intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 6

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 6 được biên soạn gồm 15 chủ đề chính, cụ thể như sau: Truyện cổ của các dân tộc ở tỉnh Điện Biên; Âm nhạc truyền thống tỉnh Điện Biên; Tiếng nói, chữ viết của một số dân tộc ở tỉnh Điện Biên; Điện Biên thời nguyên thuỷ; Điện Biên thời kỳ nhà nước Văn Lang – Âu Lạc; Điện Biên thời Bắc thuộc; Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ tỉnh Điện Biên; Địa hình, khí hậu, nguồn nước của tỉnh Điện Biên; Đất, sinh vật, khoáng sản của tỉnh Điện Biên; Nghề, làng nghề truyền thống ở tỉnh Điện Biên;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 6

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐIỆN BIÊN 6 Lớp
  2. Mục lục STT Tên chủ đề Trang 1 Truyện cổ của các dân tộc ở tỉnh Điện Biên 7 2 Âm nhạc truyền thống tỉnh Điện Biên 12 3 Tiếng nói, chữ viết của một số dân tộc ở tỉnh Điện Biên 17 4 Điện Biên thời nguyên thuỷ 24 5 Điện Biên thời kỳ nhà nước Văn Lang – Âu Lạc 27 6 Điện Biên thời Bắc thuộc 32 7 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ tỉnh Điện Biên 36 8 Địa hình, khí hậu, nguồn nước của tỉnh Điện Biên 40 9 Đất, sinh vật, khoáng sản của tỉnh Điện Biên 48 10 Nghề, làng nghề truyền thống ở tỉnh Điện Biên 53 11 Làng nghề dệt thổ cẩm ở tỉnh Điện Biên 59 12 Làng nghề mây tre đan ở tỉnh Điện Biên 65 Một số chính sách hỗ trợ giáo dục cho học sinh vùng 13 71 khó khăn trên địa bàn tỉnh Điện Biên 14 Đa dạng sinh học ở tỉnh Điện Biên 76 15 Bảo vệ động vật hoang dã ở địa phương em 82 2
  3. LỜi NÓi ĐẦu Các em học sinh thân mến! Điện Biên là mảnh đất địa đầu Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh, là nơi sinh sống của 19 dân tộc anh em. Mảnh đất nơi đây ghi dấu những chiến công hiển hách, hào hùng, biểu hiện cho ý chí, tinh thần dân tộc Việt Nam với chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Từ năm học này, các em sẽ có cơ hội được tìm hiểu vẻ đẹp về mảnh đất, con người Điện Biên thông qua cuốn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 6. Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 6 được biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ- TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với thời lượng 35 tiết/năm học, Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 6 bồi dưỡng các em tình yêu và niềm tự hào về mảnh đất Điện Biên anh hùng, đa sắc màu văn hoá các dân tộc; biết trân trọng, giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương; biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để phát huy tiềm lực và thế mạnh địa phương, góp phần xây dựng quê hương Điện Biên, đất nước Việt Nam ngày càng phát triển. Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 6 được thiết kế theo các chủ đề và dựa trên các mạch nội dung: Văn hoá, Lịch sử, Địa lí – Kinh tế, Hướng nghiệp, Chính trị xã hội, Môi trường. Các em sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về văn hoá, văn học dân gian, âm nhạc truyền thống, tiếng nói, chữ viết của một số dân tộc tỉnh Điện Biên; ngược dòng thời gian trở về với Điện Biên thời nguyên thủy để biết về cội nguồn hình thành và phát triển của quê hương; hiểu thêm về địa hình, khí hậu, nguồn nước; thấy được những tiềm năng phát triển của địa phương qua các làng nghề truyền thống, danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử (hồ Pá Khoang, cánh đồng Mường Thanh, các hang động ở huyện Tủa Chùa…) và còn nhiều điều thú vị khác đang chờ các em khám phá. 3
  4. Bên cạnh đó, Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 6 được thiết kế theo hướng mở, không gò ép, áp đặt, giúp các em sáng tạo trong học tập, linh hoạt vận dụng thực tế; đồng thời thuận tiện trong quá trình thiết kế, tổ chức dạy học của giáo viên và các nhà trường. Với Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 6, các em sẽ có những trải nghiệm khó quên trong hành trình khám phá vẻ đẹp quê hương Điện Biên, qua đó hiểu hơn về văn hoá, lịch sử, truyền thống, thiên nhiên… thêm yêu, gắn bó với con người và cuộc sống. Chúc các em có nhiều niềm vui và thành công trong học tập! Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên Nguyễn Văn Kiên 4
  5. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Tài Liệu VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG Mục tiêu bài học: Nhấn mạnh về yêu cầu 1: TrUYệN Cổ Của CáC dâN TộC cần đạt, năng lực và phẩm ở TỉNH ĐIệN bIêN chất, thái độ học sinh cần Học xong chủ đề này, em sẽ: • Trình bày được đặc điểm cơ bản của truyện cổ dân gian của một đạt được sau khi học. số dân tộc tiêu biểu ở tỉnh Điện Biên. • Nêu được ý nghĩa, giá trị của truyện cổ trong đời sống cộng đồng. • Kể tên, sưu tầm được một số truyện cổ tiêu biểu của địa phương. • Có thái độ tôn trọng, có hành vi giữ gìn, phát triển những tác phẩm văn học cổ trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Mở đầu: Kể tên một số truyện cổ dân gian ở tỉnh Điện Biên mà em biết. Xác định nhiệm vụ, vấn đề học tập học sinh cần giải quyết; kết nối với những điều học sinh đã biết, nêu vấn đề nhằm kích thích tư duy, tạo hứng thú đối với bài mới. NgHệ THUậT HáT THeN Của NgườI THáI TrắNg Cộng đồng người Thái trắng ở Điện Biên thường thể hiện các làn điệu hát Then, đàn tính trong các nghi lễ như Then cấp sắc, Then cầu con, Kin Pang Then và trong các cuộc vui, hội hè… Đây là loại hình nghệ thuật âm nhạc dân gian, lưu giữ những nét đẹp văn Kiến thức mới: hoá truyền thống, đáp ứng nhu cầu tâm linh, phản ánh nhân sinh quan, lối sống, các nghi lễ liên quan Với các nội dung (kênh đến vòng đời và môi trường sống của người Thái trắng. Hình 2.1. Hát Then − dân tộc Thái trắng hình, kênh chữ) thông qua thị xã Mường Lay.( Ảnh Trần Thị Thủy) Trong thực hành tín ngưỡng Then, thầy (hoặc bà) các hoạt động học tập Then được coi là những người đặc biệt trong cộng đồng, có năng lực giao tiếp với thế giới siêu nhiên, có khả giúp học sinh khai thác, năng vừa hát Then vừa đàn tính. Lễ được tổ chức do thầy Then làm chủ lễ (chủ lễ gọi là Chảu Then). Lời khấn, lời hát trong nghi lễ của thầy Then không lưu giữ bằng văn bản mà nằm trong tâm thức của các ông (bà) tiếp nhận kiến thức mới. Then và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chủ lễ sẽ ứng biến các giai điệu hát Then phù hợp với ngữ cảnh, nội dung nghi lễ hoà lẫn với âm thanh trầm bổng của đàn tính tẩu. Ngày 13/12/2019, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hiện nay, hát then còn được biểu diễn trong nhiều liên hoan văn nghệ ở nhiều nơi trong nước và quốc tế. 5
  6. Luyện tập 1. Tại sao trong thời kì Bắc thuộc từ thế kỉ i đến thế kỉ X, nền kinh tế, văn hoá, xã Là các câu hỏi, bài tập, hội ở Điện Biên vẫn tiếp tục được phát triển? 2. Chọn các thông tin bên trái với thông tin bên phải sao cho phù hợp thực hành đề củng cố kiến thức, rèn luyện các được chia thành các quận 1 Năm 111 trước Công nguyên a do chính quyền đô hộ kĩ năng gắn với kiến thức thành lập vừa học. Dưới thời Bắc thuộc, vùng đất Điện Biên (như 2 vùng đất Điện Biên b ngày nay) thuộc quận Giao Chỉ. nhiều bộ tộc Thái đã liên 3 Thế kỷ thứ VII c kết với nhau chống lại Nam Chiếu. Văn hoá của người Thái văn hoá các dân tộc khác 4 ảnh hưởng đến d và ngược lại. Vận dụng: 2. Chia sẻ ý nghĩa của hoạt động trồng rừng mà người dân Điện Biên đang thực hiện. Sử dụng kiến thức, kĩ năng 3. Sáng tác khẩu hiệu tuyên truyền bảo vệ rừng. đã học để giải quyết các 4. Sưu tầm tư liệu và chia sẻ về tài nguyên mà em cho là có thế mạnh nhất của tỉnh Điện Biên. tình huống, vấn đề trong thực tiễn. Hình 9.2. Trồng rừng tại xã Hẹ Muông của đoàn thanh niên huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên TìM Hiểu THêM Tìm hiểu thêm: Cung cấp một số nội ĐộC ĐáO NgHệ THUậT THổI SáO MũI Của NgườI kHơ Mú dung kiến thức liên quan Sáo mũi của người Khơ Mú được làm từ những ống nứa, nhỏ, có chiều dài trung bình khoảng 50 - 60 cm, có đường kính thân ống từ 2 – 2,5 cm. Hai đầu được bịt kín bởi 2 đốt của ống tre nứa, đến bài học. trên thân sáo đục 2 lỗ nhỏ, 1 lỗ ở đầu trên dùng thổi hơi vào, 1 lỗ ở đầu dưới dùng để bấm chỉnh âm thanh. Người thổi sáo phải biết cách lấy hơi, giữ nhịp, dùng hơi từ mũi thổi vào lỗ sáo để tạo thanh âm và tiết tấu. 6
  7. VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG 1. TrUYệN Cổ Của CáC dâN TộC ở TỉNH ĐIệN bIêN Học xong chủ đề này, em sẽ: • Trình bày được đặc điểm cơ bản của truyện cổ dân gian của một số dân tộc tiêu biểu ở tỉnh Điện Biên. • Nêu được ý nghĩa, giá trị của truyện cổ trong đời sống cộng đồng. • Kể tên, sưu tầm được một số truyện cổ tiêu biểu của địa phương. • Có thái độ tôn trọng, có hành vi giữ gìn, phát triển những tác phẩm văn học cổ trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Kể tên một số truyện cổ dân gian mà em đã từng được nghe hoặc đọc. Em ấn tượng với truyện nào nhất? Vì sao? 1. Khái quát chung về truyện cổ dân gian các dân tộc tỉnh Điện Biên. Truyện cổ dân gian các dân tộc ở tỉnh Điện Biên là một bộ phận quan trọng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Đó là truyện cổ dân gian của các dân tộc Thái, Mông, Hà Nhì, Khơ Mú, Tày, Nùng, Dao ... với các thể loại như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn. Trong đó, thần thoại, truyền thuyết, cổ tích là những thể loại có số lượng truyện kể nhiều hơn cả. Nội dung truyện cổ dân gian rất đa dạng, phản ánh chân thực mọi mặt của đời sống xã hội, thể hiện giá trị lịch sử, bản sắc văn hoá các dân tộc ở tỉnh Điện Biên. Truyện cổ dân gian lí giải về nguồn gốc của loài người, nguồn gốc các dân tộc; giải thích quá trình hình thành vũ trụ và các hiện tượng thiên nhiên; truyện về các vị thần, các loài vật; phản ánh các xung đột trong xã hội; các tục lệ truyền thống đặc sắc của mỗi dân tộc; thể hiện tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục thiên nhiên; thể hiện triết lí tình thương và nhân văn sâu sắc… 7
  8. Truyện dân gian Điện Biên thể hiện những sáng tạo nghệ thuật riêng trong ngôn ngữ và cách xây dựng nhân vật. Ngôn ngữ sử dụng trong truyện khá đa dạng và phong phú. Có truyện sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, hồn nhiên, gần gũi, mang đậm màu sắc của người dân miền núi. Có truyện thì được kể với ngôn ngữ phóng khoáng, mang đậm chất thơ. Trí tưởng tượng phong phú, ước mơ, khát vọng của con người Tây Bắc được thể hiện qua việc xây dựng hình tượng nhân vật có sức mạnh siêu nhiên (người khổng lồ) với các yếu tố hoang đường, kì ảo. Số lượng truyện dân gian Điện Biên được kể lại, được lưu truyền, in thành sách đến ngày nay khá phong phú như: Truyện mặt trời – mặt trăng, Sự tích cầu vồng, Sự tích thuồng luồng làm mưa, Gốc tích bốn mùa trong năm, Sự tích nhật thực – nguyệt thực, Sự tích mặt đất và muôn loài; Quả bầu, Sự tích dưa,…;Truyền thuyết nàng Han, Truyện “Ải Lậc Cậc”,…; Chàng Căm Đẳm, Chàng Hốc Cơi, Chàng Khó, Hai anh em nghèo, Chàng mồ côi, Chuyện nàng cá chép, Chàng Hốc Cơi, Vợ lười chồng chăm, Sự tích vệt trắng dưới cổ trâu, Sự tích con rệp và con bọ chó, Sự tích chim lửa, Sự tích chim khướu bạc đầu, Sự tích ve sầu,..; Khỉ và châu chấu, Cò và mèo, Hổ, cóc, ốc thi tài; Một châu chấu giết chín khỉ; Hổ mắc bẫy; Người, gấu và cáo,..; Con dột, Con gì ăn con gì, Ruồi nhặng ăn hết rồi,… – Vẽ sơ đồ tư duy khái quát hệ thống thể loại và đặc điểm chung về nội dung, nghệ thuật của truyện cổ dân gian các dân tộc ở Điện Biên. 2. Đọc truyện và trả lời các câu hỏi phía dưới. SỰ TÍCH MẶT ĐẤT VÀ MUÔN LOÀI Ngày xưa, trái đất vắng vẻ, không có người ở, không có loài vật nào sinh sống và cũng chẳng có loài cây nào mọc. Vì thuở ấy, trái đất mới có một nửa đất sống, một nửa đất chết. Lúc đó trái đất xấu xí, không được đẹp như bây giờ. Rồi một hôm, bỗng vùng đất sống nứt ra một vệt dài. Từ trong lòng đất chui ra một người. Người đó là Chẻ Pia Á Lòng. Mới chui ra Á Lòng chưa biết đi, vì chân chỉ có một cái. Á Lòng chưa biết làm vì tay chưa thành một đôi. Á Lòng chưa nghe được nhiều vì tai mới có một bên. Á Lòng cũng nhìn chưa rõ vì chỉ có một mắt. Thấy đất xung quanh mềm mềm, Á Lòng bốc đất nặn thử thêm một tay, một chân. Lắp chân vào thấy đứng vững hơn, không đổ ngã. Lắp tay vào, Á Lòng nặn đất được nhanh hơn, dễ hơn. Đứng được rồi, đi được rồi, bụng Á Lòng vui vui, nhưng lại muốn mắt nhìn được xa, tai nghe được nhiều, nên sẵn đất trong tay, Á Lòng bèn nặn thêm mắt và thêm tai. 8
  9. Có đủ chân để đi, đủ tay để làm, đủ mắt để nhìn, đủ tai để nghe, nhưng Á Lòng bụng đói, nên miệng lại muốn ăn. Đất trong tay còn một nắm, Á Lòng bèn nhai thử. Nhai một miếng, miệng Á Lòng thấy ngon. Khi nhai hết nắm, bụng Á Lòng thấy no. Thật kì lạ, đất vào bụng một nắm thì chân Á Lòng cao thêm một tấc, người Á Lòng to thêm một gang… Cứ thế, Á Lòng ăn hết quả đồi này sang quả đồi khác mà bụng vẫn chưa tròn. Khi đã nuốt hết chín quả đồi, Á Lòng đứng dậy, người to bằng chín quả núi. Nhưng hết nhìn gần lại nhìn xa, Á Lòng chỉ thấy có mỗi mình mình. Nghĩ ngợi một lát rồi chàng dùng đất nặn thành cây to, cây nhỏ, cắm khắp đồi cao, đồi thấp. Đồi cây lan ra mãi mãi thành rừng cây ngút ngàn. Thấy cây cối sống được một ngày rồi lá cây héo rũ xuống, Á Lòng bực quá dẫm mạnh chân xuống đất. Không ngờ đất lún sâu xuống, một con nước từ dưới lòng đất trào lên. Nước từ từ chảy ra, thành suối nhỏ rồi thành suối lớn. Nước chảy đến đâu cây hết buồn đến đó. Lá trở lại xanh, rồi tươi, rồi giơ tay đón những giọt sương lung linh. Có cây, có rừng nhưng cây chỉ biết đứng im một chỗ nói chuyện rì rào với gió, Á Lòng bèn lấy đất nặn thành con người và các muông thú, hà hơi rồi thả ra khắp rừng. Từ đấy, trên trời mới có cánh chim bay qua, dưới đất mới có thú chạy nhảy và từ trong rừng con người săn bắt, hái lượm, trồng tỉa. Thấy trái đất còn tối tăm, Á Lòng bèn nặn ra ba mặt trời, ba mặt trăng. Mặt trời được úp vào ngực, hà hơi rồi thả lên nên nóng. Mặt trăng chưa kịp úp vào ngực đã thả lên nên mát lạnh. Ba mặt trời ném lửa xuống nhiều quá làm cho cây cối, loài người và muôn loài súc vật bị chết la liệt. Thấy vậy, Á Lòng làm một cái nỏ thật to bắn cho rụng hai mặt trời, một mặt trăng. Còn hai mặt trăng và mặt trời nữa thì chạy trốn. Á Lòng đón rình ở sau một ngọn núi cao nhất bắn trúng một mặt trăng nữa. Nó bị mũi tên xuyên trúng giữa, vỡ vụn ra từng mảnh nhỏ, bắn tung toé khắp vòm trời cao nên trở thành những ngôi sao. Sợ Á Lòng bắn rơi, một mặt trời và một mặt trăng còn lại chạy vội lên thật cao chứ không dám ở thấp như trước nữa. Còn một mặt trời và một mặt trăng, mặt đất trở lên mát mẻ, dịu dàng hơn. Thấy loài người và vạn vật còn quá ít, Á Lòng dùng đất nặn thêm. Qua nhiều năm, mọi thứ sinh sôi nảy nở ngày một đông đúc. Lo chật đất không đủ chỗ sống, Á Lòng lại lấy đất sống ném sang bên đất chết, trộn lẫn cho đất chết biến thành đất sống. Đất mới trộn chưa khô, Á Lòng mệt quá, tranh thủ ngủ một giấc để lấy sức san cho mặt đất bằng phẳng. Trong lúc Á Lòng đang ngủ chẳng may có một cây Sò tu ma gióng to đổ đè lên người. Á Lòng chết, xương biến thành đá, thịt thành đất. Đời này tiếp đời khác, người ta cứ kể truyền cho nhau rằng: vì Chẻ Pia Á Lòng chưa kịp san sông nên mặt đất chỗ lồi, chỗ lõm. Chỗ nào được Á Lòng san thì bằng phẳng nay được gọi là đồng bằng. (Theo Truyện cổ ba dân tộc Thái – Khơ mú – Hà Nhì, tập 3, Chu Thùy Liên, Lường Thị Đại, Nxb Hội nhà văn) 9
  10. – Căn cứ vào hiểu biết của em về văn học dân gian, hãy xác định truyện Sự tích mặt đất và muôn loài thuộc thể loại nào? – Nhân vật chính trong truyện là ai? Nhân vật đó hiện lên qua những chi tiết nào? – Tìm các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Các chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào? – Tìm những cách giải thích về sự ra đời của mặt đất và muôn loài khác mà em biết. Gợi ý: Ở góc nhìn của văn học dân gian, ở góc nhìn của khoa học hiện đại,… Hãy so sánh cách giải thích đó với cách giải thích trong truyện Sự tích mặt đất và muôn loài. Từ đó nêu ý kiến của cá nhân em. 1. Thi kể chuyện Đóng vai nhân vật chính kể lại truyện Sự tích mặt đất và muôn loài (Trong khi một bạn kể, các bạn khác lắng nghe rồi nhận xét.). Ngày xửa ngày xưa, ở bản… 2. Sưu tầm một số truyện cổ dân gian của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo gợi ý sau: Nêu ngắn gọn cảm nhận STT Tên truyện Dân tộc của em về truyện 1 ? ? ? 10
  11. n gia dân iên cổ y ện iện b Tru ỉnh Đ t 4. Thực hành làm thẻ truyện cổ dân gian ở Điện Biên, sau đó trao đổi với các bạn trong Truyện cổ dân gian tỉnh Điện biên lớp. Chia sẻ với các bạn những điều thú vị Truy ện trong các truyện em đã sưu tầm và đọc. tỉnh cổ dân g Điện ia biên n Gợi ý: – Mặt trước ghi tên truyện, thể loại của truyện, của dân tộc nào. – Mặt sau ghi tóm tắt nội dung của truyện (nội dung tóm tắt rất ngắn gọn trong 2 – 3 câu) TìM Hiểu THêM HẠT gẠO (Truyện cổ dân gian dân tộc Thái) Ngày xưa, hạt gạo to bằng quả bí xanh lớn. Khi mặt trời mọc, gạo tự lăn từ trên núi xuống. Người không phải làm lụng vất vả, chỉ việc đi đón gạo về nấu ăn, rồi rủ nhau đi săn bắn, vui chơi… Hồi đó, có một bà goá chồng vừa lười vừa tham lại ham ngủ không ai bằng. Bà ngại làm bánh, ngại nuôi lợn gà. Nhưng mỗi sớm khi gạo lăn về, bà lại lanh chanh ra giành lấy gạo vác về nhà. Nhà bà có ba gian, hai gian ở bên bà xếp những hạt gạo cao tới nóc, còn gian giữa bà nằm. Một hôm, khi bà đang ngủ say, con mèo đuổi chuột làm lăn một hạt gạo xuống. Cứ thế, hạt nọ xô hạt kia rơi xuống vùi kín bà. Bà đau điếng kêu la, cố bới gạo chui lên. Bà giận dữ bê những hạt gạo đập mạnh vào đá. Gạo bị vỡ vụn thành mảnh nhỏ. Lạ thay, đống gạo kia tự nhiên lăn trở lại rừng hết và từ trong rừng vang lên tiếng nói: Ai chịu làm thì no Ai nằm co thì chết Gạo sẽ về rừng hết Gạo bé thành hạt con Chịu làm gạo sẽ còn Không chịu làm sẽ hết. Từ đó, hạt gạo bé lại bằng hạt gạo bây giờ và con người phải chăm chỉ cày cấy, gặt, đập, sàng, sẩy mới có gạo ăn. Theo Lò Văn Tấm Kim Sơn (Sưu tầm – Biên soạn) Nguồn tài liệu: Tài liệu văn học THCS tỉnh Điện Biên 11
  12. 2. âM NHẠC TrUYềN THỐNg TỉNH ĐIệN bIêN Học xong chủ đề này, em sẽ: • Trình bày được đặc điểm một số thể loại âm nhạc truyền thống tiêu biểu của tỉnh Điện Biên. • Kể tên và giải thích được ý nghĩa của một số thể loại âm nhạc truyền thống của một số dân tộc ở tỉnh Điện Biên. • Thực hành được một thể loại âm nhạc tiêu biểu của địa phương. • Có thái độ tôn trọng, có hành vi giữ gìn, phát triển âm nhạc truyền thống của địa phương. – Xem 1 đoạn clip về một thể loại âm nhạc truyền thống ở tỉnh Điện Biên. – Nêu tên thể loại âm nhạc trong clip. Âm nhạc truyền thống thuộc loại hình nghệ thuật âm nhạc, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên. Mỗi dân tộc có những thể loại âm nhạc đặc trưng mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Âm nhạc truyền thống thường được diễn xướng trong nghi thức tín ngưỡng, trong sinh hoạt đời sống thường ngày, trong lễ hội,... Nổi bật trong âm nhạc truyền thống của tỉnh Điện Biên là hát Then của người Thái trắng, tiếng khèn của người Mông; điệu sáo mũi đặc trưng của người Khơ Mú,… 12
  13. 1. hát Then của người Thái trắng ở tỉnh điện biên Cộng đồng người Thái trắng ở tỉnh Điện Biên thường thể hiện các làn điệu hát Then, đàn tính trong các nghi lễ như Then cấp sắc, Then cầu con, Kin Pang Then và trong các cuộc vui, hội hè… Đây là thể loại nghệ thuật âm nhạc dân gian, lưu giữ những nét đẹp văn hoá truyền thống, đáp ứng nhu cầu tâm linh, phản ánh nhân sinh quan, lối sống, các nghi lễ liên quan đến vòng đời và môi trường sống của người Thái trắng. Hình 2.1. Hát Then − dân tộc Thái trắng Trong thực hành tín ngưỡng Then, thầy (hoặc bà) thị xã Mường Lay. Then được coi là những người đặc biệt trong cộng đồng, có năng lực giao tiếp với thế giới siêu nhiên, có khả năng vừa hát Then vừa đàn tính. Lễ được tổ chức do thầy Then làm chủ lễ (chủ lễ gọi là Chảu Then). Lời khấn, lời hát trong nghi lễ của thầy Then không lưu giữ bằng văn bản mà nằm trong tâm thức của các ông (bà) Then và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chủ lễ sẽ ứng biến các giai điệu hát Then phù hợp với ngữ cảnh, nội dung nghi lễ hoà lẫn với âm thanh trầm bổng của đàn tính tẩu. Ngày 13/12/2019, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Hiện nay, hát Then còn được biểu diễn trong nhiều liên hoan văn nghệ ở nhiều nơi trong nước và quốc tế. 2. TIẾNG khèn độc đáo của dân tộc Mông Người Mông khi vui, khi buồn đều mang khèn ra thổi. Tiếng khèn dường như đã trở thành một phương thức để người Mông chuyển tải, thổ lộ những tâm tư, nguyện vọng của mình,... Bắt nguồn từ phong tục, tập quán, tiếng khèn Mông có nhiều nội dung, ý nghĩa thể hiện khác nhau. Khi mời bạn đi chơi xuân, xuống chợ, chúc nhau những điều may mắn,... tiếng khèn vui nhộn, dập dìu. Trong đám tang, tiếng khèn chậm và trầm như lời chia buồn cùng gia quyến và để đưa tiễn người mất về với tổ tiên. Tiếng khèn vui khiến người nghe thấy bồi hồi, rạo rực, nhưng tiếng khèn buồn lại khiến người nghe xúc động, nhớ thương. Khi biểu diễn, người nghệ nhân vừa thổi khèn vừa múa. 13
  14. Các động tác múa khèn rất đa dạng và khéo léo: múa nhảy đưa chân, quay đổi chỗ, quay tại chỗ, vờn khèn, lăn nghiêng, lăn ngửa, đi tiến, đi lùi theo bốn hướng. Mỗi bước tiến, bước lùi làm sao chỉ để chân này chạm gót chân kia. Động tác cơ bản là khom lưng, quay hất gót tại chỗ và quay hất gót di động trên vòng quay lớn rồi thu hẹp dần theo hình xoắn ốc. Vũ điệu và âm thanh hoà quyện Hình 2.2. Múa khèn - Điệu múa truyền với nhau tạo nên một thể loại nghệ thuật đặc sắc thống của đồng bào dân tộc Mông giúp cho người xem được thưởng thức cùng lúc cả tiết tấu đa dạng, biến hoá của tiếng khèn và hình ảnh uyển chuyển, nhịp nhàng của người múa. Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy: 1. Trình bày đặc điểm hát then của người Thái trắng theo sơ đồ gợi ý sau: a) Người thực hiện b) Đặc điểm của lời hát c) Nhạc cụ trong hát Then Hát then của người Thái trắng d) Vai trò của hát Then trong đời sống e) Các dịp biểu diễn g) Danh hiệu hát Then được UNESCO vinh danh 2. Trình bày một số đặc điểm tiếng khèn của người Mông theo gợi ý sau: 14
  15. a) Người biểu diễn b) Các dịp biểu diễn c) Đặc điểm của tiếng khèn d) Động tác cơ bản trong đ) Ý nghĩa của tiếng khèn múa khèn trong đời sống tinh thần của người Mông 1. Giới thiệu về một thể loại âm nhạc truyền thống ở nơi em sinh sống theo gợi ý: (Tên thể loại âm nhạc; Đặc điểm chính của thể loại âm nhạc; Người thực hiện; Các dịp biểu diễn; Nêu cảm nhận của em về thể loại âm nhạc đó,…). 2. Nêu những việc em nên làm để bảo tồn và phát triển các thể loại âm nhạc truyền thống đang có ở địa phương em. Tìm hiểu ? ? Bảo tồn và phát triển ? các loại hình âm nhạc ? truyền thống ở tỉnh Điện Biên ? ? ? 1. Em tìm hiểu thêm về các thể loại âm nhạc truyền thống của các dân tộc ở nơi em đang sinh sống và ở tỉnh Điện Biên. (Gợi ý: Tìm hiểu qua sách, báo, tài liệu, ti vi, internet, người thân, thầy cô,…; Ghi chép lại đặc điểm của thể loại âm nhạc em tìm hiểu được, sưu tầm tranh ảnh, clip minh hoạ, viết những cảm nhận của em về thể loại âm nhạc em tìm hiểu được,…). 15
  16. Tìm hiểu thêm Độc đáo nghệ thuật thổi sáo mũi của người Khơ mú Sáo mũi của người Khơ Mú được làm từ những ống nứa, nhỏ, có chiều dài trung bình khoảng 50 - 60 cm, có đường kính thân ống từ 2 – 2,5 cm. Hai đầu được bịt kín bởi 2 đốt của ống tre nứa, trên thân sáo đục 2 lỗ nhỏ, 1 lỗ ở đầu trên dùng thổi hơi vào, 1 lỗ ở đầu dưới dùng để bấm chỉnh âm thanh. Người thổi sáo phải biết cách lấy hơi, giữ nhịp, dùng hơi từ mũi thổi vào lỗ sáo để tạo thanh âm và tiết tấu. Sáo mũi chỉ do nữ giới Khơ Mú diễn tấu. Khi diễn tấu sáo mũi, nghệ nhân chỉ dùng một tay vừa giữ cây sáo đúng vị trí, vừa bấm lỗ sáo, còn tay kia múa theo điệu nhạc. Cách tấu sáo của phụ nữ Khơ Mú còn đặc biệt ở chỗ, người độc tấu vừa thổi sáo vừa chen vào giữa những khúc nhạc du dương lời hát trữ tình. Khi diễn tấu, họ nhún nhảy, lắc eo theo điệu nhạc khiến cả thân hình trở nên uyển chuyển. Các bài hát phần lớn đều do họ ứng khẩu theo các làn điệu dân ca cổ. Là một trong số ít người trong cộng đồng dân tộc Khơ Mú ở tỉnh Điện Biên thành thạo diễn tấu và chế tác sáo mũi, Nghệ nhân ưu tú Quàng Thị Dua cho biết, tiếng sáo là tiếng lòng của người con gái Khơ Mú nói lên tình yêu gia đình, lòng biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Khi đến tuổi trưởng thành, cô gái Khơ Mú còn dùng tiếng sáo để nói lên tình yêu với chàng trai của đời mình. Hình 2.3. Người Khơ Mú thổi sáo mũi. 16
  17. 3. TIẾNg NÓI, CHữ VIẾT Của MộT SỐ dâN TộC ở TỉNH ĐIệN bIêN Học xong chủ đề này, em sẽ: • Trình bày được đặc điểm của một số ngôn ngữ của địa phương. • Kể tên và nêu được vai trò tiếng nói và chữ viết của một số dân tộc ở tỉnh Điện Biên. • Có thái độ tôn trọng, có hành vi giữ gìn, phát huy ngôn ngữ của một số dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên. − Xem clip có nội dung hát, đọc thơ bằng tiếng của một dân tộc ở tỉnh Điện Biên. − Ngôn ngữ được thể hiện trong clip đó là tiếng của dân tộc nào? Theo số liệu nghiên cứu của đề tài cấp tỉnh Điện Biên1 năm 2019, tất cả dân tộc đang sinh sống tại tỉnh Điện Biên đều có tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình. Bên cạnh tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ dùng để giao tiếp trong nội bộ của từng dân tộc, các dân tộc vẫn dùng tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia (cả nói và viết) để giao tiếp chung. Các dân tộc Thái, Mông, Dao, Giáy, Hoa, Lào, Tày, Nùng có chữ viết riêng. Tiếng nói và chữ viết có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống, nâng cao nhận thức xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế của mỗi dân tộc. Tất cả các dân tộc đều trân trọng và gìn giữ ngôn ngữ của dân tộc mình. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước nói chung, tỉnh Điện Biên nói riêng đã có nhiều chính sách đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở các vùng dân tộc, miền núi; đưa tiếng dân tộc (tiếng Thái, tiếng Mông) vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông. Từ năm học 2020 – 2021, cùng với việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tiếng Thái và tiếng Mông sẽ là môn học tự chọn chính thức được thực hiện ở Điện Biên với thời lượng: cấp Tiểu học sẽ dạy 70 tiết/khối lớp/năm học; cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông 105 tiết/khối lớp/năm học. Hiện nay, Đài phát thanh và truyền 1 Đề tài: Nghiên cứu trạng thái đa ngữ ở Điện Biên – Hướng tới sự phát triển bền vững trong sự đa dạng ngôn ngữ văn hoá (Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên chủ trì) 17
  18. hình tỉnh Điện Biên thường xuyên phát sóng chương trình tiếng Thái (thứ tư, thứ bảy), tiếng Mông (thứ hai, thứ năm) hằng tuần. Trong bài học này, các em sẽ tìm hiểu một số đặc điểm của tiếng Thái, tiếng Mông ở tỉnh Điện Biên. 1. Tiếng Thái là tiếng mẹ đẻ của dân tộc Thái. Về mặt ngữ hệ, tiếng Thái thuộc ngữ hệ Tai-Kadai. Những dân tộc cùng ngữ hệ này ở Việt Nam có các nhóm: Lào, Lự, Tày, Nùng, Giáy… Ngôn ngữ này có đặc trưng cơ bản là tiếng nói đơn âm, có thanh điệu (độ cao thấp của từ có phân biệt ý nghĩa); Các văn bản tiếng Thái được đọc từ trái qua phải, giữa các từ trong một câu thì Hình 3.1. Bảng chữ cái tiếng Thái. không có khoảng cách. Trước đây, tiếng Thái cổ có 44 phụ âm, 32 nguyên âm, 4 dấu thanh (mái ệc, mái thô, mái tri, mái chặt - ta - wa), thanh bằng không có dấu và 28 dấu nguyên âm; 32 nguyên âm tạo thành 9 giọng nguyên âm ngắn, 9 giọng nguyên âm dài, 3 hợp âm. Sau một quá trình biến đổi, tiếng Thái hiện nay có 24 cặp phụ âm tương ứng với 48 chữ, được chia làm 2 tổ: tổ thấp và tổ cao, trong đó có 19 cặp phụ âm thường dùng nhiều nhất, 4 cặp phụ âm ít dùng, 3 cặp phụ âm để sử dụng cho ngành Thái trắng, 2 cặp phụ âm dùng để phiên âm tiếng nước ngoài; có 19 nguyên âm; có 6 thanh điệu tương ứng với các âm vực của phụ âm: tổ thấp và tổ cao. Chữ Thái là chữ tượng hình. 2. Tiếng Mông là tiếng mẹ đẻ của dân tộc Mông. Về mặt ngữ hệ, tiếng Mông thuộc ngữ hệ Mông – Miền, gần với ngôn ngữ của người Dao, Pà Thẻn. Về mặt loại hình, tiếng Mông là ngôn ngữ đơn lập. Về mặt chức năng, tiếng Mông là ngôn ngữ dùng để giao tiếp trong nội bộ dân tộc Mông. Sau một quá trình hình thành và phát triển, chữ viết của dân tộc Mông được chính thức phê duyệt và ban hành theo nghị định số 206 TTg/ngày 27/11/1961, viết theo dạng tự Latinh. Tiếng Mông có 58 phụ âm, trong đó có 19 phụ âm phát âm giống tiếng Việt: b, c, đ, g, h, kh, l, m, n, ng, nh, p, ph, s, t, tr, 18
  19. th, v, x.; có 39 phụ âm phát âm khác với Tiếng Việt là: bl, ch, cx, đr, đh, f, fl, gr, hl, hm, mn, hmn, hn, hnh, j, k, kr, mf, mfl, nd, nj, nkh, nkr, nq, nr, nx, nt, nth, ny, nz, pl, q, r, sh, ts, tx, w, y, z; có 11 nguyên âm: a, ă, â, c, ê, i, o, ô, ơ, u, ư; có 8 dấu thanh. Hình 3.2. Tiết học tiếng Thái của học sinh tại huyện Tuần Giáo – Điện Biên Hình 3.3. Tiết học tiếng Mông của học sinh tại huyện Tuần Giáo – Điện Biên − Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy: 1. Nêu nhận xét của em về tiếng nói và chữ viết của các dân tộc ở tỉnh Điện Biên. 2. Trình bày đặc điểm tiếng Thái và tiếng Mông theo gợi ý: Hệ ngôn ngữ Số lượng chữ cái, Đặc điểm tiếng Thái/ tiếng nguyên âm, phụ âm, Mông thanh điệu Các đặc điểm khác 19
  20. 1. Thi hát/ kể chuyện/ đọc thơ… bằng tiếng của dân tộc em. 2. Theo em, tiếng nói và chữ viết có vai trò như thế nào trong đời sống của mỗi dân tộc? Vì sao ngoài ngôn ngữ quốc gia chung, mỗi dân tộc cần có ngôn ngữ riêng? Giúp mọi người giao tiếp với nhau. Vai trò của tiếng nói và ? chữ viết ? 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2