intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu: Kỹ thuật trồng hoa Cát tường

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

222
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ươm giống: Hạt giống hoa cát tường tương đối nhỏ (khoảng 19.000 hạt/gam) nên khó gieo trực tiếp ra đồng. Thường gieo vào vỉ xốp loại 200 lỗ. Gía thể dùng ươm thường là 30% xơ dừa + 30% đất mùn + 25% đất Feralit đỏ (đất mới) + 5% super lân và 10% phân chuồng ủ hoai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu: Kỹ thuật trồng hoa Cát tường

  1. Kỹ thuật trồng hoa Cát tường
  2. 1.Ươm giống: Hạt giống hoa cát tường tương đối nhỏ (khoảng 19.000 hạt/gam) nên khó gieo trực tiếp ra đồng. Thường gieo vào vỉ xốp loại 200 lỗ. Gía thể dùng ươm thường là 30% xơ dừa + 30% đất mùn + 25% đất Feralit đỏ (đất mới) + 5% super lân và 10% phân chuồng ủ hoai.pH của giá thể vào khoảng 6 – 6,5. Sau khi gieo vào giá thể cần giữ ẩm thường xuyên để hạt nảy mầm và phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình nảy mầm của hạt là 20 – 220C. Quá trình nảy mầm diễn ra trong vòng từ 10 – 20 ngày. Nhiệt độ của nhà ươm cây không nên vượt quá 220C. Nhiệt độ tối ưu cho cây con phát triển vào khoảng 15 – 180C. Giữ độ ẩm giá thể vào khoảng 70 – 80%, không nên tưới nhiều làm ẩm độ quá cao cây con sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Chăm sóc hàng ngày và phun thuốc định kỳ tuần/lần các loại thuốc diệt nấm như Zinep, Kasuran ……… và các loại thuốc diệt sâu như Sumi anpha, Regent, Pegasus… Cần tạo sự thông thoáng trong nhà ươm để giá thể không bị ẩm độ quá cao sau khi tưới.Khoảng 3 tháng sau khi gieo, cây có 2-3 bộ lá thì có thể xuất vườn ươm để trồng ra ngoài đồng. 2.Chuẩn bị đất trồng: Hoa cát tường có thể phát triển tốt trên nền đất có hàm lượng chất hữu cơ cao (đất bón phân chuồng hoai mục nhiều). Trước khi trồng đất cần được
  3. cày phơi ải, xử lý vôi và thuốc phòng trừ tuyến trùng, sên nhớt như Furadan… Sau khoảng 2 – 3 tuần phơi ải và xử lý đất, dùng phân chuồng đã ủ với chế phẩm Trichoderma và Super lân 5% vào thời điểm khoảng 1 tháng trước đó bón với lượng 10 m3/1000 m2. Bổ sung thêm một lượng phân khoáng NPK (16:16:8) : 50 kg//1000 m2. Độ pH thích hợp từ 6,3 – 6,5. Rãi phân đều trên mặt luống, trộn và xăm trộn đều trên tầng đất mặt (20 – 30 cm) và tiến hành trồng cây. 3. Mật độ & khoảng cách trồng: Thiết kế rò rãnh 1,3 m, luống cao 15 – 20 cm để tạo độ thông thoáng . Trên mặt luống trồng từ 5 – 6 hàng với hàng cách hàng khoảng 15 – 18 cm, trên mỗi hàng trồng cây cách cây từ 10 – 12 cm. Mật độ trồng đạt khoảng 50 – 60 cây/m2. Vào mùa mưa có thể trồng thưa hơn để hạn chế bệnh phát triển và lây lang. Trong quá trình trồng chọn lựa những cây có bộ rễ phát triển tốt, lấy cây nhẹ nhàng ra khỏi vỉ xốp hạn chế tối đa việc làm thương tổn bộ rễ cây con và bể bầu đất ươm cây. Trồng và lấp đất ngang cổ thân, tránh trồng quá sâu có thể làm thối rễ cây con. Sau khi trồng cần quản lý tốt độ ẩm đất nhằm giúp cho cây con mau chóng hồi phục và phát triển tốt trên vườn. Trong ngày phải tưới từ 2 – 3 lần vào thời điểm 5 giờ sáng, 10 giờ sáng và 2 giờ
  4. chiều để giữ ẩm cho cây con bén rễ tốt. Sau 10 – 15 ngày khi cây con bén rễ, giảm số lần tưới xuống còn 1 – 2 lần/ngày tùy theo điều kiện thời tiết là trời râm hay nắng gắt. 4. Chăm sóc: 4.1 Tưới nước: Độ ẩm đầy đủ là cần thiết cho sự sinh trưởng của hoa cát tường, tuy nhiên nếu duy trì độ ẩm quá cao và thường xuyên sẽ làm cây bị nhiễm một số bệnh nguy hiểm có trong đất như bệnh lỡ cổ rễ (Rhizoctonia solani), bệnh héo vàng (Fusarium solani), bệnh thối đen rễ (Pythium spp.)… Khi tưới cho hoa, thời điểm tưới thích hợp vào khoảng 5 – 8 giờ sáng, tưới vào thời điểm này sẽ làm cho đất hạn chế độ ẩm trong đêm, do đó ít phát sinh bệnh hại trên cây hoa cát tường đang phát triển . 4.2 Che lưới đen: Hoa cát tường yêu cầu lượng ánh sáng cần cho quá trình quang hợp không cao, do vậy cần che một lớp lưới đen để giảm bớt từ 30 – 40% ánh sáng nhằm giúp gia tăng chiều dài cành hoa. Tuy nhiên vào các tháng mưa nhiều ở Đà Lạt (tháng 7,8,9) cần tháo bỏ lưới che để hạn chế bệnh do nấm
  5. hại phát triển, nhất là nấm mốc đen (Botrytis cineca) gây hại trên thân và lá của hoa. 4.3 Cắm cọc và giăng dây đỡ: Sau khi trồng khoảng 1 tháng, cần tiến hành giăng lưới đỡ cây. Đóng nọc và giăng lớp lưới đầu tiên, thường sử dụng lưới đan bằng kẽm hay cước nylong có kích thước mắt lưới là 15 cm x 20 cm. Lớp lưới đầu tiên đặt cách mặt đất 30 cm, lớp lưới thứ hai cách lớp đầu tiên khoảng 15 cm – 20 cm. Hai lớp lưới này giúp cây hoa không bị ngã đỗ và giữ cho cành hoa được thẳng. 4.4 Tiả nụ hoa: Sau khi trồng từ 10 – 13 tuần cây sẽ cho nụ hoa đầu tiên. Cần tỉa bỏ nụ hoa đầu tiên này để các chồi bên ra hoa đồng loạt. Có một số giống không cần tỉa nụ hoa này mà cây vẫn cho hoa đồng loạt. Sau khi thu hoạch đợt bông đầu, cây sẽ có thời gian nghỉ khoảng 6 – 8 tuần mới cho bông đợt hai. Năng suất thu hoạch đợt bông lần hai chỉ bằng khoảng 20 – 30% so với năng suất lần đầu. 4.5 Bón thúc:
  6. Sau khi trồng 3 tuần, bón thúc 20 kg NPK(16:16:8) + 10 kg kali trắng/1000 m2. Sau khi trồng 6 tuần, bón thúc 30 kg NPK(20:20:15) +10 kg kali trắng /1000 m2. Sau khi trồng 9 tuần, bón thúc 30 kg NPK(15:5:20)/1000 m2. Sau thu hoạch lần một 2 tuần, bón thúc 20 kg NPK(16:16:8)+10 kg kali trắng /1000 m2. Sau thu hoạch lần một 4 tuần, bón thúc 30 kg NPK(20:20:15) +10 kg kali trắng /1000 m2. Khi bón phân đơn chú ý nên bón đạm ở dạng phân Nitrat, thường bón lượng đạm cân bằng với lượng phân Kali vào giai đoạn từ khi trồng đến khi hoa tượng nụ. Khi hoa bắt đầu tượng nụ, nên bón phân giảm hàm lượng đạm và tăng hàm lượng kali để tăng chất lượng hoa. Trong quá trình bón không nên rãi phân sát gốc hoa, thường bón kết hợp với việc xới xáo, làm cỏ. Sau khi bón xong cần tưới đẫm cho tan phân để cây hấp thu.
  7. Canxi cũng cần thiết trong quá trình sinh trưởng &phát triển của cây, tuy nhiên hoa cát tường không thích hợp khi trồng trên nền đất có hàm lượng canxi cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2