Thể tài du ký trên tạp chí "Nam Phong" (1917-1934)
lượt xem 20
download
I. TẠP CHÍ NAM PHONG (1917-1934) VÀ THỂ TÀI DU KÝ Một cách khái quát, các nhà lí luận xác định: “DU KÝ- Một thể loại văn học thuộc loại hình ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân người đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít người có dịp đi đến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thể tài du ký trên tạp chí "Nam Phong" (1917-1934)
- Thể tài du ký trên tạp chí "Nam Phong" (1917-1934) I. TẠP CHÍ NAM PHONG (1917-1934) VÀ THỂ TÀI DU KÝ
- Một cách khái quát, các nhà lí luận xác định: “DU KÝ- Một thể loại văn học thuộc loại hình ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân người đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít người có dịp đi đến. Hình thức của du ký rất đa dạng, có thể là ghi chép, ký sự, nhật ký, thư tín, hồi tưởng, miễn là mang lại những thông tin, tri thức và cảm xúc mới lạ về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở ít người biết đến [...]. Dạng đặc biệt của du ký phát huy cái chất ghi chép về miền xa lạ của nó là du ký về các xứ sở tưởng tượng, có tính chất không tưởng hay viễn tưởng khoa học [...]. Dạng du ký khác đậm đà phong vị phương Đông là ghi chép cảm tưởng, nhận xét về những nơi danh lam thắng cảnh đất nước [...]. Thể loại du ký có vai trò quan trọng đối với văn học thế kỷ XVIII- XIX trong việc mở rộng tầm nhìn và tưởng tượng của nhà văn. Sang thế kỷ XX, du ký mang nhiều tính chất tư liệu khoa học do các nhà địa chất, nhà dân tộc học viết. Loại du ký khoa học cũng rất thịnh hành”(1)... Định nghĩa trên đây đã khái quát được những đặc điểm cơ bản nhất của du ký - mà chúng tôi duy danh là thể tài du ký. Tuy nhiên, thể tài du ký là một bộ phận văn học còn chưa được chú ý đúng mức. Khi nói đến “thể tài du ký” cần được hiểu nhấn mạnh hơn ở phía đề tài, phía nội dung và cảm hứng nghệ thuật nơi người viết, chứ không phải ở phía thể loại. Thu hút vào địa hạt du ký có các sáng tác bằng thơ, phú, tụng và các bài văn xuôi theo phong cách ký, ký sự, phóng sự, ghi chép, khảo cứu, hồi ức về các chuyến đi, các điểm du lịch, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, sinh thái, kiến trúc, mỹ thuật; thậm chí có thể liên quan tới nhiều phương diện của xã hội học, văn hoá học, khảo cổ học, dân tộc học và văn hoá- văn nghệ dân gian khác nữa… Do đó đã xuất hiện thực tế có tác phẩm nằm ở trung tâm thể tài du ký và nhiều trang viết khác lại nằm ở đường biên hoặc hỗn hợp, pha tạp với những sắc độ đậm nhạt khác nhau, cả về đối tượng, phạm vi đề tài, nội dung hiện thực lẫn phong cách thể loại.
- Trong nền văn học trung đại Việt Nam đã có nhiều sáng tác thuộc thể tài du ký như thơ ca đề vịnh phong cảnh Thăng Long, núi Bài Thơ, Yên Tử, Hoa Lư, sông Hương núi Ngự, Gia Định, Hà Tiên... Qua mười thế kỷ đã xuất hiện nhiều tác gia, tác phẩm nổi bật nhưVịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254-1334); Bài ký tháp Linh Tế núi Dục Thuý của Trương Hán Siêu (?-1354);Nam trình liên thi tập của Ngô Thì Ức (1709-1736); Phụng sứ Yên Đài tổng ca của Nguyễn Huy Oánh (1713- 1789); Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác (1720-1791); Nhị Thanh động phú, Tây Hồ phong cảnh phú của Ngô Thì Sĩ (1726-1780); Tụng Tây Hồ phú, Ngự đạo hành cung nhật trình của Nguyễn Huy Lượng (1750- 1808); Bài ký chơi núi Phật Tích của Nguyễn Án (1770-1815); Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ (1821-1882); Ghi về vương quốc Khơ-me, Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi (1876) của Trương Vĩnh Ký (1837-1898); Như Tây nhật trình, Chư quốc thạc hội của Trương Minh K ý (1855- 1900); Hương Sơn hành trình của Chu Mạnh Trinh (1862-1905), v.v... Bước sang thế kỷ XX, thể tài du ký có bước phát triển mạnh mẽ. Khi thực hiện công trình M ục lục phân tích Tạp chí Nam phong, 1917- 1934, nhà thư mục Nguyễn Khắc Xuyên xác định du ký là một trong 14 bộ môn và nêu nhận xét về thể tài du ký - còn được ông gọi là du hành - trên Tạp chí Nam phong: “Nhiều khi chúng ta tự cảm thấy, sống trong đất nước với giang sơn gấm vóc mà không được biết tới những cảnh gấm vóc giang sơn. Thì đây, theo tờ Nam phong, chúng ta có thể một phần nào làm lại cuộc hành trình qua tất cả những phong cảnh hùng vĩ nhất, đẹp đẽ nhất của đất nước chúng ta từ Bắc chí Nam, từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến đảo Phú Quốc, từ núi Tiên Du đến cảnh Hà Tiên và Ngũ Hành Sơn, từ Cổ Loa, Hạ Long đến Huế thơ mộng... Với thời gian, hẳn những tài liệu này càng ngày càng trở nên quý hoá đối với chúng ta... Trong mục Du ký này, phải kể bài Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác,Lại tới Thần kinh của
- Nguyễn Tiến Lãng; Mười ngày ở Huế, Một tháng ở Nam kỳ, và nhất là Pháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh” (2)... Chính thông qua các chuyến đi, các cuộc giao lưu mà mỗi người vừa tăng thêm nhận thức và niềm tự hào dân tộc, vừa chiêm nghiệm và chứng nghiệm được đầy đủ tình nghĩa đồng bào. Trong một chuyến tới thăm Hà Nội, ông Nguyễn Tử Thức là chủ bút Nam trung nhựt báo ở Sài Gòn đã phát biểu: “Thiệt chúng tôi không ngờ giang sơn nước Nam ta cẩm tú như vầy. Là bởi xưa nay chưa đi khắp nên chưa biết, chưa biết bờ cõi nước ta to rộng, nhân dân nước ta đông đảo là dường nào. Tới nay mới biết, càng biết mà cái cảm tình đối với tổ quốc càng chan chứa biết bao!... Khi tới Tourane, khi tới Hải Phòng, quanh mình toàn những người bổn quốc, cùng ăn bận như mình, cùng nói năng như mình, nhận ra mới biết người với mình, mình với người, tuy ăn ở xa nhau mà cũng là người một nòi một giống, chớ đâu”(3). Lại nói như bài Cảnh vật Hà Tiên, do Đông Hồ và Nguyễn Văn Kiểm sao lục, đã mở đầu bằng niềm tự hào: “Tỉnh Hà Tiên có nhiều cảnh đẹp, có bãi dài biển rộng, hồ trong núi biếc, mỗi cảnh đều có vẻ đẹp thiên nhiên của tạo hoá... Cảnh bãi biển thì kiêm cả màu trời sắc nước, bãi cát mênh mông, gió nam mát mẻ. Cảnh núi như Thạch Động có các kỳ quan quái thạch, núi Bình San, núi Tô thì có cỏ đẹp hoa thơm...”. Niềm tự hào trước vẻ đẹp quê hương xứ sở của tác giả cũng đồng điệu với tấm lòng người chủ báo qua mấy dòng đề tựa đầy ý nghĩa: “Muốn cho con trẻ yêu mến nước nhà thì phải cho con trẻ thông thuộc nước nhà, hiểu biết cả lịch sử, địa lý, lễ giáo, phong tục; nhỏ từ cách sinh hoạt trong dân gian; lớn đến các kỷ cương về đạo lý, ngõ hầu mới có lòng thiết tha đến nơi quê hương tổ quốc của mình. Lại trước khi biết đến cái tổ quốc lớn là toàn thể quốc gia, phải biết cái tổ quốc nhỏ là nơi địa phương mình sinh trưởng đã”...
- Rõ ràng là vượt qua những áp đặt tuyên truyền tư tưởng chính trị “Pháp - Việt đề huề” và hạn chế lịch sử không tránh khỏi, song phải ghi nhận các trang du ký trên Tạp chí Nam phong đã tiếp nối được tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc từ cội nguồn văn học ông cha. Trong một chừng mực nhất định, nhiều trí thức cựu học và tân học đã biết lợi dụng diễn đàn công khai để khơi gợi và giáo dục tình cảm yêu nước, nhắc nhớ lại truyền thống đấu tranh anh dũng ngàn năm thông qua việc du ngoạn, thăm viếng, tưởng niệm các danh nhân đất nước (An Dương Vương, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung...) và các di tích lịch sử (Cổ Loa, đền Lý Bát Đế, hồ Hoàn Kiếm, Hoa Lư, lăng điện xứ Huế, danh thắng Banà, Ngũ Hành Sơn, Sài Gòn, Tây Đô, Phú Quốc, Thạch Động, Hà Tiên)... Trên cơ sở giao thông từng bước phát triển mà nhu cầu hiểu biết, giao lưu văn hoá ngày càng mở rộng từ Bắc vào Nam, từ nơi đồng bằng đến miền núi, từ vùng sâu vùng xa tới thị thành, từ trong nước cho tới nước ngoài. Không phải ngẫu nhiên mà cảm hứng được đi xa nhờ các phương tiện ô tô, xe lửa, tàu thuỷ, tàu bay vốn gắn liền với kỹ nghệ thời hiện đại đã đem lại cho người viết biết bao những cảm xúc mới lạ, hấp dẫn. Nhu cầu ĐI (kể cả thời gian, cách thức và phương tiện) và XEM (xem gì, khả năng chiều sâu nhận thức và hiểu biết, khám phá về xứ sở du lịch) đã kích thích mạnh mẽ tâm thức sáng tạo của các nhà du hành... Như chúng tôi đã nhấn mạnh, thể tài du ký có thể thu nạp nhiều phong cách thể loại, bao quát nhiều điểm nhìn chủ thể tác giả và nội dung hiện thực khác nhau. Với các tác phẩm du ký trên Tạp chí Nam phong, xin phân loại và dẫn giải thành mấy đặc điểm chính sau đây.
- - Có một dòng du ký mang tính quan phương, sự vụ, công vụ. Kiểu du ký này thường do các trí thức, ký giả quan lại ghi chép. Mặt khác, vì Tạp chí Nam phong chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của chính quyền đương thời nên buộc phải phát ngôn tiếng nói quan phương cũng là điều dễ hiểu. Tuy vậ y, các trang du ký này vẫn thể hiện được niềm tự hào dân tộc và cảm xúc chân thành trước vẻ đẹp non sông đất nước. Hơn nữa, từ quan điểm lịch sử mà đánh giá sẽ thấy nhiều trang du ký như Cùng các phái viên Nam kỳ(Thượng Chi); Một tháng ở Nam kỳ, Mười ngày ở Huế, Pháp du hành trình nhật ký (Phạm Quỳnh); Tổng thuật về việc phái bộ Bắc kỳ đi quan sát đường xe lửa Vinh-Đông Hà, Lược thuật hành trình cuộc ngự giá Bắc Tuần, Ngự giá Nam tuần hành trình ký (Song Cử),Lược ký đi đường bộ từ Hà Nội vào Sài Gòn (Mẫu Sơn Mục N.X.H)..., lại thực sự có giá trị sử liệu để xem xét nhiều sự kiện văn hoá - xã hội và định vị hoạt động tổ chức hành chính của giai tầng công chức thượng lưu dưới thời thực dân phong kiến. - Có một dòng du ký viễn du - những chuyến du hành vượt biên giới, đòi hỏi cả nguồn kinh phí, yêu cầu công việc và ý chí của người ham hoạt động, ham xê dịch. Đặt trong bối cảnh văn hoá - xã hội đương thời thì các du ký này quả đã mở ra những chân trời nhận thức mới, đưa lại niềm phấn khích bởi những trang ghi chép, miêu tả sống động của người trong cuộc, người trải nghiệm, chứng nghiệm. Đó là những du ký dài hơi, phong phú, hấp dẫn như Hạn mạn du ký kể lại cuộc đi chơi phiếm qua Bangkok - Hương Cảng - Nhật Bản - Thượng Hải - Nam Kinh - Quảng Tây - Quế Lâm - Bắc Kinh - Tứ Xuyên - Quảng Đông và trở về nước, in 6 kỳ (Nguyễn Bá Trác); Pháp du hành trình nhật ký kể về chuyến đi trong sáu tháng, từ khi dời bến Sài Gòn ngày 15-3-1922, những ngày lênh đênh trên biển và ở lại thăm thú nước Pháp văn minh hoa lệ, cho tới ngày 11-9 về tới cảng Hải Phòng- in 27 kỳ; Du lịch xứ Lào, in 2 kỳ (Phạm Quỳnh); hoặc các bài khác như Ai Lao hành trình (Trần Quang Huyến), Ngự giá Âu du tổng
- thuật (N.P), Học sinh An Nam ở bên Pháp (Thôn Đảo), Trên đường Nam Pháp (Tùng Hương)... - Có một dòng du ký thiên về khảo cứu danh nhân lịch sử, truyền thuyết và sự tích liên quan tới một địa điểm cụ thể. Loại du ký này thường là kết quả sau một chuyến picnich giới hạn trong thời gian ngắn, kiểu như Ba Bể du ký (Nhạc Anh Hoàng Văn Trung), Du Ngọc Tân ký, Du Tử Trầm Sơn ký, Bài ký chơi Cổ Loa, Cuộc đi chơi năm tầng núi, Cuộc đi chơi Sài Sơn (Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục), Banà du ký (Huỳnh Bảo Hoà), Thăm lăng Sĩ Vương, Nam du đến Ngũ Hành Sơn (Nguyễn Trọng Thuật)... - Có một dòng du ký hướng tới khảo sát, giới thiệu cả một vùng văn hoá rộng lớn. Loại du ký này đòi hỏi người viết có thời gian du ngoạn theo “tua” dài hơi và đòi hỏi vốn kiến văn sâu rộng, có sự chuẩn bị tư liệu công phu và ghi chép thực địa kỹ lưỡng. Các du ký tiêu biểu kiểu này có Mười ngày ở Huế, Một tháng ở Nam kỳ, Chơi Lạng Sơn, Cao Bằng (Phạm Quỳnh), Bài ký phong thổ tỉnh Tuyên Quang (Nguyễn Văn Bân), Hành trình mạn ngược, từ Cao Bằng xuống Phú Thọ (Thái Phong Vũ Khắc Tiệp), Cuộc xem cổ tích miền Đông bắc tỉnh Hải Dương (Nguyễn Đôn Phục), Các nơi cổ tích đất Nghệ Tĩnh, Các lăng điện xứ Huế (Nguyễn Đức Tính), Quảng Xương danh thắng, Tây Đô thắng tích, Ninh Bình phong vật chí (Thiện Đình), Cảnh vật Hà Tiên (Đông Hồ và Nguyễn Văn Kiểm)... - Có một dòng du ký mà yếu tố “vị nghệ thuật” chiếm phần quan trọng, ở đó người viết chấm phá một vài nét phong cảnh thiên nhiên, cuộc sống đời thường bình dị hay thoáng qua niềm vui văn hoá lễ hội, đình đám. Đó là các bài Chảy chùa Hương (Thượng Chi),Cuộc đi quan phong làng Thượng Cát (Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục), Một buổi đi xem đền Lý
- Bát Đế (Phạm Văn Thư), Cuộc thưởng ca ở làng Hữu Thanh Oai (Nguyễn Mạnh Hồng), Cuộc chơi trăng sông Nhuệ (Mai Khê), Thăm ông Phạm Quỳnh (Nguyễn Văn Kiêm),Tết chơi biển (Trúc Phong), v.v... Trên thực tế việc phân chia các phương thức, kiểu loại, nội dung du ký như trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Song dù có khác nhau thế nào thì các tác phẩm du ký vẫn hướng tâm ở phương thức ĐI và XEM, đặt cược vào tính tích cực chủ thể là người trực tiếp Chứng Nghiệm - Trải Nghiệm và vươn tới phẩm chất “vị nghệ thuật” chân - thiện - mỹ cao đẹp, ít nhiều gián cách với thế tục lầm than. Xin lưu ý, trong phần Mục lục theo bộ môn, đề mục XIV- Du ký, du hành, nhà thư mục học Nguyễn Khắc Xuyên thống kê chi tiết danh sách 69 tác phẩm du ký đã in trên Tạp chí Nam phong. Tuy nhiên, có một số tác phẩm đúng là thuộc thể tài du ký song lại do tác giả người nước ngoài viết về phong cảnh nước ngoài (các mục bài Ai Cập, Một mình giữa bể Đại Tây, Hoà Lan du ký, Thăm miếu ông Khổng, Cảnh vật Nhật Bản, Du lịch về phía Nam nước Tàu), hoặc là bản dịch tác phẩm từ thế kỷ XVIII (Thượng kinh ký sự của Lãn Ông Lê Hữu Trác), do đó chúng không thuộc bộ phận du ký Việt Nam hiện đại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc ôn tập, hệ thống hóa kiến thức môn Hóa học chương trình THPT phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng trong các kỳ thi tuyển sinh đại học hệ vừa làm vừa học
27 p | 174 | 33
-
Giáo án tuần 4 bài Tập đọc: Mít làm thơ (tiếp theo) - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
5 p | 369 | 28
-
9 Thắc mắc: Làm Thế Nào để học giỏi!
5 p | 180 | 26
-
Giáo án bài Câu cầu khiến - Ngữ văn 8
9 p | 580 | 19
-
Bảng tuần hoàn hóa học mở rộng từ 118 đến 172 nguyên tố
2 p | 155 | 12
-
Lịch sử 10 nâng cao - XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP THỐNG NHẤT (TỪ THẾ KỶ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XV)
11 p | 226 | 11
-
Tài liệu tham khảo: Thể tài du ký trên tạp chí 'Nam Phong' (1917-1934)
7 p | 70 | 6
-
Hệ lụy gia đình - nhà trường
3 p | 73 | 5
-
Nhiễm sắc thể Y giúp dò tìm cụ tổ
7 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 4
25 p | 53 | 5
-
Tài liệu: Thể tài du ký trên tạp chí 'Nam Phong' (1917-1934)
10 p | 78 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh lớp 12 qua các bài toán ứng dụng tỉ số thể tích trong hình học không gian
23 p | 42 | 2
-
Giải bài tập Kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ SGK Địa lí 6
3 p | 228 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn