I. Phần mở đầu:<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Thông tư 22 của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 06/11/2016 trên cơ sở hoàn <br />
thiện Thông tư 30. Thông tư đã có một số sửa đổi, bổ sung về đánh giá học sinh, <br />
trong đó có một số quy định mà bản thân tôi rất quan tâm đó là về việc đánh giá <br />
thường xuyên và đánh giá định kì. Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm <br />
chất. Đánh giá định kì về học tập. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng <br />
việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; <br />
giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách <br />
quan. Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. <br />
Đánh giá thường xuyên về học tập: Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết <br />
được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản <br />
phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời. <br />
Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn <br />
trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn. Khuyến <br />
khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh <br />
bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh <br />
học tập, rèn luyện. Việc ra đời Thông tư 22 là cần thiết để có bước đổi mới phù <br />
hợp thực tế hơn, tạo ra khí thế mới cho giáo viên và học sinh Tiểu học.<br />
Trường Tiểu học Lê Hồng Phong nhiều năm liền dạy học theo mô hình <br />
trường học mới (VNEN) các giáo viên luôn thực hiện đúng theo tinh thần của <br />
thông tư, đã không ngừng cố gắng vươn lên, có những tiến bộ vượt bậc và đạt <br />
được những thành tích đáng kể. Được làm việc trong một môi trường như vậy <br />
bản thân tôi luôn suy nghĩ: Làm thế nào để đẩy mạnh sự phát triển giáo dục nói <br />
chung, nâng cao chất lượng giáo dục lớp mình chủ nhiệm nói riêng ? Làm thế nào <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục của năm học 2016 – 2017? Đó là những câu hỏi <br />
mà tôi luôn trăn trở.<br />
Hiện nay chủ trương của ngành là dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng <br />
của môn học. Thông tư 22 đặc biệt chú trọng việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết <br />
quả học tập và rèn luyện của học sinh. Để nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi <br />
sự nỗ lực cố gắng của cả cô và trò.<br />
Người giáo viên chủ nhiệm giữ nhiều vai trò: vừa là thầy dạy học vừa là <br />
người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ <br />
đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Sau nhiều năm đứng lớp và <br />
làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi cũng tích lũy được một vài kinh nghiệm. <br />
Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi mạnh dạn chia sẻ cùng đồng nghiệp một <br />
số kinh nghiệm về : “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh <br />
lớp 4”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
Mục tiêu của đề tài là sau khi thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất <br />
lượng giáo dục cho học sinh thì các em có được kết quả cao trong học tập và rèn <br />
luyện. Từ đó hinh thanh cho các em nh<br />
̀ ̀ ưng c<br />
̃ ơ sở ban đâu cho s<br />
̀ ự phat triên đung<br />
́ ̉ ́ <br />
̀ ̀ ̣ ức, tri tuê, thê chât, thâm my va cac ky năng c<br />
đăn va lâu dai vê đao đ<br />
́ ̀ ́ ̣ ̉ ́ ̉ ̃ ̀ ́ ̃ ơ ban đê hoc<br />
̉ ̉ ̣ <br />
́ ̣ ̣<br />
sinh tiêp tuc hoc lên những lớp trên.<br />
Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu các biện pháp và cách thực hiện từng <br />
biện pháp làm sao để đạt kết quả tốt nhất trong việc nâng cao chất lượng giáo <br />
dục cho học sinh.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Phân tích, đánh giá thực trạng của lớp chủ nhiệm từ đó đưa ra một số biện <br />
pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 4. Trên cơ sở <br />
theo dõi, so sánh, đối chiếu chất lượng giáo dục trong suốt học kì I và cả năm học <br />
<br />
<br />
2<br />
học 2016 2017của học sinh lớp 4D, trường tiểu học Lê Hồng Phong, xã Eana, <br />
huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk.<br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
Với khả năng và điều kiện của bản thân, tôi tập trung nghiên cứu một số <br />
kinh nghiệm, biện pháp của giáo viên chủ nhiệm trong những năm học vừa qua <br />
để làm tốt công tác nâng cao chất lượng giáo cho học sinh lớp chủ nhiệm.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, trực quan, nêu gương, <br />
hỏi đáp ...<br />
c) Phương pháp thống kê toán học.<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Theo Thông tư số 41/2010/TTBGDĐT ngày 30/10/2010 và Thông tư số <br />
50/2012/TTBGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa <br />
đổi, bổ sung Điều 40 của Thông tư số 41/2010/TTBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm <br />
2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học <br />
quy định độ tuổi của học sinh tiểu học từ sáu đến mười bốn tuổi (tính theo năm). <br />
Đây là lứa tuổi các em rất hiếu động, chưa làm chủ được bản thân, chưa nhận thức <br />
được điều gì là đúng và điều gì là sai, hay bắt chước và chịu tác động của mọi việc <br />
xảy ra xung quanh mình. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt được <br />
những đặc điểm tâm lí của học sinh để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục <br />
phù hợp giúp các em hoàn thiện nhân cách. Tạo một môi trường lớp học mà ở đó <br />
các em vừa cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhưng cũng phải tuân theo những nội <br />
quy, quy định phù hợp với lứa tuổi để các em ngày một tiến bộ hơn. Vậy nên <br />
trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi luôn xây dựng và duy trì một môi <br />
<br />
<br />
3<br />
trường học tập tốt giúp học sinh của mình hoàn thành một cách hiệu quả mục <br />
tiêu đã định. Muốn thực hiện tốt đòi hỏi mỗi chúng ta phải có kĩ năng sư phạm, <br />
năng lực chuyên môn vững vàng. Đó là một trong những yếu tố quan trọng đảm <br />
bảo sự thành công của người giáo viên.<br />
Theo tinh thần của Thông tư 22, giáo viên chủ nhiệm: Chịu trách nhiệm <br />
chính trong việc đánh giá học sinh, kết quả giáo dục học sinh trong lớp; hoàn <br />
thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo <br />
dục học sinh. Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình <br />
học tập, rèn luyện của mỗi học sinh. Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham <br />
gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung và <br />
cách thức đánh giá theo quy định tại Thông tư này; phối hợp và hướng dẫn cha <br />
mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá. Vì vậy người giáo viên giữ vai trò <br />
chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, của lớp. Chính vì thế mỗi <br />
giáo viên không chỉ trang bị cho mình kiến thức vững vàng, chuyên môn giỏi mà <br />
đòi hỏi phải có năng lực tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của lớp, trong đó vai <br />
trò quan trọng là công tác nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Bản thân tôi <br />
luôn trăn trở trong suốt năm tháng làm công tác chủ nhiệm của mình.<br />
Để thực hiện mục tiêu mà mình đặt ra, tôi thiết nghĩ người giáo viên cũng <br />
như người làm vườn, trồng cây, tuy không đúng hoàn toàn nhưng hoạt động của <br />
giáo viên chủ nhiệm gần như người trồng cây, chăm sóc vun trồng cây giống. <br />
Người làm việc không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện <br />
cho hạt giống nảy mầm. Cho nên, bản thân là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn <br />
tâm niệm dạy dỗ giáo dục các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội <br />
để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm <br />
Văn Đồng đã nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao <br />
quý vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo".<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
4<br />
Năm học 2016 – 2017, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4D có <br />
tổng số học sinh là 19 em, trong đó nữ 12 em, dân tộc 12em, NDT 7 em. Học sinh <br />
đã được học 2 năm theo mô hình trường học mới. Các kiến thức về Toán học, <br />
Tiếng Việt, các môn hoạt động giáo dục ở lớp 3 nhẹ nhàng hơn. Song lên lớp 4, <br />
bước sang giai đoạn học tập mới, khối lượng kiến thức ở các môn học nhiều <br />
hơn, cao hơn. Ví dụ: Các văn bản của môn Tiếng Việt dài hơn, kiến thức môn <br />
Toán mới, nhiều và cao hơn. Các môn học mới hơn: Khoa học, Lịch sử Địa <br />
lí,...Đòi hỏi tư duy, tính học tập của học sinh nghiêm túc hơn, kĩ năng tự học <br />
nhiều hơn. Vì vậy qua một thời gian làm quen lớp, với sự quan sát, khảo sát chất <br />
lượng học tập tôi tổng hợp được kết quả như sau:<br />
Tổng Chưa hoàm <br />
Hoàn thành tốt Hoàn thành<br />
số thành<br />
Môn<br />
học <br />
SL % SL % SL %<br />
sinh<br />
Tiến<br />
g 19 2 10,5 10 52,6 7 36,9<br />
Việt<br />
Toán 19 3 15,8 8 42,1 8 42,1<br />
<br />
<br />
Kết quả trên có thể xuất phát từ nhiều lí do: Sau hơn hai tháng hè các em tự <br />
do bay nhảy, không phải đến lớp đến trường nên phần nào đã quên kiến thức. Nề <br />
nếp đầu năm học còn lộn xộn, một số em chưa quen với việc dậy sớm để đi học <br />
đúng giờ nên vẫn con tình trạng học sinh đi học trễ. Sự chuẩn bị bài vở, đồ dùng <br />
học tập ở nhà của các em chưa chu đáo. Ý thức tự giác hoàn thành nhiệm vụ học <br />
của một vài cá nhân còn hạn chế. Hội đồng tự quản làm việc hiệu quả chưa cao.<br />
Chính vì vậy mà bản thân tôi luôn trăn trở tìm ra được những biện pháp để <br />
giáo dục học sinh phải đạt chuẩn KTKN của các môn học; hoàn thành tốt và đạt <br />
<br />
<br />
5<br />
được các năng lực, phẩm chất theo yêu cầu của lớp 4 để nâng cao chất lượng <br />
giáo dục. Hội đồng tự quản làm việc tích cực và tự giác, các em có thể tự điều <br />
khiển được lớp học thậm chí không cần sự tham gia của giáo viên. Các em là học <br />
sinh dân tộc thiểu số phát triển vốn ngôn ngữ và phát triển thêm các năng lực, <br />
phẩm chất, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, ứng xử . Học sinh phấn khởi, hào <br />
hứng khi đến trường, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. Các em không <br />
chỉ có ý thức tự giác trong học tập như lo học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đi học <br />
chuyên cần mà còn hỗ trợ nhau cùng tiến bộ ( em biết nhiều giúp em biết ít). Các <br />
em gần gũi với cô hơn, sẵn sàng chia sẻ mọi chuyện, coi cô như là người chị, <br />
người bạn của mình; được làm việc nhiều hơn, yêu thích việc học; các em được <br />
Học ⇒Hỏi ⇒Hiểu ⇒ Thực hành<br />
= > Vận dụng.<br />
Mỗi chúng ta làm công tác chủ nhiệm muốn bảo đảm công tác chuyên môn <br />
lẫn công tác chủ nhiệm thật tốt, đòi hỏi phải có tâm và có tài. Tâm của người <br />
GVCN là xem các em như con để không ngại tốn thời gian, công sức cho lớp <br />
mình phụ trách. Tài của GVCN là tùy theo đặc điểm, tình hình lớp mà có những <br />
biện pháp phù hợp để quản lý và giáo dục lớp mình chủ nhiệm.<br />
Đầu năm, khi nhận lớp việc đầu tiên tôi làm là nắm bắt thông tin cá nhân <br />
từng em qua lý lịch trích ngang theo mẫu in sẵn. Từ đó tôi phân hóa các đối tượng <br />
học sinh để có biện pháp giáo dục. Từ những thông tin tìm hiểu được, tôi gần gũi <br />
trò chuyện tiếp xúc với các em nhiều hơn, tạo cho các em sự thân thiết, tin tưởng <br />
để có thể dễ dàng bộc lộ tâm tư tình cảm, điều mong muốn của chính mình khi <br />
cần thiết. Qua đó, thầy cô hiểu các em hơn và kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ <br />
nông cạn, sai lầm hay các hành vi không hay… hướng các em vào điều tốt đẹp, <br />
lạc quan hơn.<br />
Song song với vấn đề trên, việc tạo mối quan hệ mật thiết với cha mẹ HS <br />
cũng là điều hết sức quan trọng. Không đợi đến các cuộc họp phụ huynh hay khi <br />
<br />
6<br />
các em vi phạm nội qui trường lớp mới mời phụ huynh lên để trao đổi. Tôi <br />
thường xuyên trao đổi với phụ huynh qua các phương tiện thông tin, đến gia đình <br />
học sinh trao đổi, tư vấn cách dạy dỗ con học và cách cha mẹ học sinh cùng học <br />
với con. Từ đó tạo được mối quan hệ thân mật giữa tôi với gia đình học sinh. Qua <br />
đó phụ huynh có hứng thú, hào hứng và thỏa mái cùng tham gia vào quá trình đánh <br />
giá học sinh theo tinh thần của Thông tư 22<br />
Tôi luôn đóng vai trò làm chiếc cầu nối giữa nhà trường với học sinh và gia <br />
đình học sinh, giữa các giáo viên bộ môn với học sinh… Một nhiệm vụ không thể <br />
thiếu đó là phải có kế hoạch và biện pháp giúp cho lớp nâng dần chất lượng học <br />
tập, năng lực và phẩm chất ngày một cao hơn. Trước tiên, phải làm cho các em <br />
thích đi học. Phân nhóm học tập cùng sở thích. Xây dựng “ Lớp học thân thiện, <br />
học sinh tích cực”. Dạy học phải phân hóa được đối tượng học sinh và nâng cao <br />
chất lượng đại trà. Qua mỗi tiết học, mỗi hoạt động học tôi đều chú trọng đến <br />
hoạt động thực hành kĩ năng sống cho học sinh.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Đề tài đưa ra những biện pháp mà người giáo viên chủ nhiệm phải thực <br />
hiện tốt để giáo dục học sinh lớp 4 về kiến thức, năng lực và phẩm chất giúp <br />
học sinh thích đến trường, thích được học và tìm được niềm vui ở đó, tìm được <br />
sự tin tưởng, tìm được tình bạn trong sáng, tình thầy trò cảm động. Nơi các em <br />
được ươm mầm, được chăm sóc và yêu thương. “Chính sự quan tâm, lòng yêu <br />
thương và sự chia sẻ của người thầy đã giúp những đứa trẻ phát huy hết khả <br />
năng của chúng.” – theo John O’brien.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
b. 1 Nắm thông tin học sinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đề ra các biện pháp giáo dục học <br />
sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm <br />
được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu <br />
nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua mẫu phiếu điều tra của <br />
trường. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ <br />
thông tin trong phiếu.<br />
Qua phiếu điều tra, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng <br />
học sinh, hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong <br />
công tác giảng dạy và giáo dục.<br />
Ví dụ: em Đỗ Thị Ngọc Quyên bố gặp tai nạn bị mù phải tham gia vào Hội <br />
người mù của tỉnh nhà đi kiếm tiền gởi về cho mẹ em nuôi 3 con ăn học. Em H’ <br />
Dên bố mất sớm, mẹ nghiện rượu thường xuyên đánh đập em. Em H’ SaRa bị <br />
bệnh tim bẩm sinh...Trong lớp có tổng số 7 hộ nghèo.<br />
Căn cứ vào tình hình của lớp dưới qua dự giờ, thăm lớp và các bài kiểm tra, <br />
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp, lời nhận xét trong học bạ... để <br />
biết được học lực của từng em, biết các em mạnh ở điểm nào, hạn chế ở đâu để <br />
có kế hoạch trong công tác giảng dạy.<br />
Ví dụ: em H’Kim Tha hát hay múa dẻo. Em H’Tra rất thích học môn Tiếng <br />
Anh. Em Nguyễn Văn Tài nhút nhát, sợ giao tiếp trước đám đông...<br />
Qua điều tra về thông tin học sinh giúp tôi định hướng được kế hoạch chủ <br />
nhiệm và kế hoạch dạy học để từng bước giúp các em hoàn thiện hơn những hạn <br />
chế của bản thân và phát huy hết năng lực vốn có của mình<br />
b. 2 Hoàn thiện tổ chức lớp và tiêu chí thi đua<br />
Trong mô hình lớp học VNEN, ban tự quản lớp học năng động, sáng tạo và <br />
có trách nhiệm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên trong công tác giáo dục và đây <br />
cũng là việc làm khá quan trọng trong công tác chủ nhiệm. Chính vì vậy ngay từ <br />
đầu năm học tôi đã hoàn thiện được tổ chức lớp học.<br />
<br />
8<br />
Hội đồng tự quản lớp tốt thì sẽ giúp lớp có nề nếp tự quản tốt, tôi đã chú <br />
trọng việc bồi dưỡng ý thức và công việc phải làm cho Hội đồng tự quản. Phân <br />
công nhiệm vụ cụ thể cho từng ban. Vào các buổi sinh hoạt tập thể, dưới sự <br />
hướng dẫn của tôi Hội đồng tự quản đã điều hành mỗi hoạt động của buổi sinh <br />
hoạt lớp. Mấy tuần đầu các em còn bỡ ngỡ, sau một thời gian dưới sự hướng <br />
dẫn của tôi các em đã mạnh dạn điều hành được buổi sinh hoạt lớp một cách <br />
nhịp nhàng phát huy tính tự quản cũng như rèn học sinh trong lớp kĩ năng giao <br />
tiếp, mạnh dạn, tự tin.<br />
Song song với việc thành lập Hội đồng tự quản là việc cùng với học sinh <br />
và các ban xây dựng tiêu chí thi đua. Việc xây dựng tiêu chí thi đua rất quan trọng <br />
vì thi đua thúc đẩy phát triển của nhóm của lớp. Ngay từ đầu năm tôi cùng với <br />
Hội đồng tự quản và các nhóm trưởng xây dựng tiêu chí thi đua. Sau đó thông qua <br />
cả lớp để xin ý kiến đóng góp của từng cá nhân để hoàn thiện và thực hiện. <br />
Thông qua và xin ý kiến phụ huynh tại cuộc họp phụ huynh đầu năm. Sau đó <br />
thống nhất, đưa ra tập thể lớp kí cam kết và thực hiện, lấy đó làm cơ sở để xếp <br />
loại thi đua.<br />
Ví dụ: Một số tiêu chí thi đua như sau:<br />
Học tập (50 điểm): Tích cực, tự giác và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, <br />
đi học đều và đúng giờ; có ý thức rèn chữ giữ vở, có tinh thần giúp đỡ nhau trong <br />
học tập; biết giữ gìn, khai thác và xây dựng các góc công cụ.<br />
Nề nếp (20 điểm): Xếp hàng vào lớp và ra về ngay ngắn, trật tự, tham gia <br />
tập thể dục buổi sáng và giữa giờ nghiêm túc, trang phục đến lớp đúng quy định: <br />
khăn quàng, quần áo đồng phục,…chấp hành nghiêm nội quy trường lớp.<br />
Vệ sinh (20 điểm): Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, có ý thức giữ vệ sinh <br />
trường lớp.<br />
Các hoạt động khác (10 điểm): Tham gia mọi phong trào do trường, lớp tổ <br />
chức.<br />
<br />
9<br />
Các nhóm trưởng, ban tự quản của lớp tổng hợp, căn cứ vào kết quả đạt <br />
được để xếp loại thi đua cá nhân, nhóm.<br />
Xây dựng Hội đồng tự quản là một việc làm hết sức quan trọng, nó đã góp <br />
nên sự thành công của tôi trong việc thực hiên nhiệm vụ của đề tài. Việc xây <br />
dựng tiêu chí thi đua cũng có sự điều chỉnh và thay đổi, bổ sung kịp thời tùy theo <br />
tình hình thực hiện nội quy, nề nếp và ý thức rèn luyện của học sinh. Giúpcho <br />
mỗi em có cơ sở để phấn đấu và việc làm này cũng giúp giáo viên thực hiện dễ <br />
dàng trong việc đánh giá thường xuyên.<br />
b. 3 Duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần<br />
Để việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh thì việc duy trì sĩ số/ ngày <br />
là việc làm quyết định vì học sinh có đến lớp học thì các em mới thiếp thu được <br />
kiến thức từ đó mới có kiến thúc để phát triển toàn diện.<br />
Với điểm trường mà tôi đang dạy, học sinh phần đa là con em người dân tộc <br />
thiểu số ( 12/ 19 học sinh), gia đình có hoàn cảnh khó khăn ( hộ nghèo 5 em, có em <br />
mồ côi mẹ cha đi lấy vợ phải ở với ông bà; có em mồ côi cha, mẹ lại nghiện <br />
rượu;... ). Cha mẹ các em phải lo bữa ăn hàng ngày cho gia đình, một số phụ huynh ít <br />
quan tâm đến việc học tập của các em nên việc các em nghỉ học, bỏ học ảnh hưởng <br />
đến việc tiếp thu bài và kết quả học tập là điều không tránh khỏi. Chính vì lẽ đó để <br />
chất lượng giáo dục được nâng cao thì việc duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên <br />
cần là vô cùng quan trọng. Vì vậy để duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần tôi <br />
đã thực hiện như sau:<br />
Ví dụ: Phổ biến nội quy lớp ngay tuần đầu của năm học. Quy định rõ: học <br />
sinh phải đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải có lí do và được cha mẹ xin phép. <br />
Ngay buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm tôi thông báo cho phụ huynh biết về <br />
quy định và nhờ phụ huynh hàng ngày theo dõi, nhắc nhở. Học sinh đến trường tự <br />
mình đánh dấu vào Bảng theo dõi “Ngày em đến lớp”. Tôi liên lạc ngay với phụ huynh <br />
đối với những trường hợp học sinh tự ý bỏ học. Động viên, tuyên dương kịp thời <br />
<br />
10<br />
những em có tiến bộ, khuyến khích các em có sự phấn đấu cao hơn. Quan tâm <br />
đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Đăng kí cho các em được nhận dụng cụ, <br />
sách vở, quần áo do Nhà trường, Liên đội và các tổ chức từ thiện hỗ trợ ngay từ <br />
đầu năm. Mua sẵn bút chì, thước, ruột bút kim,… để trong cặp khi các em bị hết <br />
mực, hư hỏng, mất mát thì đã có ngay để dùng. Kêu gọi các học sinh trong lớp <br />
dành tặng bạn một số quần áo cũ và tranh thủ sự hỗ trợ từ một số giáo viên, phụ <br />
huynh. Gặp trực tiếp ban tự quản thôn buôn, Hội phụ nữ của thôn buôn trao đổi <br />
tình hình của em H’ Dên đề cùng tôi đến gia đình động viên, tư vấn. Qua các việc <br />
làm trên đến nay em Y Qúy, H’ Salem đã đi học đều, không nghỉ buổi học nào <br />
nữa, ý thức học tập của em Y Năng, Y Hưng đã tốt hơn. Mẹ em H’ Dên đã bớt <br />
uống rượu, quan tâm hơn đến việc học của con và không còn đánh đập em nữa. <br />
Em Hiếu nhà nghèo thường nghỉ học vì không có quần áo đi học, giờ đây em đã <br />
tự tin đến trường vì em đã được Đội tặng áo quần. .. Mỗi lần có học sinh nghỉ <br />
học phụ huynh đã chủ động liên lạc với tôi. Bản thân tôi thường xuyên nghiên cứu <br />
kĩ các văn bản chỉ đạo việc dạy học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn để đưa ra <br />
các phương pháp, hình thức và nội dung dạy học cho phù hợp với chuẩn kiến thức <br />
kĩ năng mà các em cần đạt được.<br />
Việc duy trì được sĩ số tốt là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục hai <br />
mặt ở học sinh. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, không <br />
ngại khó, ngại khổ, thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh làm công tác tư <br />
tưởng và động viên học sinh ra lớp. Trên lớp tạo điều kiện cho các em được làm <br />
việc, được hợp tác và được vui chơi.<br />
b. 4 Xây dựng “ Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”<br />
Để tạo không gian lớp học thân thiện, gần gũi và lôi cuốn học sinh tôi tiến <br />
hành việc trang trí lớp học theo mô hình trường học mới gồm nhiều góc được <br />
trang trí phục vụ cho các môn học (Môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử <br />
Địa lí,…). Ví dụ: Trong giờ học nhóm trưởng đến góc học tập lấy phiếu bài tập <br />
<br />
11<br />
hoặc bài tập nâng cao. Giờ ra chơi học sinh vào góc thư viện đọc sách báo. Các <br />
em trưng bày những sản phẩm học tập để các bạn chia sẻ. Các em tới thư viện <br />
xanh chăm sóc cây xanh, khám phá thiên nhiên… Những góc công cụ tạo điều <br />
kiện để các em chủ động tìm tòi tư liệu, thông tin, được trình bày, biểu diễn <br />
những kết quả học tập. Phụ huynh cũng được đến thăm các em học như thế nào <br />
và có điều kiện có thể giúp đỡ các em. Học sinh được học tập ngay trong quá <br />
trình trang trí các góc.Việc học đã không đơn giản là đọc chép, mà có học, có <br />
nghiên cứu, có trình bày, báo cáo. Các em có điều kiện học tập với các tài liệu, <br />
các kiến thức mà mình và bạn tìm kiếm được.<br />
Vì vậy việc xây dựng các nhóm học tập cùng sở thích với mô hình VNEN, <br />
chủ yếu việc học của học sinh là học nhóm để cùng nhau thi đua. Ví dụ: Mỗi <br />
nhóm tôi phân một nhóm trưởng, một quyển sổ theo dõi học tập và các mặt hoạt <br />
động của từng thành viên trong nhóm. Khuyến khích tinh thần đoàn kết của mỗi <br />
nhóm để các thành viên giúp đỡ lẫn nhau sao cho các bạn học chậm hơn theo kịp, <br />
nếu các bạn chưa hiểu bài thì nhóm trưởng phân công bạn cùng trong nhóm giảng <br />
lại cho bạn hiểu. Đồng thời giao cho nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài vở <br />
ở nhà, cũng như đồ dùng học tập, sách vở của các bạn trong nhóm. Khi giáo viên <br />
giao nhiệm vụ tránh trường hợp HS chưa tự giác nhóm trưởng sẽ có trách nhiệm <br />
nhắc nhở bạn, nếu bạn không thực hiện thì báo cáo cô giáo kịp thời.<br />
Mục tiêu của mỗi tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đều chú trọng <br />
đến hoạt động thực hành kĩ năng sống. Nếu học sinh chỉ quan tâm vào việc học <br />
tập các môn chính thức mà ít tham gia các hoạt động ngoại khóa, các phong trào <br />
văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thì các em sẽ thiếu linh hoạt, thiếu tự tin khi <br />
đứng trước đám đông hoặc đứng trước lớp để trình bày một bài hát hay một vấn <br />
đề nào đó. Và ngược lại nếu được tham gia tốt các phong trào thì các em sẽ xử lí <br />
vấn đề nhanh nhẹn hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Thông qua các hoạt động đó, <br />
tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể cũng được hình thành và vun đắp. Như vậy, có <br />
<br />
12<br />
thể khẳng định rằng: môn học giúp cho các em xóa bỏ tính rụt rè, nhút nhát; rèn <br />
luyện tính mạnh dạn, sự tự tin đó chính là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, <br />
các em sẽ dần được hình thành kĩ năng sống qua mỗi hoạt động này. Người giáo <br />
viên chủ nhiệm chính là người cố vấn giúp học sinh tham gia vào các hoạt động <br />
để rèn luyện các kĩ năng cơ bản, cần thiết cho mình. Góp phần tích cực vào việc <br />
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
Bằng việc làm trên tôi nhận thấy rằng trang trí được một lớp học thân <br />
thiện và xây dựng được các nhóm học tập sẽ làm cho học sinh hứng thú hơn <br />
trong học tập, rèn luyện được tinh thần đoàn kết và tránh được tình trạng “bỏ <br />
sót” học sinh. Bên cạnh đó giáo dục kỹ năng sống là yếu tố quan trọng góp phần <br />
đổi mới toàn diện nền giáo dục đào tạo gắn với 4 mục tiêu quan trọng: học để <br />
biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.<br />
b. 5 Dạy học phân hóa đối tượng học sinh<br />
Tôi luôn học hỏi ở đồng nghiệp và nắm bắt tình hình của lớp để đổi mới <br />
phương pháp, hình thức dạy học, điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học phù hợp với <br />
từng đối tượng học sinh và huy động được tất cả các em hứng thú tham gia vào <br />
quá trình học, không còn học sinh nào đứng ngoài lề tiết học, đảm bảo dạy làm <br />
sao cho vừa sức với đối tượng: Học sinh hoàn thành tốt thì dạy sao cho các em <br />
hứng thú, đam mê với việc học. Đối với học sinh hoàn thành thì tạo động lực để <br />
các em vươn lên. Với học sinh cần cố gắng phải đạt chuẩn kiến thức kĩ năng, bù <br />
đắp được chỗ hổng về kiến thức để lĩnh hội được kiến thức cơ bản.<br />
Ví dụ: Khi dạy Tiếng Việt liên quan đến bài đọc thì có học sinh cần đọc <br />
diễn cảm và hiểu được văn bản mình vừa đọc ở các mức độ khác nhau, nhưng <br />
cũng có học sinh chỉ đọc bình thường, thậm chí có em tôi chỉ yêu cầu đọc trơn <br />
được một đoạn. Trong các môn học tôi luôn thiết kế thêm một số bài tập ở các <br />
mức độ khác nhau để dành cho các đối tượng học sinh. Và đây là một hình ảnh <br />
dạy học chưa phân hóa đối tượng học sinh mà tôi sưu tầm. <br />
<br />
13<br />
Với hình thức dạy học này, tôi phải xây dựng kế hoạch bài dạy của mình <br />
sao cho phù hợp nhất có thể, nhằm công nhận các điểm khác biệt của học sinh <br />
trong lớp. Tôi mạnh dạn điều chỉnh nội dung để đáp ứng năng lực, kinh nghiệm, <br />
và mối quan tâm của học sinh. Đưa ra nhiều cách thức khác nhau để đạt được <br />
mục tiêu bài học. Cho phép học sinh được chứng minh hiểu biết của mình theo <br />
nhiều cách có ý nghĩa. Cho phép tồn tại sự đa dạng trong môi trường học tập dựa <br />
vào nhu cầu của từng học sinh. Chính vì vậy việc phân nhóm học sinh có nhu cầu <br />
hoặc sở thích tương tự ở trên đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong công tác giáo dục <br />
học sinh.<br />
b. 6 Phối hợp với các lực lượng trong công tác giáo dục học sinh<br />
* Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường<br />
Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường bằng việc thường xuyên báo cáo <br />
tình hình của lớp và kết quả giáo dục, nguyện vọng của học sinh với Ban giám <br />
hiệu, trong trường hợp cần thiết phải đề xuất, xin ý kiến về biện pháp giáo dục <br />
<br />
<br />
14<br />
và đề nghị với Ban giám hiệu cùng phối hợp thống nhất tác động sư phạm đối <br />
với từng cá nhân đó.<br />
Phối hợp với giáo viên bộ môn, trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình <br />
học tập các phân môn khác để có những biện pháp giáo dục kịp thời và đánh giá <br />
kết quả phấn đấu toàn diện của học sinh như: kết quả học tập, rèn luyện thể <br />
chất, bồi dưỡng óc thẩm mĩ và kết quả tu dưỡng đạo đức của học sinh.<br />
Phối hợp với các tổ chức Đoàn, Đội (trong lớp có 1 HS tham gia vào BCH <br />
Liên đội) giúp các em có điều kiện tham gia hay gia nhập tổ chức này từ đó giúp <br />
các em tự tin hơn và dễ hoà nhập vào môi trường tập thể.<br />
Phối hợp với các lực lượng giáo dục: bảo vệ, thư viện, y tế. Thông qua <br />
các lực lượng này giáo viên sẽ tìm hiểu một cách khách quan học sinh mà mình <br />
đang giáo dục về các mặt như: việc mượn sách và đọc sách, việc thực hiện nề <br />
nếp và những quy định chung của trường, tình hình sức khoẻ…<br />
* Phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường<br />
Phối hợp với gia đình để nắm được điều kiện cụ thể của học sinh đó và <br />
tuyên truyền, vận động gia đình học sinh có những nhận thức đúng đắn về vai trò <br />
của mình trong việc chăm sóc giáo dục con em. Từ đó vận động họ hợp tác tích <br />
cực trong việc giáo dục con em học tập, sinh hoạt như: hướng dẫn con tự sắp <br />
xếp góc học tập, tự học bài ở nhà; đi học chuyên cần, tạo điều kiện về thời gian, <br />
kiểm tra sách vở, nhắc nhở các em.<br />
Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh nhằm nắm thông tin kết quả rèn <br />
luyện, tinh thần học tập của con em ở địa phương, ở gia đình, cung cấp thông tin <br />
về kết quả học tập của các học sinh tiêu biểu, học sinh còn vướng mắc… Từ đó <br />
tham mưu, đôn đốc ban chấp hành thực hiện tốt nhiệm vụ của Chi hội, của gia <br />
đình học sinh.<br />
Phối hợp với chính quyền, đoàn thể xã hội, cơ quan chức năng, tổ chức <br />
kinh tế ở địa phương xây dựng một mạng lưới cộng tác viên đó là những người <br />
<br />
15<br />
có uy tín ( trưởng thôn, buôn), có năng lực hoạt động các mặt giáo dục (thầy cô <br />
giáo về hưu hay giáo viên địa phương), nhờ họ giúp đỡ trong công tác giáo dục <br />
học sinh đặc biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.<br />
b. 7 Người giáo viên phải có các hình thức giáo dục “cá biệt”<br />
Đây là nhiệm vụ chung của mỗi giáo viên, cần có phương pháp giáo dục <br />
đối với từng cá nhân học sinh nhằm bảo đảm sự phù hợp với từng đối tượng cả <br />
về mức độ, yêu cầu, cường độ và mức độ tác động.<br />
Xuất phát từ lương tâm nghề nghiệp, người giáo viên phải cảm hoá, thuyết <br />
phục hoặc mệnh lệnh yêu cầu học sinh phải thực hiện, chấp nhận quan điểm, <br />
chuẩn mực hành vi đạo đức mà mình đặt ra. Tạo ra những chuyển biến tâm lí: <br />
thái độ, tình cảm, hành vi mới, tích cực ở học sinh. Tuy nhiên phải tác động kịp <br />
thời, đúng mức độ, khéo léo với thái độ và tình cảm tôn trọng, yêu thương chân <br />
thành trong quan hệ thầy trò khi nói chuyện giúp các em cởi mở hơn, tự tin hơn và <br />
giáo viên nắm bắt được nhiều hơn. Người giáo viên phải gây được thiện cảm và <br />
có uy tín với học sinh đó. Giáo dục học sinh bằng viễn cảnh:<br />
Ví dụ: Phải phân tích, giải thích, minh chứng cụ thể những sự việc xảy ra <br />
hàng ngày trong cuộc sống gia đình và ngoài xã hội mà các em thấy được, khơi <br />
dậy lòng hiếu thảo của một người con khi chính mắt nhìn thấy cha mẹ vất vả <br />
kiếm tiền lo cho con ăn học với mong muốn con mình học tập tốt – có nghề <br />
nghiệp ổn định – người có ích cho xã hội sau này, để từ đó các em hiểu rõ mục <br />
đích, lý do mà các em phải đi học, một khi các em đã nhận thức đúng đắn về việc <br />
học tập của mình rồi thì sẽ dễ dàng hướng các em đến ước mơ, hoài bão về <br />
tương lai sự nghiệp của bản thân mình.<br />
Tôi quan tâm tới nguyện vọng, quyền lợi của mỗi học sinh để phát triển <br />
tối đa tiềm năng. Tôi đặt niềm tin và giao việc phù hợp với khả năng của mỗi em <br />
học sinh bằng việc đề cao mặt tốt, khả năng tốt của học sinh để các em phấn <br />
khởi và phát huy cái tốt, trên cơ sở đó khắc phục dần những hạn chế của bản <br />
<br />
16<br />
thân, tạo điều kiện để các em đóng góp và chứng minh mình có khả năng đóng <br />
góp cho tập thể, không mặc cảm, tự ti. Tôi theo dõi thường xuyên và động viên <br />
kịp thời những biểu hiện tốt (dù là nhỏ hoặc mới manh nha), tuyên dương khen <br />
ngợi khi học sinh thực hiện công việc đạt kết quả. Có thể đánh giá học sinh này <br />
cao hơn một chút so với kết quả đã đạt được từ đó học sinh sẽ tự khẳng định <br />
mình và tự thấy phải cố gắng hơn để thực sự xứng đáng với sự khen ngợi đó, từ <br />
đó các em tự có nhu cầu tự hoàn thiện mình vì thế giáo viên phải là người bạn <br />
tâm tình với những tình cảm chân thành, thương yêu, tôn trọng học sinh, mong <br />
muốn học sinh tiến bộ và tạo cho học sinh có niềm tin đối với bản thân.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Mỗi giải pháp, biện pháp đều có sự tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau <br />
trong quá trình giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 4 tất <br />
cả các biện pháp tôi đưa ra và áp dụng đều rất hiệu quả. Mỗi người giáo viên <br />
như là một nghệ sĩ mà biện pháp đưa ra là một nghệ thuật. Cho nên với đề tài này <br />
tôi có một số lưu ý: Trong quá trình đánh giá thường xuyên cần cụ thể, gọi tên <br />
các phẩm chất; đánh giá phải chân thật, gây được cảm xúc tích cực nơi người <br />
nghe; cần đánh giá ngay hành vi tích cực khi nó vừa xuất hiện nhất là với những <br />
em hay mắc khuyết điểm, những em học chậm, nhút nhát. Ví dụ: Trong giờ luyện <br />
viết học sinh viết bài chưa đúng mẫu tôi vẫn khen “ Hôm nay cô thấy em rất tích <br />
cực rèn chữ, cô vui lắm. Lần sau em nhớ viết chữ đúng mẫu hơn nhé”. Trong giờ <br />
đọc học sinh đọc còn nhỏ, khen học sinh “ Đọc hay, diễn cảm”, nhắc học sinh “ <br />
Lần sau em đọc to lên nhé để các bạn được thưởng thức giọng đọc của em”… <br />
Khi phê bình HS cũng cần lưu ý là phê bình hành vi cụ thể chứ không khái quát <br />
hoá thành phẩm chất nhân cách; khi phê bình không được chì chiết, nhắc đi nhắc <br />
lại những khuyết điểm đã xảy ra từ lâu. Ví dụ: Học sinh nói chuyện và làm việc <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
riêng trong giờ học tôi sẽ nhắc nhở nhẹ nhàng “ Em hãy nhớ lại nội quy lớp học <br />
giúp cô và cô rất mong em hãy chú ý vào bài học”.<br />
Với mỗi tiết học để củng cố kiến thức đã học tôi xây dựng những câu hỏi <br />
trắc nghiệm liên quan đến các môn học: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử & <br />
Địa lí hay An toàn giao thông,…. Tạo ra các sân chơi, mỗi sân chơi là một chủ đề <br />
thảo luận giúp các em được rèn luyện và học tập tốt hơn. T hực hành kĩ năng <br />
sống cho các em qua mỗi tiết học, các em thích thú được đóng vai, hăng say nói, <br />
viết ra những điều mình đã làm được và vui vẻ chia sẻ trước lớp để các bạn học <br />
tập, ví dụ: Giúp đỡ ba mẹ công việc gia đình, học sinh tự chăm sóc bản thân, <br />
sống yêu thương nơi khu xóm,… Các em cũng rất sôi nổi và hứng thú khi tham gia <br />
các phong trào mang tính nghệ thuật như múa, hát, kể chuyện, bày tỏ ý kiến, diễn <br />
kịch trước lớp, các em thích khẳng định mình, thích được biểu dương. Đó cũng là <br />
một sân chơi bổ ích phát huy được tính tích cực, tự giác, năng lực sở trường của <br />
mỗi cá nhân.<br />
Sau mỗi tiết học, hoạt động học tôi đã nhận xét về năng lực, phẩm chất <br />
của những em có tiến bộ vượt bậc, những em đã phát huy năng khiếu, sở trường <br />
của mình đã bộc lộ được để khích lệ, động viên kịp thời. Với những em chưa trả <br />
lời được các câu hỏi, các hành vi thực hiện chưa đúng thì tôi tư vấn, động viên để <br />
các em nhận ra và sửa chữa qua đó các em sẽ nhớ lời tư vấn của cô để tiết sau <br />
hoàn thành tốt hơn, tiến bộ hơn. Mỗi học sinh chắc chắn sẽ có một số ưu, <br />
khuyết điểm cũng như mặt mạnh, mặt yếu nhất định vì vậy người giáo viên cần <br />
có những giải pháp, biện pháp giúp các em phát huy mặt mạnh và khắc phục <br />
những mặt còn hạn chế để các em được phát triển một cách toàn diện.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Từ việc thực hiện đồng bộ những biện pháp trên, cuối học kì 1 lớp 4D đã <br />
ổn định được nề nếp, duy trì sĩ số. Trong học tập so với đầu năm học đã có sự <br />
tiến bộ, cụ thể như sau:<br />
Giữa kì I<br />
Tổng Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàm thành<br />
Môn số học <br />
SL % SL % Số lượng %<br />
sinh<br />
Tiếng Việt 19 5 26,3 9 47,4 5 26,3<br />
Toán 19 7 36,85 7 36,85 5 26,3<br />
Cuối học kì I<br />
Tổng Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành<br />
số <br />
Môn<br />
học SL % SL % Số lượng %<br />
sinh<br />
Tiếng <br />
19 6 31,6 10 52,6 3 15,8<br />
Việt<br />
Toán 19 8 42,1 8 42,1 3 15,8<br />
<br />
Khoa học 19 6 31,6 10 52,6 3 15,8<br />
<br />
LSĐL 19 6 31,6 10 52,6 3 15,8<br />
<br />
Tiếng Anh 19 5 26,3 12 63,2 2 10,5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Tổng Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành<br />
số <br />
Môn<br />
học SL % SL % Số lượng %<br />
sinh<br />
Âm nhạc 19 3 15,8 14 73,7 2 10,5<br />
<br />
Mĩ thuật 19 3 15,8 15 79 1 5,2<br />
<br />
Kĩ thuật 19 5 26,3 14 73,7 0 0<br />
<br />
Thể dục 19 7 36,85 12 63,2 0 0<br />
<br />
<br />
<br />
Tổng Tốt Đạt Cần cố gắng<br />
số <br />
Năng lực<br />
học SL % SL % Số lượng %<br />
sinh<br />
Tự phục <br />
vụ, tự 19 5 26,3 12 63,2 2 10,5<br />
quản<br />
<br />
Hợp tác 19 7 36,85 9 47,4 3 15,8<br />
<br />
Tự học <br />
19 5 26,3 11 57,9 3 15,8<br />
GQVĐ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Tổng Tốt Đạt Cần cố gắng<br />
số <br />
Phẩm chất<br />
học SL % SL % Số lượng %<br />
sinh<br />
Chăm học, <br />
19 7 36,85 9 47,4 3 15,8<br />
chăm làm<br />
Tự tin, trách <br />
19 6 31,6 10 52,6 3 15,8<br />
nhiệm<br />
Trung thực, kĩ <br />
19 7 36,85 10 52,6 2 10,5<br />
luật<br />
ĐK yêu <br />
19 8 42,1 9 47,4 2 10,5<br />
thương<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh phấn khởi và hứng thú mỗi khi đến lớp, đến trường. Sĩ số lớp duy <br />
trì 100 %. Học sinh đi học chuyên cần. Các em luôn có ý thức tự quản và hoàn <br />
thành các nhiệm vụ học tập. Chất lượng giáo dục hai mặt của lớp được nâng lên, <br />
hiện tượng học sinh lười học, chưa ngoan không còn nữa. Các em chấp hành và <br />
tham gia tất cả các phong trào thi đua của lớp, của trường nhiệt tình và hiệu quả. <br />
Luôn phát huy được tinh thần đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Những kĩ <br />
năng sống cần thiết của các em được hình thành và phát triển: kĩ năng hợp tác, kĩ <br />
năng lắng nghe, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức và <br />
điều khiển các hoạt động tập thể, kĩ năng đánh giá và tự đánh giá,… Có được kết <br />
quả trên là nhờ sự nỗ lực từ nhiều phía tuy nhiên không thể không nhắc đến sự <br />
phối hợp và ủng hộ của cha mẹ HS, các tổ chức trong nhà trường và sự nỗ lực <br />
của chính các em.<br />
Tôi đã có được những kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, kế <br />
hoạch dạy học cụ thể, đưa ra biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh của <br />
lớp. Qua đó có kế hoạch phối hợp hoàn hảo với các đoàn thể trong và ngoài nhà <br />
<br />
<br />
21<br />
trường để góp phần cùng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Tôi cũng đã <br />
chắt lọc được những kinh nghiệm quý báu mà mình đã thực hiện làm tiền đề cho <br />
những năm học sau. Trong quá trình thực hiện tôi vừa học vừa làm, vừa làm vừa <br />
rút kinh nghiệm.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị.<br />
1. Kết luận<br />
Muốn làm tốt công tác nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 4 đòi <br />
hỏi người giáo viên phải có kiến thức vững vàng, phải có kỹ năng sư phạm, phải <br />
biết giao tiếp, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để nhanh chóng đi vào thế <br />
giới tâm hồn của trẻ thơ một cách hấp dẫn, dễ dàng. Vậy người giáo viên phải <br />
thực sự yêu nghề mến trẻ, coi các em như chính con em của mình. Đồng thời <br />
phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, thực sự là người cha, người mẹ <br />
trong việc giáo dục các em.<br />
Trong công tác chuyên môn phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tuần, <br />
từng tháng và cho cả năm học. Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng Hội đồng tự <br />
quản của lớp, huấn luyện để các em trở thành những “người lãnh đạo nhỏ” tài <br />
ba. Luôn giữ được sự bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu <br />
đáo nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lí đúng đắn, hợp tình, <br />
hợp lí; tránh trách nhầm, trách oan học sinh làm các em hoang mang, thiếu niềm <br />
tin vào người thầy. Luôn biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi <br />
những ưu điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng <br />
cao, có niềm tin và hứng thú học tập hơn. Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình <br />
cảm yêu thương của một người thầy đối với học sinh. Hãy nhớ rằng lòng nhân <br />
ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có một sức mạnh to lớn để giáo dục <br />
và cảm hóa học sinh. Duy tr ì và <br />
sáng tạo trong công tác xây dựng “Lớp học thân thiện học sinh tích cực”, làm sao <br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
để tất cả các em luôn cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Phối <br />
hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh; kiên trì vận động phụ huynh tích cực tham <br />
gia vào công tác giáo dục học sinh.<br />
Tôi tin rằng với những biện pháp mà bản thân đã thực hiện tại lớp chủ <br />
nhiệm trong những năm học vừa qua sẽ đem lại thành quả tốt cho việc giáo dục <br />
toàn diện học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học lê Hồng Phong nói riêng và các trường <br />
tiểu học trên địa bàn huyện nói chung.<br />
Trong khuôn khổ bài viết còn hạn hẹp, chắc hẳn còn nhiều hạn chế, tôi <br />
mong được sự chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp. Tôi hy vọng rằng với một số <br />
biện pháp mà tôi còn bỏ ngỏ, chưa khai thác hết sẽ được đồng nghiệp nghiên cứu <br />
và góp ý thêm để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Nếu có điều kiện năm học <br />
tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm những giải pháp khác để hỗ trợ và làm phong <br />
phú thêm cho đề tài này.<br />
2. Kiến nghị<br />
Ngành tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất đến từng phòng học như: bàn ghế, <br />
thiết bị dạy học cho giáo viên và học sinh đủ về số lượng, đảm bảo về chất <br />
lượng để việc dạy học đạt kết quả tốt hơn.<br />
Nhà nước tiếp tục có chính sách hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh là người <br />
dân tộc thiểu số về điều kiện vật chất để các em có cơ hội đến trường.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hương<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
MỤC LỤC<br />
TT Mục Trang<br />
1 I. Phần mở đầu 1<br />
2 I.1/ Lí do chọn đề tài 1<br />
3 I.2/ Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
4 I.3/ Đối tượng nghiên cứu 2<br />
5 I.4/ Giới hạn của đề tài 2<br />
6 I.5/ Phương pháp nghiên cứu 2<br />
7 II. Phần nội dung 3<br />
8 II.1. Cơ sở lí luận 3<br />
9 II.2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu 4<br />
10 II. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp 7<br />
11 3. a. Mục tiêu