Tài liệu thi tư tưởng Hồ Chí Minh - Trung cấp lý luận chính trị
lượt xem 100
download
Tài liệu tổng hợp những câu hỏi và đáp án về Tài liệu thi tư tưởng Hồ Chí Minh - Trung cấp lý luận chính trị. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu thi tư tưởng Hồ Chí Minh - Trung cấp lý luận chính trị
- Câu 1: Trình bày quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM. Ý nghĩa? “Tư tưởng HCM là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi ” 1. Thời kỳ tiếp nhận chủ nghĩa yêu nước và hình thành ý chí cứu nước (từ 18901911) Đây là giai đoạn Nguyễn Sinh Cung được tiếp nhận các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc là chủ nghĩa yêu nướcnhân văn Việt Nam trong môi trường gia đình, quê hương. Ngoài vốn Nho học và Quốc học, Nguyễn Sinh Cung còn có những hiểu biết nhất định về nền văn hoá phương Tây, đặc biệt là nền văn hoá, văn minh Pháp. Chứng kiến sự đau khổ của một dân tộc nô lệ, sự bất công, áp bức giai cấp, những cuộc đấu tranh bất khuất của cha ông cùng với tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa dân tộc và nhân văn trong cách mạng tư sản Pháp “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” đã hình thành nên ý chí cứu nước, giải phóng dân tộc của Nguyễn Tất Thành. Trước đòi hỏi mới về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Nguyễn Tất Thành đã quyết định lên tàu Amiral La Touche De Tréville đến nước Pháp bắt đầu cuộc hành trình tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Bằng trí tuệ và sự mẫn cảm, NTT đã quyết định đi theo con đường mới, tìm mẫu hình mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và con người VN. 2. Thời kỳ từ 1911 1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Nguyễn Tất Thành đã đi và sống ở nhiều nước thuộc châu Âu, châu Á, châu Phi, Châu Mỹ, trực tiếp tìm hiểu đời sống của nhân dân lao động các nước tư bản, tận mắt chứng kiến cuộc sống bị bóc lột, đàn áp của nhân dân các nước thuộc địa Người rút ra những kết luận quan trọng về nguồn gốc của áp bức dân tộc và giai cấp, nhận thấy tính không triệt để của CM DC TS và các cuộc CM này đã trở nên cũ đối với lịch sử phát triển của nhân loại. 7/1920, khi đọc Những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy lời giải đáp cho con đường
- giải phóng dân tộc. Người khẳng định “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. 12/1920 Người đã biểu quyết việc Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong nhận thức, tư tưởng của NAQ và cách mạng Việt Nam, từ người yêu nước trở thành người cộng sản, đồng thời xác lập cơ sở lý luận cho CM VN, theo lý luận chủ nghĩa MacLenin. 3. Thời kỳ 1921 – 1930: Tư tưởng HCM được hình thành về cơ bản Trong giai đoạn này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ bản thông những hoạt động thực tiễn và lý luận của Người. 19251927 Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp mở lớp huấn luyện chính trị cách mạng cho những thanh niên ưu tú của Việt Nam tại Quảng Châu – Trung Quốc nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào cách mạng VN. 6/1925 Người thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên và phát hành báo Thanh Niên. Người viết các tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) tố cáo tội ác, chỉ rõ thủ đoạn, âm mưu của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa, hướng các dân tộc bị áp bức đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa MácLênin, thắp lên ngọn lửa đấu tranh cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam. Đường kách mệnh (1927) tập hợp những bài giảng của Người cho lớp huấn luyện cán bộ cách mạng ở Quảng Châu (Trung Quốc) từ năm 1925 – 1927, vạch ra con đường cách mạng Việt Nam; trong đó, xác định đường lối, mục tiêu, lý tưởng, động lực cách mạng, vai trò của lý luận cách mạng và nhiều vấn đề quan trọng khác, tạo tiền đề về tư tưởng, lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (0302 1930) Năm 1930 Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức CS. ĐCSVN ra đời. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, kẻ thù trước mắt của CMVN; xây dựng lực lượng CM, phương pháp cách mạng, vai trò lãnh đạo của Đảng. Cương lĩnh đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức của cách mạng Việt Nam 4. Thời kỳ 1930 – 1969: Tư tưởng HCM được thực hiện và phát triển ở VN. Tư tưởng HCM gặp khó khăn, thử thách (19301940) XD Đảng cộng sản VN với đường lối CMVS qua các văn kiện đầu tiên là Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt và Điều lệ tóm tắt của Đảng là sự sáng tạo của HCM khi vận dụng CN MácLenin vào hoàn cảnh cụ thể của VN. Tuy nhiên, do chưa nắm bắt được tình hình thực
- tiễn và bị chi phối bởi các quan điểm tả khuynh của QTCS, Hội nghị lần thứ nhất BCH TW Đảng (10/1930) đã chỉ trích, phê phán xung quanh các vấn đề về MQH dân tộc – giai cấp, vấn đề mặt trận dân tộc thống nhất, tên Đảng và ra nghị quyết thủ tiêu các văn kiện này; đồng thời quyết định đổi tên Đảng CSVN thành ĐCS Đông Dương. Tuy nhiên, Nguyễn Ái Quốc vẫn kiên trì quan điểm của mình. Tại ĐH VII (7/1935), Quốc tế Cộng sản đã phê phán khuynh hướng “tả khuynh”, biệt phái trong phong trào cộng sản quốc tế, và từ thực tiễn cách mạng nước ta, Đảng đã từng bước điều chỉnh và đề ra những chủ trương theo quan điểm đúng đắn của Nguyễn Ái Quốc. Tháng 9/1939, QT cộng sản đã đồng ý để NAQ về công tác ở Đông Dương. Ngày 28/1/1941 người về đến VN và từ đây trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta. Tư tưởng HCM được thực hiện đúng đắn ở VN (19411945) Tháng 5/1941, HCM triệu tập và chủ trì Hội nghị TW Đảng lần thứ VIII. Tại hội nghị này, những quan điểm của HCM về đường lối cách mạng VN, chủ yếu là vấn đề giải quyết mối quan hệ dân tộc – giai cấp, đặt quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, đoàn kết oàn dân trong xây dựng lực lượng cách mạng, xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc và phương pháp cách mạng HCM được khẳng định. Với quan điểm đúng đắn đó, Mặt trận Việt Minh được Đảng ta tổ chức đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên cả nước, đồng thời tạo ra cơ sở chính trị vững chắc cho sự ra đời của lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là những nhân tố căn bản đưa tới thành công của Cm tháng tám năm 1945. Tư tưởng HCM phát triển trong điều kiện mới (19451969). Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thắng lợi vĩ đại của Đảng, của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Tư tưởng HCM được phát triễn đáp ứng tình hình, nhiệm vụ cách mạng mới. Đó là những quan điểm về xây dựng NN dân chủ, về những vấn đề chính trị đối nội, đối ngoại; về xây dựng nền KT, văn hóa, con người mới, quan điểm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ chống thực dân pháp xâm lược, bảo vệ thành quả của cách mạng. ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) là sự phát triển của tư tưởng HCM trong xây dựng đảng qua cương lĩnh, điều lệ và về đường lối cách mạng VN từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng XHCN. Đường lối đúng đắn đó đã dẫn dắt nhân dân ta tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954) giải phóng nửa đất nước và mở đầu qua trình sụp đổ của CN thực dân cũ trên thế giới. Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, đất nước ta bị chia làm hai miền với 2 nhiệm vụ khác nhau. Tư tưởng HCM được PT đáp ứng tình hình, nhiệm vụ
- mới với việc hình thành đường lối vừa thực hiện cách mạng XHCN ở Miền bắc, vừa tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1960). Những quan điểm HCM về xây dựng CNXH ở miền bắc và đấu tranh cách mạng ở miền Nam đã dẫn dắt nhân dân ta giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp chống mỹ cứu nước. Trước khi mất, HCM đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta bản Di chúc thiêng liêng chỉ rõ sự tất thắng của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước; tổng kết những bài học của CM VN; chỉ ra những phương hướng lớn để xây dựng đất nước sau chiến tranh nhằm thực hiện cho được mục tiêu xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Đó là di sản tư tưởng vô cùng quý báu của Đảng và nhân dân ta.Thực hiện di chúc của người, Đ ta đả lãnh đạo nhân dân hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên cnxh. Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh trải qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, là ngọn cờ thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là những quan điểm tư tưởng vừa có ý nghĩa lịch sử nhưng đồng thời có giá trị, ý nghĩa to lớn trong công cuộc đổi mới hiện nay. Ý nghĩa: Là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam. Trong suốt chặng đường hơn một nửa thế kỷ, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội đã liên tục khẳng định vai trò, ý nghĩa, tác dụng của đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách...Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh năm 1991 của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định "Đảng lấy chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động". Trong bối cảnh của thế giới ngày nay, tư tưởng của Người giúp chúng ta nhận thức đúng những vấn đề lớn có liên quan đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, phát triển xã hội và đảm bảo quyền con người.Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn dân tộc ta đi tới thắng lợi TTHCM là sản phẩm của thời đại và đã trở thành một bộ phận của văn hoá dân tộc Việt Nam. TTHCM trường tồn, bất diệt và là tài sản vô giá của Đảng và dân tộc ta. Tư tưởng của Người không chỉ tiếp thu, kế thừa những tinh hoa văn hoá của dân tộc, của loài người trong đó chủ yếu là CNML, mà còn đáp ứng nhiều vấn đề của thời đại, của sự nghiệp cách mạng VN và thế
- giới. Tư tưởng HCM vừa lấy lý luận của CNML làm gốc, đồng thời kiểm nghiệm qua thực tiễn cách mạnh Việt Nam, đã loại bỏ những yếu tố không phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta; đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra và giải quyết một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả. TTHCM là hệ thống những quan điểm lý luận, tư tưởng về chiến lược, sách lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng XHCN, định hướng cho sự phát triển của dân tộc, soi đường cho Đảng và nhân dân trên con dường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Câu 2: Phân tích làm rõ quan điểm: Trong giai đoạn hiện nay, đôc lập dân tộc gắn liền với CNXH vẫn là con đường duy nhất đúng đắn. “Tư tưởng HCM là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi ”. Có thể nói, trong hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc ấy, quan điểm về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là một trong những quan điểm mang giá trị to lớn đối với CM VN. Cho đến ngày nay tư tưởng ấy của Người vẫn còn nguyên giá trị. 1. Tính tất yếu của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam a) Hoàn cảnh lịch sử đất nước ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: + Thực dân Pháp tiến hành xâm lược và biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến. + Hàng loạt các phong trào kháng chiến chống thực dân pháp nổ ra ở khắp 3 miền Bắc Trung Nam, tiêu biểu là phong trào Cần Vương. Thông qua chương trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đưa vào Việt Nam phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến sự xuất hiện của giải cấp công nhân, giai cấp tư sản. Cùng với sự biến đổi về cơ cấu xã hội, một số trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam như Phong trào Đông Du, Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào Duy Tân…Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa theo ý thức hệ phong kiến và ý thức hệ dân chủ tư sản cuối cùng đều thất bại do 3 nguyên nhân chính. Đó là: Chưa có đường lối cứu nước đúng đắn; Chưa có được một tổ chức chính trị thống nhất để lãnh đạo cách mạng; Chưa xác định được lực lượng cách mạng đúng đắn.
- + Như vậy, cách mạng Việt Nam thời kỳ này, lâm vào khủng hoảng đòi hỏi phải có một đường lối, phương pháp cách mạng mới, đặc biệt là phải có lực lượng lãnh đạo mới, có thể tập hợp được lực lượng của cả dân tộc để tiến hành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. b) Sự lựa chọn của Hồ Chí Minh: +Trước đòi hỏi mới về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Nguyễn Tất Thành lên tàu L’Admiral Latoche Tresvill, đi tìm đường cứu nước, nghiên cứu kinh nghiệm cách mạng thế giới. + Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu cuộc CMT10 Nga năm 1917, đánh giá đây là cuộc cách mạng triệt để, cuộc CM đến nơi đến chốn vì sau khi CM thành công thì CN, ND và những người lao động được hưởng quyền dân chủ một cách thực sự. Đây là mô hình cách mạng mà NAQ tiến tới. + Tháng 12/1920 tại đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội pháp, NAQ bỏ phiếu tán thành Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng CS Pháp. Kể từ lúc này, NAQ từ người yêu nước trở thành người cộng sản, đồng thời xác lập cơ sở lý luận cho CM VN, theo lý luận chủ nghĩa MacLenin. Người khẳng định “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con dường nào khác con dường cách mạng vô sản” Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam, đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, Đảng ta thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên khẳng định con đường cách mạng Việt Nam: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Trên sơ sở này, năm 1959, Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng Việt Nam trải qua 2 giai đoạn là cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. 2. Tính đúng đắn của con đường chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thông qua thực tiễn cách mạng Việt Nam: Trải qua quá trình đấu tranh Người luôn khẳng định: Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải được phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới dành được thắng lợi hoàn toàn. Chủ nghĩa xa hội là con đường duy nhất có thể giải phóng triệt để con người, đem lại tự do, hạnh phúc cho toàn dân. Từ khi có Đảng lãnh đạo, hàng loạt các phong trào cách mạng đã diễn ra khắp cả nước như Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 19301931, phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ 19361939, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc 19391945.
- Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh độc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước VNDCCH mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc Việt Nam – kỉ nguyên độc lập tự do, dân chủ nhân dân và đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, nền độc lập mà nhân dân ta dành được chưa được bao lâu thì đất nước ta, nhân dân ta lại bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược lần thứ 2 và kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954. Sau hiệp định Giơnevơ 1954 đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền: Miền Bắc được giải phóng tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, Miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đảng ta lúc này thực hiện một lúc hai nhiệm vụ: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam. Trải qua quá trình gian khổ Miền Nam đấu tranh chống giặc ngoại xâm, Miền Bắc tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và là hậu phương chắc cho tiền tiến lớn Miền Nam. Với chiến thắng lịch sử 30/4/1975 kháng chiến chống Mỹ cứu của nhân dân ta dành thắng lợi đã đưa nước ta bước sang một thời kỳ mới: cả nước độc lập dân tộc, thống nhất cùng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước là một nhiệm vụ khó khăn. Vấn đề nhận thức của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội giai đoạn 19751985 còn có những sai lầm nhất định. Nhưng Đảng ta đã sớm nhận ra và khắc phục sai lầm, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ đại hội lần thứ VI (1986) đến nay đã thu được những kết quả bước đầu khả quan, giữ vững ổn định chính trị, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. 3. Tính đúng đắn của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay: Để đạt được những thành tựu to lớn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội chúng ta đã gặp không ít những khó khăn, trở ngại đặc biệt là âm mưu lật đổ các nước đi theo con đường XHCN của các thế lực thù địch: Khi Liên Xô và các Đông Âu sụp đổ, một số quan điểm cho rằng Việt Nam cần từ bỏ con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên sự sụp đổ của CNXH ở liên xô là sự sụp đổ của 1 mô hình về CNXH, chứ bản chất tiến bộ, tốt đẹp của CNXH thì không ai có thể phủ nhận. Thông qua việc tổng kết những bài học về sự sụp đổ của Liên Xô và các Đông Âu, Đảng ta đã có những bước điều chỉnh phù hợp, đưa đất nước dần bước qua thời kì khó khăn, tiếp tục thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các thế lực thù địch với âm mưu diễn biến hòa bình, đẩy mạnh phủ nhận chủ nghĩa MácLê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống CNXH; phê phán, đả kích chủ nghĩa MácLê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh hòng làm lung lay nền tảng tư tưởng và đẩy nước ta đi chệch quỹ đạo XH XHCN.
- Yêu cầu đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tự diễn biến, tự chuyển hóa. Trước những khó khăn thách thức, đối với nước ta, chủ nghĩa xã hội vẫn còn là con đường đúng đắn, phù hợp với xu thế lịch sử. Sau đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chấtkỹ thuật, hạ tầng kinh tếxã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình), đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã thực sự trở thành lực lượng quan trọng để thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn thời kỳ trước đổi mới. Sau giai đoạn đầu đổi mới (19861990) với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4%. Giai đoạn 19911995, GDP bình quân tăng 8,2%/năm. Năm 2003, sau 16 năm đôi m ̉ ơi, thu nh ́ ập binh ̀ ̀ ươi quân đâu ng ̀ ở Việt Nam mơi ch ́ ỉ đat 471 USD/năm thì đ ̣ ến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2.300 USD, đến năm 2017 ước tính đạt 2.385 USD. (Số liệu Tổng cục Thống kê) Lực lượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng tăng trưởng có mặt được cải thiện, trình độ công nghệ sản xuất có bước được nâng lên. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Cơ cấu lao động có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có cải thiện đáng kể. Ngành công nghiệp và xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng khá liên tục, tốc độ triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ được cải thiện. Sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và chất lượng, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao. Cho đến nay đã có 59 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Việt Nam đã ký kết 10 Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương (gồm sáu FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN; bốn FTA đàm phán với tư cách là một bên độc lập); vừa hoàn tất đàm phán hai FTA (Liên minh châu Âu và TPP); đang tích cực đàm phán ba FTA khác (ASEANHong Kong; EFTA; RCEP).
- Dựa vào những thành tựu cơ bản của cách mạng Việt Nam trong thời gian qua có thể khẳng định con đường độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta lựa chọn là phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là bài học lớn, xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam, là con đường duy nhất đúng mà Đảng ta và Dân tộc Việt Nam đã lựa chọn. Quán triệt tư tưởng đó của chủ tịch HCM, cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch HCM phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Tại ĐH XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phù hợp với thực tiễn của nhân dân Việt Nam và xu thế phát triển lịch sử”. Câu 3 : Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc? Liên hệ tại địa phương, cơ quan, đơn vị. Tư tưởng đại đoàn kết của HCM là một hệ thống các luận điểm về vị trí, vai trò, nội dung, nguyên tắc, phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng cách mạng, nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của dân tộc, của quốc tế trong sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. II. Quan niệm của HCM v ề v ị trí, vai trò của đại đoàn kết trong cách mạng Việt Nam: Đại đoàn kết là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, là nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam : Tư tưởng đại đoàn kết của HCM là tư tưở ng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình của cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượ ng có thể tập hợp đượ c, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh với kẻ thù của dân tộc, của giai cấp. Đại đoàn kết luôn luôn đượ c nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng, là một chiến lượ c bất di bất dịch. Hồ Chí Minh khẳng định: “Đoàn kết là lực lượ ng mạnh nhất”, “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”, “Đoàn kết là then chốt của thành công”. Đoàn kết càng rộng rãi, chặt chẽ thì thắng lợi càng lớn. “Nhờ đại đoàn kết mà nhân dân Việt Nam đã đánh thắng chủ nghĩa thực dân, làm cách mạng Tháng Tám thành công và đã kháng chiến đến thắng lợi. Nhờ đại đoàn kết toàn dân mà nước Việt Nam chúng tôi nhất định sẽ thống nhất”. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đại đoàn kết là mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng cách mạng:
- HCM cho rằng, đại đoàn kết không đơn thuần là phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng yêu nướ c, cách mạng, mà cao hơn đó là mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng cách mạng. Phát biểu tại buổi lễ ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam (03031951), HCM tuyên bố trước toàn dân tộc: Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam đại thể gồm trong 8 chữ là: “ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”. Để đạt được mục đích đó, nhiệm vụ đầu tiên của Đảng cách mạng là tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, hình thành nên khối đại đoàn kết dân tộc to lớn, mạnh mẽ. Đoàn kết, theo HCM là điểm mẹ. “Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”. Do vậy, đại đoàn kết phải là điểm xuất phát, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ đườ ng lối, chủ trương của Đảng. III. Nội dung ĐĐK DT trong TT HCM: 1. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc Lực lượng đại đoàn kết dân tộc theo HCM bao gồm các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, các ngành, các giới, các lứa tuổi, các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam, đồng bào các tôn giáo, các đảng phái, v.v… hợp thành khối đại đoàn kết rộng rãi toàn dân tộc trong khối đại đoàn kết rộng lớn, đông đảo và đa dạng đó, liên minh công – nông – trí thức là nền tảng. Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”. 2. Hình thức tổ chức đại đoàn kết dân tộc: Hình thức tổ chức đại đoàn kết toàn dân tộc theo HCM là đoàn kết trong Mặt trận Dân tộc thống nhất. Mặt trận là một liên minh chính trị nhằm đoàn kết rộng rãi các tổ chức yêu nước vào một khối thống nhất, đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH. Yêu cầu của HCM về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất: + Mặt trận phải lấy liên minh công nông trí thức làm nền tảng. Liên minh công – nông – trí thức có vững, Mặt trận mới bền vững, lâu dài được. Đây là yếu tố cần, còn yếu tố đủ là Mặt trận phải đoàn kết với các tầng lớp yêu nước khác để mở rộng tổ chức, mở rộng khối đại đoàn kết. + Mặt trận do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Đảng lãnh đạo mặt trận bằng việc đề ra chính sách Mặt trận đúng đắn, phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn của cuộc cách mạng, bằng phương pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục, thông qua tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên.
- + Mặt trận dân tộc là khối đại đoàn kết lâu dài. + Mặt trận dân tộc hoạt động phải đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân. 3. Nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc: Thứ nhất, đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa lợi ích của quốc gia dân tộc với quyền lợi cơ bản của các giai tầng trong xã hội. HCM đã tìm ra được mẫu số chung để đoàn kết dan tộc, đó là độc lập, tự do. Người khẳng định: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra, bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền tự do. Dân tộc Việt Nam có quyền được hưởng tự do, độc lập. Người cho rẳng, nước được độc lập mà dân không có tự do, hạnh phúc, thì độc lập cũng không có nghĩa gì. Chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là chìa khóa vạn năng, điểm hội tụ thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết HCM. Thứ hai, tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân. HCM cho rằng: Dân là gốc rễ, là nền tảng của đại đoàn kết. Dân là chủ thể của đại đoàn kết. Dân là nguồn gốc sức mạnh vô tận, vô địch của khối đại đoàn kết. Dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng cộng sản và hệ thống chính trị. Thứ ba, đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo, đoàn kết lâu dài, chặt chẽ. HCM nêu rõ “đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là 1 chính sách dân tộc, không phải là 1 thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà” Thứ tư, đại đoàn kết phải chân thành, thẳng thắn, thân ái, đoàn kết phải gắn với tự phê bình và phê bình. Người cho rằng, trong đoàn kết có đấu tranh, đấu tranh để củng cố đoàn kết. “Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”. Do đó, trong đoàn kết phải thực hiện tự phê bình và phê bình, để khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, củng cố nội bộ, củng cố tổ chức, tăng cường đoàn kết.Tự phê bình và phê bình phải chân thành, thẳng thắn, thân ái, phải có lý, có tình, phê bình việc chứ không phê bình người. 4. Phương pháp đại đoàn kết dân tộc Phương pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục:
- + Mục đích tuyên truyền, vận động, giáo dục thuyết phục nhằm thức tỉnh mọi người, để họ tự nguyện, tự giác tham gia vào một tổ chức đoàn thể trong Mặt trận. + Yêu cầu: Đáp ứng những nguyện vọng, quyền lợi cơ bản của mỗi dân tộc, mỗi giai cấp, vừa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng Sử dụng các hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp. Cán bộ tuyên truyền phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, phải đi sâu, đi sát đồng bào, hiểu được hoàn cảnh và nguyện vọng của đồng bào, phải là 1 tấm gương, một mẫu mực từ lời nói đến việc làm, có sức lôi cuốn, thu phục quần chúng. Phương pháp tổ chức: + Mục đích: là phương pháp xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống chính trị, bao gồm: Đảng, Nhà Nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân. + Yêu cầu: Với Đảng phải đề ra được đường lối đại đoàn kết đúng đắn; Đảng phải đoàn kết, thống nhất cả trong tư tưởng lẫn hành động, từ trên xuống dưới; Đảng phải là 1 tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật, tự giác; đảng viên là người đày tớ thật trung thành của nhân dân, phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Với nhà nước Phải xây dựng nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân; phải không ngừng cải cách bộ máy hành chính và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cán bộ công chức nhà nước phải tận tụy, trung thành phục vụ nhân dân, phải là “công bộc của dân” Với mặt trận và các đoàn thể nhân dân: Cương lĩnh đề ra phải thiết thực, ngắn gọn, rõ ràng; hình thức tổ chức phải phong phú, đa dạng, phù hợp với trình độ nhận thức của quần chúng; cán bộ phải óc nghĩ, chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm; phải làm tốt công tác dân vận. Phương pháp xử lý và giải quyết các mối quan hệ: là phương pháp xử lý khoa học mối tương quan ba chiều giữa: Cách mạng – Trung gian – phản cách mạng, nhằm mở rộng đến mức cao nhất trận tuyến cách mạng và thu hẹp đến mức thấp nhất trận tuyến thù địch. + Đối với lực lượng cách mạng: Khai thác, phát huy những điểm thống nhất, tương đồng; khắc phục hạn chế tiến tới xóa bỏ dần những khác biệt về mục tiêu, lợi ích. Sự đoàn kết, thống nhất của lực lượng cách mạng là điều kiện tiên quyết giúp cách mạng thành công. + Đối với lực lượng trung gian: xóa bỏ thành kiến, mặc cảm, khơi gợi, cổ vũ ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước; chân thành hợp tác, trọng dụng những người có tài, có đức ra giúp dân, giúp nước.
- + Đối với lực lượng phản cách mạng: chủ động, kiên quyết tiêu diệt trên cơ sở phân hóa cô lập chúng cao độ, chú ý khai thác mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, lôi kéo những người có thể tranh thủ được; tạm hòa hoãn có nguyên tắc với những lực lượng, bộ phận có thể hòa hoãn được. + Liên hệ: Công tác đại đoàn kết dân tộc tại huyện Đam Rông Đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trong là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn của lịch sử dân tộc. Trong những năm qua các cấp bộ Đoàn huyện Đam Rông đã triển khai việc đại đoàn kết toàn dân tộc dưới nhiều hình thức, da dạng, phong phú và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Xác định rõ việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho đoàn viên thanh niên là một nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong việc xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chính vì vậy, những năm qua, các cấp bộ Đoàn huyện Đam Rông luôn quan tâm, chăm lo việc củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức các cơ sở đoàn từ cơ quan, đơn vị đến khu dân cư. Trong đó, chú trọng xây dựng lực lượng nòng cốt là đội ngũ đoàn viên thanh niên có uy tín, thanh niên tôn giáo, tăng cường bám sát địa bàn dân cư. Tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên, bà con nhân dân tích cực thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu trong lao động, sản xuất; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; xây dựng nông thôn mới; thực hiện hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, đời sống của người dân trên địa bàn huyện đã có nhiều biển biến, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, khối đại đoàn kết toàn dân được giữ vững. Kinh tế phát triển, đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc trong huyện ngày được nâng cao, các tập tục lạc hậu dần được xóa bỏ, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được lưu giữ, các phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh và phát huy. Sau hơn 5 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, các cấp bộ đoàn huyện Đam Rông đã phối hợp cũng Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên vận động đoàn viên thanh niên, bà con nhân dân đóng góp được hơn 5.000 lượt công lao động, 5 tỷ đồng; hơn 10ha đất canh tác để xây dựng đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, kênh mương nội đồng và một số công trình phúc lợi xã hội khác; huy động các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng được 311 căn nhà cho hộ nghèo; tặng hơn 15.000 suất quà cho hộ nghèo, các già làng, chức sắc tôn giáo, người có uy tín; tặng 10 ngàn quyển vở, 170 xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 7,5%, trong đó, hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn 11%; thu nhập bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng/ người/ năm. Đến nay, toàn huyện đã có gần 2000 hộ đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Nhiều đoàn viên thanh niên đã xây dựng các mô hình phát triển kinh tế vườn, ao, chuồng; mô hình kinh doanh tổng hợp cho thu
- nhập trên 200 triệu đồng/năm. Đã có 5 tấm gương thanh niên phát triển kinh tế giỏi được nhận giải thưởng Lương Định Của là phần thưởng cao quý của Trung ương Đoàn trao tặng hằng năm cho thanh niên nông thôn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới, có đóng góp tích cực vào hoạt động Đoàn, Hội ở địa phương và đơn vị. Tuy nhiên, thực tiễn xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở huyện Đam Rông vẫn còn gặp nhiều khó khăn Chính sách quản lý và sử dụng đất đai chưa thoả đáng, dẫn đến tình hình tranh chấp đất đai giữa đồng bào các dân tộc với các công ty lâm nghiệp; giữa đồng bào di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc với đồng bào tại chỗ gây mất đoàn kết tại khu dân cư. Công tác xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng chưa được quan tâm đúng mức; tính chiến đấu chưa cao, tình trạng mất đoàn kết nội bộ còn xảy ra trong một số tổ chức cơ sở đảng. Công tác phát động quần chúng còn yếu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và vùng đồng bào có đạo. Các câp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và mặt trận ở cơ sở chưa sát dân, gần dân, chưa hiểu được tâm tư, nguyện vọng của dân. Đội ngũ cán bộ người các dân tộc còn yếu kém cả về trình độ và năng lực chuyên môn; tâm lý tự ty, thụ động trong công việc, ỷ lại vào cấp trên vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Đây thực sự là những khó khăn và lực cản đối với đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số phát huy thế mạnh của mình trong công tác vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Việc sưu tầm, bảo tồn, coi trọng và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các DTTS tuy đã có nhiều nỗ lực, song vẫn còn nhiều hạn chế, kể cả trong nhận thức và hành động của một số cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên. Sự hạn chế trong nhận thức và hành động đó, cùng với tác động của cơ chế thị trường đã làm cho các bản sắc văn hoá độc đáo và vốn quý có nguy cơ ngày càng mai một. Ý thức pháp luật của một bộ phận nhỏ đoàn viên thanh niên và bà con nhân dân chưa tốt, còn vướng vào các tệ nạn xã hội, vị phạp pháp luật. Bên cạnh đó sự giao động về lập trường chính trị trước sự chống phá của các thế lực thù địch thông qua các trang mạng xã hội cũng là 1 nguyên nhân gây mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Từ những kết quả đạt được và những hạn chế thiếu sót trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở huyện Đam Rông, có thể đề ra một số giải pháp sau đây: Quán triệt sâu sắc trong nhận thức tư tưởng về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong cộng đồng các dân tộc trong huyện. Quá trình xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc phải luôn gắn liền với việc thực hiện
- chính sách tôn giáo của Đảng, giữ gìn sự đoàn kết giữa các tôn giáo; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hành vi gây chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đoàn kết dân tộc; ngăn ngừa tư tưởng dân tộc lớn, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cực đoan, cục bộ địa phương. Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức chính trị xã hội với các già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng cốt cán nhằm tăng cường bám sát địa bàn dân cư. Giải quyết dứt điểm những vấn đề gây bức xúc trong đồng bào các DTTS, đặc biệt là vấn đề đất đai và tài nguyên rừng. Không để xuất hiện các điểm nóng về chính trị, xã hội. Câu 4: Tư tưởng HCM về Nhà nước? Liên hệ địa phương. 1. Tư tưởng HCM nhà nước của dân, do dân, vì dân? TTHCM về NN của dân,do dân,vì dân là một hệ thống các quan điểm lý luận về con đường hình thành NN kiểu mới ở VN, về bản chất, tính chất, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy, XD đội ngũ CB công chức của NN đó. Tính chất dân chủ nhân dân của NN thể hiện NN là NN của dân, do dân và vì dân. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách lớn của Đảng, của NN đều phải bắt nguồn từ thực tế, phải bắt nguồn từ nhân dân để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và quyền lơi chính đáng của Nhân dân a. NN của dân HCM đã có chỉ đạo xây dựng NN, cơ quan quyền lực NN phải là của dân do dân làm chủ, NN mới theo HCM trước hết phải là NN của cả dân tộc, tiêu biểu cho khối ĐĐK toàn dân, tập hợp được đội ngũ CB,CC có đủ phẩm chất chính trị đạo đức và tài năng tham gia vào công cuộc xây dựng NN.Trong TT HCM, độc lập thống nhất đất nước ko tách rời với tự do hạnh phúc của nhân dân. Do vậy khi đã tìm được con đường giải phóng dtộc, lựa chọn một mô hình nhà nước mới cho dân ta, HCM đã cùng Đảng, cùng dân ta bắt tay ngay vào xd “NN dân chủ, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” NN ta là NN dân chủ và bản chất của NN là của GCCN (đây là điều đối lập hoàn toàn với bản chất của các kiểu NN trước đó trong l.sử nước ta). Bộ máy NN phải do dân tự lập ra, người đứng đầu NN phải do dân bầu ra, NN hoạt động vì mục tiêu, quyền lợi của nhân dân lao động. Quyền lực của NN thuộc về Nhân dân, do nhân dân “tự quyết định”, nhân dân là chủ thể duy nhất của quyền lực NN.
- TT HCM “Dân là gốc của nước”, “nước lấy dân làm gốc” là nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và xây dựng NN, là sự vận dụng sang suốt CN mác – lê nin vào hoàn cảnh và điều kiện thực tiễn của VN. Theo TT HCM NN của dân là: NN trong đó nhân dân là chủ, dân là người có địa vị cao nhất, dân có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của dân tộc, quyền lực của NN thuộc về nhân dân. Quan niệm toàn bộ quyền lực NN thuộc về nhân dân thể hiện rõ nhất tính dân chủ triệt để của NN ta, trở thành nguyên tắc cơ bản tổ chức bộ máy quyền lực NN và phải được thể hiện rõ trong các văn bản pháp lý mà đạo luật cao nhất là Hiến pháp b. NN do dân Theo HCM, NN do dân là Dân làm chủ NN; NN phải tin vào dân và dựa vào dân.Quyền làm chủ của dân thể hiện: + Nhân dân là người tổ chức nên cơ quan NN từ TW đến địa phương thông qua thực hiện chế độ tổng tuyển cử phổ thông. + Nhân dân có quyền bầu cử, ứng cử và thực hiện chế độ bãi miễn theo ba mức độ từ thấp đến cao: bãi miễn đại biểu, bãi miễn các cơ quan NN, bãi miễn nội các Chính phủ nếu các đại biểu đó không còn phù hợp với nhân dân, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. + Nhân dân có quyền tham gia công việc QLNN; có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp trí tuệ, sức người, sức của để tổ chức, xd, bảo vệ và phát triển NN; các quyết định của cơ quan NN đều xuất phát từ ý chí nguyện vọng của nhân dân. + Dân có quyền kiểm tra, giám sát họat động của các cơ quanNN và các đại biểu do mình cử ra… NN muốn là của dân thì phải: Làm tốt bổn phận là người đại biểu thay mặt ND, quyền hành nơi NN là do dân giao phó. Trong xây dựng NN dân chủ, HCM luôn yêu cầu NN phải thường xuyên tự phê bình và phê bình; Lắng nghe ý dân, làm tốt công tác QLNN và phải thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, để người dân tham gia vào công việc NN 1 cách đầy đủ và thực sự Theo TT HCM NN do dân, dân làm chủ NN là sự thống nhất biện chứng của cả quyền và nghĩa vụ làm chủ, điều này thể hiện bản chất dân chủ triệt để của NN kiểu mới. c. NN vì dân, biểu hiện: Là NN tồn tại và hoạt dộng vì quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động và lấy con người làm mục tiêu phấn đấu lâu dài. HCM đã nêu rõ trách nhiệm của NN trước hết là nhằm thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu nhất của
- nhân dân là: “Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành”. NN phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, NN đó phải có đường lối, chủ trương và các chính sách đều phục vụ lợi ích của dân. Công việc gì của nhà nước mà có lợi cho dân là phải làm ngay, việc gì có hại thì phải tránh. NN phải biết kết hợp, điều chỉnh các loại lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, tầng lớp XH, các bộ phận dân cư để luôn được mọi người dân ủng hộ, xây dựng. và điều đặc biệt quan trọng là để phục vụ tốt nhân dân thì NN phải có bộ máy thật sự liêm khiết, trong sạch, tránh tham nhũng, quan liêu, đặc quyền đặc lợi. Bản chất dân chủ của NN VN theo TT HCM được đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI ĐCS VN xác định rất rõ: “NN phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân, giữ nghiêm kỷ cương XH, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân”. 2. Liên hệ: Việc thực hiện quy chế dân chủ ở Đam Rông Huyện Đam Rông được thành lập trên cơ sở chia tách 5 xã phía bắc của huyện Lâm Hà và 3 xã của huyện Lạc Dương theo Nghị định số 189/2004/NĐCP ngày 17/11/2004 của Chính phủ. Do mới được thành lập, huyện Đam Rông gặp rất nhiều khó khăn. Xuất phát điểm nền kinh tế và kết cấu hạ tầng thấp, tỷ lệ hộ nghèo 73,19%, mặt bằng dân trí thấp. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công chức từ huyện đến cơ sở còn mới, nghiệp vụ công tác còn hạn chế. Thực hiện Chỉ thị 30CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện Đam Rông đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy; khối đại đoàn kết không ngừng được cũng cố; bộ máy các cơ quan đảng, chính quyền hoạt động có hiệu quả. Các cấp ủy Đảng đã tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng tập hợp quần chúng; sát dân, lắng nghe những nhu cầu chính đáng của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức có sự chuyển biến rõ nét, thái độ phục vụ nhân dân được nâng lên. Công tác cải cách hành chính trong các cơ quan đơn vị đã có bước chuyển biến rõ rệt trong việc phục vụ nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể ở cơ sở từng bước được củng cố, kiện toàn về tổ chức; khắc phục tình trạng hành chính hóa trong hoạt động. Phương thức hoạt động ngày càng đa dạng, hiệu quả, thu hút và tập
- hợp nhiều đoàn viên, hội viên. Đồng thời, tham gia tích cực vào việc xây dựng Ðảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh; phản ánh, tham mưu với Ðảng, kiến nghị với Chính quyền những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên; tích cực tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Qua đó vận động, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, tăng cường sự đồng thuận xã hội. tạo bước chuyển mạnh trong việc thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, nhờ đó, khi triển khai các chương trình dự án đầu tư của Nhà nước được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Đến nay, nhân dân trên địa bàn huyện đã đóng góp được hơn 1,2 tỷ đồng, hơn 6.000 công lao động, hiến 44.000 m2 đất nông nghiệp và cây trồng các loại trị giá hơn 8,3 tỷ đồng để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội trên địa bàn huyện. Cũng qua việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 53% năm 2008, đến nay xuống còn 7,3% theo tiêu chí cũ, theo tiêu chí mới 35%; đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở như: + Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản về thực hiện QCDC ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị còn chậm, nội dung thực hiện chưa đầy đủ, chưa sâu rộng đến nhân dân. Hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chưa cao, có nơi còn hình thức. + Vai trò của một số cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác chỉ đạo, điều hành còn hạn chế; hoạt động của Ban chỉ đạo quy chế dân chủ từ huyện đến xã chưa thường xuyên, chất lượng chưa cao. Công tác phối hợp tổ chức thực hiện quy chế dân chủ giữa cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc đoàn thể từ huyện đến cơ sở chưa đồng bộ… Giải pháp + Nâng cao vai trò trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể gắn với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị; + Tiếp tục đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp với thực tiễn; đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa chính quyền với MTTQ và các đoàn thể nhân dân; + Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, việc thực hiện quy chế dân chủ tại các địa phương, đơn vị; làm tốt công tác thi đua khen thưởng để kịp thời động viên, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến…
- Câu 5: Đạo đức cách mạng, phong cách HCM? Liên hệ địa phương. * Quan niệm của HCM về đạo đức cách mạng: Theo HCM, đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng. HCM coi đạo đức là sức mạnh của con người. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là trung với nước, hiếu với dân; là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; luôn yêu thương, quý trọng con người, sống có tình, có nghĩa và tinh thần quốc tế trong sáng… Và đạo đức cách mạng là cái gốc của nhân cách, là nền tảng của người cách mạng , là một đặc trưng cơ bản của XH XHCN, là thước đo chất người của mỗi người, là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. * Chuẩn mực đạo đức “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”: Cần: là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai. Cần có nghĩa hẹp là từng người, nghĩa rộng là mọi người, từ gia đình đền làng, nước. Cần liên quan đến kế hoạch công việc, nghĩa là phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng, cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm cả đời. Kiệm: là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người vì “cần” mà không “kiệm” thì như “gió vào nhà trống” còn “kiệm” mà không “cần” thì không thể tích lũy hay phát triển được. Nhưng cũng cần hiểu “kiệm” không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm việc lợi ích cho đồng bào cho tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. Liêm là trong sạch, không tham lam. Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, tham sống yên là bất liêm. Người cán bộ cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, dìm người giỏi để giữ địa vị và danh tiếng của mình đều là trái với chữ liêm.Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm, có kiệm mới liêm được cũng như có cần mới có kiệm. Vì thế 3 đức này được HCM coi trọng, Người nói: “ một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh,tiến bộ”. Như vậy, có thể nói nếu có “cần” và có “kiệm” sẽ đầy đủ về vật chất; khi đã đầy đủ về vật chất sẽ là cơ sở để cho con người ta trong sạch, không tham lam hay nói cách khác lúc đó mới có thể thực hiện được chữ “liêm” cho bản thân, cho gia đình, cho dòng họ, cho đất nước. Chính có nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc, rễ, hoa quả mới là hoàn toàn. Một người không những cần phải cần, kiệm, liêm mà còn phải chính mới là đầy đủ.
- Hồ Chí Minh cho rằng Cần, Kiệm, Liêm, Chính là bốn đức tính cần có của con người, là thước đo chất của mỗi người như một lẽ tự nhiên của “trời có bốn mùa” “đất có bốn phương” vì thế “thiếu một đức thì không thành người”. Cần, kiệm, liêm, chính đặc biệt cần thiết đối với cán bộ, đảng viên vì họ là những người có quyền, nếu thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, mưu lợi cho mình. Trên cái nền “ làm người” cán bộ đảng viên là những người có trình độ cao, trách nhiệm lớn. Cán bộ, đảng viên mà suy thoái đạo đức thì ảnh hưởng đến thanh danh của Đảng, đến nhiệm vụ cách mạng. Đảng viên sai lầm sẽ đưa quần chúng đến sai lầm.HCM viết “trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vô tư”. Theo HCM, mặt trái của quyền lực dễ làm cán bộ, đảng viên tha hóa. Vì vậy, cần, kiệm, liêm, chính là thước đo trình độ văn minh, tiến bộ của một dân tộc, là nền tảng của đời sống mới, của thi đua ái quốc, là cái cần để làm việc, làm người, làm cán bộ, phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. * Chí công vô tư: Là khi làm bất cứ việc gì, đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên sau, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; Là lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì TQ, vì đồng bảo. Thực hành chí công vô tư gắn liền với chống và quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là “chỉ lo mình béo mặc thiên hạ gầy” là việc gì cũng nghĩ lợi ích riêng, lợi ích của minh trước hết. Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng CNXH, là mối nguy hại cho Đảng và cả dân tộc. Vì vậy đạo đức CM là vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải chống chủ nghĩa cá nhân và các loại kẻ địch khác. Tuy nhiên cần phân biệt sự khác nhau giữa CN cá nhân với lợi ích chính đáng của cá nhân, cần hiểu rõ đấu tranh chống CN cá nhân không phải là dày xéo lên lợi ích cá nhân, nếu những lợi ích cá nhân không trái với lợi ích tập thể thì không phải là xấu. * Liên hệ: Việc thực hiện chỉ thị 05 trong các cấp bộ đoàn huyện Đam Rông Căn cứ Chỉ thị số 03CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính, nay là Chỉ thị 05CT/TW ngày 15/5/2016 về việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; KH số 17KH/TU ngày 01/7/2011 của Tỉnh ủy Lâm Đồng và một số văn bản liên quan khác của Huyện ủy Đam Rông, Ban Thường vụ Huyện đoàn Đam Rông đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện CT 05 của Bộ Chính trị, tập trung một số nội dung chính như:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi Tư tưởng Hồ Chí Minh
16 p | 4332 | 1118
-
514 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh
77 p | 4115 | 1021
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
58 p | 3391 | 943
-
56 Câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - ĐH KTQD Hà Nội
77 p | 2494 | 809
-
300 câu hỏi trắc nghiệm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (có đáp án)
50 p | 3046 | 718
-
Trắc nghiệm Tư tưởng Hồ Chí Minh
23 p | 1811 | 610
-
Đề cương ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
46 p | 1265 | 577
-
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
52 p | 1064 | 337
-
Tổng hợp đề thi Tư tưởng Hồ Chí Minh
1 p | 1312 | 244
-
Đề cương ôn thi tư tưởng Hồ Chí Minh
19 p | 506 | 150
-
Đề thi kết thúc học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh
17 p | 719 | 150
-
Câu hỏi ôn tập thi cuối kỳ môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh
18 p | 824 | 131
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (Có đáp án)
65 p | 644 | 82
-
Đề thi Tư tưởng Hồ Chí Minh - Đề số 1
1 p | 1329 | 59
-
Câu hỏi bài tập ôn thi Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
8 p | 839 | 37
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - TS. Hồ Hữu Nhựt
15 p | 163 | 26
-
Đề thi kết thúc học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh (năm 2013-2014)
1 p | 120 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn