Tài liệu ôn thi Đại học - Lớp A1: Chuyên đề Anđehit - Xe ton lí thuyết
lượt xem 24
download
Tài liệu ôn thi Đại học - Lớp A1: Chuyên đề Anđehit - Xe ton lí thuyết giúp các em ôn thi Đại học phần Anđehit - xe ton lí thuyết với các câu hỏi được trích từ đề thi Đại học, Cao đẳng khối A, khối B,... Chúc các em ôn tập và luyện thi tốt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu ôn thi Đại học - Lớp A1: Chuyên đề Anđehit - Xe ton lí thuyết
- TÀI LIỆU ÔN THI ĐAI HOC - LỚP A1 ̣ ̣ CHUYÊN ĐỀ ANĐEHIT – XETON LÍ THUYẾT V Đề cao đẳng Câu 1(CĐ.08): Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1); CH2=CH-CHO (2); (CH3)2CH-CHO (3); CH2=CH-CH2-OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) cùng tạo thành một sản phẩm là: A. 2, 3, 4 B. 1, 2, 4 C. 1, 2, 3 D. 1, 3, 4. Câu 2(CĐ.08): Đốt cháy hoàn toàn một anđêhit X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Nếu cho X tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặcAgNO3) trong dd NH3 thì thu được số mol Ag gấp 4 lần số mol X đã phản ứng. Công thức của X là: A. HCHO B. (CHO)2 C. CH3CHO D. C2H5CHO. Câu 3(CĐ.08): Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là: A. 3 B. 6 C. 4 D. 5. Câu 4(CĐKA.10): Anđehit no mạch hở X có công thức đơn giản nhất C2H3O. Công thức phân tử của X là: A. C2H3O B. C6H9O3 C. C4H6O2 D. C8H12O4. Câu 5(CĐKA.10): Ứng với công thức phân tử C3H6O có bao nhiêu hợp chất mạch hở bền khi tác dụng với khí H2 (xúc tác Ni, to) sinh ra ancol ? A. 3 B. 4 C. 2 D. 1. Câu 6(CĐKA.10): Oxi hóa không hoàn toàn ancol iso propylic bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là: A. đimetyl xeton B. propanal C. metyl phenyl xeton D. metyl vinyl xeton. Câu 7(CĐKB.11): Số ancol đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H12O, tác dụng với CuO đun nóng sinh ra xeton là: A. 3 B. 2 C. 4 D. 5. V Đề đại học khối B Câu 1(ĐHKB.07): Đốt cháy hoàn toàn a mol một anđehit X (mạch hở) tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b = a + c). Trong phản ứng tráng gương , một phân tử X chỉ cho 2 electron. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit. A. no, đơn chức B. không no có hai nối đôi, đơn chức C. không no có một nối đôi, đơn chức D. no, hai chức. Câu 2(ĐHKB.08): Ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng một công thức phân tử C3H6O và có các tính chất: X, Z đều phản ứng với nước brom; X, Y, Z đều phản ứng với H2 nhưng chỉ có Z không bị thay đổi nhóm chức; chất Y chỉ tác dụng với brom khi có mặt CH3COOH. Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. C2H5CHO, CH2=CH-O-CH3, (CH3)2CO B. (CH3)2CO, C2H5CHO, CH2=CH-CH2-OH C. C2H5CHO, (CH3)2CO, CH2=CH-CH2-OH D. CH2=CH-CH2-OH, C2H5CHO, (CH3)2CO. Câu 3(ĐHKB.09): Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Công thức cấu tạo của X là: A. HOOC-CH=CH-COOH B. HO-CH2-CH2-CH2-CHO C. HO-CH2-CH=CH-CHO D. HO-CH2-CH2-CH=CH-CHO. Câu 4(ĐHKB.10): Có bao nhiêu chất hữu cơ mạch hở dùng để điều chế 4 - metyl pentan – 2 – ol chỉ bằng phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, to)? A. 3 B. 5 C. 2 D. 4. Câu 15(ĐHKB.13): Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 → X → CH3COOH. Trong sơ đồ trên mỗi mũi tên là một phản ứng, X là chất nào sau đây? A. CH3COONa. B. C2H5OH. C. HCOOCH3. D. CH3CHO. V Đề đại học khối A Câu 1(ĐHKA.07): Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dd NH3 là: A. anđêhit axetic, butin – 1, etilen B. anđêhit axetic, axetilen, butin – 2 C. axit focmic, vinyl axetilen, propin D. anđêhit focmic, axetilen, etilen. Câu 2(ĐHKA.08): Đun nóng V lít hơi anđêhit X với 3V lít khí H2 (xt Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hh khí Y có thể tích 2V lít (các khí đo ở cùng điều kiện). Ngưng tụ Y thu được chất rắn Z; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđêhit: A. không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức B. no, hai chức C. không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức D. no, đơn chức. Câu 3(ĐHKA.08): Số đồng phân xêtôn ứng với công thức phân tử C5H10O là: A. 3 B. 5 D. 6 D. 4. Câu 4(ĐHKA.09): Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là: A. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5 B. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH
- C. C2H5OH, C2H4, C2H2 D. CH3COOH, C2H4, C2H2. Câu 5(ĐHKA.09): Cho 0,25 mol một anđêhit mạch hở X phản ứng với lượng dư dd AgNO3/ NH3, thu được 54g Ag Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xt Ni) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức: A. CnH2n-3CHO (n ≥ 2) B. CnH2n-1CHO (n ≥ 2) C. CnH2n+1CHO (n ≥ 0)D. CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0). Câu 6(ĐHKA.11): Đốt cháy hoàn toàn anđêhit X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước (đo cùng điều kiện to, áp suất). Khi cho 0,01 mol X tác dụng với một lượng dư dd AgNO3/ NH3 thì thu được 0,04 mol Ag. X là: A. anđêhit no, mạch hở, hai chức B. anđêhit không no, mạch hở, hai chức C. anđêhit axetic D. anđêhit focmic. Câu 7(ĐHKA.11): X, Y, Z là các hợp chất mạch hở, bền có cùng công thức phân tử C3H6O. X tác dụng được với Na và không có phản ứng tráng bạc. Y không tác dụng được với Na nhưng có phản ứng tráng bạc. Z không tác được với Na và không có phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3, CH2=CH-CH2-OH B. CH2=CH-CH2-OH, CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO C. CH2=CH-CH2-OH, CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3 D. CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO, CH2=CH-CH2-OH Câu 8(ĐHKA.11): Phát biểu nào sau đây về anđehit và xeton là sai ? A. Axetanđehit phản ứng được với brom B. Hidro xianua cộng vào nhóm cacbonyl thành sản phẩm không bền C. Axeton không phản ứng được với nước brom D. Anđehit fomic tác dụng được với H2O tạo thành sản phẩm không bền. TÀI LIỆU ÔN THI ĐAI HOC - LỚP A1 ̣ ̣
- CHUYÊN ĐỀ ANĐEHIT – XETON BÀI TẬP Dạng 1: Tính toán lượng chất Câu 1(CĐ.08): Cho hh gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là: A. 21,6 gam B. 10,8 gam C. 43,2 gam D. 64,8 gam. Câu 2(ĐHKA.10): Axeton được điều chế bằng cách oxi hóa cumen nhờ oxi, sau đó thủy phân trong dung dịch H 2SO4 loãng. Để thu được 145 gam axeton thì lượng cumen cần dùng (hiệu suất quá trình điều chế 75%) là: A. 400 gam B. 600 gam C. 500 gam D. 300 gam. Câu 3(ĐHKA.10): Cho m gam hh etanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 43,2 gam kết tủa và dung dịch chứa 17,5 gam muối amoni của hai axit hữu cơ. Giá trị của m là: A. 10,2 B. 10,9 C. 9,5 D. 14,3. Câu 4(CĐ.13): Cho hỗn hợp gồm 0,05 mol HCHO và 0,02 mol HCOOH vào lượng d ư dung d ịch AgNO3 trong NH3 , đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 30,24 B. 21,60 C. 15,12 D. 25,92 Câu 5(ĐHKA.13): Khối lượng Ag thu được khi cho 0,1 mol CH 3CHO phản ứng hoàn toàn với khối lượng dư dung dịch AgNO3, đun nóng là A. 21,6 gam. B. 43,2 gam. C. 16,2 gam. D. 10,8 gam. Dạng 2: Bài toán oxi hóa ancol Anđehit Câu 1(CĐKA.10): Cho 4,6 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là: A. 21,6 B. 10,8 C. 43,2 D. 16,2. Câu 2(CĐ.12): Cho m gam hỗn hợp hoi X gồm hai ancol (đơn chức, bậc I, là đ ồng đ ẳng k ế ti ếp) ph ản ứng v ới CuO dư, thu được hỗn hợp hơi Y gồm nước và anđehit. Tỉ khối hơi của Y so với khí hiđro bằng 14,5. Cho toàn b ộ Y ph ản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 97,2 gam Ag. Giá trị của m là A. 14,0. B. 14,7. C. 10,1. D. 18,9. Câu 3(ĐHKB.07): Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hidro là 15,5. Giá trị của m là: A. 0,92 B. 0,32 C. 0,64 D. 0,46. Câu 4(ĐHKB.09): Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Oxi hóa hoàn toàn 0,2 mol hh X có khối lượng m bằng CuO ở nhiệt độ thích hợp, thu được hh sản phẩm hữu cơ Y. Cho Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Giá trị của m là: A. 13,5 B. 8,1 C. 8,5 D. 15,3. Câu 5(ĐHKB.10): Hỗn hợp X gồm 1 ancol và 2 sản phẩm hợp nước của propen. Tỉ khối hơi của X so với hidro bằng 23. Cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hh Y gồm 3 chất hữu cơ và hơi nước, khối lượng ống sứ giảm 3,2 gam. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, tạo ra 48,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của propan-1-ol trong X là: A. 65,2% B. 16,3% C. 48,9% D. 83,7%. Câu 6(ĐHKA.10): Oxi hóa hết 2,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức thành anđehit cần vừa đủ 4,8 gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđehit trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Hai ancol là: A. C2H5OH, C2H5CH2OH B. C2H5OH, C3H7CH2OH C. CH3OH, C2H5CH2OH D. CH3OH, C2H5OH. Dạng 3: Bài toán xác định công thức 1 anđehit Câu 1(CĐKA.07): Cho 2,9 gam một anđehit phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong dd NH3 thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của anđehit là: A. HCHO B. CH2=CH-CHO C. OHC-CHO D. CH3CHO. Câu 2(ĐHKB.07): Khi oxi hóa hoàn toàn 2,2 gam một anđehit đơn chức thu được 3 gam axit tương ứng. Công thức của anđehit là: A. H-CHO B. C2H3-CHO C. C2H5-CHO D. CH3-CHO. Câu 3(ĐHKB.09): Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được 0,351 gam H2O và 0,4368 lít khí CO2 (ở đktc). Biết X có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Chất X là: A. C2H5CHO B. CH2=CH-CH2-OH C. CH3COCH3 D. O=CH=CH=O.
- Câu 4(ĐHKB.12): Cho 0,125 mol anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung d ịch AgNO 3 trong NH3 thu được 27 gam Ag. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 0,25 mol X cần v ừa đ ủ 0,5 mol H 2. Dãy đồng đẳng của X có công thức chung là A. CnH2n(CHO)2(n 0) B. CnH2n-3CHO (n 2) C. CnH2n+1CHO (n 0) D. CnH2n-1CHO (n 2) Câu 5(ĐHKA.07): Cho 6,6 gam một anđêhit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dd NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. CH3CHO B. HCHO C. CH3CH2CHO D. CH2=CH-CHO. Câu 54(ĐHKA.13): Cho 13,6 gam một chất hữu cơ X (có thành phần nguyên tố C, H, O) tác d ụng v ừa đ ủ v ới dung dịch chứa 0,6 mol AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 43,2 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là A. CH2=C=CH-CHO. B. CH3-C C-CHO. C. CH C-CH2-CHO. D. CH C- � 2 � -CHO. CH 2 � � Câu 6(ĐHKA.07): Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dd NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hidro hóa X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. HCHO B. CH3CHO C. OHC-CHO D. CH3CH(OH)CHO. Câu 7(ĐHKA.08): Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO 3 trong dd NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hòa tan hoàn toàn m gam Ag bằng dd HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (s phẩm khử duy nhất). X là: A. C3H7CHO B. C4H9CHO C. HCHO D. C2H5CHO. Câu 8(ĐHKB.12): Cho 0,125 mol anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 27 gam Ag. Mặt khác, hiđro hoá hoàn toàn 0,25 mol X cần vừa đủ 0,5 mol H2. Dãy đồng đẳng của X có công thức chung là A. CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0). B. CnH2n-3CHO (n ≥ 2). C. CnH2n-1CHO (n ≥ 2). D. CnH2n+1CHO (n ≥ 0). Câu 9(CĐ.13): Cho 4,4 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung d ịch AgNO 3 trong NH3 , đun nóng, thu được 21,6 gam Ag. Công thức của X là A. HCHO B. CH3CHO C. C2H3CHO D. C2H5CHO Dạng 4: Xác định công thức 2 anđehit đồng đẳng Câu 1(CĐ.09): Cho 0,1 mol hh X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư dd AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Hai anđehit trong X là: A. HCHO và C2H5CHO B. HCHO và CH3CHO C. C2H3CHO và C3H5CHO D. CH3CHO và C2H5CHO. Câu 2(CĐKB.11): Hỗn hợp G gồm hai anđehit X và Y, trong đó MX < MY < 1,6MX. Đốt cháy hh G thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Cho 0,1 mol hh G vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 0,25 mol Ag. Tổng số các nguyên tử trong một phân tử Y là: A. 9 B. 7 C. 10 D. 6. Câu 3(ĐHKB.09): Hai hợp chất hữu cơ X và Y là đồng đẳng kê tiếp, đều tác dụng với Na và có phản ứng tráng bạc. Biết phần trăm khối lượng oxi trong X, Y lần lượt là 53,33% vf 43,24%. Công thức cấu tạo của X và Y tương ứng là: A. HO-CH2-CH2-CHO và HO-CH2-CH2-CH2-CHO B. HO-CH2-CHO và HO-CH2-CH2-CHO C. HCOOCH3 và HCOOCH2-CH3 D. HO-CH(CH3)-CHO và HOOC-CH2-CHO. Câu 4(ĐHKB.09): Hidro hóa hoàn toàn m gam hh X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 1) gam hh ancol. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn cũng m gam X thì cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của m là: A. 10,5 B. 8,8 C. 24,8 D. 17,8. Câu 5(CĐ.13): Hỗn hợp X gồn hai anđêhit no, đơn chức , mạch hở ( tỉ lệ mol 3 : 1 ). Đ ốt cháy hoàn toàn m ột l ượng X cần vừa đủ 1,75 mol khí O2, thu được 33,6 lít khí CO2 ( đktc). Công thức của hai anđêhit trong X là: A. HCHO và CH 3CHO B. HCHO và C 2 H 5CHO C. CH 3CHO và C3H 7CHO D. CH 3CHO và C 2 H 5CHO Dạng 5: Xác định công thức 2 anđehit không đồng đẳng
- Câu 1(ĐHKB.11): Để hidro hóa hoàn toàn 0,025 mol hh X gồm hai anđehit có khối lượng 1,64 gam, cần 1,12 lít H2 (đktc). Mặt khác, khi cho cũng lượng X trên phản ứng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 8,64 gam Ag. Công thức cấu tạo của hai anđehit trong X là: A. CH2=CH-CHO và OHC-CH2-CHO B. CH2=C(CH3)-CHO và OHC-CHO C. HCHO và OHC-CH2-CHO D. OHC-CH2-CHO và OHC-CHO. Câu 2(ĐHKB.11): Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức Y và Z (biết phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Cho 1,89 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 18,36 gam Ag và dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 0,784 lít CO2 (đktc). Tên của Z là: A. anđehit acrylic B. anđehit axetic C. anđehit propionic D. anđehit butiric. Câu 3(ĐHKA.08): Cho m gam hh X gồm hai rượu (ancol) no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được hh rắn Z và một hh hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư Ag2O trong dd NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là: A. 9,2 gam B. 7,8 gam C. 7,4 gam D. 8,8 gam. Dạng 6: Bài tập tổng hợp Câu 1(ĐHKB.10): Cho hh M gồm anđehit X (no, đơn chức, mạch hở) và hidrocacbon Y, có tổng số mol là 0,2 (số mol của X nhỏ hơn của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Hidrocacbon Y là: A. CH4 B. C2H2 C. C3H6 D. C2H4. Câu 2(ĐHKB.11): Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn x mol hh M, thu được 3x mol CO2 và 1,8x mol H2O. Phần trăm số mol của anđehit trong hh M là: A. 40% B. 20% C. 30% D. 50%. Câu 3(ĐHKB.11): X là hỗn hợp gồm H2 và hơi của hai anđehit (no, đơn chức, mạch hở, phân tử đều có số nguyên tử C nhỏ hơn 4), có tỉ khối so với heli là 4,7. Đun nóng 2 mol X (xúc tác Ni), được hh Y có tỉ khối hơi so với Heli là 9,4. Thu lấy toàn bộ các ancol trong Y rồi cho tác dụng với Na (dư), được V lít H2 (đktc). Giá trị lớn nhất của V là: A. 13,44 B. 5,6 C. 11,2 D. 22,4. Câu 4(ĐHKA.09): Cho hh khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hh khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là: A. 35,00% B. 65,00% C. 53,8% D. 46,15%. Hãy theo đuổi sự ưu tú, … thành công sẽ theo đuổi bạn ! Guru Ranchodas – phim ba chàng ngốc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu ôn thi đại học môn Lý rất hay
12 p | 1307 | 754
-
Tài liệu ôn thi Đại học - Lớp A1: Chuyên đề sự điện li
3 p | 504 | 150
-
Tài liệu ôn thi Đại học cấp tốc: Chuyên đề Hidrocacbon lí thuyết
7 p | 292 | 81
-
Tài liệu ôn thi Đại học 2012 - 2013: Ôn tập chuyên đề axit cacboxylic
4 p | 315 | 72
-
Tài liệu ôn thi Đại học cấp tốc 2012 - 2013: Chuyên đề Amin - Alinin lí thuyết
5 p | 292 | 59
-
Tài liệu ôn thi Đại học lớp A1: Chuyên đề Polime và vật liệu lí thuyết
2 p | 300 | 57
-
Tài liệu ôn thi Đại học - Lớp A1: Chuyên đề phi kim - Halogen + O + S + N + P + C
6 p | 290 | 53
-
Tài liệu ôn thi Đại học: Chuyên đề về cực trị
17 p | 225 | 39
-
Tài liệu ôn thi Đại học: Tổ hợp và số phức - Trường THPT Cẩm Lý
20 p | 197 | 39
-
Tài liệu ôn thi Đại học - lớp A1: Chuyên đề nguyên tử - Bảng tuần hoàn hóa học
3 p | 163 | 37
-
Tài liệu ôn thi Đại học - Lớp A1: Chuyên đề tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
3 p | 210 | 32
-
Tài liệu ôn thi Đại học - Lớp A1: Chuyên đề Ancol lí thuyết
7 p | 197 | 30
-
Tài liệu ôn thi Đại học - Đề A
5 p | 220 | 23
-
TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC - NTTH
4 p | 156 | 15
-
Tài liệu ôn thi Đại học - Đề B
5 p | 141 | 15
-
Tài liệu ôn thi Đại học - Lớp A1: Chuyên đề Phenol, chuyên đề chất béo
3 p | 120 | 12
-
TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC NĂM 2011
5 p | 122 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn