TÀI LIỆU ÔN THI TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ
lượt xem 31
download
Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TÀI LIỆU ÔN THI TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ
- TÀI LIỆU ÔN THI TRIẾT HỌC CHINH TRỊ Nguyễn Đức Duyệt Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Các đảng thường có một hệ tư tưởng hay một đường lối nhất định, nhưng cũng có th ể đại di ện cho một liên minh giữa các lợi ích riêng rẽ. Các đảng th ường có m ục tiêu th ực hi ện m ột nhi ệm vụ, lý tưởng của một tầng lớp, giai cấp, quốc gia để bảo vệ quyền lợi c ủa tầng lớp, giai c ấp hay quốc gia đó. Cộng Hòa: Theo nghĩa rộng nhất, một nền cộng hòa là một bang hay một quốc gia được lãnh đạo bởi những người không dựa sức mạnh chính trị của họ vào bất kỳ một quy luật nào vượt khỏi tầm kiểm soát của nhân dân trong bang hay n ước đó. M ột vài đ ịnh nghĩa, bao g ồm c ả 1911 Encyclopædia Britannica, nhấn mạnh sự quan trọng của sự tự trị và luật pháp như là m ột ph ần của những điều kiện cần cho một cộng hòa. Tổ chức chi tiết của các nhà n ước c ộng hòa có th ể rất khác nhau. Từ “Republic” (cộng hòa) bắt nguồn từ thành ngữ Latinh res publica, có thể dịch là “một việc công cộng”. Cờ: Mảnh vài, lụa… có kích thước, màu sắc nhất định và có khi có hình t ượng tr ưng, dùng làm hiệu cho một nước, một tổ chức chính trị… Thường dùng làm biểu tượng cho cái có tác dụng tập hợp lực lượng. Chủ nghĩa cộng sản là một cấu trúc kinh tế xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập một xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sở h ữu chung và đi ều khi ển chung đối với các phương tiện sản xuất và tài sản nói chung. Karl Marx cho rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn cuối cùng của xã hội loài người, đạt được qua một cuộc cách mạng vô sản. “Chủ nghĩa cộng sản thuần túy” theo thuyết của Marx nói đ ến m ột xã h ội không có giai c ấp, không có nhà nước và không có áp bức, mà trong đó các quyết đ ịnh v ề vi ệc s ản xu ất cái gì và theo đuổi những chính sách gì được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép m ọi thành viên c ủa xã hội tham gia vào quá trình quyết định ở cả hai mặt chính trị và kinh tế. Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó th ừa nh ận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực thông qua một hệ thống bầu cử tự do. Trong học thuyết chính trị, dân chủ dùng để mô tả cho một số ít hình thức nhà nước và cũng là một loại triết học chính trị. Mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất về ‘dân chủ’ nhưng có hai nguyên tắc mà bất kỳ một định nghĩa dân chủ nào cũng đưa vào. Nguyên t ắc th ứ nh ất là t ất c ả mọi thành viên của xã hội (công dân) đều có quyền tiếp c ận đến quyền lực m ột cách bình đ ẳng và thứ hai, tất cả mọi thành viên (công dân) đều được hưởng các quyền t ự do đ ược công nh ận rộng rãi. Đảng chính trị (thường được gọi vắn tắt là chính đảng hay đảng) là một tổ chức chính trị tự nguyện với mục tiêu được một quyền lực chính trị nhất định trong chính quyền, thường là bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử.
- Hiến pháp là một hệ thống quy đinh những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền. Nhiều hi ến pháp cũng b ảo đ ảm các quyền nhất định của nhân dân. Ngoài Hiến pháp được hiểu như hiến pháp chính quyền còn có một số hình thức khác mang nghĩa rộng hơn như là hiến chương, luật lệ, nguyên tắc gi ữa các t ổ chức chính trị. Khủng bố: Dùng biện pháp tàn bạo làm cho khiếp sợ để hòng khuất phục. Nhà nước hiểu theo nghĩa pháp luật, là một tổ chức xã hội và quyền lực được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà nước vì thế mang bản chất giai cấp. Phản động nghĩa đen là chống lại với sự thay đổi do tác động c ủa n ội l ực hay ngo ại l ực khách quan; nghĩa thông dụng tại Việt Nam là có tư tưởng, lời nói ho ặc hành đ ộng ch ống l ại cách mạng, chống lại trào lưu, nhằm phục hồi một xã hội quá khứ. Tại Việt Nam từ “phản động” thường được dùng để chỉ những nhân vật bất đồng chính kiến có những hành động chống nhà nước hay những trang mạng ở trong cũng như ngoài n ước có n ội dung chống đối chính quyền Việt Nam. “Phản động” theo nghĩa phổ biến của chính quyền Vi ệt Nam trong th ời chi ến tranh thì có nghĩa là: Có tư tưởng hay hành động theo quân đội ngoại xâm, ch ống lại s ự toàn v ẹn lãnh th ổ, đ ộc l ập, và thống nhất của dân tộc Việt Nam. “Phản động” theo nghĩa phổ biến của chính quyền Việt Nam ngày nay thì có nghĩa là: Có t ư tưởng chống đối và có thái độ thù địch với nhà cầm quyền, hay có hành đ ộng gây tác h ại, làm cản trở sự phát triển của quốc gia hoặc gây bất ổn cho xã hội. Quốc gia là một khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó; họ gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc, và, những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó cùng chịu sự chi phối của chính quyền, và, họ cùng nhau chia sẻ quá kh ứ cũng nh ư hi ện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền. Tự do là một khái niệm dùng trong triết học chính trị mô tả tình trạng khi một cá nhân có thể có khả năng hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình. Triết học chính trị đứng trên quan điểm cá nhân chủ nghĩa và xã hội ch ủ nghĩa quan ni ệm khác nhau về tự do. Quan điểm các nhà theo cá nhân chủ nghĩa và quan đi ểm t ự do v ề khái ni ệm quyền tự do nói đến sự tự do của cá nhân trước những ép bu ộc t ừ bên ngoài. Còn theo quan đi ểm xã hội thì ngược lại, quyền tự do được xem tương đương với việc phân b ổ quyền l ực theo cách công bình với lý lẽ nếu tự do mà không có bình đẳng sẽ d ẫn t ới s ự chi ếm ưu th ế c ủa nh ững k ẻ mạnh nhấ. Nhà Nước -Vai Trò Của Nhà Nước CHXHCNVN Trong Giai Đoại Hiện Nay : Nhà nước Việt Nam có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị đ ược quy đ ịnh bởi chức năng và nhiệm vụ của nó trong hệ thống chính tr ị, trong đ ời s ống xã h ội và đ ược th ể hiện trong mối quan hệ giữa Nhà nước với Đảng và các tổ chức chính tr ị - xã h ội trong h ệ th ống
- chính trị. Nhà nước thể chế hóa chủ trương, đường lối c ủa Đ ảng thành hi ến pháp, pháp lu ật và chính sách làm công cụ quản lý nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong hệ thống chính trị nước ta, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vi ệt Nam là tr ụ c ột, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay m ặt nhân dân, chịu trách nhi ệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã h ội. Đó chính là Nhà n ước c ủa nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo và th ực hi ện đ ường l ối chính trị của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện và đảm bảo đầy đ ủ quyền làm ch ủ c ủa nhân dân. Những đặc trưng của Nhà nước tạo nên những nét khác bi ệt nhất đ ịnh v ề t ổ ch ức và ph ương thức hoạt động giữa Nhà nước với Đảng và các tổ chức chính tr ị - xã h ội trong h ệ th ống chính tr ị ở nước ta hiện nay. Việc xác định đúng vị trí, vai trò và nhiệm vụ c ủa Nhà n ước trong h ệ th ống chính trị có ý nghĩa lý lu ận và thực tiễn trong quá trình đổi m ới hệ th ống chính tr ị, kh ắc ph ục s ự chồng chéo, lấn sân giữa các thành tố trong hệ thống chính trị, nhất là trong m ối quan h ệ gi ữa Đảng và Nhà nước ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ch ủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hi ện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Địa vị chính trị - pháp lý của nhà nước trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay. Nhà nước ta là tổ chức chính trị - pháp lý qu ản lý nhà n ước đối với m ọi mặt của đ ời sống xã h ội. Nhà nước tác động, ở những mức độ khác nhau, đến tất cả các lĩnh v ực và đ ối t ượng xã h ội. Đ ịa vị chính trị - pháp lý c ủa Nhà nước ta trong hệ thống chính trị còn được thể hi ện trong m ối quan hệ với các thành tố khác của hệ thống chính trị là quan hệ gi ữa Nhà n ước với Đảng và quan h ệ giữa Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác. Với địa vị chính trị - pháp lý quan tr ọng như vậy, yêu c ầu đ ổi m ới và hoàn thi ện Nhà n ước nh ằm củng cố và tăng cường địa vị chính trị - pháp lý của Nhà n ước trong h ệ th ống chính tr ị tr ở thành một yêu cầu tất yếu, trong đó, tiếp tục đổi mới tổ chức và phương th ức ho ạt đ ộng c ủa Qu ốc hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong s ạch, v ững mạnh và từng bước hiện đại, tiếp tục cải cách tư pháp, nâng cao chất l ượng ho ạt đ ộng c ủa các cơ quan tư pháp. Nhà nước – trụ cột của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay Đặc trưng của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vi ệt Nam là Nhà n ước c ủa dân, do dân, vì dân, các cơ quan quyền lực nhà nước được lập nên thông qua các cuộc bầu cử phổ thông, dân chủ, tự do và bình đẳng. Quyền lực của Nhà n ước là quyền lực c ủa nhân dân, do nhân dân ủy nhiệm thông qua lá phiếu của mình; tổ chức, cơ chế vận hành c ủa b ộ máy nhà n ước do nhân dân quyết định. Các vấn đề trọng đại của đất nước đều phải hỏi ý ki ến nhân dân. Nh ững đóng góp, khiếu nại, tố cáo của nhân dân đối với Nhà n ước đều đ ược tôn tr ọng, xem xét, ti ếp thu và gi ải quyết. Do đó, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ch ức năng và nhi ệm v ụ c ơ b ản là cung cấp các loại dịch vụ công ích đem lại lợi ích cho mọi người dân sinh sống trên lãnh th ổ c ủa mình, những hàng hóa công cộng thuần túy. Ngoài ra, Nhà nước ta th ực hi ện hai ch ức năng chính tr ị và xã hội thống nhất với nhau, do lợi ích của giai c ấp công nhân và nhân dân lao đ ộng là th ống nh ất với nhau.
- Nhà nước ta hiện nay được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa. Từ nguyên t ắc này, bộ máy nhà nước được xây dựng theo hướng vừa đảm bảo sự thống nhất quyền lực, v ừa có sự phân công, phân nhiệm ngày càng rành mạch. Bộ máy tổ chức Nhà n ước ta gồm: Quốc hội (là cơ sở của hệ thống các cơ quan nhà nước khác, là cơ quan đại bi ểu cao nhất c ủa nhân dân, c ơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Mọi quyền lực nhà n ước được th ống nhất ở Qu ốc h ội. Qu ốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu như lập pháp, hiến pháp, giám sát t ối cao vi ệc tuân th ủ hiến pháp, pháp luật; quyết định những vấn đề quan trọng trong phát tri ển kinh t ế - xã h ội c ủa đất nước và nhiều nhiệm vụ quan trọng về tổ chức cán bộ, về các chính sách…). Chủ tịch nước (người đứng đầu nhà nước, thay mặt đất n ước về đối n ội và đ ối ngo ại, do Qu ốc h ội b ầu. Ch ủ tịch nước phải báo cáo công việc của mình trước Quốc hội và chịu trách nhiệm trước QH). Chính phủ (được xây dựng theo hướng tập trung vào lĩnh vực hành chính nhà nước, vừa là cơ quan chấp hành củ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Chính phủ cũng được xác định là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại nhà n ước). Ngoài ra, b ộ máy nhà n ước ta còn có Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân. Để đổi mới và hoàn thiện Nhà nước, chúng ta c ần đổi mới và hoàn thiện tất cả bộ máy tổ chức nhằm đảm bảo vị trí và vai trò c ủa nhà n ước trong hệ thống chính trị. Mối quan hệ giữa Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay. Hiện nay, ở Việt Nam có hơn 320 tổ chức hội quy mô ho ạt đ ộng toàn qu ốc, hàng ngàn h ội c ấp tỉnh, hàng vạn hội cấp huyện, xã... nhưng chỉ có một số ít được coi là các tổ chức chính trị xã hội. Các tổ chức này đều do Đảng lãnh đạo, là cơ sở chính trị - xã h ội c ủa Đ ảng và g ắn bó v ới Đ ảng, với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Các tổ chức này đều chịu sự lãnh đạo c ủa Đảng, sự qu ản lý của Nhà nước. Tổ chức hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội gắn bó chặt ch ẽ v ới t ổ ch ức và hoạt động của Đảng và nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà n ước và các t ổ chức chính tr ị - xã h ội bằng cương lĩnh đường lối chiến lược, bằng nghị quyết, các định hướng về ch ủ tr ương, chính sách… bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục và vận động, tổ ch ức ki ểm tra, b ằng hành đ ộng gương mẫu của mọi đảng viên và bằng công tác cán bộ. Nhà nước cũng cần sự phối hợp của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính tr ị xã h ội, làm c ầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà n ước; tuyên truyền vận đ ộng các t ầng l ớp nhân dân th ực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.. Xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của nhà n ước trong h ệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay xu ất phát t ừ t ất y ếu kinh tế, là một nhu cầu chính trị khách quan. Thông qua xây d ựng nhà n ước pháp quy ền, Nhà nước ta mới có thể xác định đúng chức năng và nhi ệm v ụ, v ị trí và vai trò c ủa mình trong h ệ thống chính trị nói riêng và trong đời sống chính trị nói chung. Đến nay, nhà n ước pháp quy ền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được định hình trên những nét c ơ b ản và tr ở thành tr ụ c ột c ủa h ệ thống chính trị nước nhà. Trong quá trình đổi mới hệ thống chính tr ị, cùng v ới vi ệc xây d ựng và chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, cần xác định xây dựng và hoàn thi ện nhà n ước là nhi ệm vụ trọng tâm. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Vi ệt Nam chính là xây d ựng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; làm cho quyền lực nhà nước và hệ thống tổ chức thực thi quyền lực - h ệ th ống chính tr ị - đ ược xác định đúng đắn và có hiệu quả hơn. Quyền lực Nhà nước được c ủng c ố và tăng c ường cũng có nghĩa là quyền lãnh đạo của Đảng được củng cố và tăng c ường. Gi ữ v ững và tăng c ường s ự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh của Nhà nước.
- Các tác giả cũng nhấn mạnh, nhận thức đầy đủ và giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa các thành tố của hệ thống chính trị, trong đó có mối quan hệ giữa Nhà nước với Đ ảng, Nhà n ước v ới M ặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội là một yêu c ầu khách quan ở n ước ta hi ện nay. Đ ổi mới và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính tr ị - xã h ội trong h ệ thống chính trị ở nước ta hiện nay cần hướng vào mục tiêu chung là xây d ựng và c ủng c ố quy ền làm chủ của nhân dân, mà trước hết là của giai cấp công nhân, giai c ấp nông dân, đ ội ngũ trí th ức và những người lao động khác. Giải quyết tốt những m ối quan hệ c ơ b ản này s ẽ góp ph ần làm cho hệ thống chính trị nước ta vận hành có hi ệu lực, hi ệu qu ả h ơn, đáp ứng t ốt h ơn nh ững yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước theo mục tiêu dân giàu, n ước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 1. Khái niệm quyền lực: Với tư cách là 1 phạm trù của khoa học chính trị, quyền lực đã được khám phá trong chiều dài của lịch sử nhân loại từ Aristote qua các nhà thần học thời trung cổ, các nhà phục hưng, các nhà không tưởng, các nhà bách khoa đến các nhà chính trị học hiện đại người Mỹ như K.Dantra, Lesliel Lipson và các nhà bách khoa triết học toàn thư Liên Xô (cũ), nhưng vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa để mọi người chấp nhận. Nói một cách tổng quát nhất: quyền lực là cái nhờ đó mà người khác phải phuc tùng. Từ đó nội hàm của khái niệm quyền lực có thể như sau: Một là, quyền lực chỉ ra đời và tồn tại cùng với xã hội loài người. Sự tồn tại loài người, ngoài những hoạt động riêng biệt của từng cá thể người, con người còn có những hoạt động chung trong cộng đồng. Hoạt động chung giữa người và người tạo ra quyền của người này đối với người khác. C.Mác viết: “Trong tất cả mọi công việc mà có nhiều người hợp tác với nhau, thì mối quan hệ chung và sự thống nhất tất yếu của quá trình tất phải hiện ra trong một ý chí điều khiển” Hai là, quyền lực mang tính khách quan. Quyền lực, tuy ra đời và tồn tại cùng với hoạt động xã hội của con người nhưng nó lại không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của mỗi người mà đòi hỏi con người phải nhận thức và sử dụng đúng như những gì nó có. Tính khách quan của quyền lực bắt nguồn từ bản chất xã hội của con người mà suy đến cùng là tính quy định của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của con người và loài người Ba là, quyền lực mang tính phổ biến. Sống trong xã hội, mỗi người có nhiều mối liên hệ giữa người với người mà mỗi quan hệ xã hội xác định có quan hệ quyền lực nhất định tương ứng nên ai cũng tất phải tham gia nhiều mối quan hệ quyền lực khác nhau. Từng quyền lực vừa tồn tại biệt lập vừa đan xen chồng chéo với nhau tạo nên một tổng hòa các quan hệ quyền lực theo yêu cầu của xã hội. Trong mối quan hệ này, anh ta là người được giao quyền hành, còn trong mối quan hệ khác, anh ta lại là người trao quyền thế, không ai chỉ có chỉ huy mà không phải phục tùng một sự điều khiển nhất định Bốn là, quyền lực là quan hệ giữa người chỉ huy và người thi hành. Bất cứ hoạt động chung nào cũng phải có người tổ chức chỉ huy và người phục tùng sự tổ chức chỉ huy đó. Chỉ huy và phục tùng chỉ huy là cội nguồn, điểm xuất phát, là nội dung trung tâm của mọi quyền lực. Vì vậy, Ph.Ănghen đã cho rằng: “Quyền uy là ý chí của người khác buộc ta phải tiếp thu, quyền uy lây sự phục tùng làm tiền đề” Từ đó, có thể hiểu: quyền lực là ý chí của người này được người khác thi hành thể hiện mối quan hệ giữa người chỉ huy với người chịu sự chỉ huy, giữa người được giao quyền với người đã trao quyền; đó là quyền uy và thế lực đủ để quyết định công việc điều hành người khác hoạt động theo ý chí của mình
- 2. Bản chất của quyền lực chính trị Khi xã hội chưa có giai cấp, người ta điều chỉnh xã hội chỉ bằng quyền lực công. Quyền lực công nảy sinh từ những nhu cầu sinh hoạt chung của cộng đồng là cái vốn có của xã hội. Nó lấy ý chí và lợi ích chung của xã hội làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển. Nó tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người. Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp thể hiện ý chí lợi ích của mình đối với xã hội. Ý chí đó chỉ thực sự có hiệu lực khi giai cấp nắm lấy được quyền điều hành quyền lực công. Để làm được điều đó, các giai cấp tiến hành đấu tranh với nhau. Giai cấp giành thắng lợi trở thành đại diện và là chủ sở hữu của quyền lực công. Họ sử dụng quyền lực công cho mục đích giai cấp, biến quyền lực công thành quyền lực giai cấp; đồng thời, cũng biến ý chí của giai cấp thành quyền lực công. Cả hai quyền lực ấy hợp thành một chỉnh thể quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền đối với toàn xã hội. Chính vì vậy, Ph.Ănghen đã khẳng định: “Quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác” Từ đó, có thể thấy quyền lực chính trị có những dấu hiệu đặc trưng sau: Một là, quyền lực chính trị luôn mang bản chất của giai cấp. Hình thức tổ chức quyền lực chính trị có thể là thể chế chính trị của một giai cấp hoặc của sự liên minh giữa các giai cấp hay của nhân dân. Nhưng thực chất của quyền lực đó bao giờ cũng thuộc về một giai cấp nhất định, giai cấp thực thụ cầm quyền – giai cấp thống trị nền kinh tế xã hội. Trong nội bộ giai cấp, quyền lực chính trị có thể chứa đựng mâu thuẫn, thậm chí có cả những đối kháng nhưng trong liên minh với các giai cấp khác, trong quan hệ với nhân dân và khi thể hiện sự thống trị xã hội, nó luôn mang tính thống nhất của một giai cấp khi biểu hiện ra bên ngoài với tư cách là ý chí của giai cấp này đối với giai cấp khác. Hai là , quyền lực chính trị là sức mạnh trấn áp bằng tổ chức bạo lực. Suy cho cùng, ý chí của giai cấp chỉ có hiệu lực khi có được sức mạnh trấn áp. Sức mạnh trấn áp chỉ được bảo đảm bằng tổ chức bạo lực. Vì vậy, để ý chí của giai cấp mình buộc giai cấp khác phải thực thi, họ lập ra những tổ chức có sức mạnh bạo lực trấn áp tương ứng với yêu cầu và năng lực của mình. Trong những tổ chức đó của các giai cấp, tiêu biểu nhất là nhà nước. Chỉ khi thiết lập được quyền lực nhà nước, giai cấp mới nắm lấy và sử dụng quyền lực công theo yêu cầu lợi ích của mình. Ba là, quyền lực chính trị luôn hướng tới quyền lực nhà nước. Nhà nước không chỉ biểu hiện tập trung và mạnh mẽ nhất quyền lực của giai cấp cầm quyền mà còn nhân danh quyền lực của xã hội đối với mọi giai cấp và tầng lớp khác. Cho nên, các lực lượng chính trị xã hội luôn hướng quyền lực của mình đến nắm lấy hay chi phối quyền lực của nhà nước. Hơn nữa, các cuộc đấu tranh một mất một còn giữa các giai cấp trong lịch sử đều xoay quanh việc giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước để hiện thực hóa lợi ích giai cấp. Trong cuộc đấu tranh đó, giai cấp giành được thắng lợi tổ chức quyền lực của giai cấp mình thành quyền lực nhà nước thực hiện sự thống trị của giai cấp đối với toàn xã hội với tư cách là quyền lực công – quyền lực xã hội Bốn là, quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được thể hiện thành hệ thống thể chế chính trị của xã hội. Đó là hệ thống các thiết chế tổ chức với các đảng chính trị, các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khác; trong đó, nhà nước đóng vai trò trung tâm và chi phối tất cả. Mỗi thiết chế vừa là bộ phận hợp thành vừa là hệ thống nhỏ hơn của thiết chế theo một trật tự xác định. Đó còn là hệ thống định chế với những nguyên tắc, các tiêu chuẩn, thể thức… về kết cấu của cả hệ thống, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; những mối quan hệ được xác định,
- cùng phương thức vận hành của cả hệ thống và từng thiết chế. Các thiết chế tổ chức và các định chế đó tồn tại theo quy định của pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và được bảo vệ bằng pháp luật. Điều đó cũng có nghĩa là quyền lực của giai cấp cầm quyền đối với các giai cấp và tầng lớp khác được thể hiện bằng những quy định pháp luật buộc toàn xã hội phải tuân theo. Như vậy, có thể nói một cách cô đọng nhất: bản chất quyền lực chính trị là khả năng thực hiện ý chí của một giai cấp đối với sự phát triển của xã hội thông qua tổ chức nhà nước. Đảng chính trị là gì? Trình bày vai trò của đảng chính trị .Đảng chính trị là một hiện tượng đặc thù trong một xã hội có phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp. Đảng chính trị nắm giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của một giai cấp, định hướng chính trị cho phát triển xã hội. Đảng chính trị được hiểu như sau: 1, Khái niệm, bản chất của đảng chính trị Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Leenin, đảng chính trị là bộ phận tích cực nhất, có tổ chức của một giai cấp nào đó hay một tầng lớp nào đó của một giai cấp. Sự tồn tại của đảng chính trị gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp và sự không đồng nhất của giai cấp và của các tầng lớp không hợp thành giai cấp.Đảng chính trị là một trong những công cụ quan trọng nhất mà nhờ đó giai cấp đấu tranh cho lợi ích của mình. Đảng chính trị công cụ tập hợp giai cấp của một giai cấp. Với chức năng đó, đảng chính trị có khả năng đoàn kết sức mạnh của cả giai cấp, tạo thành một nguồn động lực to lớn phục vụ mục tiêu đấu tranh, vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình. (Ví dụ như giai cấp công nhân Việt Nam được tập hợp sức mạnh dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN đã đấu tranh giành quyền lợi cho công nhân nói riêng, nhân dân lao động VN nói chung và thực hiện sứ mệnh lịch sử cao cả là giải phóng đất nước khỏi ách áp sự xâm lược của đế quốc) Đảng chính trị bắt đầu trong điều kiện đấu tranh giai cấp đã phát triển đến trình độ nhất định của cuộc đấu tranh chính trị, khi mục tiêu giành chính quyền được đặt ra trực tiếp.Đảng gắn liền với cơ cấu giai cấp. Trong xã hội hiện đại, tương ứng với cơ cấu giai cấp của nó đảng có thể là đảng vô sản, đảng tư sản, đảng địa chủ...đảng liên minh các giai cấp: đảng tư sản- tiểu tư sản, đảng tư sản – địa chủ...đôi khi đảng còn mang màu sắc dân tộc.Đảng chính trị là tổ chức luôn theo đuổi những mục đích chính trị nhất định, cố gắng gây ảnh hưởng, lãnh đạo đối với chính trị và tổ chức xã hội, ra sức giành và giữ chính quyền để thực hiện lợi ích của mình.Đảng chính trị hành động bằng thuyết phục, truyền bá những quan điểm của mình, tập hợp những người cùng chí hướng. Khi cầm quyền ngoài các phương tiện vật chất, các cơ quan báo chí, đảng còn lãnh đạo bằng chính quyền. Để thực hiện mục tiêu, đảng tiến hành thực hiện một số chính sách nhất định, thực hiện những nguyên tắc tổ chức nhất định: điều lệ, quy chế...Dưới chế độ TBCN, chế độ đa nguyên chính trị bề ngoài có vẻ dân chủ, các đảng đều có quyền tranh cử nhưng về thật chất đều là nhất nguyên chính trị. Đảng lớn nhất, có thế lực nhất sẽ nắm quyền để bảo về lợi ích của giai cấp tư sản, bảo vệ chế độ TBCN.
- Trong các nước XHCN, ĐCS là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Đảng tập hợp và tổ chức giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh vì sự thống nhất về mục tiêu, ý chí hoạt động nhằm thủ tiêu thủ tiêu chế độ tư hữu. Như vậy đảng chính trị nào cũng mang bản chất giai cấp, tồn tại với mục đích nắm quyền lực nhà nước để bảo vệ lợi ích giai cấp mà nó đại diện. Không có đảng chính trị nào phi giai cấp, siêu giai cấp. 2, Vai trò của đảng chính trị Là một bộ phận tích cực nhất, có tổ chức nhất của giai cấp, đảng chính trị được lập ra để thực hiện lợi ích, mục đích giai cấp, nắm quyền lực nhà nước. Vai trò chính trị của đảng chính trị tùy thuộc vào địa vị lịch sử của các giai cấp mà đảng chính trị đó đại diện. Vai trò của đảng chính trị còn phụ thuộc vào bản chất của giai cấp mà đảng đó đại diện. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của các đảng chính trị, có đảng đóng vai trò tiến bộ, cách mạng như đảng macxit – leninit, đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và người lao động nhưng cũng có đảng thể hiện sự bảo thủ, phản động như đảng địa chủ, … Ở các nước TBCN:Vai trò của các đảng chính trị thể hiện rõ nhất trong các cuộc bầu cử giành quyền lực nhà nước. Vau trò của các đảng thể hiện ở hai mặt tiến bộ và tiêu cực.- tích cực: tổ chức bầu cử, hướng bầu cử đi vào quỹ đạo đã được quy định ở hiến pháp hiện hành. Sau khi thắng cử, nắm quyền, các đảng chính trị có vai trò trong việc định hướng phát triển kinh tế – xã hội thông qua cương lĩnh chính trị, bố trí, tuyển lựa thành viên của đảng vào các cương vị chủ chốt của chính quyền, chuẩn bị các chính sách, các chiến lược hoạt động nhà nước.- Tiêu cực: ( chủ yếu ) chia rẽ nhân dân, tách nhân dân ra khỏi chính trị. Để đạt được mục đích, đảng chính trị đã hành động kể cả bằng những thủ đoạn, kích thích sự thèm khát quyền lực chính trị và tạo thêm những điều kiện cho tham nhũng, tước bỏ quyền dân chủ của nhân dân... Ở các nước XHCN:ĐCS là lực lượng duy nhất lãnh đạo, thực hiện quyền thống trị về · chính trị của giai cấp công nhân để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì
- dân và quá độ đi lên CNXH.ĐCS đại diện cho giai cấp công nhân chiu trách nhiệm hoàn toàn trước vận mệnh phát triển của dân tộc, lãnh đạo mọi mặt của đời sống kinh tế – chính trị – văn hóa xã hội. Để thực hiện được sứ mệnh to lớn này điều kiện tiên quyết là đảng phải không ngừng vươn lên mọi mặt. Như vậy, đảng chính trị là một bộ phận tích cực nhất c ủa m ột giai c ấp, là đ ại di ện không thể thiếu của một giai cấp. Với bản chất, vai trò của mình, m ỗi đảng chính tr ị c ần ph ải liên t ục phát triển hoàn thiện, nâng cao sức chiến đấu, phát huy vai trò lãnh đ ạo, đ ịnh h ướng chính tr ị c ủa mình để thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh, giành và giữ chính quyền. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP Nhà nước và xã hội có giai cấp là hai hiện tượng có quan hệ biện chứng với nhau, gi ữa chúng vừa có sự thống nhất lại vừa có sự khác biệt với nhau. Tính thống nhất của nó đ ược th ể hi ện ở chỗ trong xã hội có giai cấp thì không thể thiếu nhà nước, đ ồng th ời nhà n ước ch ỉ xu ất hi ện, t ồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Tuy nhiên, m ặc dù có sự đ ồng nh ất nh ư đã nêu trên thì nhà nước và xã hội vẫn là hai hiện tượng khác bi ệt. Về m ặt c ơ c ấu xã h ội đ ược hình thành t ừ những giai cấp và đẳng cấp khác nhau, còn nhà n ước lại đ ược c ấu thành t ừ nh ững th ể ch ế pháp lý. Trong mối quan hệ qua lại giữa chúng, xã hội gi ữ vai trò quyết định, xã h ội là c ơ s ở cho s ự tồn tại và phát triển của nhà nước . Mọi sự biến đổi của xã hội sớm hay mu ộn cũng s ẽ d ẫn t ới sự thay đổi tương ứng của nhà nước. Ngược lại, nhà nước cũng có sự tác động to l ớn d ến s ự phát triển mọi mặt của xã hội. Nhà nước là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội nó có m ối quan h ệ m ật thiết với các yếu tố khác thuộc kiến trúc thượng tầng và ở đây nó đóng vai trò trung tâm. Với t ư cách là một bộ phận trong kiến trúc thượng tầng của xã hội nhà nước có quan h ệ v ới c ơ sở kinh tế - cơ sở hạ tầng của xã hội. Trong mối quan hệ với cơ sở kinh tế, là một yếu tố thuộc kiến túc thượng tầng nên nhà n ước được quy định bởi cơ sở kinh tế. Kinh tế quyết định từ sự xuất hi ện c ủa nhà n ước, b ản chất, chức năng, kiểu, hình thức và bộ máy nhà nước. Tuy vậy, nhà n ước không phải bao gi ờ cũng ph ụ thuộc vào cơ sở kinh tế một cách tuyệt đối, mà nó có tính đ ộc l ập t ương đ ối trong quan h ệ v ới cơ sở kinh tế. Điều này được thể hiện: Hoặc nhà nước có tác động tích cực đến sự phát tri ển của cơ sở kinh tế, hoặc nhà nước có thể đóng vai trò tiêu cực, cản trở sự phát triển kinh tế. Trong xã hội có giai cấp, ngoài nhà nước trong xã hội còn có nhi ều thi ết chế chính tr ị khác như: các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội, các thiết ch ế này h ợp l ại cùng v ới nhà n ước t ạo nên hệ thống chính trị. Trong hệ thống này nhà nước đóng vai trò trung tâm, vì rằng: - Nhà nước là người đại diện chính thức cho tất c ả các giai c ấp và t ầng l ớp trong xã h ội, vì thế nhà nước có cơ sở xã hội rộng nhất, tạo sự dễ dàng trong vi ệc tri ển khai các quyết đ ịnh t ới từng công dân trong xã hội. - Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc bi ệt, là tổ ch ức mà quyền l ực của nó có tính bắt buộc đối với mọi người thông qua công cụ pháp luật. - Nhà nước là công cụ sắc bén nhất của quyền lực chính tr ị, là t ổ ch ức có s ức m ạnh c ưỡng chế thực hiện những nhiệm vụ mà không có một tổ chức chính trị nào khác ngoài nhà n ước có thể thực hiện được, vì nhà nước có bộ máy cưỡng chế như: quân đội, cảnh sát, nhà tù, nắm trong tay các phương tiện vật chất cần thiết. - Nhà nước là một tổ chức chính trị độc lập có chủ quyền, biểu hiện cao nh ất ở quyền t ự quyết. Chỉ có nhà nước mới có quyền quyết định các công vi ệc đ ối n ội và đ ối ngo ại m ột cách độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ quyền lực nào khác.
- Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nhà nước có mối quan hệ qua lại chặt ch ẽ v ới các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng như chính trị, pháp luật , khoa học, nghệ thu ật, đạo đức, tôn giáo...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương triết học Mac - lênin
15 p | 1348 | 414
-
Quan điểm của triết học Mac-LêNin về vật chất và ý nghĩa phương pháp luận của nó
13 p | 6705 | 377
-
Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm môn Triết Học có kèm đáp án
11 p | 1581 | 371
-
Đề thi Mác - Lênin (Đề số 1)
8 p | 2569 | 268
-
Tài liệu về Vấn đề con người trong triết học Mác - Lênin
15 p | 571 | 152
-
69 câu trắc nghiệm triết học Mac - Lenin
8 p | 680 | 139
-
Đề cương ôn thi triết học
10 p | 408 | 137
-
Đề Thi triết học - câu 12
2 p | 280 | 48
-
Đề thi triết học - câu 2
6 p | 277 | 45
-
Đề thi triết học- câu 1
5 p | 285 | 38
-
Đề thi Triết Học - câu 3
5 p | 167 | 37
-
Đề thi Triết Học - câu 9
5 p | 187 | 34
-
Câu hỏi ôn thi trắc nghiệm chính trị học
10 p | 219 | 32
-
Đề Thi Triết Học-câu 5
4 p | 187 | 30
-
Đề thi triết học - câu 4
4 p | 128 | 27
-
Đề thi Triết Học - câu 11
7 p | 136 | 26
-
Tài liệu ôn tập phần Lịch sử Đảng
17 p | 133 | 20
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn