Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp <br />
5.”<br />
Phần 1: Thực trạng đề tài<br />
Trong cuộc sống, Tiếng Việt là vốn ngôn ngữ phát triển toàn diện nhất, có <br />
khả năng đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp trong xã hội. Tiếng Việt là tiếng nói phổ <br />
thông của cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong cộng đồng người Việt Nam <br />
nói chung và trong trường phổ thông nói riêng mà đặc biệt là trường Tiểu học. Bên <br />
cạnh đó, Luyện từ và câu là một trong những phân môn quan trọng góp phần hình <br />
thành tri thức và kĩ năng diễn đạt trong Tiếng Việt cho học sinh ở nhà trường Tiểu <br />
học. Nói đến dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học người ta thường nói tới 3 nhiệm vụ <br />
chủ yếu là giúp học sinh mở rộng vốn từ, hiểu nghĩa của từ một cách chính xác <br />
và luyện tập, sử dụng từ ngữ trong nói viết . Trong 3 nhiệm vụ cơ bản nói trên, <br />
nhiệm vụ mở rộng vốn từ được coi là trọng tâm. <br />
Thuận lợi của lớp học khi học phân môn Luyện từ và câu: lớp học 2 buổi / <br />
ngày, có cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang; được sự quan tâm của Ban Giám hiệu <br />
và phụ huynh học sinh; có thư viện với nhiều đầu sách và lịch cho học sinh mượn <br />
sách rõ ràng, có chỗ để học sinh có thể đọc sách vào giờ giải lao. <br />
Khó khăn của lớp học khi học phân môn Luyện từ và câu: nhiều học sinh <br />
dùng từ, đặt câu, thái độ học tập phân môn này chưa tốt; các em còn thụ động, chưa <br />
hăng say phát biểu xây dựng bài; vốn sống sự hiểu biết và khả năng diễn đạt của <br />
học sinh còn hạn chế; một số học sinh chưa ham thích học phân môn Luyện từ và <br />
câu; đa số các em đều là con em gia đình lao động nên việc kèm cập các em học tập <br />
ở nhà của gia đình còn hạn chế.<br />
Qua thực tế giảng dạy lớp 5/1 và trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm <br />
năm trước để nắm kỹ hơn về khả năng mở rộng vốn từ của học sinh, hiểu nghĩa <br />
của từ và cách sử dụng từ ngữ trong nói viết của học sinh. Tôi đã tiến hành khảo <br />
sát chất lượng của học sinh ở những tiết Luyện từ và câu đầu năm học 2018 2019 <br />
như sau: <br />
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành<br />
Tổng số <br />
học sinh Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ<br />
lượng (%) lượng (%) lượng (%)<br />
33 15 45,5 % 13 39,4 % 5 15,1 %<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
1<br />
Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp <br />
5.”<br />
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn Tiếng Việt và <br />
làm giàu vốn từ cho học sinh, trong năm học này tôi quyết định chọn đề tài: “Biện <br />
pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5” đề tài <br />
nghiên cứu nhằm giúp học sinh học tập tốt hơn.<br />
Phần 2: Nội dung cần giải quyết<br />
Từ thực tế, tôi nhận thấy để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy <br />
học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho giờ <br />
học Luyện từ và câu trên lớp “Nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, chất lượng hơn”. Tôi <br />
đã thực hiện các nội dung sau: <br />
Hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức bài học nhẹ nhàng, tự nhiên, phát <br />
huy được tính tích cực của học sinh.<br />
Hướng dẫn học sinh phân loại hệ thống nhóm từ, từ loại và phát triển từ. <br />
Coi trọng việc mở rộng vốn từ cho học sinh.<br />
Giúp học sinh học tốt từ ngữ, nắm nghĩa của từ và câu qua ngữ cảnh.<br />
Luôn tổ chức và tạo cơ hội cho học sinh thực hành kĩ năng giao tiếp.<br />
Tổ chức các hoạt động trò chơi lồng ghép giúp học sinh hệ thống kiến thức. <br />
Phần 3: Biện pháp giải quyết<br />
1. Những vấn đề chung:<br />
+ Đối với bản thân: <br />
Tôi nắm vững mục tiêu và chương trình của phân môn Luyện từ và câu, <br />
thường xuyên nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, tạp chí giáo dục và các tài <br />
liệu khác có liên quan để tìm và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đạt <br />
hiệu quả.<br />
Tham dự đầy đủ các buổi thao giảng chuyên đề do trường tổ chức, dự giờ <br />
đồng nghiệp để học tập và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy phân môn này. <br />
Nắm bắt đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học, có kế hoạch giảng dạy <br />
phù hợp với từng đối tượng học sinh trong mỗi tiết học. <br />
Tôi luôn chú trọng việc soạn, giảng theo phương pháp đổi mới, chuẩn bị đồ <br />
dùng dạy học thật hấp dẫn nhằm thu hút sự chú ý, gây hứng thú học tập cho học <br />
sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
2<br />
Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp <br />
5.”<br />
Thường xuyên áp dụng các phương pháp đổi mới và sử dụng các phương <br />
pháp trong giờ dạy sao cho hợp lí với từng bài, với từng đối tượng học sinh để các <br />
em không bị nhàm chán.<br />
Mỗi giáo viên phải đến với với học sinh bằng cả tình thương, không xúc <br />
phạm nhân cách học sinh, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bạo lực học đường.<br />
+ Đối với học sinh: <br />
Tôi xây dựng nề nếp học tập ngay từ buổi đầu với buổi học đầu tiên, yêu <br />
cầu các em phải chuẩn bị đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập trước khi đến lớp.<br />
Khuyến khích, động viên các em mạnh dạn, tự tin, vượt qua khó khăn, phấn <br />
đấu vươn lên trong học tập và giúp nhau cùng tiến bộ.<br />
2. Biện pháp cụ thể:<br />
Nhằm nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5, tôi <br />
đã thực hiện các biện pháp sau:<br />
Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức bài học nhẹ <br />
nhàng, tự nhiên, phát huy được tính tích cực của học sinh.<br />
*Ví dụ: dạy bài Nghĩa của Từ: Nghĩa của từ là khái niệm về sự vật, hiện <br />
tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào trong ngôn ngữ, được ngôn ngữ <br />
hoá. Nói cách khác “Nghĩa của từ là các sự vật, hoạt động, tính chất, số lượng <br />
mà từ biểu thị”.<br />
*Ví dụ: <br />
+ Đất: Chất rắn, ở trên đó người và các loại động vật đi lại, sinh sống, cây <br />
cỏ mọc.<br />
+ Công nhân: Người lao động chân tay, làm việc ăn lương.<br />
Nghĩa của từ được miêu tả, giải thích rất rõ ràng trong các sách từ điển.<br />
Khi dạy về nghĩa của từ, chúng ta cần:<br />
Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với sự vật, hoạt động, tính chất mà nó <br />
biểu thị.<br />
*Ví dụ: Giải thích từ “Chôm chôm”, tôi cho học sinh nhìn thấy quả chôm <br />
chôm (quả có gai mềm ở vỏ, khi chín vỏ có màu đỏ, cùi trắng, ngọt như quả vải).<br />
Giải nghĩa từ “bế”, “ôm” tôi cho các em làm động tác để quan sát.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
3<br />
Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp <br />
5.”<br />
Ngoài ra, có thể dùng tranh ảnh, mô hình... cho quan sát, từ đó nêu nghĩa của <br />
từ (bằng cách này học sinh có thể hiểu nghĩa của từ chỉ các sự vật, hiện tượng <br />
không trực tiếp nhìn thấy hoặc diễn ra ở xung quanh).<br />
Mặt khác, tôi còn tìm cách giải thích nghĩa của từ sát hợp với tâm sinh lý lứa <br />
tuổi học sinh Tiểu học. Cụ thể lối miêu tả, trực quan khi giải nghĩa từ. Bên cạnh <br />
đó, tôi còn chấp nhận và khuyến khích cách giải nghĩa từ theo lối “khôi phục các <br />
biểu tượng”, hoặc giải nghĩa từ một cách “mộc mạc, gần gũi”... của học sinh.<br />
* Ví dụ: <br />
+ Tổ quốc: Đất nước mình.<br />
+ Bảo biển: Bão ở vùng biển.<br />
+ Bà ngoại: Người sinh ra mẹ.<br />
Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh phân loại hệ thống nhóm từ, từ <br />
loại và phát triển từ: <br />
Song song với dạy học phù hợp đối tượng học sinh thì việc chia nhóm và <br />
phân loại hệ thống từ, phát triển từ cũng rất quan trọng. Giúp các em phát triển từ <br />
theo chủ đề, chủ điểm dẫn đến học sinh không lẫn lộn và nhầm lẫn về từ, về <br />
nghĩa của nó vừa hợp đối tượng học sinh. Từ đó, tôi giúp học sinh lựa chọn nội <br />
dung phù hợp vận dụng khi thực hành luyện tập.<br />
*Ví dụ: Mở rộng vốn từ : Truyền thống. (Bài tập 3 SGK TV5 tập 2 <br />
trang 82). Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử <br />
và truyền thống :<br />
Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích <br />
của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng <br />
cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông <br />
Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại <br />
thần của Phan Thanh Giản... Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tổ <br />
tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô <br />
hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di <br />
tích này của truyền thống đều xuất phất từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong <br />
quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của những thế hệ mai sau.<br />
<br />
Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
4<br />
Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp <br />
5.”<br />
Ở bài tập này, để củng cố lại kiến thức phân loại từ, từ loại và phát triển từ <br />
đã học . Tôi gọi học sinh nhắc lại “Phân loại từ: từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ <br />
người”. <br />
+ Từ ngữ chỉ sự vật là từ chỉ tên của cây cối, con người (người, cha <br />
mẹ, cô dâu, chú rể, học sinh…), hiện tượng, đồ vật, con vật, cảnh vật.<br />
+ Từ ngữ chỉ người là từ chỉ tên của người được nhắc đến liên quan <br />
đến sự việc.<br />
Từ đó, các em sẽ phân biệt được 2 loại từ ngữ trên và làm tốt bài tập.<br />
Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: <br />
Các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản…<br />
Những từ ngữ chỉ sự v ật g ợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân <br />
tộc: Nắm tro bếp thưở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng cổ Loa, con dao cắt <br />
rốn bằng đá cùa cậu bé làng Gióng, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ <br />
thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.<br />
<br />
Biện pháp 3: Coi trọng việc mở rộng vốn từ cho học sinh.<br />
Đây là nhiệm vụ cơ bản của phân môn Luyện từ và câu. Khi có vốn từ phong <br />
phú, học sinh rất thuận lợi trong giao tiếp và tư duy.<br />
Ở lớp 5, loại bài tập mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ được sử dụng khá <br />
nhiều dưới các dạng khác nhau: Tìm từ ngữ cùng chủ đề, tìm từ có tiếng cho trước, <br />
tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, tìm từ có cùng yếu tố cấu tạo.<br />
Có thể mở rộng vốn từ bằng nhiều cách:<br />
+ Cách ghép từ: Xuất phát từ từ gốc, bằng phương pháp ghép từ sẽ cho ra <br />
các từ mới.<br />
*Ví dụ: Bài tập 3 Tiết 3 (Sgk 5) yêu cầu học sinh tìm một số từ có tiếng <br />
“đồng” (theo nghĩa là cùng).<br />
Để học sinh có được vốn từ khá phong phú, tôi đã cho học sinh thi đua tìm từ <br />
điền vào bài thơ sau:<br />
...................tiến bước trước sau nhịp nhàng (đồng hành)<br />
...................tay nắm chặt tay (đồng chí)<br />
...................sum họp bốn phương một nhà (đồng bào)<br />
..................quần áo quả là đẹp thay (đồng phục)<br />
...................hội tụ một nơi (đồng qui)<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
5<br />
Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp <br />
5.”<br />
..................cộng khổ ngọt bùi sẻ chia (đồng cam)<br />
..................cộng tác cùng nghề (đồng nghiệp)<br />
..................thống nhất xin mời giờ tay (đồng ý)<br />
*Ví dụ: tìm một số từ có tiếng “cổ” (xưa, cũ).<br />
Giáo viên nói: Người ta coi đồ cổ là vật quí, nhưng nhiều thứ cổ khác lại quí <br />
hơn nhiều. Em đọc bài thơ sau và hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để thấm <br />
thía hơn về giá trị của những thứ “cổ” ấy.<br />
Đầu xuân vui tết ____(cổ truyền).<br />
Hội làng: vật võ, đu tiên, chọi gà.<br />
Ngôi chùa___làng ta (cổ kính).<br />
Mùa hè gió mát là đà bóng cây<br />
Quê mình đẹp nhất nơi đây<br />
Cây đa ____hồ đầy nước trong (cổ thụ)<br />
Câu chuyện ____ đêm đông (cổ tích).<br />
Bà em đã kể đầy tình yêu thương<br />
_____răn dạy bao lời (cổ nhân)<br />
Chơi nhạc ____ hai ba chục người (cổ điển)<br />
Lâu đài ____ vắng người (cổ kính)<br />
Có cây ____ giữa trời mà reo (cổ thụ).<br />
(TNTP số 5 tháng 1/2007)<br />
a. Phương pháp liên tưởng: Từ 1 từ cho trước sẽ cho ra 1 từ mới cùng nghĩa, <br />
gần nghĩa, trái nghĩa với từ cho sẵn.<br />
Loại bài tập này bao gồm một số dạng sau:<br />
Dạng 1: Điền từ vào chỗ trống:<br />
Sạch sẽ là không ..................<br />
............là không lộn xộn<br />
.............là không luộm thuộm.<br />
Dạng 2: Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa được nêu trực tiếp.<br />
Loại bài tập này giúp học sinh thu thập thêm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa <br />
mà trước nay bản thân chưa biết hoặc chưa nhận ra, đồng thời tạo cho học sinh một <br />
sự nhạy cảm, để đến khi có nhu cầu giáo tiếp ngôn từ thì có thể dễ dàng huy động <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
6<br />
Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp <br />
5.”<br />
các từ đồng nghĩa, trái nghĩa có như vậy vốn từ của học sinh mới ngày càng phong <br />
phú, mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong hoạt động nói viết của học sinh.<br />
<br />
*Ví dụ: dạy bài Từ trái nghĩa (tiết 1 tuần 4). Tôi củng cố kiến thức bằng cách <br />
tổ chức thi sử dụng từ trái nghĩa dưới dạng 2 loại bài tập sau:<br />
Loại bài tập 1: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống trong từng câu thơ sau:<br />
<br />
*<br />
Ví dụ<br />
: <br />
Yếu trâu còn hơn …………… bò .( khoẻ)<br />
Bé lại xé ra ............đáng buồn .(to)<br />
Lành làm gáo, ……. làm muôi . (vỡ)<br />
Ở ……. người cười, ở hẹp người chê. ( rộng)<br />
(TNTP số 39A + 39B tháng 3/2002).<br />
Loại bài tập 2: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa.<br />
<br />
*Ví dụ: Đặt câu với cặp từ béo gầy.<br />
Ở dạng bài tập điền từ, học sinh cần được dựa vào từ cho sẵn (từ in đậm <br />
trong câu thơ), coi đó là từ “điểm tựa” để tìm từ có nghĩa trái ngược, tạo nên một <br />
cặp từ trái nghĩa hoàn chỉnh. Còn ở dạng bài tập đặt câu, học sinh cần căn cứ vào <br />
đặc trưng về nghĩa của cặp từ trái nghĩa đó để đặt câu có nội dung thích hợp.<br />
Hình thức vừa dạy tổ chức trò chơi như vậy ngay trong không gian lớp học, <br />
tại thời gian của lớp học làm cho học sinh đỡ căng thẳng, tạo được hứng thú và <br />
niềm tin trong học tập. Các em biết tự mình kiểm tra kết quả học tập của mình và <br />
giúp nhau cùng tiến bộ. Các em không những yêu thích đến trường mà còn dần yêu <br />
thích môn học này. <br />
Có thể nói đây là một giải pháp rất quan trọng giúp người giáo viên nắm bắt <br />
và đo được kết quả học tập của học sinh qua một quá trình dạy học.<br />
b. Phương pháp láy: Tìm ra từ mới bằng cách lặp lại một bộ phận của từ, <br />
hoặc láy lại từ đã cho.<br />
*Ví dụ: Từ từ gốc “vàng” láy từ sẽ cho ra các từ:<br />
Vàng vọt, vàng vàng.<br />
Từ từ gốc “xinh” láy từ sẽ cho ra các từ:<br />
Xinh xẻo, xinh xinh, xinh xắn.<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
7<br />
Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp <br />
5.”<br />
Biện pháp 4: Giúp học sinh học tốt từ ngữ, nắm nghĩa của từ và câu <br />
qua ngữ cảnh.<br />
Xuất phát từ cuộc sống và sinh hoạt con người hàng ngày thì hoạt động ngôn <br />
ngữ tái hiện lại những sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh ta. Nên khi dạy phân <br />
môn này giáo viên cần phải gắn với ngữ cảnh, những cái gần gũi với học sinh nhìn <br />
thấy và tiếp cận.<br />
Vì thế khi dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh vào mối quan hệ giữa ngữ <br />
cảnh để học sinh tự khám phá nắm bắt kiến thức một cách chủ động và chắc chắn.<br />
*Ví dụ: dạy bài Nghĩa của từ:<br />
Để chuyển tải được khái niệm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ khi dạy <br />
bài: Nghĩa của từ, tôi đã tìm cách đặt từ vào trong câu, nói rộng hơn là đặt từ trong <br />
ngữ cảnh. Ngữ cảnh có tác dụng hiện thực hoá, cụ thể hoá nghĩa của từ và để học <br />
sinh hiểu vấn đề, chúng tôi cung cấp: trong các nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa, <br />
nghĩa nào là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc “dễ hiểu” thì đó là nghĩa gốc; còn <br />
nghĩa nào là nghĩa gián tiếp, phải suy ra, hiểu rộng ra từ nghĩa gốc, không thật gần <br />
gũi quen thuộc lắm, có phần “khó hiểu” thì đó là nghĩa chuyển.<br />
Với cách dẫn dắt cụ thể như vậy, học sinh đã nhận biết được nghĩa gốc, <br />
nghĩa chuyển của từ rất nhạy bén.<br />
Đây là loại bài dễ sa vào lối giảng giải lý thuyết khô khan, nặng nề, máy <br />
móc, đơn điệu mà tôi cố gắng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong <br />
việc tự tìm ra tri thức bằng cách gợi dẫn thích hợp bằng những ví dụ hết sức cụ <br />
thể, rõ ràng.<br />
Hay là khi dạy bài từ đồng nghĩa (tiết 1, tuần 1) chẳng hạn. Mặc dù sách <br />
giáo viên có hướng dẫn nhưng để học sinh dễ nắm bắt kiến thức về từ đồng nghĩa, <br />
hiểu dễ dàng thế nào là từ đồng nghĩa, tôi đã tiến hành như sau:<br />
Đầu tiên tôi cho học sinh quan sát tranh một chiếc máy bay bay trên bầu trời. <br />
Để tìm từ thay thế cho từ máy bay, bất ngờ chúng tôi lại đưa ra một chiếc tàu bay <br />
gấp bằng giấy rồi mô hình một chiếc phi cơ... để các em nhận biết và so sánh nghĩa <br />
của từ máy bay, tàu bay, phi cơ, các em dễ dàng hiểu được thế nào là từ đồng <br />
nghĩa.<br />
Ở bài tập 1 của tiết 2 tôi cho học sinh tìm từ đồng nghĩa chỉ màu sắc qua hình <br />
thức tổ chức tìm từ trong đoạn thơ sau:<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
8<br />
Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp <br />
5.”<br />
* Ví dụ: Tìm các từ chỉ màu trắng: <br />
Đàn cò đậu trắng phau phau<br />
Đôi mắt trắng dã nhìn nhau hận thù<br />
Mưa rào trắng xoá đất trời<br />
Cổ tay em trắng nõn nà xinh xinh. <br />
Mẹ may cho áo trắng tinh<br />
Nhìn da trắng bệch bệnh tình bên trong .<br />
Tấm lòng nhân hậu trắng trong<br />
Hặt gạo trắng bóng bao công chuyên cần<br />
Nước da bạn gái trắng ngần<br />
Bãi cát trắng mịn dưới chân sóng trào<br />
Đầu trọc trắng hếu người chê <br />
Tường vôi trắng toát thôn quê đẹp giàu .<br />
(TNTP số 119 tháng 10/2001)<br />
Cách tổ chức như vậy nhằm củng cố kiến thức vừa đáp ứng nhu cầu tích cực <br />
hoá hoạt động học tập của các em, hình thành năng lực tư duy tốt mỗi học sinh đều <br />
được bộc lộ mình và phát triển rèn luyện óc suy nghĩ tổng hợp, sự quan sát nhanh <br />
cùng với sự thích thú của lứa tuổi hiếu động, giàu cảm xúc, hồn nhiên, luôn ưa thích <br />
cái mới lạ, vui tươi, hấp dẫn.<br />
Kết quả có nhiều học sinh tìm đúng từ và có vốn từ do mình tìm được, học <br />
sinh có hứng thú tích cực hơn và nhớ lâu hơn. Có vốn hiểu biết cơ bản khi vận <br />
dụng học tập cho phân môn cũng như các môn học khác tốt hơn.<br />
Biện pháp 5: Luôn tổ chức và tạo cơ hội cho học sinh thực hành kĩ <br />
năng giao tiếp.<br />
Đây là một hoạt động vừa học vừa chơi, kích thích được sự năng động và <br />
ham tìm tòi ở từng học sinh trong một tập thể để xây dựng một kết quả học tập.<br />
Trong giải pháp này tôi thường tạo ra các tình huống giao tiếp, tạo điều kiện <br />
và cơ hội cho học sinh giao tiếp, tổ chức cho học sinh cùng tìm ra nội dung kiến <br />
thức theo chủ điểm, theo chủ đề nội dung kiến thức nào đó.<br />
*Ví dụ: Bài Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) <br />
– SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 115. Tìm dấu câu thích hợp với mỗi chỗ trống: <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
9<br />
Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp <br />
5.”<br />
Tùng bảo Vinh :<br />
Chơi cờ carô đi...<br />
Để tớ thua à... Cậu cao thủ lắm...<br />
A... Tớ cho cậu xem cái này ... Hay lắm...<br />
Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh <br />
xem...<br />
Ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế...<br />
Cậu nhầm to rồi... Tớ đâu mà tớ... ông tớ đấy...<br />
Ông cậu...<br />
Ừ...Ông tớ ngày còn bé mà.... Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà...<br />
Theo HẢI HỒ<br />
Để hướng dẫn học sinh làm bài tập này, tôi cho học sinh đọc theo vai hoặc <br />
đóng vai. Các lời thoại hoặc lời dẫn chuyện phải làm sao thể hiện đúng mục đích <br />
nói của câu. Sau khi được nghe giọng nói, ngữ điệu lời nói, các em sẽ xác định được <br />
loại dấu câu cần đặt vào mỗi chỗ trống.<br />
Khi vận dụng phương pháp thực hành giao tiếp vào dạy học dấu câu, chúng ta <br />
đã tận dụng vốn hiểu biết về ngôn ngữ nói của học sinh vào dạy học để trẻ cảm <br />
thấy nhẹ nhàng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và rèn luyện các kĩ năng học tập <br />
mới.<br />
Kết quả cho thấy học sinh rất tích cực, hăng say phát biểu xây dựng bài và có <br />
được kĩ năng trình bày, phát huy được vốn từ ngữ và biết vận dụng nó vào trong <br />
thực hành giao tiếp một cách hiệu quả.<br />
Biện pháp 6: Tổ chức các hoạt động trò chơi lồng ghép giúp học sinh <br />
hệ thống kiến thức. <br />
Giáo viên tiến hành thiết kế trò chơi có hình thức chơi rõ ràng (người chơi, <br />
cách chơi, đồ dùng hỗ trợ…), nội dung thực hiện trò chơi phải đảm bảo nội dung <br />
bài tập của SGK hoặc bổ sung thêm nội dung tùy vào việc xác định mục tiêu bài <br />
tập, của tiết học . Đồng thời thông qua đó rèn những kĩ năng cần thiết cho học sinh.<br />
Một nội dung của bài học có thể tổ chức các trò chơi khác nhau.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
10<br />
Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp <br />
5.”<br />
*Ví dụ: Mở rộng vốn từ: Trật tự an ninh (SGK Tiếng Việt 5 t ập 2) – <br />
BT3: Hãy xếp các từ ngữ sau đây vào nhóm thích hợp: công an, đồn <br />
biên phòng, tòa án xét xử, bảo mật, cảnh giác, cơ quan an ninh, giữ bí mật, thẩm <br />
phán.<br />
a) Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh<br />
b) Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, <br />
an ninh.<br />
Ta có thể tổ chức các trò chơi sau:<br />
Trò chơi đối đáp :<br />
Giáo viên phân thành 2 nhóm. Từng thành viên hiểu từ nào thì hỏi thành viên <br />
khác của nhóm bạn xem từ đó thuộc nhóm nào. Trả lời đúng thì được 1 điểm. Sau <br />
đó đổi ngược lại thành viên nhóm bạn hỏi lại nhóm mình. Cuối cùng tổng hợp điểm <br />
của 2 nhóm. Nhóm nào được nhiều điểm thì nhóm đó thắng cuộc.<br />
Trò chơi Tìm nhà:<br />
Giáo viên phát cho mỗi học sinh một thẻ từ. Từ đó có thể chỉ người, cơ quan, <br />
tổ chức, thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh, một nhóm gồm các từ chỉ hoạt <br />
động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh. Học <br />
sinh cầm thẻ thuộc nhóm từ nào thì đi về nhóm từ đó. Căn cứ vào kết quả sẽ biết <br />
được em nào hiểu bài.<br />
Trò chơi chung sức: <br />
Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy. Theo lệnh của giáo viên, từng nhóm <br />
bàn bạc với nhau để thực hiện yêu cầu của trò chơi. Khi nhóm đã thống nhất thì ghi <br />
kết quả vào giấy. Ghi xong, dán tờ giấy của nhóm lên bảng lớp. Giáo viên sẽ tính <br />
điểm các nhóm theo hai tiêu chí: chính xác và nhanh.<br />
Hình thức vừa dạy tổ chức trò chơi như vậy ngay trong không gian lớp học, <br />
tại thời gian của lớp học làm cho học sinh đỡ căng thẳng, tạo được hứng thú và <br />
niềm tin trong học tập. Các em biết tự mình kiểm tra kết quả học tập của mình và <br />
giúp nhau cùng tiến bộ. Các em không những yêu thích đến trường mà còn dần yêu <br />
thích môn học này.<br />
Có thể nói đây là một giải pháp rất quan trọng giúp người giáo viên nắm bắt <br />
và đo được kết quả học tập của học sinh qua một quá trình dạy học.<br />
Phần 4: Kết quả<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
11<br />
Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp <br />
5.”<br />
Qua việc thực hiện các những biện pháp trên tôi nhận thấy:<br />
Giờ học Luyện từ và câu trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn tạo cho học <br />
sinh sự hứng thú học tập và ham thích học phân môn này.<br />
Các em tích cực, chủ động, tự tin trong học tập, tham gia tốt các hoạt động <br />
học tập của lớp, mạnh dạn trình bày ý kiến hoặc nêu thắc mắc của mình, cùng các <br />
bạn chia xẻ để nắm vững kiến thức của bài học.<br />
Học sinh được mở rộng vốn từ, có những hiểu biết sơ giản về từ và câu. <br />
Qua đó, giáo viên đã rèn cho học sinh một số kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các <br />
dấu câu, hình thành cho trẻ thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu.<br />
Qua khảo sát mỗi giai đoạn học tập tôi nhận thấy kết quả học tập của học <br />
sinh ở phân môn Luyện từ và câu được nâng lên một cách rõ rệt: Em Nguyễn Phúc <br />
Sang , Đoàn Phạm Thúy Diễm …có tiến bộ rất nhiều so với đầu năm, các em đã có <br />
kĩ năng <br />
dùng từ đặt câu, vận dụng vốn từ nói và viết thành câu hợp lí và thái độ học tập <br />
phân này tốt hơn.<br />
Đến giai đoạn giữa HKII năm học 2018 2019, qua bài kiểm tra kết quả đạt <br />
được như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành<br />
Tổng số <br />
học sinh Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ<br />
lượng (%) lượng (%) lượng (%)<br />
33 21 63,6% 12 36,4% 0 0<br />
<br />
Chất lượng học tập của học sinh trong các giờ học luyện từ và câu còn thể <br />
hiện qua việc thể hiện ngôn ngữ giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người xung <br />
quanh trong cuộc sống hàng ngày. Các em biết nói tròn câu, biết vận dụng ngôn từ <br />
vào văn hóa giao tiếp. Trong phân môn Tập làm văn, các em biết cách đặt câu, biết <br />
lựa chọn từ ngữ, hình ảnh phù hợp để đặt câu, diễn đạt lưu loát, đầy đủ ý làm cho <br />
câu văn, đoạn văn và bài văn thêm sinh động. <br />
Phần 5: Kết luận<br />
1. Tóm lược giải pháp:<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
12<br />
Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp <br />
5.”<br />
Trong năm học 2018 2019, với đề tài trên, tôi đã áp dụng các biện pháp <br />
giảng dạy:<br />
Hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức bài học nhẹ nhàng, tự nhiên, phát <br />
huy được tính tích cực của học sinh.<br />
Hướng dẫn các em phân loại hệ thống nhóm từ, từ loại và phát triển từ. <br />
Coi trọng việc mở rộng vốn từ cho học sinh.<br />
Giúp học sinh học tốt từ ngữ, nắm nghĩa của từ và câu qua ngữ cảnh.<br />
Tổ chức các hoạt động trò chơi lồng ghép giúp học sinh hệ thống kiến thức <br />
và tự chữa lỗi.<br />
Tổ chức các hoạt động trò chơi lồng ghép học sinh hệ thống kiến thức.<br />
Việc vận dụng hiệu quả những giải pháp nêu trên đã giúp tôi tổ chức thành <br />
công các giờ học Luyện từ và câu, đạt được mục tiêu bài học, môn học. Bên cạnh <br />
đó, tôi rút ra cho bài học quý báu cho bản thân:<br />
Giáo viên cần phải nghiên cứu bài thật kỹ trước khi dạy, nắm vững nội <br />
dung cần dạy cho học sinh.<br />
Giáo viên cần lựa chọn những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù <br />
hợp với nội dung của bài dạy, chủ điểm của bài học để gây hứng thú, lôi cuốn cho <br />
học sinh tham gia vào hoạt động học tập.<br />
Đồ dùng dạy học cần chuẩn bị đa dạng phong phú càng nhiều vật thật càng <br />
tốt, sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học.<br />
Giáo viên chịu khó sưu tầm hoặc sáng tác các bài thơ, câu đố vui liên quan <br />
đến bài học để làm phong phú và sinh động thêm bài học.<br />
Giáo viên cần có những hình thức khen và động viên kịp thời đối với những <br />
học sinh có tiến bộ, khuyến khích tất cả học sinh cố gắng phấn đấu vươn lên trong <br />
học tập. Chú trọng bồi dưỡng học sinh năng khiếu và giúp đỡ kịp thời học sinh còn <br />
chậm.<br />
Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, <br />
chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.<br />
2. Phạm vi, đối tượng áp dụng đề tài:<br />
Qua việc nghiên cứu đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học <br />
Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5” và áp dụng vào công tác giảng dạy lớp 5/1 <br />
Trường Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh đã đạt hiệu quả cao. Tôi nhận thấy sáng kiến <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
13<br />
Đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp <br />
5.”<br />
này có thể áp dụng rộng rãi cho việc giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở các lớp <br />
(4&5) cấp Tiểu học./. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quyền Trang <br />
14<br />