679) đến K.Marx khi nghiên cứu những hoạt động mang tính cộng đồng của con người đó là sự cần thiết ràng buộc hành vi của từng cá nhân, chính sự hạn chế tự do của cá nhân này sẽ tạo thành cơ chế đảm bảo cho tự do của mỗi người. Để lý giải vấn đề này việc quay trở lại xem xét” trạng thái tự nhiên” khi con người chưa liên kết với nhau, sống tách rời là cần thiết. Chẳng hạn Hobbes tin rằng trong “trạng thái của thiên nhiên ban đầu của họ, mọi người coi mình như là bằng nhau cho tất cả những người khác và, trong cạnh tranh cho các nguồn lực khan hiếm, sống trong một xã hội của tất cả chống lại tất cả”. Do đó, cuộc sống đã được “đơn độc, nghèo nàn, khó chịu, bạo tàn, và ngắn ngủi”. Khi nhận ra rằng đó là một trạng thái của cuộc đấu tranh liên tục cho quyền lực cá nhân hạn chế sự phát triển xã hội và sự giàu có thường, mọi người sẽ tìm kiếm một cơ sở mới cho xã hội, trong đó đức tính công dân có nguồn gốc từ luật tự nhiên, quy luật đầu tiên trong đó là tất cả mọi người nên tìm kiếm hòa bình 7. . Xem tại http://www.web.net/~robrien/papers/civhist.html 7 5
- John Locke, viết chỉ một vài thập kỉ sau đó, lập luận rằng sức mạnh của nhà nước nên được giới hạn để không làm đe dọa các quyền cơ bản của công dân. Ông cho rằng nhà nước bị hạn chế bằng cách chia quyền hạn của mình thành ba thành phần chức năng, thực hiện bởi hai ngành riêng biệt. Các ngành lập pháp là có liên quan tới việc tạo lập pháp luật, trong khi các ngành hành pháp có trách nhiện cho các chức năng thực thi pháp luật và thực hiện chính sách đối ngoại. Ông dựa trên ý tưởng của mình về quản lý của một Thiên Chúa - cho luật tự nhiên, mà thừa nhận rằng công dân có một số quyền tự nhiên như con người mà không ai có thể lấy đi từ chúng, chẳng hạn như việc bảo tồn của cuộc sống, tự do và tài sản. Ông khuyến khích các đức tính khoan dung đối với công dân của những niềm tin và hành động của người khác, miễn là họ không va chạm về quyền của người dân. Vì vậy, ông chủ trương rằng cá nhân được phép để đáp ứng với nhau, hình thành các hiệp hội, và nhập vào các mối quan hệ của sự lựa chọn của họ. Đặc biệt trong tham chiếu đến nhà thờ, ông nói rằng nhà nước đã không có thẩm quyền để thiết lập học thuyết tôn giáo. Các công trình nghiên cứu của Adam Smith (1723-1790), Alexis de Tocqueville (1805-1859), chẳng hạn như Alexis de Tocqueville trong tác phẩm “nền dân trị Mỹ” đã viết “người Mỹ ở mọi hoàn cảnh, mọi trình độ tinh thần và trí tuệ đều luôn kết hội lại với nhau. Không những họ có hiệp hội thương mại và công nghiệp mà ai ai cũng có chân trong đó, họ còn có ngàn kiểu hiệp hội khác nữa: hội về tôn giáo và hội về đạo đức, hội nghiêm túc và hội tào lao, hội khá chung và hội rất riêng, hội vô cùng lớn và vô cùng bé. Người Mỹ lập hội để tổ chức lễ tết, lập hội để tổ chức trường học theo lối serminar, lập hội để xây dựng quán nhậu, để dựng nhà thờ, dể quảng bá sách, để cử các nhà truyền giáo đi đến những vùng đất xa xôi tận đâu. Cũng theo cách đó mà người Mỹ xây bệnh viện , mở nhà tù, dựng trường học. Kể cả khi có nội dung là nghiên cứu sáng tỏ một sự thật nào đó hoặc là để triển khai một tình cảm dựa trên một cá nhân lớn, khi đó họ cũng lập hội để hoạt động. Khắp nơi khi có công trình mới mẻ nào, mà ở Pháp bạn sẽ thấy người đứng đầu là chính quyền và ở Anh là một người của hoàng gia thì bạn hãy tin rằng ở Hoa Kì người đứng 6
- đầu công trình đó là một hiệp hội 8, Thomas Paine (1737-1809), đặc biệt là Hegel (1737-1809), tiếp cận xã hội dân sự với tính cách là lĩnh vực của nhu cầu, phân công lao động dựa trên chế độ tư hữu. Đây là lĩnh vực trung gian của các tổ chức tự nguyện liên kết với nhau vì lợi ích và mong muốn của họ, hay vì tính ích kỷ và lợi ích duy lý của họ; và được thực hiện thông qua các kênh như tòa án, cơ quan tư pháp, các tổ chức cộng đồng v.v.. Đây là lĩnh vực tồn tại song song (hay bên cạnh) nhà nước, nhưng tách khỏi nhà nước như A.smith viết “chỉ có cá nhân mới thẩm định những hành vi của mình và tư lợi không tương tranh nhau mà hòa nhập vào nhau theo một trật tự thiên nhiên” 9. Xã hội càng phát triển sự tách biệt giữa Nhà nước và xã hội dân sự càng rõ nét. Trước Hegel , người ta chủ yếu coi Nhà nước và xã hội dân sự là tương đồng nhau và phân biệt giữa Nhà nước và xã hội dân sự một bên, với trạng thái tự nhiên một bên. Đến Hegel, ông đã làm sáng tỏ quan điểm lịch sử về xã hội dân sự, và quan điểm về Nhà nước pháp quyền trong mối liên hệ với xã hội dân sự và xã hội chính trị. Dựa trên cơ sở hệ thống hóa toàn bộ tư tưởng chính trị - xã hội của Tây Âu thời kỳ khai sáng, Hegel cho rằng: xã hội dân sự là một giai đoạn đặc biệt trong quá trình vận động từ gia đình tới Nhà nước. Xã hội dân sự sẽ chưa trở thành “xã hội dân sự” khi nó chưa được quản lý về phương diện chính trị dưới sự giám sát của Nhà nước. Chỉ có quyền lực tối cao là Nhà nước lập hiến, và chỉ khi thừa nhận và duy trì ở địa vị lệ thuộc Nhà nước thì xã hội dân sự mới đảm bảo phát triển tự do; vì Nhà nước là hình thức chân chính của ý niệm tuyệt đối, của lý trí khách quan. Xã hội dân sự, theo Hegel bao gồm nền kinh tế thị trường, các cá nhân, nhóm xã hội, các giai cấp - xã hội, nghiệp đoàn, hiệp hội tự nguyện, trường học, bệnh viện, tổ chức của giới tri thức v.v... và các thể chế vận hành chúng. Với tính cách là “một hệ thống nhu cầu” dựa trên chế độ tư hữu, sự tác động qua lại của các yếu tố của xã hội dân sự được điều tiết bởi quyền công dân; và tự bản thân chúng tuy không phụ thuộc vào Nhà nước pháp quyền nhưng lại . Xem Alexis Tocqueville: Nền dân trị Mỹ, bản dịch của Phạm Toàn, Nxb. tri thức, Hà Nội, 2007. 8 . Hoàng Thị Chỉnh(chủ biên): Giáo trình kinh tế quốc tế, Nxb. thống kê, Hà Nội, 2005, tr.45. 9 7
- lệ thuộc vào cộng đồng lớn hơn, phức tạp hơn - đó là cộng đồng được tổ chức về phương diện chính trị hay xã hội chính trị. Như vậy, theo Hegel, xã hội dân sự là Nhà nước pháp quyền hợp thành xã hội chính trị; trong đó xã hội dân sự tuy tồn tại song song (hay bên cạnh) Nhà nước và tách khỏi Nhà nước pháp quyền nhưng vẫn ở địa vị lệ thuộc Nhà nước pháp quyền. Quan niệm của ông về sự bảo hiểm lý tính của Nhà nước đối với xã hội dân sự đã gây ra không ít tranh luận khoa học. Trên cơ sở kế thừa tư tưởng J.J. Russeau cho rằng, sự xuất hiện của xã hội dân sự là dấu hiệu con người đã vĩnh viễn bước ra khỏi trạng thái tự nhiên, K. Marx (1818-1883) và F. Engels (1820-1895) trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức đã xác định: Xã hội dân sự là thành tựu vĩ đại của loài người, là hình thức tổ chức xã hội đầu tiên trong lịch sử đem lại cho mọi thành viên xã hội một quy chế chính trị ngang nhau. Cũng như Hegel, các ông cho rằng, xã hội dân sự là một hiện tượng lịch sử, chứ không phải trạng thái tự nhiên có sẵn. Theo K. Marx, xã hội dân sự, theo đúng nghĩa của nó, được sinh ra từ xã hội tư sản. Nó được hình thành bởi những định chế lịch sử - xã hội, bởi những hình thức quan hệ sản xuất đặc biệt, bởi những hình thức quan hệ và đấu tranh giai cấp và được bảo vệ bởi những cơ chế chính trị - pháp lý tương ứng. Thêm vào đó, bản thân xã hội dân sự không thể tồn tại vĩnh viễn; vì nó tạo ra giai cấp vô sản - người đào mồ chôn xã hội tư sản và chôn luôn xã hội dân sự tư sản...10. Vấn đề “xã hội dân sự” được K. Marx bàn đến lần đầu tiên trong bản thảo “góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegel”vào năm 1843. Bản thảo này đã phê phán các tiết 261 đến 313 trong tác phẩm của Hegel “những nguyên lý của triết học pháp quyền”. Theo C. Marx, không phải nhà nước được Hegel mô tả như là “đỉnh của toàn bộ ngôi nhà”, mà ngược lại, xã hội dân sự bị Hegel rất coi thường, mới là lĩnh vực người ta phải đi vào, để tìm ra chiếc chìa khóa, qua đó hiểu được quá trình phát triển lịch sử của loài người 11. Đến năm 1884, trong tác phẩm “gia đình thần thánh” , K. Marx và F. Engels đã phân tích sâu sắc mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và xã hội dân . C.Mác và Ănghen: toàn tập, t. 3, NXB. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995, tr.12. 10 . C.Mác và Ănghen: Toàn tập, t. 16, NXB. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1994, tr.419. 11 8
- sự để hình thành cơ sở đề xuất học thuyết về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Hai ông nhận định: Giống như cơ sở tự nhiên của nhà nước cổ đại là chế độ nô lệ, cơ sở tự nhiên của nhà nước hiện đại là xã hội thị dân….12. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” (1845-1846), K. Marx và F. Engels đã sử dụng khái niệm “Xã hội công dân” (xã hội dân sự) để chỉ toàn bộ các quan hệ giao tiếp vật chất của cá nhân trong một giai đoạn phát triển nhất định của phương thức sản xuất, trong đó đặc biệt phải kể đến quan hệ giao tiếp trong quan hệ sản xuất; và đóng vai trò là cơ sở của toàn bộ lịch sử (sinh hoạt nhà nước, sản phẩm lý luận, mọi hình thái ý thức v.v... hay của nhà nước và kiến trúc thượng tầng tư tưởng). Về đối ngoại, nó thể hiện ra như một dân tộc, còn về đối nội, nó “vẫn phải tự tổ chức thành một nhà nước” 13. Và trong tác phẩm về “lịch sử liên đoàn những người cộng sản”, C. Marx và F. Engels đã khẳng định: “Không phải Nhà nước chế định và quyết định xã hội công dân mà xã hội công dân chế định và quyết định Nhà nước” 14. K. Marx và F. Engels khẳng định rằng, trong mỗi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội giai cấp, cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra - cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị, tư tưởng của thời đại ấy. Trong thư gửi P.W An-nen-cốp (28-12-1846), K.Mác cho rằng, khi xét một trình độ phát triển nhất định của sản xuất, trao đổi và tiêu dùng, sẽ thấy một xã hội công dân nhất định với tính cách là tổng thể của chế độ xã hội nhất định, của một hình thức tổ chức nhất định của gia đình, của các đẳng cấp và giai cấp. Và chế độ chính trị chỉ là thể hiện chính thức của xã hội công dân. Như vậy cả K.Marx và F. Engels đều cho rằng, xã hội công dân (hay xã hội dân sự) theo đúng nghĩa của nó là do sản xuất kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mà ra. Cả hai cái đó cấu thành cơ sở của chế độ nhà nước tư sản và kiến trúc thượng tầng tư tưởng tư sản. Xã hội công dân chế định và quyết định Nhà nước tư sản, nhà nước tư sản chỉ là biểu hiện của xã hội, chứ không chế . C.Mác và Ănghen: Toàn tập , t. 2, NXB. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995, tr.172. 12 . C.Mác và Ănghen: Toàn tập, t. 3, NXB. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995, tr.52,54. 13 . C.Mác và Ănghen: Toàn tập, t. 21, NXB. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2002, tr.321 14 9
- định được xã hội công dân như Hegel lầm tưởng. Sự phát triển của xã hội dân sự diễn ra phù hợp với sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội: Tương ứng với xã hội cộng sản nguyên thủy là xã hội cộng đồng với tính dân sự tự phát. Cùng với sự xuất hiện nhà nước, thì nhà nước là biểu hiện chính thức của xã hội dân sự, nhưng xã hội dân sự lại bị phụ thuộc vào nhà nước; mức độ phụ thuộc này giảm dần theo sự phát triển của xã hội. Trong các xã hội có mâu thuẫn đối kháng giai cấp, thì quan hệ giữa nhà nước và xã hội dân sự được từng bước thể chế hóa bằng luật pháp, tuy nhiên, sự thể chế hóa này còn tùy thuộc vào lợi ích của giai cấp cầm quyền. Dưới chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội dân sự từng bước trở nên hài hòa trên cơ sở khắc phục sự đối kháng và phân hóa giai cấp, để cuối cùng hình thành xã hội dân sự tự giác - hay xã hội loài người được xã hội hóa sâu sắc cùng với sự tiêu vong của nhà nước và sự phát triển của các “cộng đồng lao động tự do” (F. Engels) dưới chủ nghĩa cộng sản. Với sự phát triển của xã hội dân sự, theo K.Marx, những quan hệ pháp luật thay đổi và có một hình thức văn minh. Người ta không còn coi những quan hệ đó là những quan hệ cá nhân, mà là những quan hệ chung: xã hội công dân là lĩnh vực của những quan hệ kinh tế, là yếu tố quyết định nhà nước. Và con người với tư cách là thành viên của xã hội công dân có ý nghĩa là con người theo đúng nghĩa của nó. Bởi lẽ, như K.Marx viết trong tác phẩm “Về vấn đề do thái”, giải phóng chính trị là quy con người, một mặt, thành thành viên của xã hội công dân, thành cá nhân vị kỷ, độc lập; và mặt khác, thành công dân của nhà nước, thành pháp nhân. Chính nhu cầu thực tiễn và chủ nghĩa vị kỷ là nguyên tắc của xã hội công dân; xã hội công dân đẻ ra Nhà nước chính trị từ trong lòng bản thân nó. Nhà nước pháp quyền là biểu hiện chính thức của xã hội công dân; mối quan hệ qua lại giữa những cá nhân độc lập của xã hội công dân được biểu thị trong pháp luật. Cách mạng xã hội chủ nghĩa như K.Marx nhấn mạnh, quan hệ với xã hội dân sự, như là quan hệ với cơ sở xã hội - văn hóa của nó, nhằm từng bước 10
- giải phóng chính trị. Việc phân chia giữa nhà nước pháp quyền với xã hội dân sự là để đảm bảo tốt hơn việc thực hiện quyền công dân và quyền con người, nhằm từng bước hình thành xã hội dân sự mang tính tự giác của các “cộng đồng lao động tự do” dưới chủ nghĩa cộng sản. Để tiếp cận đúng xã hội dân sự (hay xã hội công dân), K.Marx đòi hỏi trong “Luận cương về Feuerbach”, phải xuất phát từ “quan điểm của chủ nghĩa duy vật mới là xã hội loài người, hay loài người xã hội hóa” và phải vượt qua quan điểm của chủ nghĩa duy vật cũ là xã hội “công dân”. K.Marx yêu cầu phải khắc phục quan điểm xã hội công dân tư sản chỉ nhấn mạnh mối liên hệ của những con người thị dân, tức là những con người “độc lập” thông qua cái nút lợi ích tư nhân và tính tất yếu tự nhiên vô ý thức của những cá nhân nô lệ cho doanh nghiệp, nô lệ cho nhu cầu hám lợi của mình và của người khác 15. Theo tinh thần này, có thể hiểu, dưới chủ nghĩa xã hội, kể cả trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cũng cần phải xây dựng xã hội dân sự là xã hội của những con người tự chủ, giàu tính người, đoàn kết thúc đẩy phát triển và thực hành quyền lợi cộng đồng, chứ không phải những con người cá nhân vị kỷ, nô lệ cho kinh tế thị trường, nô lệ cho nhu cầu hám lợi của mình và của người khác. John Rawls là một trong những nhà tư tưởng chính trị quan trọng nhất của thế kỷ XX, đóng góp chính của ông với quan niệm của xã hội dân sự là lý thuyết của ông về công lý. Ngoài ra một nguyên tắc tự do bình đẳng, trong đó bao gồm quyền của tất cả mọi người bầu cử và nắm giữ chức vụ công cộng, tự do ngôn luận, lương tâm, suy nghĩ, hiệp hội, các quyền tài sản tư nhân, và thủ tục luật định, ông nói thêm một nguyên tắc thứ hai các cơ hội bình đẳng để cạnh tranh với bất kỳ vị trí trong xã hội. Những nguyên tắc này nhấn mạnh “ý tưởng của” chủ nghĩa tự do chính trị Rawls, trong đó ông phân biệt giữa một lĩnh vực chính trị, bao gồm các trường công lập và cấu trúc xã hội, trong đó mọi người tương tác với những người khác trong một sự đa dạng của các hiệp hội theo tinh thần chia sẻ giáo lý. Không có đạo đức duy nhất phát sinh từ một . C.Mác và Ănghen: toàn tập, t. 2, NXB. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995, tr.172. 15 11
- thiết lập ngoài công lập nên được phép trở thành cơ sở của công lý, vì sợ rằng nhà nước trở thành một chế độ đàn áp. Để đảm bảo các giá trị của một nền dân chủ lập hiến, mà Rawls cảm thấy là loại tốt nhất của chính phủ kể từ khi nó cho phép đa nguyên cũng như sự ổn định, một sự đồng thuận hiến pháp phải được thực hiện thông qua quyền bình đẳng, công luận một vấn đề chính trị, và sẵn sàng thỏa hiệp. Từ một số bước đầu tìm hiểu các triết lý chính trị trong lịch sử chúng ta có thể đi đến một số kết luận sau: Xã hội dân sự ra đời trước hết là do kinh tế thị trường đòi hỏi quyền tự do kinh doanh và được bảo vệ lợi ích của mình. Nhưng thị trường chỉ lo kinh tế, lo lợi nhuận là chính, ít quan tâm và không lo được các vấn đề xã hội, lợi ích dân sinh. Đồng thời, nhà nước cũng chỉ lo được những vấn đề lớn, nguồn lực, năng lực cũng có hạn, nên các tổ chức xã hội do dân lập ra phải tự lo lấy và giải quyết các vấn đề của mình. Xã hội tự nó cũng có nhu cầu tự tổ chức, tự thể hiện và tự vệ. Hơn nữa nhờ có XHDS đó mà tránh được phần nào sự lạm quyền từ cả kinh tế thị trường và nhà nước. Xã hội dân sự nảy sinh trong lòng xã hội tư sản, người dân lập nên “khế ước xã hội” từ đó nảy sinh nhà nước pháp quyền. Khái niệm XHDS bao hàm cả lĩnh vực kinh tế. Trong XHDS, thì mỗi cá nhân tự do giao tiếp với nhau (không quan hệ với nhà nước) kể cả trong lĩnh vực kinh tế. 3. bản chất của xã hội dân sự. Bản chất của xã hội dân sự khác với công cộng và các khu vực tư nhân. Trong khi khu vực công được đặc trưng bởi các khái niệm về quyền lực, quyền hạn, tính hợp pháp và dân chủ, các khái niệm đặc trưng của khu vực tư nhân là các thị trường, cạnh tranh, lợi nhuận, và tiêu dùng. Xã hội dân sự về phần mình mang tính tự phát của công dân trong việc tiến hành các lợi ích công cộng trên tinh thần tự nguyện. Trong xã hội dân sự, người dân tổ chức hoạt động không yêu cầu lợi nhuận. Về cơ bản, xã hội dân sự không có yêu cầu từ bên ngoài, như trường hợp với khu vực tư nhân. Các tổ chức của xã hội 12
- dân sự quyết định cho mình những loại hoạt động mà họ tham gia, mặc dù các nhà tài chính đã bắt đầu tham gia vào quá trình xác định nhiều hơn trong vài năm qua. Dự án và mục tiêu kinh phí đã trở nên phổ biến và các dịch vụ tăng lên. Những phát triển này đã thắt chặt ngân sách của hành chính công và khu tài chính về xã hội dân sự, và do đó các quyền tự trị truyền thống và độc lập của xã hội dân sự đã thu hẹp(điều này tùy thuộc đặc điểm của xã hội dân sự ở từng quốc gia). Ở những xã hội dân sự là ở các tổ chức của công dân cùng với những mục tiêu của mình. Các thành viên sử dụng quyền lực ra quyết định trong việc xác định các lĩnh vực xã hội dân sự tham gia. Việc xuất hiện của xã hội dân sự( công dân) trước hết từ sự tự nguyện tham gia và hành động, các thành viên thể hiện sự quan tâm tới một số vấn đề và mục đích từ thiện là yếu tố căn bản. Các chính phủ cũng có thể tham gia vào hỗ trợ xã hội dân sự.16 Tính chất tự nguyện là một trong những đặc điểm trung tâm nhất và thế mạnh của xã hội dân sự. Xã hội dân sự được dựa trên sự tự do lựa chọn của một cá nhân. Lực lượng hoặc xử phạt không đặc trưng cho xã hội dân sự.(tư pháp) Các tính năng đặc biệt của xã hội dân sự là ở sự kết hợp của công dân. Sự hỗ trợ đồng đẳng của những người có kinh nghiệm sống tương tự như hình thức một phần quan trọng của các hoạt động trong các tổ chức. Điều này là duy nhất cho khu vực của xã hội dân sự. Xã hội dân sự có thể thích nghi với những yêu cầu của và mong muốn của người dân cũng như những thay đổi của môi trường xung quanh. Khác với khu vực công - XHDS không bị ràng buộc bởi các chính phủ hay nhà tài trợ nào nên có khả năng ra các quyết định một cách nhanh chóng. Xã hội dân sự cũng đã có một vai trò trong việc sửa chữa các thất bại giữa các khu vực công và tư nhân. Cuối cùng các tổ chức của xã hội dân sự có thể quyết định cho mình cho dù phải hành động, với những gì kết thúc, và như thế nào. Xã hội dân sự vẫn có sự chia sẻ chung những không gian lãnh thổ và văn hóa và mục tiêu là hướng tới những mục tiêu chung. . Xem tại : http://w.w.w.worldbank.org 16 13
- Trích dẫn Jürgen Habermas17, xã hội dân sự đại diện cho một thế giới sinh sống, nơi sự hiểu biết lẫn nhau và tính cộng đồng được xây dựng với ngôn ngữ và giao tiếp. Các công cộng và các khu vực tư nhân, mặt khác, đại diện cho các hệ thống điều chỉnh bởi một logic chiến lược và tính toán 18. Đây cũng là bản chất chung của xã hội dân sự ở mọi cấp độ nghiên cứu, ở cấp độ toàn cầu ta vẫn thấy tính địa phương ở trong xã hội dân sự toàn cầu(global civilsociety). Chương 2. XÃ HỘI DÂN SỰ TOÀN CẦU – CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH Các bộ phận cấu thành nên xã hội dân sự cả về lý luận và thực tiễn còn nhiều ý kiến khác nhau trước hết bởi xã hội dân sự nảy sinh trong lòng các quốc gia dân tộc, nó bị chi phối bởi các đặc điểm truyền thống cũng như văn hóa của dân tộc ấy. Thứ nữa người ta thường không đặt cấp độ khi nghiên cứu nên thường nảy sinh vấn đề lấy cái đặc trưng của xã hội này đặt vào bối cảnh của xã hội khác. Theo chúng tôi không chỉ nghiên cứu các nhân tố hợp thành, các tiêu chí đánh giá xã hội dân sự mà cả các vấn đề khác liên quan tới nó cũng phải ở ba cấp độ: cá nhân - dân tộc - toàn cầu. Tất nhiên ở các cấp độ cũng có logic liên quan chặt chẽ tới nhau mà chúng tôi sẽ cố gắng trình bày ở vấn đề trọng tâm của mình là những tiêu chí đánh giá sự phát triển của xã hội dân sự toàn cầu. Đứng trên góc độ lịch sử thì xã hội dân sự là một hiện tượng mang tính lịch sử và đòi hỏi phải được nhân thức trong quá trình vận động phát triển của nó. Jürgen Habermas là nhà triết học, xã hội học nổi tiếng người Đức.sinh năm 1928 17 18 . http://www.kansalaisyhteiskunta.fi/civil_society/the_history_of_civil_society. 14
- 1. Toàn cầu hóa dưới cách tiếp cận xã hội toàn cầu. Bản thân ý niệm về một xã hội dân sự toàn cầu nảy sinh trong bối cảnh toàn cầu hóa, cái giai đoạn mà “khác với những trật tự vốn tồn tại trước đó trong đời sống nhân loại, toàn cầu hóa được hình thành từ những khuynh hướng tương phản và những mô thức mảnh đoạn. Hiện nay bằng cả trực cảm và lý trí mọi người đều hiểu rằng những điều không mong đợi lại là những điều thường xảy ra; những sự kiện bất thường lại là những điều bình thường; những ngẫu nhiên nho nhỏ có thể gây ra những cục diện điên đảo và những tiến trình căn bản lại thường kích hoạt các lực lượng chống đối bản thân chúng” vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất trong khái niệm về “toàn cầu hóa”. TS Phạm Thái Việt trong “Toàn cầu hóa và những biến đổi lớn trong đời sống chính trị và văn hóa quốc tế” đã chỉ ra những đặc trưng chung của “toàn cầu hóa”: Toàn cầu hóa(ít hoặc nhiều) đang làm suy giảm vai trò của nhà nước dân tộc. Toàn cầu hóa làm gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhà nước và các dân tộc trên thế giới. Toàn cầu hóa hình thành nên các thị trường tài chính, hàng hóa dịch vụ ở cấp độ toàn thế giới, hay là một nền kinh tế thế giới thống nhất. Toàn cầu hóa nảy sinh không gian thông tin toàn cầu, theo đó hoạt động giao tiếp giữa các chủ thể không còn phụ thuộc vào không gian địa lý và thời gian vật lý19. Toàn cầu hóa chuyển hóa tri thức thành các đơn vị cơ bản của xã hội và do đó tiến đến thay thế loại hình lao động truyền thống bằng lao động sáng tạo. Toàn cầu hóa làm các giá trị tự do, dân chủ(trước hết là các giá trị gắn với nhân quyền) thẩm thấu mạnh mẽ vào thực tiễn quan hệ quốc tế cũng như đời sống chính trị trong nước. . Phạm Thái Việt: Toàn cầu hóa và những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế, Nxb. Khoa học xã 19 hội ,2006, tr.16 15
- Như vậy, có thể thấy “toàn cầu hóa” đang gây ra những hiện tượng xuyên quốc gia và nó mở rộng cấp độ liên kết của các cá nhân lên phạm vi toàn cầu với thành tố then chốt là khoa học công nghệ phát triển cao(ví dụ mạng internet). Cuộc cách mạng trong quan hệ sản xuất dẫn tới cách mạng trong quan hệ xã hội, con người phá bỏ những rào cản của không gian địa lý và thời gian vật lý để tiến hành trao đổi tự do - đó là khuynh hướng tiếp cận xã hội toàn cầu. Xét về mặt lịch sử , các nhà lý luận theo chủ thuyết “xã hội toàn cầu” cho rằng khái niệm “xã hội thế giới” hay “xã hội toàn cầu” đang ngày trở thành ý tưởng có sức thuyết phục trong thời hiện đại nhất là ở cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, khi các giá trị mang tính phổ quát đã được phát tán khắp nơi. Việc rút ngắn khoảng cách không - thời gian dưới sự trợ giúp của khoa học và công nghệ đã chỉ cho mọi người thấy đâu là cơ sở để người ta hi vọng về sự xuất hiện một xã hội toàn cầu. Củng cố cho luận thuyết này là nhận định của Larry Diamond về xã hội dân sự20. Xã hội dân sự là lĩnh vực tự tổ chức của xã hội, mang tính tự chủ về tài chính, ràng buộc bởi một trật tự pháp lý, hoặc thiết lập các quy tắc được chia sẻ trong một quốc gia cụ thể. Đó là các NGO và CSO khác biệt với các hình thức chính phủ , công dân tổ chức chung trong một lĩnh vực để thể hiện quyền lợi của họ, niềm đam mê, sở thích, và những ý tưởng, trao đổi thông tin, để đạt được mục tiêu tập thể, để tham gia vào quản lý nhà nước, để cải thiện cấu trúc và hoạt động của nhà nước, và để kiểm soát các quan chức nhà nước có trách nhiệm. Nó có rất nhiều. Về định nghĩa, nhiều nhà nghiên cứu loại trừ, tôn giáo, và các hoạt động gia đình . Từ các khái niệm về xã hội dân sự. Họ cũng cảnh báo rằng chúng ta không nên thấy xã hội dân sự như là kẻ thù của nhà nước, loại trừ những trường hợp mà phe đối đầu cầm đầu xã hội dân sự như thập niên 90 ở Đông âu. Vì vậy, xã hội dân sự cũng có thể tham gia nhà nước ở mức độ nào trong việc thiết lập và mở rộng dân chủ21. Dĩ nhiên các quan điểm này cũng có cái lý 20 . Larry Diamond: Civil Society and Democratic Development: Why the Public Matters. Presented originally to the University of Iowa Lecture Series Democratization: Does the Public Matter? April, 1997. 21 . http://www.infed.org/biblio/globalization.htm 16
- của nó khi mà trong bối cảnh toàn cầu hóa hoạt động quản lý của nhà nước đang gặp phải nhiều vấn đề. Quyền lực của chính phủ đang bị suy giảm, nó không chỉ do các dòng vốn và tài chính xuyên quốc gia . Ngoài ra, sự xuất hiện của các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu khiến mệnh lệnh quản lý của nhà nước bị hạn chế .Tuy nhiên, trong khi ảnh hưởng của các quốc gia có thể đã bị thu hẹp như một phần của quá trình toàn cầu hóa nhưng nó không biến mất. Nó vẫn tham gia vào quản trị quốc tế . Tuy nhiên, chúng ta cần phải kiểm tra cách thức mà chính phủ quốc gia thảo luận trong quá trình ra chính sách. Dưới áp lực của thị trường tài chính xuyên quốc gia thì có vẻ “chính phủ đang không quản lý quốc gia của họ”. Thực vậy, các nhà nước đang phải đối mặt với những vấn đề chưa từng có tiền lệ trong lịch sử là: “Không gian của nền kinh tế quốc dân vượt ra ngoài giới hạn chủ quyền của lãnh thổ, bởi vậy vai trò điều tiết và can thiệp vào nền kinh tế sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trước những vấn đề mang tính toàn cầu như: ô nhiễm, khủng hoảng tài chính, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, đấu tranh chống tội phạm có tổ chức… các nhà nước buộc phải chia sẻ một phần chủ quyền của mình mới có hi vọng giải quyết được. Toàn cầu hóa đang làm suy yếu khả năng bảo vệ an ninh của nhà nước đối với xã hội dân sự của nó; những khả năng khác như: chu cấp phúc lợi công cộng, duy trì sự công bằng trong xã hội dân sự đã bị giảm sút nhiều”.22 Dẫu sao đây cũng là một cách tiếp cận tiến tới việc xây dựng một nhà nước toàn cầu trong bối cảnh toàn cầu hóa gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của những cá nhân bình thường - những phần tử cấu thành nên xã hội dân sự và những đòi hỏi liên kết của họ trong điều kiện toàn cầu hóa như Phạm Thái Việt: Vấn đề điều chỉnh thể chế và chức năng của nhà nước dưới tác động của toàn cầu hóa, Nxb. 22 khoa học xã hội, Hà Nội, 2008, tr.16. 17
- một phản ứng tự nhiên. “Sự tổng hợp những chuỗi liên kết trong mục tiêu theo đuổi những giá trị chung” được gọi là “xã hội dân sự toàn cầu”. Ba năm trước khi sự bùng nổ của Thế chiến thứ nhất, một người Mỹ nổi bật trong học thuật và ngoại giao, Paul S. Reinsch, tuyên bố rằng “không có lý tưởng cằn cỗi chiến tranh, không có lòng yêu nước, không quan tâm đến địa phương, đã mở đường cho một hướng tâm mạnh … nó đã hình thành bởi sự kết hợp trong nhiều hiệp hội và các đoàn thể trên toàn thế giới trong hoạt động hợp tác của họ”23. Tương tự như vậy, trong thời kỳ chiến tranh lạnh sau đó đã được tuyên bố rằng: hoạt động xuyên quốc gia (hay toàn cầu) tổ chức công dân có thể cung cấp “một câu trả lời cho chiến tranh”24. 2. Các thành viên của xã hội dân sự toàn cầu. Khi đánh giá về một vấn đề nghiên cứu cần xác định rõ đối tượng nghiên cứu là gi? Các tổ chức xã hội công dân toàn cầu và các phong trào xã hội toàn cầu(GSM) là đại diện cho ý niệm về xã hội dân sự toàn cầu (global civilsociety). Chúng được gọi chung là các tổ chức phi chính phủ(non gorment organizations- NGOs). Nhiều luận thuyết cho rằng các tổ chức phi chính phủ là đại diện cho hình thức dân chủ hóa “từ bên dưới lên”25. 2.1 Các quan niệm về tổ chức phi chính phủ. Tên gọi “Tổ chức phi chính phủ” (NGOs) được chính thức đưa vào sử dụng ngay sau khi thành lập liên hiệp quốc vào năm 1945, trong đó điều 71 chương 10 của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc26. 23 Paul S. Reinsch, Public International Unions: “Their Work and Organization: A Study In International Administrative Law” (Boston: Ginn and Company, 1911), pp. 2, 4. Mary Kaldor, Global Civil Society: An Answer to War (Cambridge: Polity Press, 2003). Nguồn 24 http://www.city.ac.uk/intpol/dps/WorkingPapers/T_Davies%20The%20Rise%20and%20Fall%20of %20Transnational%20Civil%20Society.pdf , 25 Kenneth Anderson “The Ottawa Convention Banning Landmines, the Role of International Non-governmental Organizations and the Idea of International Civil Society”. EJIL (2000), Vol. 11 số 1, 91- 120 26 http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c_phi_ch%C3%ADnh_ph%E1%BB%A7 18
- Theo ngân hàng phát triển châu á (ADB) thì “các tổ chức tình nguyện tư nhân, các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức tự nguyện phát triển. Hiểu theo cách thông thường, các NGO có bốn đặc trưng là: tổ chức tình nguyện, độc lập, phi lợi nhuận, mục đích nâng cao điều kiện sống của những người bị thiệt thòi hoặc vì những vấn đề chung rộng lớn của cộng đồng...”. Quan niệm về tổ chức phi chính phủ rất mơ hồ, bằng việc chỉ ra các đặc trưng sẽ là cách tốt để xác định nội hàm khái niệm này. Tiến sĩ M. LEKORWE cho rằng tổ chức phi chính phủ có dấu hiệu cơ bản nhất là phi lợi nhuận và để đạt được nó phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: Đầu tiên, một tổ chức phi phải được tư nhân thành lập và tự chủ trong lĩnh vực hoạt động của nó, độc lập với sự kiểm soát của chính phủ. Thứ hai, một tổ chức được coi là phi lợi nhuận dựa trên tính tự nguyện của các thành viên. Thứ ba, nó không thể được coi là một đảng chính trị trong mục tiêu giành quyền lực chính trị. Thứ tư, một chức phi chính phủ phải hỗ trợ những vấn đề phát triển mà trong đó các lợi ích công cộng được thể hiện27. Vậy tổ chức phi chính phủ là những tổ chức tư nhân nằm ngoài chính phủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận trong việc hướng đến những mục tiêu công cộng. Bản thân những thành tố cấu thành nên khái niệm NGOs còn có thể là các nhóm lợi ích, các nghiệp đoàn hay các nhóm vận động hành lang, điều đó tùy thuộc từng quan điểm nhưng không thể thiếu vắng tác nhân quan trọng là các phong trào xã hội toàn cầu(GSMs), các tổ chức xã hội công dân(civil society organizations- CSOs), không thể đồng dạng chúng với các NGO khác. Trước khi thảo luận về những xu hướng này cụ thể hơn, điều quan trọng để thảo luận về việc sử dụng thuật ngữ “civil social organizatinons” trong bài viết này và làm thế nào nó liên quan đến thuật ngữ thông dụng khác. Trong báo cáo này, GSMs được sử dụng như một bao gồm thể loại, rộng bao 27 The Innovation Journal: The Public Sector Innovation Journal , Volume 12(3), 2007, p4 19
- gồm bất kỳ tổ chức bên ngoài nhà nước và hoạt động trên một cơ sở phi lợi nhuận. Các GSMs bao gồm các tổ chức chính phủ (NGO) tham gia vào các hoạt động phát triển, nhưng tổ chức phi chính phủ là một trong nhiều loại hình tổ chức tạo thành xã hội dân sự, và trong nhiều cuộc tranh luận hiện nay để đối xử với chúng như những đối tác đồng đẳng đang qủa thực có vấn đề. Toàn cầu hóa đang là một hiện thực và nói theo kiểu “toàn cầu hóa từ dưới lên hay từ trên xuống, tốt hay xấu, đúng hay sai đều là sai lầm” 28toàn cầu hóa mang tính hai mặt và những phản ứng trước toàn cầu hóa của chủ thể mang tính tự thân. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xét đối tượng nghiên cứu là các phong trào xã hội chống toàn cầu hóa thông qua một số hoạt động, dưới giác độ chính trị và kinh tế học. hi vọng có thể cung cấp một cái nhìn tổng quát khi xem xét sự phát triển của các phong trào xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 2.2. Các bộ phận của các phong trào xã hội dân sự toàn cầu. Thay đổi như thế nào? Sự giới hạn Nguyên nhân căn bản Mọi người Các cá nhân Ai là người thay đổi? cụ thể Phong trào đổi mới Phong trào bảo thủ Phong trào cải cách Phong trào cấp tiến 29 Based on Aberle (1996) Ronaldo Munck, Global Social Movements or Sorel In Seattle. Nguồn: 28 http://www.theglobalsite.ac.uk/press/401munck.htm Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Social_movement 29 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu kinh tế chính trị (25 câu hỏi)
52 p | 2044 | 1050
-
Tài liệu ôn thi chính trị
29 p | 1769 | 696
-
Tài liệu ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
52 p | 1046 | 352
-
Đề ôn thi Kinh tế chính trị
51 p | 1021 | 226
-
TÀI LIỆU CHÍNH TRỊ - ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG, ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
27 p | 522 | 185
-
Tài liệu ôn tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh
32 p | 474 | 178
-
Tài liệu thi đường lối cách mạng của ĐCS VN
26 p | 393 | 160
-
Chương VI - Đường lối xây dựng hệ thống chính trị
5 p | 749 | 129
-
Chương 6: Đường lối xd hệ thống chính trị
12 p | 397 | 109
-
Tài liệu chính trị - Định nghĩa vật chất của Lênin
5 p | 430 | 99
-
Bài giảng: kinh tế chính trị - chương 3
73 p | 1154 | 64
-
Bài giảng: kinh tế chính trị - chương 5
71 p | 263 | 61
-
Bài giảng học Kinh tế chính trị - Chương 4
70 p | 757 | 53
-
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN CHÍNH TRỊ
4 p | 248 | 49
-
Bài giảng: kinh tế chính trị - chương 2
38 p | 471 | 45
-
Hướng dẫn thi Kinh tế chính trị Mác -Lênin
21 p | 171 | 37
-
Tài liệu thảo luận - Kinh tế chính trị
7 p | 149 | 29
-
Sử dụng học liệu số trong dạy học các môn Lý luận chính trị tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội
13 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn