intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu tham khảo: 'Từ Hoa tiên kí' tới 'Hoa tiên truyện'

Chia sẻ: Lulu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

89
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quảng Đông là một trong hai tỉnh của Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam, trong số những Hoa kiều di cư tới Việt Nam thì người Quảng Đông là nhiều nhất, do đó, mối quan hệ mật thiết giữa Quảng Đông với Việt Nam cũng là điều dễ thấy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu tham khảo: 'Từ Hoa tiên kí' tới 'Hoa tiên truyện'

  1. "Từ Hoa tiên kí" tới "Hoa tiên truyện"
  2. Quảng Đông là một trong hai tỉnh của Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam, trong số những Hoa kiều di cư tới Việt Nam thì người Quảng Đông là nhiều nhất, do đó, mối quan hệ mật thiết giữa Quảng Đông với Việt Nam cũng là điều dễ thấy. Nhưng trên phương diện học thuật, tới nay những ảnh hưởng của văn hóa Quảng Đông trong văn học Việt Nam lại hết sức mờ nhạt. Hoa tiên ký là tác phẩm duy nhất trong các thư tịch Quảng Đông được truyện Nôm tiếp thu đề tài. Hoa tiên ký còn có tên là Đệ bát tài tử Hoa tiên ký, được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Paris (Pháp). Trịnh Trấn Đạc trong Tiểu thuyết và hý khúc Trung Quốc trong Thư viện Quốc gia Paris viết: “Sách này là một bộ của Việt khúc ( ), đại khái là tác phẩm của thể đàn (đàn thể), nhưng có xen lẫn phương ngôn của Quảng Đông. Trang bìa của cuốn sách viết: “Tình tử ngoại tập, Đệ bát tài tử, Hoa tiên Tĩnh Tịnh Trai tàng bản”. Đầu sách có bài tựa của Chu Quang Tăng viết vào năm Khang Hy thứ 52 (1713). Vốn không biết tác giả của nó là ai, còn người phê bình là Chung Đái Thương. Lời phê bình Hoa tiên ký của họ Chương hoàn toàn mô phỏng lời phê bình Thủy hử, Tây sương của Kim Thánh Thán, phân tích chữ, giải nghĩa câu, hết mỗi đoạn lại thêm lời bình, kết luận. Những lời bình cơ hồ nhiều gấp bội so với nguyên văn cuốn sách. [...] Kim Thánh Thán tôn Thủy hử, Tây sương lên ngang hàng với Ly tao, Sử ký, tức là tôn tiểu thuyết hý khúc lên ngang hàng với thơ văn. Chung Đái Thương thì tôn Hoa tiên thành sách đệ bát tài tử, ngang hàng với Thủy hử, Tây sương(1), tức là tôn tác phẩm theo thể “đàn từ” lên ngang hàng tiểu thuyết hí khúc. Công lao của ông không thấp hơn Kim Thánh Thán. Trên thực tế, có thể xem ông là người coi trọng đàn từ vào bậc nhất đồng thời cũng là người coi trọng Việt khúc vào bậc nhất. Bộ Hoa tiên ký này được chia thành 6 quyển, quyển 1 là lời Tự tựa, Tổng luận (Bản thấy ngày
  3. nay bị thiếu mất quyển này), quyển thứ hai đến quyển thứ sáu là chính văn. Chính văn chia thành 59 đoạn, mỗi đoạn có một tiêu đề, không biết nguyên văn như thế, hay là do họ Chung chia ra. Xét theo văn chương của toàn bộ sách, thực sự không nhất thiết phải cắt vụn thành 59 đoạn như thế, rõ ràng là do sự phân chia của họ Chung. Chung Đái Thương thấy văn chương trong 21 đoạn của quyển 6 kém xa bốn quyển trước, ngờ rằng do người đời sau thêm vào, không cùng một tác giả với phần trước đó”(2). Viện Viễn Đông bác cổ Pháp ở Hà Nội có lưu trữ một bản, nhan đề là “Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú, Tĩnh Tịnh Trai bình đính”. Bên trong, ngoài phần tranh vẽ, mục lục ra, có thứ mục các bài hoa tiên của Nhị Dậu Trai, chép những câu hay do ông bình Hoa tiên kí. Sau đó đến phần truyện, chia làm 6 quyển. Quyển 1 đề “Tĩnh Tịnh Trai đệ bát tài tử thư Hoa tiên ký, quyển nhất: Tình tử ngoại tập, Tự tự”. Sau bài tự đề tựa có bài tổng luận, đánh giá về giá trị và đặc điểm của tác phẩm này. Năm quyển là nội dung truyện, tổng cộng có 59 hồi. Mỗi hồi đặt đề mục bằng một câu 4 chữ, tiếp đó có lời bình (Lời bình cho từng hồi - Hồi bình). Ngoài phần bình luận về hồi lại có bình đoạn và bình câu. Ngoài bản trên, ở Học hội châu Á Hoàng gia Anh quốc và Viện bảo tàng Anh quốc mỗi nơi cũng có một bản. Liễu Tồn Nhân trong Ghi chép về tiểu thuyết Trung Quốc ở Luân Đôn viết: “Bộ sách Hoa tiên ký này ở Học hội châu Á Hoàng gia Anh quốc có giữ một bản, Viện Bảo tàng Anh quốc cũng có một bộ. Cuốn sau được đưa vào Thư viện ngày 8 thánh 5 năm 1856 (năm Hàm Phong thứ 6). Hai bản này có đôi chút khác biệt. Hiện nay quyển trước được Học hội châu Á cất giữ. Hai dòng giữa bìa sách ghi là “Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú”, hàng thứ hai chỉ có 3 chữ. Phía phải khắc lời bình của Tĩnh Tịnh Trai, trên phía trái khắc phần biên tập tiếp, dưới đề “Văn Dư đường
  4. tàng bản”. Nhưng lòng ván lại ghi là “Tụy Tinh đường”. 5 trang trước là tranh và lời tán, nửa trang là hình vẽ, nửa trang là lời tán; phần mục lục sách lại ghi là “Tĩnh Tịnh Trai đệ bát tài tử thư Hoa tiên ký”. Cả sách có 6 quyển, quyển 1 là lời tự tựa và tổng luận, từ quyển 2 cho đến quyển 6 mỗi quyển đều chia thành các tiết nhỏ, mỗi tiết có tiêu đề gồm 4 chữ, như quyển 2 chia thành 8 tiết là: Hoa tiên đại ý (Đại ý Hoa tiên) Bích Nguyệt thu kỳ (Bích Nguyệt dọn cờ) Bái mẫu đăng trình (Lạy mẹ lên đường) Lương sinh si tưởng (Lương sinh Diêu phủ chúc thọ (Chúc thọ phủ si tưởng) Lương sinh hướng cầm (Lương Diêu) sinh hỏi mợ) Kỳ biên tương hội (Gặp bên bàn cờ) Bộ nguyệt tương tư (Tương tư dưới trăng) Những phần khác đều thế, nhưng số tiết của mỗi quyển lại không giống nhau, riêng quyển 6 có tới 21 tiết. Cả sách có 59 tiết. Lời tự đề tựa khắc ở quyển 1 là “Tình tử ngoại tập tự tựa”. Toàn bộ sách là lời hát theo văn vần 7 chữ, tất nhiên cũng có xen những tiếng đệm, thanh phù, lại có không ít những chữ dùng theo tiếng Quảng Đông. Ở bảo tàng Anh quốc có giữ một bản Hoa tiên, là bản khổ nhỏ, tờ bìa màu vàng có viết chữ, hàng ngang trên cùng ghi “Thánh Thán ngoại thư”, hai hàng ở chính giữa ghi là “Tú tượng đệ bát tài tử thư”(3), hàng sau chỉ viết hai chữ. Mặt dưới có hai hàng chữ nhỏ sít “Khảo Văn đường tàng bản”. Mé trên phía phải ghi “Tĩnh Tịnh Trai bình”, trên cùng phía trái lại khắc 4 chữ “Văn nghệ bị tải”. Phần các bức tranh và lời tán thì giống với bản trước, duy ở trang thứ 5 của hình vẽ và lời tán, lòng ván có 3 chữ “Khảo Văn đường”, lòng ván chính văn phần lớn không có chữ, chỉ có
  5. trang 1 đến trang 10 của quyển 3, phần dưới từ trang 13 đến trang 16 ở giữa là chữ “Giới Tử Viên”. Hai bản phần tự tựa và mục lục đều giống nhau. Bản này có tới 18 dòng văn hoa tiên của Nhị Dậu Trai. Văn vẻ bên trong như câu “làm vậy, gặp nhau chả mấy rồi chia phân” (Tố dã tương phùng vị cửu hựu li phân - tờ 20a), có thể đây là viết theo tiếng Việt ( ). Đầu mỗi quyển mỗi tiết có lời bình ngắn, xen lẫn có chỗ chú ít bình dài, trong đó cũng có dùng tiếng Việt”(4). Do đó có thể thấy, bốn bản đã nói ở trên đều không giống nhau. Bản của Viện Bảo tàng Anh quốc khá giống với bản của Học viện Viễn Đông bác cổ Pháp ở Hà Nội, đều liệt kê thứ mục 18 dòng văn hoa tiên của Nhị Dậu Trai. Bốn bản tuy có nhiều chỗ khác nhau, nhưng chẳng qua sai khác do khâu khắc ván mà thôi. Phần chủ yếu của tác phẩm, như chỗ ghi Tình tử ngoại tập, bài tự tựa, cùng các hồi đoạn trong sách, cho đến số quyển, cùng các hồi đoạn trong mỗi quyển đều giống nhau. Ngoài ra, trong Trung Quốc tục khúc tổng mục cảo cũng có chép Đệ bát tài tử Hoa tiên, bản in chì của Dĩ Văn đường ở Quảng Châu, gồm 36 trang(5). Sách Đàn từ bảo quyển thư mục cũng có ghi tác phẩm Hoa tiên kí, lại chú thích rằng: “Một tên khác là Đệ bát tài tử tiên kí, không giống đàn từ, chữ chuẩn của Dĩ Văn đường, bản khắc in của Phú Lâu đường (Trần Nhữ Hành tàng bản), bản khắc cũ (Lăng Cảnh Diên, Hồ Sĩ Oánh tàng bản)”(6). Nay, Ngũ Quế đường ở Hương Cảng có in một bộ đề là “Chính tự nam âm Bát tài tử Hoa tiên kí toàn bản”, chia làm 2 quyển, gồm 64 hồi, so với các bản trên thì nhiều hơn 5 hồi. Những tình tiết được thêm hết sức hoang đường, ngờ là do những kẻ quê mùa sau này viết thêm thắt vào(7).
  6. Về niên đại của cuốn sách, Trịnh Chấn Đặc đoán rằng: “Trong nguyên văn đến đoạn nói việc chinh chiến, phần lớn đều khuyết chữ, ví như “Phụng chỉ chinh [?]” thì thiếu mất chữ [?], vốn dĩ tác phẩm viết ra cuối thời Minh, việc thiếu chữ là việc của người đời Thanh, bởi vào thời Thanh người ta không thể không bỏ đi những chữ phạm húy”(8). Liễu Tồn Nhân cho là: “Theo nội dung thì thời gian viết bản lời hát này có thể suy đoán là vào cuối thời Minh”, đồng thời ông cũng suy đoán: “Việc gọi Hoa tiên kí là sách Bát tài tử, phụ hội vào sau của Thất tài tử, là do có liên quan đến việc Ngọc Kiều Lê, Bình Sơn Lãnh Yến được khắc chung thành Thiên hoa tàng Thất tài tử. Niên đại của Thiên hoa tàng, ước đoán khoảng cuối thời Minh đến giữa thời Khang Hy. Hoa tiên kí đương nhiên muộn hơn Thất tài tử, nhưng lại có bài tựa năm Khang Hy thứ 52, thực phù hợp với suy đoán của ta về niên đại tồn tại của Thiên hoa tàng”(9). Về tác giả của cuốn sách, bài tự tựa có viết: “Ông cũng biết tác giả cuốn sách là người nào chăng? Có thể là một vị giải nguyên, hoặc một vị Thám hoa nào đó vậy”. Liễu Tồn Nhân lại cho rằng tác giả với người bình chỉ là một. Ông nói: “Bài tự tựa của quyển 1, mở đầu viết: “Ta vừa phê bình xong cuốn Hoa tiên kí, có người khách đọc qua mà bàn rằng…” thì có thể thấy rằng người viết và người phê bình cuốn sách vốn là một người(10). Còn như tác giả có phải là Chung Đái Thương hay không, Liễu Tồn Nhân vẫn không dám quả quyết. Theo cách nhìn của họ Liễu, chúng ta tuy chưa thể hoàn toàn tán đồng, nhưng có thể tin rằng tác giả chắc chắn là
  7. một kẻ sĩ, điều này đối với việc lý giải động cơ sáng tác và lập trường của tác giả, rõ ràng hết sức quan trọng. Cuốn sách viết về một thư sinh tài mạo song toàn là Lương Diệc Thương, vì đi du học ở Trường Châu nên được hội ngộ với nàng thiên kim tiểu thư Dương Dao Tiên, hai người cùng thề non hẹn biển. Chẳng dè cha của Lương nhân nghỉ việc quan trên đường về nhà, đã kết thông gia với Lại bộ thượng thư Lưu tướng công. Dao Tiên hay tin đó vô cùng buồn thảm, đốt hết cả đàn, cờ cùng đồ trang sức, chỉ giữ lại một tờ hoa tiên ghi lời thề, sau đó theo cha lên kinh nhận thăng chức. Bởi vậy khi Lương Diệc Thương quay lại Trường Châu, chàng đã không còn cơ hội gặp mặt nói rõ với Dao Tiên. Sau, Lương Diệc Thương miễn cưỡng đi thi, đỗ Thám hoa, lại vô tình trùng phùng với Dao Tiên, rồi bộc bạch tấm chân tình. Lúc ấy, Dương tướng công vâng chỉ trấn thủ biên cương, bị quân Phiên vây khốn. Lương Diệc Thương đem quân giải cứu, đánh bại quân Phiên rồi khải hoàn về kinh. Hoàng thượng cả mừng, ban cho chàng được kết hôn với Dao Tiên. Trước đây, khi Diệc Thương đi đánh Phiên, có tin đồn là chàng đã bị chết trong đám loạn quân, Lưu Thượng thư vì thế bắt con gái là Ngọc Khanh lấy người khác, Ngọc Khanh không nghe, nhảy xuống sông thủ tiết, được Long Đề học cứu sống, nhận làm con nuôi. Long Đề học dâng tấu nói về việc Ngọc Khanh thủ tiết, vua càng vui mừng, lệnh cho Lương Diệc Thương lấy luôn cả Ngọc Khanh, cả nhà vinh hiển. Còn Hoa tiên truyện là sáng tác của Nguyễn Huy Tự. Bản này có một chút khác biệt. Ở Thư viện Pari Pháp có giữ một cuốn, viết: “Hoa tiên nhuận chính, bản in mới tháng 8 năm Ất dậu niên hiệu Tự Đức (1875), Đỗ Hạ Xuyên hiệu chú, Lễ đường tàng bản”(11), có tất cả 1766 câu. Tại Viễn đông Bác cổ Pháp ở Hà Nội có giữ một bản chép tay khác ghi là: “Hoa tiên quốc ngữ, Nguyễn Huy Tự ở Lai Thạch - La Sơn soạn, Nguyễn Thiện ở
  8. Tiên Điền nhuận sắc, Vũ Đãi Vấn ở Đường Giang mặc bình, Cao Chu Thần ở Phú Thị chú bình”, tổng cộng có 1858 câu. Ngoài ra các bản phường còn lưu truyền một cuốn chỉ có 1830 câu. Theo Phượng Dương thế phổ và Nguyễn Thị gia tàng của dòng họ Nguyễn, Nguyễn Huy Tự là người làng Trường Lưu, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Thủy tổ là Nguyễn Uyên Hậu, làm Ngũ kinh bác sĩ thời Lê, nhà họ Nguyễn nối đời hiển đạt về quan chức. Cha là Nguyễn Huy Oánh, xuất thân Thám hoa, làm quan tới Thượng thư bộ Hộ, trước tác rất nhiều, học trò có tới hàng nghìn. Người chú là Nguyễn Huy Quýnh, đỗ Tiến sĩ cập đệ, làm quan tới Đốc thị Quảng Thuận. Nguyễn Huy Tự là con trưởng, sinh năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743) triều Lê. Năm 17 tuổi thi đỗ thứ 5 trong kì thi Hương, được sung làm Thị nội văn chức tùy giảng. Năm 28 tuổi, vì trúng liền tam trường Hội thí, được thăng làm Phó sứ hiến sát Sơn Nam, sau lại đổi sang võ quan, tiễu phỉ nhiều lần lập được đại công. Năm 40 tuổi, được thăng làm Đốc đồng tỉnh Sơn Tây, được ân chuẩn thăng chức Giảo lí Hàn lâm viện. Cuối đời, quốc gia nhiều sự nạn, ông từ chức, không làm quan, ốm chết năm Quang Trung thứ 3 (1790), hưởng thọ 48 tuổi. Vợ là Nguyễn Thị Bành, con gái của Thượng thư bộ Lại Nguyễn Khản, tức cháu gái của nhà thơ lớn nhất Việt Nam - Nguyễn Du. Vợ kế Nguyễn Thị Đài, là em của người vợ trước, thường làm thơ phú bằng quốc âm. Nguyễn Huy Tự nổi tiếng về tài làm thơ quốc âm, các tác phẩm hay lại khá phong phú.Hoa tiên truyện là một trong những tác phẩm đó(12). Hoa tiên truyện của Nguyễn Huy Tự, sau đó ít lâu cũng được Nguyễn Thiện nhuận sắc. Đào Duy Anh khi phỏng vấn gia tộc họ Nguyễn, tìm được một bản sao nguyên tác của Nguyễn Huy Tự. Theo khảo chứng của họ Đào, bản này so với bản nhuận sắc của Nguyễn Thiện đang lưu hành
  9. gần với Hoa tiên ký hơn; nguyên bản của Nguyễn Huy Tự chưa được in ra toàn bộ, bản hiện tại thông hành vẫn là bản nhuận sắc của Nguyễn Thiện. Nguyễn Thiện là con của Điền lạc hầu Nguyễn Điền, cháu của nhà thơ vĩ đại nhất Việt Nam - Nguyễn Du, em họ vợ của Nguyễn Huy Tự; sinh năm 1763, hai mươi tuổi liên tiếp thi đỗ tứ trường, nhưng bình sinh chỉ lấy chữ nghĩa làm vui. Nguyễn Thiện và Nguyễn Huy Tự đều là các nho sĩ có tiếng tăm, lập trường Nho gia của họ về cơ bản không khác nhau. Nói cách khác, Nguyễn Thiện khi nhuận sắc Hoa tiên truyện không hề làm thay đổi bản chất của cuốn sách. Dùng bản nhuận sắc của Nguyễn Thiện thay nguyên bản của Nguyễn Huy Tự để đem so với Hoa tiên ký, thì về ý nghĩa văn hóa cũng không có khác biệt lớn. Hoa tiên truyện ngoài phần truyện, về 3 phương diện: tác giả, thể loại và thành tựu nghệ thuật đều có chỗ rất giống Hoa tiên ký. Nguyễn Huy Tự, tác giả của Hoa tiên truyện, xuất thân từ thế gia vọng tộc, là một danh sĩ hiển đạt, còn tác giả Hoa tiên ký, căn cứ vào nội dung và ngôn từ của tác phẩm, chúng ta có thể tin rằng tác giả hẳn là một vị sĩ đại phu rất có văn tài. Thêm nữa, hai tác phẩm đều là văn vần. Truyện Nôm phần nhiều lấy đề tài từ tiểu thuyết tản văn Trung Quốc, bộ phận lấy đề tài từ hý khúc, nhất là lấy đề tài từ đàn từ, trong truyện Nôm hiện còn, chỉ có bộ Hoa tiên truyện mà thôi. Nhân đó, về thể tài của hai sách là hết sức gần gũi với nhau. Thêm nữa, thành tựu nghệ thuật của hai sách đều rất cao, Hoa tiên ký là một bộ cực kỳ nổi tiếng trong Việt khúc(13), Hoa tiên truyện cũng là tác phẩm hàng đầu trong truyện Nôm. Cho nên, nghiên cứu so sánh hai sách này, thực sự có tính chất tiêu biểu cho việc minh giải về phương diện tâm lý và thái độ của giới sĩ đại phu hai nước Trung Việt khi sáng tác tiểu thuyết.
  10. Nói về tính chất và kết cấu của truyện, Hoa tiên truyện và Hoa tiên ký là đại đồng tiểu dị; chỗ không giống nhau chẳng qua chỉ là một số tình tiết nhỏ. Ví dụ như hồi thứ nhất “Đại ý của Hoa tiên”, Hoa tiên ký lấy phong cảnh đêm trăng thất tịch để mở đầu. Nhân sự đoàn viên của Ngưu Lang, Chức Nữ để nói sự ly hợp của kiếp người. Hoa tiên truyện thì theo thói quen của truyện Nôm, lấy ý nghĩa của việc đàm luận về nhân duyên của tài tử giai nhân để biểu lộ rõ ý chỉ cơ bản của toàn truyện. Lại như, trước đoạn “Vâng chỉ nghinh hôn”, Hoa tiên truyện gia tăng thêm hai đoạn: “Về doanh nhớ lại” và “Diêu sinh khuyên lấy vợ”, kể việc Lương sinh tuy được Hoàng đế ban cho lấy Dao Tiên, đã thỏa tâm nguyện, nhưng vẫn nhớ việc Lưu Ngọc Khanh vì chàng mà tuẫn tiết, nhân đó không muốn đón dâu ngay, sau do Diêu sinh khuyên nhủ mới thuận theo. Những chỗ cải biên này, theo khảo chứng của Đào Duy Anh là do người sau Nguyễn Thiện nhuận sắc. Những chỗ cải biên ấ y không làm ảnh hưởng đến tình tiết chính và ý nghĩa của truyện. Do đó, chúng ta có thể thấy tầng lớp trí thức hai nước Trung Việt đều yêu thích chuyện yêu đương đẹp đẽ của tài tử giai nhân. Điều đó đại để vì loại truyên này phù hợp với tâm lý và mộng tưởng của họ. Nhân vật lý tưởng của họ cũng rất giống nhau, là trai thì ắt phải là con em nhà gia thế, có tài mạo song toàn, văn võ gồm hai; con gái thì ắt phải là ngọc nữ chốn khuê môn, đã diễm lệ lại ôn nhu hiền thục. Lý tưởng sống của họ là đỗ đạt cao, làm quan lớn, trung với vua và hưởng nhiều tước lộc, lấy một vài vị tiểu thư khuê các xinh đẹp, thông minh làm vợ; phu quý phụ vinh, cả nhà sum vầy, mãi hưởng phúc trạch. Đối với tình yêu trai gái, họ tuy thoát khỏi sự ngặt nghèo của Nho gia, cực lực miêu tả nỗi bi hoan của ái tình, nhưng đều chủ trương “vui mà không dâm”. Đó chính là sự thỏa hiệp giữa luân lý lý trí với tình cảm bản năng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2