Tài liệu chính trị - Định nghĩa vật chất của Lênin
lượt xem 99
download
a. Định nghĩa vật chất Vật chất là phạm trù triết học phức tạp và có nhiều quan niệm khác nhau về nó .Nhưng theo Lênin định nghĩa :"vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đem lại cho con người trong cảm giác ,được cảm giác của chúng ta chép lại,chụp lại ,phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu chính trị - Định nghĩa vật chất của Lênin
- CHÍNH TRỊ CÂU 1: HÃY PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA V. I. LÊNIN ? Vật chất a. Định nghĩa vật chất Vật chất là phạm trù triết học phức tạp và có nhiều quan niệm khác nhau về nó .Nhưng theo Lênin định nghĩa :"vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đem lại cho con người trong cảm giác ,được cảm giác của chúng ta chép lại,chụp lại ,phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác ". Lênin chỉ rõ rằng, để định nghĩa vật chất không thể theo cách thông thường vì khái niệm vật chất là khái niệm rộng nhất.Để định nghĩa vật chất Lênin đã đối lập vật chất với ý thức ,hiểu vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác ,vật chất tồn tại độc lập với cảm giác ,ý thức, còn cảm giác ,ý thức phụ thuộc vào vật chất ,phản ánh khách quan. Khi định nghĩa vật chất là phạm trù triết học ,Lênin một mặt muốn chỉ rõ vật chất là khái niệm rộng nhất ,muốn phân biệt tư cách là phạm tù triết học ,là kết quả của sự khái quát và trừu tượng với những dạng vật chất cụ thể ,với những" hạt nhân cảm tính".Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học không có những đặc tính cụ thể có thể cảm thụ được .Định nghĩa vật chất như vậy khắc phục được những quan niệm siêu hình của chủ nghĩa duy vật đồng nhất vật chất với hình thức biểu hiện cụ thể của nó. Lênin cho rằng vật chất vốn tự nó có ,không thể tiêu diệt được ,nó tồn tại bên ngoài và không lệ thuộc vào cảm giác ,ý thức con người, vật chất là một thực tại khách quan.Khác với quan niệm ý niêm tuyệt đối của CNDTKQ ,"thượng đế"của tôn giáo … Vật chất không phải là lực lượng siêu tự nhiên tồn tại lơ lửng ở đâu đó ,trái lại phạm trù vật chất là kết quả của sự khái quát sự vật ,hiện tượng cụ thể ,và do đó các các đối tượng vật chất có thật ,hiện thực đó có khả năng tác động vào giác quan để gây ra cảm giác ,và nhờ đó mà ta có thể biết được ,hiểu được và nắm bắt sự vật này .Định nghĩa của Lênin đã khẳng định được câu trả lời về hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học . Hơn thế nữa Lênin còn khẳng định cảm giác chép lại ,chụp lại ,phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.Khẳng định như vậy một mặt muốn nhấn mạnh tính thứ nhất của vật chất ,vai trò quyết định của nó với vật chất ,và mặt khác khẳng định khả năng nhận thức thế giới khách quan của con người .Nó không chỉ phân biệt CNDV với CNDT, với thuyết không thể biết mà còn phân biệt CNDV với nhị nguyên luận. Như vậy ,chúng ta thấy rằng định nghĩa vật chất của Lênin là hoàn toàn triệt để,nó giúp chúng ta xác định được nhân tố vật chất trong đời sống xã hội ,có ý nghĩa trực tiếp định hướng cho nghiên cứu khoa học tự nhiên giúp ngày càng đi sâu vào vào các dạng các dạng cụ thể của vật chất trong giới vi mô .Nó giúp chúng ta có thái độ khách quan trong suy nghĩ và hành động. b. Các đặc tính của vật chất: *Vận động là phương thức tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố hữu của vật chất . Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ,vận động là sự biến đổi nói chung
- chứ không phải là sự chuyển dịch trong không gian .Ăngghen cho rằng vận động là một phương thức tồn tại vật chất ,là thuộc tính cố hữu của vật chất,gồm tất cả mọi sự thay đổi trong moi quá trình diễn ra trong vũ trụ.Vận động có 5 hình thức vận động chính là cơ -Hoá- lý -sinh-xã hội.Các hình thức vận động này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau ,một hình thức vận động này thực hiện là tác động qua lại với những hình thức vận động khác ,trong đó vận động cao bao gồm vận thấp nhưng không thể coi hình thưc vận cao là tổng số đơn giản các hình thức vận động thấp. Thế giới khách quan bao giờ cũng tồn tại không ngừng không thể có vật chất không vận động ,tức vật chất tồn tại .Vật chất thông qua vận động mà biểu hiện sự tồn tại của mình .Ăngghen nhận định rằng các hình thức và các dạng khác nhau của vật chất ,chỉ có thể nhận thức được thông qua vận động mới có thể thấy được thuộc tính của nó .Trong thế giới vật chất từ các hạt cơ bản trong vi mô trong hệ thống hành tinh khổng lồ. Bất cứ một dạng vật chất nào cũng là một thể thống nhất có kết cấu xác định gồm những bộ phận nhân tố khác nhau ,cùng tồn tại ảnh hưởng và tác động lẫn nhau gây ra nhiều biến đổi .Nguồn gốc vận động do những nguyên nhân bên trong ,vận động vật chất là tự thân vận động. Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất ,không thể có vận động bên ngoài vật chất .Nó không do ai sáng tạo ra và không thể tiêu diệt được do đó nó dược bảo toàn cả số lượng lẫn chất lượng.Khoa học đã chứng minh rằng nếu một hình thức vận động nào dó của sự vật mất đi thì tất yếu nó nảy sinh một hình thức vận động khác thay thế .Các hình thức vận động chuyển hoá lẫn nhau còn vận động của vật chất thì vĩnh viễn tồn tại. Mặc dù vận động luôn ở trong quá trình không ngừng ,nhưng điều đó không loại trừ mà còn bao hàm cả hiện tượng đứng im tương đối ,không có nó thì không có sự phân hoá thế giới vật chất thành các sự vật ,hiện tượng phong phú và đa dạng .Ăngghen khẳng định rằng khả năng đứng im tượng đối của các vật thể ,khả năng cân bằng tạm thời là những điều kiện chủ yếu của sự phân hoá vật chất. Nếu vận động là biến đổi của các sự vật hiện tượng thì đứng im là sự ổn định ,là sự bảo toàn tính quy định sự vật hiện tượng .Đứng im chỉ một trạng thái vận động ,vận động trong thăng bằng ,trong sự ổn định tương đối .Trạng thái đứng im còn được biểu hiện như là một quá trình vận động trong phạm vi sự vật ổn định ,chưa biến đổi ,chỉ là tạm thời vì nó chỉ xẩy ra trong một thời gian nhất định .Vận động riêng biệt có xu hương phá hoại sự cân bằng còn vận động toàn thể lại phá hoại sự cân bằng riêng biệt làm cho các sự vật luôn biến đổi ,chuyển hoá nhau . *Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất: Không gian phản ánh thuộc tính của các đối tượng vật chất có vị trí ,có hình thức kết cấu ,có độ dài ngắn cao thấp .Không gian biểu hiện sự tồn tại và tách biệt của các sự vật với nhau ,biểu hiện qua tính chất và trật tự của chúng Còn thời gian phản ánh thuộc tính của các qúa trình vật chất diễn ra nhanh hay chậm ,kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định .Thời gian biểu hiện trình độ tốc độ của quá trình vật chất ,tính tách biệt giữa các giai đoạn khác nhau của qúa trình đó ,trình tự xuất hiện và mất đi của các sự vật hiện tượng. Không gian và thời gian là những hình thức cơ bản của vật chất đang vận động ,Lênin đã chỉ ra trong thế giới không có gì ngoài vật chất đang vận động .Không gian và thời gian tồn tại khách quan ,nó không phải bất biến ,không thể đứng ngoài vật chất
- ,không có không gian trống rỗng ,mà nó có sự biến đổi phụ thuộc vào vật chất vận động . CÂU 2: TRÌNH BÀY QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP.Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ TRÊN ? Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản và quan trọng nhất – hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Nội dung quy luật - Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức những mặt đối lập trong sự tồn tại của nó. Các mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật. Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng, sự thống nhất của các mặt đối lập, đấu tranh của các mặt đối lập để diễn đạt mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật – tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật. - Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập + Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. + Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế. Ý nghĩa phương pháp luận - Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật và là khách quan trong bản thân sự vật nên cần phải phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật bằng cách phân tích sự vật tìm ra những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng. - Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn. - Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn – phù hợp với từng loại mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn. Không được điều hòa mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồi. CÂU 3: PHƯƠNG TỨC SẢN XUẤT ? VAU TRÒ CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI?
- Các phương thức sản xuất: Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy: Xã hội loài người được tổ chức trong các cấu trúc bộ lạc truyền thống với ít hơn 50 người trên một đơn vị sản xuất, điển hình bởi việc chia sẻ sản xuất và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm xã hội. Do không có sản phẩm thặng dư nào được sản xuất, nên không có khả năng tồn tại các giai cấp thống trị. Do phương thức sản xuất này không có sự phân chia giai cấp, nó được coi là xã hội không giai cấp. Các công cụ của thời kỳ đồ đá, các hoạt động săn bắn, hái lượm và nông nghiệp thời kỳ đầu là các lực lượng sản xuất chính của phương thức sản xuất này. 1. Phương thức sản xuất châu Á: Đây là đóng góp gây tranh cãi của học thuyết Marx, nguyên thủy được sử dụng để giải thích các công trình xây dựng bằng đào đắp đất lớn tiền slavơ và tiền phong kiến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ơ-phrát và lưu vực sông Nin (và nó được đặt tên trên cơ sở này của các chứng cứ nguyên thủy có được từ châu Á). Phương thức sản xuất châu Á được cho là hình thức sơ khai của xã hội có giai cấp, trong đó một nhóm nhỏ thu được các sản phẩm thặng dư xã hội bằng bạo lực nhắm vào các nhóm cộng đồng định cư hay không định cư trong lãnh thổ đó. Sự bóc lột lao động là khai thác lao động cưỡng bức không trả công trong thời kỳ nhàn rỗi mỗi năm (để xây dựng những công trình như kim tự tháp ở Ai Cập, đền thờ ở thung lũng Mesopotamia cổ đại và Ba Tư, nhà tắm công xã cổ ở Ấn Độ hay Vạn lý trường thành ở Trung Quốc). Ngoài ra việc bóc lột lao động cũng là việc bòn rút sản phẩm trực tiếp từ các cộng đồng bị bóc lột. Dạng sở hữu chính của phương thức này là chiếm hữu tôn giáo trực tiếp trong các cộng đồng (làng, xóm thôn, nhóm) đối với tất cả những gì tồn tại trong chúng. Tầng lớp cai trị của xã hội này nói chung là tầng lớp quý tộc bán thần quyền, tự cho mình là hiện thân của thần thánh trên trái đất. Các lực lượng sản xuất chính của xã hội này bao gồm các nông dân với các kỹ thuật canh tác nông nghiệp nền tảng, các công trình xây dựng lớn và các kho chứa khổng lồ của các sản phẩm dành cho phúc lợi xã hội. 2. Phương thức sản xuất Slavơ: Nó tương tự như phương thức châu Á, nhưng khác biệt ở dạng sở hữu là sự chiếm hữu cá nhân trực tiếp những gì thuộc về loài người. Ngoài ra, tầng lớp thống trị thông thường tránh nói rằng họ là hiện thân của thánh thần mà thích nói rằng họ là hậu duệ của thánh thần, hay tìm kiếm các lý lẽ bào chữa khác để bảo vệ quyền cai trị của mình. Các xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là các ví dụ điển hình của phương thức sản xuất này. Các lực lượng sản xuất của phương thức này bao gồm nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), sử dụng tích cực gia súc trong nông nghiệp làm sức kéo, cũng như hệ thống thương mại bắt đầu phát triển. 3. Phương thức sản xuất phong kiến: 4. Phương thức sản xuất tư bản: 5. Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa: 6. Phương thức sản xuất cộng sản: Vai trò của phương thức sản xuất trong đời sống xã hội ?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin
257 p | 1163 | 422
-
Tài liệu ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
52 p | 1046 | 352
-
Tập bài giảng chính trị học đại cương: GV Bùi Trọng Tài - Lê Văn Cảnh
73 p | 1079 | 262
-
TÀI LIỆU CHÍNH TRỊ - ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG, ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
27 p | 522 | 185
-
Tài liệu thi đường lối cách mạng của ĐCS VN
26 p | 394 | 160
-
Chương VI - Đường lối xây dựng hệ thống chính trị
5 p | 750 | 129
-
Chương 6: Đường lối xd hệ thống chính trị
12 p | 397 | 109
-
Tập bài giảng Chính trị học đại cương - ĐH Thái Nguyên
74 p | 673 | 91
-
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
12 p | 506 | 81
-
Bài giảng: kinh tế chính trị - chương 5
71 p | 263 | 61
-
Bài giảng: kinh tế chính trị - chương 7 Bài giảng: kinh tế chính trị - chương 12
45 p | 397 | 58
-
Bài giảng học Kinh tế chính trị - Chương 4
70 p | 757 | 53
-
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN CHÍNH TRỊ
4 p | 248 | 49
-
Mac-Lenin Tồn tại xã hội với ý thức xã hội
13 p | 231 | 39
-
Hướng dẫn thi Kinh tế chính trị Mác -Lênin
21 p | 171 | 37
-
Bài giảng học Kinh tế chính trị - Chương 9
21 p | 206 | 37
-
Tài liệu thảo luận - Kinh tế chính trị
7 p | 150 | 29
-
Giáo trình kinh tế chính trị_1
21 p | 166 | 25
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn