Tài liệu Công thức máu
lượt xem 16
download
Xét nghiệm công thức máu (CTM) là một trong những xét nghiệm được thực hiện nhiều nhất. CTM là xét nghiệm dùng để tính số lượng tế bào của máu. Các phép tính được thực hiện bởi một loại máy đặc biệt có khả năng phân tích những thành phần khác nhau của máu trong vòng chưa đến một phút. Phần quan trọng cần chú ý trong CTM là số lượng các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu trong máu. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Công thức máu
- Công thức máu Xét nghiệm công thức máu (CTM) là một trong những xét nghiệm được thực hiện nhiều nhất. CTM là xét nghiệm dùng để tính số lượng tế bào của máu. Các phép tính được thực hiện bởi một loại máy đặc biệt có khả năng phân tích những th ành phần khác nhau của máu trong vòng chưa đến một phút. Phần quan trọng cần chú ý trong CTM là số lượng các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu trong máu. Cách thực hiện Xét nghiệm công thức máu được thực hiện bằng cách lấy một vài millilit máu (1 hay 2 muỗng trà) trực tiếp từ bệnh nhân. Việc này có thể được thực hiện ở nhiều nơi bao gồm: phòng mạch tư, phòng xét nghiệm và bệnh viện. Da sẽ được sát trùng bằng gòn có tẩm alcol, sau đó nhân viên y tế sẽ đâm kim xuyên qua vùng da đã được sát trùng để đưa vào tĩnh mạch của bệnh nhân (những tĩnh mạch có thể thấy được từ phía bên ngoài da). Sau đó máu sẽ được rút ra, đi qua kim vào ống tiêm rồi đưa vào lọ thủy tinh rồi gửi đến phòng xét nghiệm để được phân tích. Những thành phần của công thức máu
- Công thức máu liệt kê nhiều giá trị quan trọng. Thông thường thì nó bao gồm những giá trị sau: * WBC: white blood cell - số lượng bạch cầu (hoặc leukocyte count) * Các thành phần của bạch cầu * RBC: red blood cell - số lượng hồng cầu (hoặc erythrocyte count) * Hct: hematocrit * Hb (hay Hbg): hemoglobin. * MCV: Mean corpuscular volume - thể tích hồng cầu trung bình * MCH: Mean corpuscular hemoglobin - giá trị hemoglobin trung bình * MCHC : mean corpuscular hemoglobin concentration - nồng độ hemoglobin trung bình * RDW: red cell distribution width - độ phân bố về kích thước của hồng cầu. * PLC: platelet count - số lượng tiểu cầu * MPV: mean platelet volume - thể tích trung bình của tiểu cầu. Các giá trị của công thức máu thông thường bao gồm:
- * WBC: số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Giá trị bình thường thay đổi nhẹ tùy theo từng phòng xét nghiệm nhưng thông thường nằm ở khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào mỗi mm khối (mm3), tương đương với số lượng bạch cầu tính theo đơn vị quốc tế (IU - International unit) là 4.3 đến 10.8 x 109 tế bào trong mỗi lít. * Thành phần bạch cầu: bạch cầu bao gồm một số loại khác nhau được phân biệt dựa theo kích thước và hình dạng của chúng bao gồm bạch cầu hạt, lymphocyte, monocyte, bạch cầu ái toan (eosinophil) và bạch cầu ái kiềm (basophil). Máy đếm các thành phần bạch cầu tự động có khả năng tính toán các thành phần của bạch cầu theo phần trăm. Ngoài ra, các thành phần này cũng có thể được đếm dưới kính hiển vi bởi một kỹ thuật viên đã được huấn luyện hoặc bởi một bác sĩ. * RBC: số lượng hồng cầu trong một thể tích máu. Giá trị bình thường thay đổi nhẹ tùy theo từng phòng xét nghiệm nhưng thường nằm trong khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3, tương đương với số lượng hồng cầu tính theo đơn vị quốc tế (IU - International unit) là 4.2 đến 5.9 x 1012 tế bào trong mỗi lít. Hồng cầu là loại tế bào có nhều nhất trong máu và mỗi người có hàng triệu tế bào bên trong máu tuần hoàn. Chúng nhỏ hơn bạch cầu nhưng lớn hơn tiểu cầu. * Hb - Hemoglobin: lượng hemoglobin có trong một thể tích máu. Hemoglobin là một loại phân tử protein có trong hồng cầu chuyên chở oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu. Giá trị bình thường của hemoglobin thay đổi tùy theo giới tính và nằm
- trong khoảng từ 13 đến 18 g/dl ở nam giới và 12 đến 16 g/dl đối với nữ giới (tính theo đơn vị quốc tế là 8.1 - 11.2 millimole/l đối với nam và 7.4 - 9.9 millimole/l đối với nữ). * Hct - Hematocrit: là tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn bộ. Giá trị bình thường của Hct thay đổi tùy thuộc vào giới tính và nằm trong khoảng từ 45 - 52% đối với nam và 37 - 48% đối với nữ. Hct thường được đo bằng cách quay tròn ống xét nghiệm có chứa mẫu máu để làm cho các tế bào hồng cầu bị đẩy xuống phía dưới đáy ống nghiệm. * MCV: là thể tích trung bình của hồng cầu, giá trị này được lấy từ Hct và số lượng hồng cầu. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 80 - 100 femtoliter (1 femtoliter = 1/1triệu lít). * MCH: là số lượng trung bình của hemoglobin có trong một hồng cầu trung bình. Giá trị này được tính bằng cách đo hemoglobin và số lượng hồng cầu. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 27 đến 32 picogram. * MCHC: là nồng độ trung bình của hemoglobin có trong một thể tích máu cho sẵn được tính bằng cách đo giá trị của hemoglobin và hematocrit. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 32 - 36%.
- * RDW: đo độ thay đổi của kích thước và hình dạng hồng cầu. Giá trị này càng cao có nghĩa là kích thước của hồng cầu thay đổi càng nhiều. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 11-15. * PLC: số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu nhất định. Tiểu cầu không phải l à một tế bào hoàn chỉnh mà thật chất là những mảnh vỡ của những tế bào chất (một thành phần của tế bào không chứa nhân hoặc thân của tế bào) từ những tế bào được tìm thấy trong tủy xương được gọi là megakaryocyte. Tiểu cầu đóng vai trò sống còn trong quá trình đông máu. Giá trị bình thường thay đổi nhẹ giữa các phòng thí nghiệm và nằm trong khoảng từ 150.000 - 400.000/cm3 (150 - 400 x 109/liter). * MPV: kích thước trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu. Chức năng của các loại tế bào máu Các tế bào trong máu (bạch cầu, hồng cầu, và tiểu cầu) có những chức năng riêng biệt. Bạch cầu là thành phần cơ bản của hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Mỗi một thành phần của bạch cầu đóng một vai trò khác nhau trong hệ miễn dịch. Hồng cầu đóng vai trò cơ bản trong vận chuyển oxy đến toàn bộ cách tế bào trong cơ thể để giúp chúng có thể thực hiện tốt chức năng của mình. Phân tử hemoglobin
- trong hồng cầu là phương tiện chuyên chở oxy. Tiểu cầu là một thành phần của hệ thống đông máu của cơ thể giúp ngăn ngừa chảy máu. Công dụng của xét nghiệm công thức máu Bác sĩ có thể cho bệnh nhân làm công thức máu bởi nhiều lý do. Có thể đây là một phần của cuộc khám sức khỏe định kỳ hoặc dùng để tầm soát, hoặc là một xét nghiệm dùng để theo dõi một số biện pháp điều trị nào đó. Nó cũng có thể được thực hiện để đánh giá dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân. Chẳng hạn như số lượng bạch cầu tăng có thể là dấu hiệu báo động có một tình trạng nhiễm trùng ở đâu đó trong cơ thể, hoặc ít gặp hơn, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh ác tính nào đó. Số lượng bạch cầu giảm có thể gợi ý một bất thường về tủy xương hoặc liên quan đến một số thuốc điểu trị, chẳng hạn nh ư các thuốc hóa trị. Bác sĩ cũng có thể cho thử công thức máu để theo dõi đáp ứng điều trị đối với những bệnh nhiễm trùng. Những thành phần của bạch cầu cũng có những chức năng riêng biệt và sự thay đổi của chúng cũng có thể cung cấp một chút manh mối gợi ý đến một tình trạng bệnh nào đó. Số lương hồng cầu giảm hay hemoglobin giảm có thể gợi ý đến một tình trạng thiếu máu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân gây tăng số lượng hồng cầu hay hemoglobin có thể xảy ra bao gồm những bệnh về tủy x ương hoặc khi nồng độ oxy trong máu giảm.
- Số lượng tiểu cầu giảm có thể là do chảy máu kéo dài hoặc do một số bệnh khác. Ngược lại, số lượng tiểu cầu tăng có thể gợi ý đến một bất thường của tủy xương hoặc một tình trạng viêm nặng PHÂN TÍCH CÔNG THỨC MÁU I>WBC = white blood cell = bạch cầu. • bt: 4.000-10.000 bạch cầu/mm³ . • là số lượng bạch cầu có trong một đơn vị máu. • Công thức bạch cầu: là tỷ lệ phần trăm các loại bạch cầu trong máu. Cần tính ra số lượng tuyệt đối của mỗi loại (vì có khi tỉ lệ phần trăm giảm nhưng số lượng tuyệt đối lại bình thường nếu tổng số bạch cầu tăng - hay ngược lại). Bao gồm: NEU: NEUTROPHIL = Đa nhân trung tính LYM: LYMPHOCYTE = Bạch cầu Lympho MONO: MONOCYTE = Mono bào EOS: EOSINOPHIL = Đa nhân ái toan BASO: BASOPHIL = Đa nhân ái kiềm. • giá trị:
- > 10.000 -> tăng thật sự < 5.000 -> giảm có thể hồi phục < 4.000 -> giảm , khả năng hồi phục thấp: có bệnh lý. • tăng: - nhiễm trùng, nhiễm độc, viêm - mất máu nhiều - sau ăn no, sau hoạt động (vì vậy không nên lấy máu thử lúc này). -> BC tăng cao trong bệnh Bạch cầu cấp. • giảm: do thuốc, sốt rét, thương hàn, bệnh do virus: viêm phổi không điển hình, thủy đậu, cúm.. NEU: NEUTROPHIL = Đa nhân trung tính • bt: 60 - 66% ( 1.700 - 7.000 / mm3 ). • đặc điểm: + là những tế bào trưởng thành ở trong máu tuần hoàn và có một chức năng quan trọng là thực bào, chúng sẽ tấn công và phá hủy các loại vi khuẩn, virus ngay trong
- máu tuần hoàn khi các sinh vật này vừa xâm nhập cơ thể -> vì vậy tăng trong các trường hợp nhiễm trùng cấp. + trong trường hợp nhiễm trùng quá nặng như nhiễm trùng huyết hoặc bệnh nhân suy kiệt, trẻ sơ sinh, lượng bạch cầu này giảm xuống. Nếu giảm quá thấp thì tình trạng bệnh nhân rất nguy hiểm vì sức chống cự vi khuẩn gây bệnh giảm sút nghiêm trọng. + Bạch cầu cũng giảm trong những tr ường hợp nhiễm độc kim loại nặng nh ư chì, arsenic, khi suy tủy, nhiễm một số virus... • giá trị: tăng: > 75% ( > 7.000 / mm3 ) giảm: < 50% ( < 1.500/ mm3 ). • tăng: + các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính: viêm phổi, viêm túi mật.. + các quá trình sinh mủ: apxe, nhọt.. + Nhồi máu cơ tim, Nhồi máu phổi + các bệnh gây nghẽn mạch
- + bệnh Hogdkin, bệnh bạch cầu + sau bữa ăn, vận động mạnh ( tăng ít - tạm thời ). • giảm: + nhiễm trùng tối cấp + các bệnh do virus trong thời kỳ toàn phát: cúm, sởi, thủy đậu.. + sốt rét + các bệnh có lách to gây cường lách, Hogdkin + thiếu B12 ác tính ( bệnh Biermer ) + nhiễm độc thuốc, hóa chất + sốc phản vệ + giảm sản hay suy tủy xương + Bạch cầu cấp, Bạch cầu kinh thể lympho. LYM: LYMPHOCYTE = Bạch cầu Lympho • bt: 20 - 25% ( 1000 - 4000 / mm3 ). • đặc điểm:
- + là những tế bào có khả năng miễn dịch của cơ thể, chúng có thể trở thành những tế bào "nhớ" sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và tồn tại lâu dài cho đến khi tiếp xúc lần nữa với cùng tác nhân ấy, khi ấy chúng sẽ gây ra những phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, nhanh và kéo dài hơn so với lần đầu. + Lympho bào tăng trong ung thư máu, nhiễm khuẩn máu, nhiễm lao, nhiễm virus như ho gà, sởi... Giảm trong thương hàn nặng, sốt phát ban... • giá trị: tăng: > 30% ( > 4.000/ mm3 ). giảm: < 15% ( < 1.000/ mm3 ). • tăng: + Bạch cầu cấp thể lympho + Nhiễm khuẩn mạn tính: lao, thấp khớp.. + các bệnh do virus: sởi, ho gà, viêm gan siêu vi.. + trong thời kỳ lui bệnh của một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. • giảm: + một số bệnh nhiễm trùng cấp tính
- + chứng mất bạch cầu hạt, sốc phản vệ.. + bệnh Hogdkin, nhất là trong giai đoạn sau + Bạch cầu cấp (trừ thể lympho) + các bệnh tự miễn, tạo keo + điều trị thuốc Ức chế miễn dịch, hóa chất trị K.. MONO: MONOCYTE = Mono bào • bt: 2 - 2.5% ( 100 - 1000/ mm3 ). • đặc điểm: + là dạng chưa trưởng thành của đại thực bào trong máu vì vậy chưa có khả năng thực bào. + Đại thực bào là những tế bào có vai trò bảo vệ bằng cách thực bào, khả năng này của nó mạnh hơn của bạch cầu đa nhân trung tính. Chúng sẽ phân bố đến các mô của cơ thể, tồn tại tại đó hàng tháng, hàng năm cho đến khi được huy động đi làm các chức năng bảo vệ. + Vì vậy mono bào sẽ tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn mãn tính như lao, viêm vòi trứng mãn...
- • tăng: + bệnh do virus: cúm, quai bị, viêm gan + thời kỳ lui bệnh của một số bệnh nhiễm khuẩn: viêm nội tâm mạc bán cấp (Osler), lao.. + sốt rét + bệnh chất tạo keo + chứng mất BC hạt do nhiễm độc dị ứng + một số bệnh ác tính: K đ ường tiêu hoá, bệnh Hogdkin, u tuỷ, bạch cầu cấp dòng mono. -> Mono & Lym cùng tăng: + do virus: cúm, quai bị, sởi + thương hàn. EOS: EOSINOPHIL = Đa nhân ái toan • bt: 2 - 11% ( 50 - 500/ mm3 ). • đặc điểm:
- + khả năng thực bào của loại này yếu, nên không đóng vai trò quan trọng trong các bệnh nhiễm khuẩn thông thường. + Bạch cầu này tăng cao trong các trường hợp nhiễm ký sinh trùng, vì bạch cầu này tấn công được ký sinh trùng và giải phóng ra nhiều chất để giết ký sinh trùng. + Ngoài ra bạch cầu này còn tăng cao trong các bệnh lý ngoài da như chàm, mẩn đỏ trên da... • giá trị: tăng: > 500/ mm3 giảm: < 25/ mm3. • tăng nhẹ & thoáng qua: + thời kỳ lui bệnh của một số bệnh nhiễm khuẩn, nhất là sau khi điều trị kháng sinh + khi điều trị hồng cầu thiếu máu bằng các tinh chất gan. • tăng cao & liên tục: + các bệnh giun sán
- + các trạng thái dị ứng: hen, chàm, mẫn ngứa, bệnh lý huyết thanh, hội chứng Loeffler + Leucemie tủy thể bạch cầu đa nhân ái toan, bệnh Hogdkin + bệnh chất tạo keo + sau thủ thuật cắt bỏ lách + sau chiếu tia X. • giảm: + suy tủy bị tổn thương hoàn toàn + nhiễm khuẩn cấp tính, quá trình sinh mủ cấp tính + hội chứng Cushing, trạng thái sốc điều trị bằng Corticoide. BASO: BASOPHIL = Đa nhân ái kiềm • bt: O.5 - 1% ( 10 - 50/ mm3 ). • đặc điểm: đóng vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng. • tăng: + bệnh Leucmie mạn tính: càng tăng - tiên lượng càng tốt
- + bệnh tăng hồng cầu Vaquez + sau tiêm huyết thanh hay các chất albumin + trong vài trạng thái do thiếu máu tan máu, BC đa nhân ái kiềm tăng 2 - 3%. • giảm: + tủy xương bị tổn thương hoàn toàn + dị ứng. II>RBC = Red Blood Cell = hồng cầu. • bt: + nam: 4.000.000 - 5.800.000/ mm3 + nữ: 3.900.000 - 5.400.000/ mm3. • đặc điểm: (wiki) + là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu (thường là lít hay mm³). + có hình đĩa lõm hai mặt. Đời sống: 120 ngày. + có chức năng chính là hô hấp, chuyên chở hemoglobin, qua đó đ ưa O2 từ phổi đến các mô.
- + Hồng cầu được tạo ra từ các tế bào máu gốc trong tủy xương, đa số hồng cầu bị hủy ở lách. + Yếu tố chủ yếu điều hòa sản xuất hồng cầu: mức độ ôxy hóa của cơ thể. Khi giảm lượng ôxy chuyên chở tới các mô cũng kích thích sự tạo hồng cầu. + khi cơ thể bị thiếu máu, tủy xương sẽ tăng sinh hồng cầu. Khi phần lớn tủy xương bị hủy hoại (chẳng hạn do xạ trị ung th ư), các phần tủy còn sót lại cũng sẽ tăng dưỡng để bù đắp cho cán cân cung - cầu. + Vitamin B12 và axit folic là các chất dinh dưỡng hết sức cần thiết cho sự trưởng thành của hồng cầu. Thiếu vitamin B12 và axit folic gây thiếu ADN hoặc tạo ra các ADN bất thường, ảnh hưởng đến sự trưởng thành của nhân và sự phân chia tế bào. + các tủy bào đi vào máu tuần hoàn dưới dạng hồng cầu bất thường với lớp màng mong manh và thường có dạng trứng, to thay vì dạng đĩa lõm hai mặt: chúng vẫn thực hiện được chức năng chở ôxy nhưng với hình dạng và lớp màng như vậy: đời sống 40 - 60 ngày. • giá trị: trung bình 3,5 triệu - 4,5 triệu tế bào; < 3,5 triệu -> thiếu máu. • tăng: + cô đặc máu (mất nước, nôn nhiều, đi ngoài…), đa hồng cầu thực (bệnh Vaquez).
- + bệnh gây rối loạn tuần hoàn tim, phổi ( bệnh tim bẩm sinh, hẹp ĐM phổi, COPD..), thiếu oxy.. • giảm: thiếu máu, suy tuỷ, thấp khớp cấp, già, mang thai.. III>HGB = Hb = Hemoglobin = huyết sắc tố. • bt: + nam: 14 - 16 g/dl, trung bình 15 g/dl + nữ: 12,5 - 14,5 g/dl, trung bình 14 g/dl. • đặc điểm: + là sự kết hợp của heme và globin. + chứa bốn đơn vị con, mỗi đơn vị kèm theo một nhóm heme. Mỗi nhóm heme chứa một phân tử sắt - đảm nhiệm cho việc gắn kết với oxy. + Nồng độ hemoglobin trong bào tương của hồng cầu có thể lên đến 34 g/dL tế bào. Đó là nồng độ tối đa không làm rối loạn chức năng tạo hemoglobin trong hồng cầu. + Ở người khỏe mạnh bình thường, nồng độ hemoglobin trong hồng cầu luôn ở gần mức tối đa này. Tuy nhiên, khi chức năng tạo hemoglobin bị suy yếu, nồng độ này tụt giảm đáng kể, có thể làm thể tích hồng cầu giảm theo.
- + đo trọng lượng sắc tố của hồng cầu. • giá trị: chẩn đoán thiếu máu + Nam Hb < 13 g/dl + Nữ Hb < 12 g/dl + Phụ nữ mang thai & người già Hb < 11 g/dl. • liên quan truyền máu (Viện Huyết học TW): + Trên 10 g/dl: thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu. + Từ 8-10 g/dl: thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu. + Từ 6-8 g/dl: thiếu máu nặng, cần truyền máu. + Dưới 6 g/l: cần truyền máu cấp cứu. -> < 7g: cần truyền máu/ XHTH. IV>HCT = Hematocrit = dung tích hồng cầu. • bt: trung bình 40% + nam: 42% + nữ: 38%.
- • đặc điểm: + là tỉ lệ phần trăm giữa khối hồng cầu & máu toàn phần. + đo thể tích của hồng cầu + trong một số trường hợp do truyền dịch Hct giảm. Vì vậy, theo trình tự lưu tâm: Hb (vì không tùy thuộc: thể tích nước cơ thể mức độ thiếu nước của BN -> Hct -> RBC. + HCT/3 = HGB. + có giá trị trong việc đánh giá và theo dõi các tình trạng mất máu cấp: thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản…do hiện tượng bù trừ của cơ thể máu được huy động từ các cơ quan dự trữ máu như lách, hệ tĩnh mạch sâu… nên giá trị huyết sắc tố thay đổi chậm hơn so với lượng máu đã mất. + cần được duy trì ổn định ở mức tối thiểu 25% hoặc ở mức 30% ở những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc phổi bằng truyền khối hồng cầu. • giá trị: + > 55%: nguy cơ tai biến mạch máu não (stroke) + giảm: là cơ sở quyết định truyền máu: < 20% (25%) đối với người trưởng thành
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ý nghĩa các xét nghiệm thường quy
24 p | 872 | 114
-
Huyết học - truyền máu part 1
45 p | 238 | 103
-
Bài giảng Sinh lý máu - BS. Nguyễn Văn Thịnh
34 p | 353 | 88
-
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
0 p | 228 | 51
-
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng - Tài liệu số 1: Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não - TS. Nguyễn Thị Xuyên (chủ biên)
30 p | 267 | 48
-
Phân tích huyết đồ
9 p | 220 | 39
-
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT NÃO MÀNG NÃO Ở TRẺ NHỎ
5 p | 251 | 28
-
Bài giảng Xét nghiệm máu - TS.BS. Lê Thanh Toàn
24 p | 140 | 23
-
Bài giảng Thống kê y học - Bài 17: Công thức tóm tắt
5 p | 195 | 22
-
Tài liệu sinh hóa: VITAMIN C
7 p | 279 | 20
-
Kể quả Xét nghiệm máu
26 p | 86 | 9
-
THIẾU MÁU (Anemia)
5 p | 89 | 6
-
PHƯƠNG PHÁP THĂM KHÁM MỘT NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH MÁU – PHẦN 5
12 p | 88 | 5
-
Bài giảng điều trị HIV : Thảo luận với nhân viên y tế khác về bệnh nhân của bạn part 5
5 p | 71 | 4
-
RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ CỦA MẠCH MÁU
20 p | 55 | 4
-
Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế viên nén bổ sung iod từ rong nâu (Chnoospora implexa J.Ag)
7 p | 5 | 2
-
Bước đầu xây dựng mô hình đánh giá hoạt tính đông cầm máu của công thức dược liệu định hướng tác dụng điều trị trĩ trên mô hình in vitro
6 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn