ĐẠI HỌC HUẾ<br />
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA<br />
TRỊNH THỊ HÀ BẮC<br />
<br />
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN<br />
ÔN THI TỐT NGHIỆP<br />
<br />
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ<br />
CHO TRẺ EM<br />
<br />
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ<br />
Huế, 2013<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
LỜI GIỚI THIỆU<br />
Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, Trung tâm Đào tạo<br />
từ xa – Đại học Huế đã tổ chức biên soạn các tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt<br />
nghiệp cho tất cả các ngành đào tạo của Trung tâm.<br />
Để tạo điều kiện cho người học hệ thống hóa kiến thức trước khi tham<br />
gia thi tốt nghiệp, Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Huế đã xuất bản cuốn<br />
Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho<br />
trẻ em (năm 2010). Thực hiện Thông tư số 37/2010/TT-BGDĐT, ngày<br />
21/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành chương trình<br />
khung giáo dục đại học ngành Giáo dục mầm non, chương trình đào tạo<br />
ngành Giáo dục Mầm non của Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Huế đã có<br />
sự điều chỉnh.<br />
Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp Lý luận và phương pháp phát<br />
triển ngôn ngữ cho trẻ em được biên soạn trên cơ sở chương trình đào tạo<br />
mới và đề cương ôn thi tốt nghiệp dành cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm<br />
non đã được Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Huế ban hành. Tài liệu gồm<br />
hai phần:<br />
Phần I: Những nội dung cơ bản của môn học Lý luận và phương pháp<br />
phát triển ngôn ngữ cho trẻ em.<br />
Phần II: Câu hỏi ôn tập và gợi ý trả lời.<br />
Phần I đã tóm tắt các nội dung cơ bản của môn học mà các giáo trình<br />
có liên quan đã đề cập. Tuy nhiên, đây chỉ là những vấn đề gợi ý, giúp sinh<br />
viên nắm được nội dung chủ yếu nhất của chương trình ôn tập. Để làm<br />
phong phú hiểu biết của mình và giúp cho việc ôn tập đạt kết quả tốt, sinh<br />
viên cần phải đọc thêm các tài liệu tham khảo đã giới thiệu.<br />
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tài liệu này chắc chắn không tránh<br />
khỏi những điều thiếu sót. Xin trân trọng đón nhận những ý kiến góp ý chân<br />
thành của bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, sinh viên để tài liệu được<br />
hoàn chỉnh hơn.<br />
Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Huế<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
PHẦN I<br />
<br />
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔN HỌC<br />
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN<br />
NGÔN NGỮ CHO TRẺ EM<br />
A. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ<br />
I. VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM<br />
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tồn tại và phát triển theo<br />
sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người.<br />
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Ngôn ngữ là phương tiện<br />
nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ, con<br />
người mới có phương tiện để nhận thức và thể hiện nhận thức của mình, để<br />
giao tiếp và hợp tác với nhau… Nói đến sự phát triển của xã hội không thể<br />
không nói đến vai trò đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ.<br />
Đối với trẻ em, sự phát triển ngôn ngữ được chia làm 2 giai đoạn: giai<br />
đoạn tiền ngôn ngữ (dưới 12 tháng tuổi) và giai đoạn ngôn ngữ (từ 12 tháng<br />
tuổi trở lên). Ngôn ngữ đóng một vai trò cũng đặc biệt quan trọng trong việc<br />
phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách; là công cụ để trẻ giao<br />
tiếp, học tập, vui chơi…<br />
1. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ<br />
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ.<br />
- Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sở<br />
của mọi sự suy nghĩ, là công cụ của tư duy.<br />
+ Trẻ có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh. Thông qua ngôn<br />
ngữ, lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu<br />
những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng... của chúng và trẻ học được<br />
từ tương ứng (từ và hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻ cùng một<br />
lúc). Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ ngữ<br />
giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã được hình thành.<br />
5<br />
<br />