Tài liệu: Thể tài du ký trên tạp chí 'Nam Phong' (1917-1934)
lượt xem 4
download
2. Du ký về vùng văn hoá Quảng Ninh Quảng Ninh là vùng đất có nhiều thắng cảnh, nhiều điểm di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng như vịnh Hạ Long, núi Bài Thơ, chùa Long Tiên, núi Yên Tử, đền Cửa Ông, bãi biển Trà Cổ..
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu: Thể tài du ký trên tạp chí 'Nam Phong' (1917-1934)
- Thể tài du ký trên tạp chí "Nam Phong" (1917-1934)
- 2. Du ký về vùng văn hoá Quảng Ninh Quảng Ninh là vùng đất có nhiều thắng cảnh, nhiều điểm di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng như vịnh Hạ Long, núi Bài Thơ, chùa Long Tiên, núi Yên Tử, đền Cửa Ông, bãi biển Trà Cổ... Trong suốt thời trung đại, cha ông ta đã có nhiều bài thơ đề vịnh miền thắng địa này. Bước sang thế kỷ XX, nhiều tác giả như Nhàn Vân Đình, Trần Trọng Kim, Kiếm Hồ Nguyễn Thế Hữu... đã có bài ghi chép qua các chuyến du lịch Quảng Ninh, phác họa được nhiều cảnh quan và thực trạng đời sống kinh tế - xã hội một thời. Với ý nghĩa là vùng đất biên viễn Hải Đông có lịch sử lâu đời nhưng lại mới được khai mở, phát triển từ đầu thế kỷ nên xứ Quảng Ninh đã sớm thu hút, hấp dẫn du khách. Một trong những phác thảo du ký sớm nhất kiểu này là Lệ Thần Trần Trọng Kim với bài Sự du lịch đất Hải Ninh. Trên thực tế đây chính là bài diễn thuyết ở Hội Khai trí (Hà Nội) vào ngày 29-4- 1923, sau đó được in trên Tạp chíNam phong (số 71, tháng 5-1923; tr.383- 394). Tác giả đã khảo sát khá chi tiết tình hình đời sống xã hội ở vùng đất đang bước đầu được công nghiệp hóa - đặc biệt nhấn mạnh vẻ sinh động và hiện đại của thị tứ Hòn Gai: “Hòn Gai là đất tư của công ty lấy than. Trước đây là đất bỏ hoang mà bây giờ thành ra một nơi rất phồn thịnh, phố xá cũng nhiều, người làm ăn, phu phen đi lại thật là đông. Xe lửa chở than chạy đi chạy lại cả ngày cả đêm. Ở dưới bến thì tàu các nước đến lấy than, tàu nước Anh, nước Mỹ, nước Nhật ngày nào cũng có vài ba chiếc chực sẵn ở đấy”... Đọc lại mấy dòng mô tả quang cảnh nơi phố than cách nay gần một thế kỷ mà thấy gần gũi gần như buổi bây giờ. Ngoài việc ghi chép lại nhiều hủ tục lạc hậu như tệ mua bán vợ, tục cúng bái, tác giả còn nêu rõ lối sống và sự giao dịch của cư dân miền biên giới, từ đó nhấn mạnh cả những hạn chế trong cách thức sản xuất và
- cạnh tranh kinh tế của người mình: “Về đường công nghệ thì cả tỉnh Hải Ninh chỉ có nghề làm bát ở Mông Cái là thịnh nhất. Nhưng đấy là của Khách chứ ta không có phần gì. Đâu trước có một hiệu mấy người ta cũng có phần, nhưng sau phải nhượng lại cho người Khách cả. Hiện bây giờ cả thảy có chín cái lò thật to... Những đồ họ làm tuy không đẹp, nhưng trông cũng sạch sẽ hơn những đồ phố của ta vẫn thường dùng, mà giá bán lại rẻ... Những đồ bán rẻ như thế mà lại tiện cho người ta dùng cho nên mỗi năm nước ta lại tiêu thụ đến 5,6 triệu cái, tính ra cũng đã mất khá tiền. Tôi xem nước nào cũng lo làm những đồ cần dùng cho người trong nước để giữ lấy mối lợi, không cho người ta tranh chiếm mất. Mà nước mình từ xưa đến nay cứ nghiễm nhiên đem tiền đi mua của người mà dùng, mà không biết nóng ruột. Những đồ bát đĩa để ăn uống cũng đi mua, những vải lụa mặc vào người cũng đi mua, đôi bít tất, đôi giầy, nhất nhất là phải đi mua của người ta cả, chứ người mình không làm được cái gì ra trò cả. Có làm thì xấu xí mà bán lại đắt, thì còn cạnh tranh với người ta sao được. Ai đi mua mất tiền lại không muốn mua đồ tốt mà rẻ. Vậy thì ta phải làm thế nào, dẫu không được tốt đẹp hơn, thì cũng bằng của người ta, mà giá lại bán rẻ hơn thì mới nói ganh với người ta được. Hãy tính rằng những đồ ở ngoài đem vào bán thường phải thuê công đắt, lại phải tiền thuyền tiền tàu chở đi, rồi lại thuế nọ thuế kia, sao mà người ta bán được rẻ. Mà mình ở nước mình, người nhiều, sản vật cũng sẵn, sao mình không làm được? Ta phải lưu tâm về cái vấn đề ấy mà tìm cách làm ăn thế nào, chứ cứ chịu ép một bề mãi, thì không biết đời nào cho khá được”... Tiếp đến tác phẩm Quảng Yên du ký (Nam phong, số 168, tháng 1- 1932) của Nhàn Vân Đình thì cách diễn tả có phần dung dị, gần với cuộc du ngoạn núi sông, thăm thú cảnh vật đất trời nhiều hơn. Khi đi qua Hòn Gai, Cẩm Phả min, Cẩm Phả bo, Mông Dương..., Nhàn Vân Đình đều có làm mấy bài thơ đề vịnh phong cảnh. Khi đứng bên đền Cửa Ông, ký giả quan sát và ghi lại hình ảnh công cuộc hiện đại hóa với những chiếc phà
- sắt, máy xe điện, tầu ăn than... Tiếp đó tác giả tả lại con đường từ đền Cửa Ông tới mỏ Mông Dương với những ấn tượng khá hãi hùng, gợi không khí tò mò mạo hiểm... Cuối cùng chúng tôi giới thiệu những trang du ký hấp dẫn, sinh động của Kiếm Hồ Nguyễn Thế Hữu qua bài Hành trình chơi núi An Tử (Nam phong, số 105, tháng 5-1926, tr.325-334 và số 106, tháng 6-1926, tr.443-453). Trong phần mở đầu, dưới đề mục Sáu ngày ở núi An Tử, tác giả bộc lộ cảm xúc hân hoan của mình: “Tôi được đi đến nơi, về đến chốn, trăng gió một bầu, cỏ hoa trăm thức đã thu vào trong khoé mắt, tưởng cũng nên cầm bút viết ra để góp một phần gọi là cái quà đi An Tử về để biếu những người có lòng ước ao mà chưa rảnh đi được và những người ngại ngùng đường sá xa xôi không dám đi đến”; hoặc đoạn tả lối mòn lên núi đầy ý vị của kẻ ham xê dịch: “Đang đi thấy trời u ám đổ cơn mưa xuống, trong cái cảnh tượng lúc này đối với những khi ngồi xếp bằng tròn ở nhà đánh chén ngâm thơ, thì hai cái thú khác xa nhau. Được đội cái nón lá 3 xu, chống cái gậy trúc răm dóng, gió thổi hoa cười, nước chảy suối reo, lững thững đi trong rừng, chốc lại thấy mặt trời vén đám mây dòm xuống, ra tình đưa đón, tựa hồ như xem mình đã đi tới đâu rồi... Lại qua ba cái suối, rồi một lát đi đến suối Thả Bè, bên suối có bãi, thấy nói chỗ này người ta vào rừng đốn tre đốn gỗ, kết lại thành bè, chờ nước lên rồi thả trôi ra. Nghĩ cũng diệu kế thật! Đường núi quanh co, lên ghềnh xuống suối, cây gỗ cây tre thì dài, không thả như vậy, công đâu mà tha ra được. Thế mới biết cổ nhân ta ngày xưa dụng bằng trí hơn dụng lực”... Cùng với việc mô tả cuộc du ngoạn qua các chùa Lân Giải, Hoa Yên, Vân Tiêu, Bảo Sát, Một Mái, Thiền Định, Cầm Thực, Tháp Mẫu..., tác giả phác họa khung cảnh chùa Đồng trên đỉnh non cao, giữa bốn bề mây gió: “Lên đến chùa Đồng thì 9 giờ 35, là đỉnh núi An Tử, chỗ giữa vuông ước
- bằng bốn chiếc chiếu, xây lên cái bệ, chung quanh đá mọc chơm chởm, trên thờ pho tượng đức Quan Âm và ba pho tượng đức Trúc Lâm mà thờ lộ thiên. Tôi hỏi ra trước cổ nhân có làm ngọn chùa bằng đồng, che mấy pho tượng, nhưng đã hư nát mất cả, duy mấy cái lỗ đá trước xây chân cột vào là còn dấu tích, bởi thế nên gọi là chùa Đồng. Về sau đây bà Bá Lồng lại đem cúng bình hương mâm bồng bằng đồng, một quả chuông, một cái khánh và cái khung chùa bằng sắt lợp đồng to bằng ba cái đình tháng tám trẻ con chơi. Nhưng mà gió trên này dữ lắm, cái chùa bay mất cả mái, bây giờ mới khiêng sang để bên cạnh. Xem như đến đồ thờ bằng đá sức to như thế mà cũng rơi vỡ cả. Cái khung chùa bây giờ để treo chuông khánh, vẫn tương truyền rằng lên đến đây không được nói to, nhất là không được đánh chuông, hễ ai đánh một tiếng chuông thì u ám cả trời lại, đổ cơn mưa xuống”... Có điều cần chú ý rằng các bài du ký về xứ Quảng Ninh hồi đầu thế kỷ đều do người kinh kỳ phường phố viết sau những chuyến du ngoạn. Lấy Hạ Long - Hòn Gai làm điểm giữa, cảnh đẹp xứ Quảng kéo dài một phía về Cẩm Phả - Trà Cổ - Móng Cái và một phía đua về mạn Yên Tử. Người xưa nói: “Bậc đức nhân tìm về với núi, kẻ trí giả tìm về với biển”, cả hai kiểu tâm tính ấy hẳn đều được thỏa mãn khi tìm về xứ Quảng. Thêm nữa, kể từ khi miền bể Hạ Long được nâng tầm như một kỳ quan thiên nhiên thế giới thu hút du khách bốn phương thì những trang viết của bạn bè quốc tế càng nối dài thêm thể tài du ký Quảng Ninh vốn đã được lớp ông cha chúng ta khơi nguồn từ hồi đầu thế kỷ. 3. Du ký về vùng văn hoá xứ Huế Trong khoảng nửa đầu thế kỷ, du ký xa gần liên quan tới xứ Huế thấy xuất hiện trên Tạp chí Nam phong với tên tuổi những Phạm Quỳnh,
- Nguyễn Trọng Thuật, Mẫu Sơn Mục, Khuông Việt, Phục Ba, Mộng Thạch, Nguyễn Đức Tính, Nguyễn Tiến Lãng... Trong số các tác giả ấy có người sinh ra và lớn lên ở Huế, có người xa Huế nhiều năm bây giờ trở lại bỗng ngậm ngùi man mác tình xưa, và cuối cùng là những người mới một lần đến với Huế (hay chỉ một lần đi ngang sông Hương núi Ngự) bỗng vương màu áo tím mà thành trang du ký lưu lại cho đời. Trong số các du ký viết về Huế hồi đầu thế kỷ thì tiểu loại khảo cứu có ý nghĩa cung cấp thêm tư liệu lịch sử, ghi lại được chính xác nhiều chi tiết, cảnh quan văn hoá xưa mà nhiều mảng màu ngày nay đã phôi pha hoặc không còn nữa. Theo cách miêu tả của Nguyễn Đức Tính trong Các lăng điện xứ Huế (Nam phong, số 141, tháng 8-1929) thì đó là chương trình kiến tập, thực tập của ban du lịch Trường Quốc học Huế để "cung chiêm cung điện, lăng tẩm". Bởi theo ông: "Tới Huế có đi cung chiêm lăng tẩm, cung điện của Huế thì mới biết Huế là thế nào". Tiếp đó ông mô tả chi tiết khu Hoàng thành và chín chiếc đỉnh đúc từ năm Ất Mùi (1835), thăm lăng Thiên Thụ, điện Sùng Ân, điện Ngọc Trản và câu chuyện bất chợt gặp ông quan hưu trí Nguyễn Đình Hoè: "Vả từ khi về hưu trí thì quan Thượng lại lên vỡ hòn núi ở sau núi Ngọc Trản để lập trại làm chè, cho nên nhân tiện quan Đốc đưa học trò vào đó mà xem cách trồng chè đã, rồi sau mới ra xem điện. Thầy trò vào trà nước xong rồi thì quan Thượng dẫn ra xem trại của ngài"... Vào hồi đầu thế kỷ, do chữ Quốc ngữ phát triển và nhu cầu thông tin, giao lưu văn hoá tăng mạnh khiến cho loại du ký phong tục, ghi chép về lễ hội, tường thuật các cuộc triển lãm - đấu xảo - chợ phiên có dịp nảy nở… Khác với Hà Nội và Sài Gòn có dân số đông, nền kinh tế phát đạt thì xứ Huế vẫn trang trọng như là một nơi bảo lưu được vẻ cổ kính, truyền thống xưa cũ, xứng đáng là nơi đế đô, đất "thần kinh". Ông Phạm Quỳnh
- trong bài Mười ngày ở Huế (Nam phong, số 10, tháng 4-1918) đã không chỉ phác thảo cảnh quan xứ Huế mà còn cảm nhận lại được cái "cữ thời gian" hợp lý nhất để đi du lãm lăng miếu, thắng cảnh: "Có người Pháp rất mến cái cảnh những nơi lăng tẩm của ta đã từng nói, muốn đi xem lăng phải đi vào những ngày gió thu hiu hắt, giời đông u ám thì mới cảm được hết cái thú thâm trầm"; hoặc cả chiều sâu kinh nghiệm trong cách lựa chọn kiểu cách và phương tiện đi du lịch: "Đi xem lăng có thể đi xe tay từ Huế, ước mất bốn năm giờ đồng hồ. Nhưng đi xe không bằng đi thuyền, tuy mất nhiều thì giờ hơn mà thú hơn nhiều. Thuyền chèo từ nửa đêm, ước tám giờ sớm mai tới nơi, đi xem suốt một ngày, chiều tối chèo về, nửa đêm đến Huế, cả thảy không đầy hai đêm một ngày mà được nằm nghỉ thảnh thơi ngắm cảnh sông Hương, không mỏi mệt như ngồi trên xe". Ấy là nói cái thú và tốc độ sinh hoạt của người sống cách hôm nay dư tám chục năm rồi, chứ chuyện tầu xe bây giờ chắc đơn giản lắm! Trong thiên du ký Mười ngày ở Huế, tác giả không chỉ xem cảnh ngắm đền, miêu tả tỉ mỉ ngày lễ Tế giao đích nhật đêm 12 rạng 13 tháng 2 năm Mậu Dần, tức 24 và 25-3-1918 (cũng có đủ cả múa bát dật, hát Võ thiên uy, Văn thiên đức) mà gắng tìm hiểu chiều sâu phong hoá xứ Huế - những con người vốn là chủ nhân ông của Huế: "Đêm khuya nghe tiếng chuông chùa với tiếng gà gáy xa đưa văng vẳng ở giữa khoảng giời nước long lanh mà cảm đặt thành câu ca cho con trẻ hát, ấy mới rõ tính tình của người xứ Huế. Cho nên ở Huế, phong cảnh đã xinh, những nơi lăng tẩm đã đẹp, mà dễ quí nhất là những nhân vật của xứ Huế vậy. Tôi tiếc vì không ở được bao lâu, trong khoảng mười ngày lấy đâu mà biết cho khắp những bậc danh sĩ cao nhân, thường là người ẩn dật, không phải hằng ngày mà gặp được". Rồi tác giả dành hơn một trang dẫn chứng về Nữ sử Đạm Phương và dòng văn Nguyễn Khoa, lại đặc cách giới thiệu hai bài thơ Nhớ cảnh núi và thêm bài Nhớ bạn theo lối liên hoàn của bà.
- Đến Phục Ba với Cuộc đi chơi Huế (Nam phong, số 157, tháng 12- 1930) có lẽ là một hồi ký hơn là những ghi chép tức thời. Tác giả kể rằng lần đầu đến Huế từ 1906, còn chuyến đi đang được kể lại diễn ra vào năm 1916 và hơn mười năm sau đó mới in báo. Hãy xem ông viết: "Hồi tưởng hai mươi sáu năm về trước đến bây giờ vẫn in sâu trong trí não, chửa bao lâu mà cái quang cảnh đã khác xưa, khác tự hoàn cảnh nó thay đổi... Cuộc đời kim cổ, bước khách giang hồ, ai giục ta đi, ai ngăn ta lại, thôi cũng phiếm du một dạo cho thoả chí tang bồng"... Cũng có phần tương tự, Nguyễn Tiến Lãng trong du ký Lại tới thần kinh (Nam phong, số 200+204, tháng 7+9-1934) đã nói rõ mình tới Huế đây là lần thứ tư với công việc làm báo. Cùng với những đoạn tả cảnh, tả việc, tả người xứ Huế thì vẫn canh cánh trong ông những nhớ thương một thủa, bảng lảng như mất như còn, bâng khuâng thảng thốt: "Huế, cái tỉnh thật đúng với tên gọi là HUẾ, cái đất khiến cho người phải yêu mê yêu mệt! Xưa kia được thấy Huế, đó là một điều mong ước cần nhất, quí nhất của khách này... Cùng em gặp gỡ, Huế ơi, lần đầu kể tới nay đã được bốn năm trời. Vì em, ta lúc ấy còn là học trò ban Triết học trường Allbert Sarraut, bỏ cả học hành luôn mấy buổi; một thầy giáo cũ ở bên trường Bảo hộ, ông Foulon, cùng ta làm bạn tìm em... Cùng em gặp gỡ, Huế ơi, lần thứ hai... Thần kinh điểm nét mưa xuân, ta thăm vườn Tĩnh Tâm, thăm cung điện, miếu đền, ta mến cái phong cảnh trong thành và những khắc giờ im lặng, cái thú vị sông Hương cùng các hương thơm của sông Hương. Nhưng bao nhiêu cái đó ta cũng chỉ nếm biết một ly mà thôi; dạ chưa thoả, đã lại phải xa em, xa em mà trong lòng còn tiếc bao nhiêu tình cảm chưa được hưởng... Ngày ngày, tháng tháng, năm năm, thấm thoát một lần thứ ba nữa lại cùng em tương kiến... Bây giờ lại tới Thần kinh một lần thứ tư này, sẽ tới Thần kinh do chuyến xe tốc hành đang vùn vụt chạy trong đêm rộng trời khuya nà y, không biết khi tới thì có được xem cái vẻ mặt mới mẻ của kinh thành Huế?"...
- Lại có những ký giả không sống, không ở lâu với Huế mà chỉ đi lướt qua, thoáng qua mà thành nỗi ám ảnh. Nguyễn Trọng Thuật trong Nam du đến Ngũ Hành Sơn (Nam phong, số 184+185, tháng 5+6-1933) đã dành số lớn trang viết kể về những ngày tạm dừng chân ở Huế, trước khi đến thăm Ngũ Hành Sơn. Đáng chú ý ở đây có đề mục Thăm người tiếp chuyện kể về việc tác giả cùng các ông Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Cát Thành, Đông Mĩ tìm đường đến Đông Ba thăm tiên sinh Huỳnh Thúc Kháng, qua Yên Cựu thăm Nghị trưởng dân biểu Nguyễn Trác và Thư ký viện Dân biểu Trung kỳ Trần Bá Vinh; hoặc đề mục Từ Huế ra cửa Hàn, tác giả rất mực đề cao Công ty dịch vụ du lịch Hào Hưng vừa nhạy bén trong kinh doanh vừa chu đáo, khéo léo trong ứng xử với khách hàng... Một bài viết khác của Mẫu Sơn Mục N.X.H nhan đề Lược ký đi đường bộ từ Hà Nội vào Sài Gòn (Nam phong, số 129, tháng 5-1928) lại phân biệt cuộc đi chơi với đi xem lăng tẩm, song vẫn cứ còn nuối tiếc và tự an ủi: "Chiều 6 giờ đến Huế, khi đi khi về đều vội cả, tôi tiếc không được ở lại vài ngày để xem cung điện, lăng tẩm - nhưng cái này thuộc về mĩ thuật, không phải là chủ đích cuộc đi chơi, cho nên cũng không cần lắm". Rồi ông có cách quan sát và đúc kết lý thú: "Ở Huế đẹp nhất là con sông Hương Giang, nước sông trong mà thường đầy, khúc trên thì cây cối um tùm, xóm gianh ẩn ước, đò ngang dịu dàng, ra bức tranh sơn thủy cổ...; lấy con mắt cũ mà xem thì kỳ đài Ngọ Môn trang nghiêm vô hạn, mà lấy con mắt mới mà xem thì cái vẻ trang nghiêm này cơ hồ bị cái vẻ tráng lệ lâu đài tối tân ngập lụt đi mất cả... Nói tóm lại, kinh đô Huế là nơi phong cảnh xinh đẹp, êm đềm u nhã...". Như vậy là biết bao những khách "qua đàng" đã chẳng thể hững hờ với Huế, mong muốn thăm danh lam thắng cảnh và tìm hiểu cả chiều sâu văn hoá Huế(4). *
- Cùng với sự phát triển của chữ Quốc ngữ, báo chí và chính cơ sở kinh tế xã hội đã cho phép thể tài du ký trên Tạp chí Nam phongcó điều kiện hưng khởi. Các tác giả viết du ký vừa nhằm thoả mãn hứng thú nội tâm, trình bày những cảm xúc cảm nhận riêng tư vừa hướng tới giới thiệu những điều trải nghiệm tai nghe mắt thấy liên quan tới mỗi thắng cảnh và di tích lịch sử. Đó cũng là nhu cầu tự nhiên kết nối giữa chủ thể sáng tác và phía tiếp nhận, nghĩa là bạn đọc cũng sẽ được hướng dẫn đi tham quan, du lịch, hành hương về Xứ Đẹp và cội nguồn lịch sử dân tộc nhờ chính các trang du ký./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du
9 p | 442 | 34
-
Thể tài du ký trên tạp chí "Nam Phong" (1917-1934)
8 p | 127 | 20
-
Kiến thức lớp 10 "Độc Tiểu Thanh Ký" –Nguyễn Du
11 p | 120 | 17
-
Tài liệu tham khảo: Thể tài du ký trên tạp chí 'Nam Phong' (1917-1934)
7 p | 70 | 6
-
Soạn bài Độc Tiểu Thanh Ký Nguyễn Du
6 p | 90 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My
3 p | 12 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Tiên Phước
12 p | 2 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Văn Dư, Quảng Nam
11 p | 7 | 1
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1
8 p | 3 | 1
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hội An
12 p | 3 | 1
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My
4 p | 3 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 11năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Văn Dư, Quảng Nam
2 p | 5 | 1
-
Đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước
19 p | 8 | 1
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Văn Dư, Quảng Nam
2 p | 2 | 1
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước
10 p | 5 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua thiết kế và tổ chức các dự án học tập tích cực khi dạy bài Chu kỳ tế bào và nguyên phân Sinh học 10 - Cánh diều
58 p | 0 | 0
-
Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hội An
15 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn