intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu về Tiền Chủ Nghĩa Tư Bản và Kinh Tế Tiền Tư Bản

Chia sẻ: Nguyen Kha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

140
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với vấn đề thúc ép người dân đi làm, cũng giống như Mun, Petty ít tàn bạo hơn trong việc yêu cầu phải trả tiền lương ở mức thấp và dĩ nhiên chính cái nghèo buộc con người ta phải đi làm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu về Tiền Chủ Nghĩa Tư Bản và Kinh Tế Tiền Tư Bản

  1. Tiền Chủ Nghĩa Tư Bản và Kinh Tế Tiền Tư Bản Đối với vấn đề thúc ép người dân đi làm, cũng giống như Mun, Petty ít tàn bạo hơn trong việc yêu cầu phải trả tiền lương ở mức thấp và dĩ nhiên chính cái nghèo buộc con người ta phải đi làm. Ông ta cho rằng nếu mức lương quá cao thì thật sự người ta sẽ không đi làm "khi mà ngô bắp vô cùng thừa thải, tầng lớp lao động nghèo thì cũng ít đi: và tất yếu là không xãy ra tình trạng khan hiếm (đến nổi mà con người ta chỉ biết ăn và uống). Ông ta còn nói một điều phải cẩn trọng cần tránh là tình trạng "làm cho người ta bội thực, cả về số lượng lẫn chất lượng; và do đó làm cho con người trở nên không thích lao động". Mối bận tâm của những người theo thuyết trọng thương đối với vấn đề tiền tệ không chỉ đơn thuần là gắn với việc tôn thờ vẽ đẹp
  2. quyến rũ của vàng. Nhìn chung họ cho rằng chính sự gia tăng lượng tiền (lệ thuộc vào xuất khẩu vượt mức nhập khẩu) là kích thích đến nền kinh tế không bằng cách này cũng bằng cách khác. Những quan niệm của phần lớn những người theo Chủ Nghĩa Trọng Thương về mức tác động của mức cung tiền đến nền kinh tế là sự gia tăng đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương mại. Càng có nhiều tiền thì dễ dàng xây nhiều công trình hơn, mua nhiều tàu hơn, có thể chi trả tiền bảo hiểm, cũng như có thể mua và trữ nhiều hàng hoá hơn và tái xuất khẩu, vân vân…. Không như những người tôn thờ vàng - những người mà không chịu được tình trạng vàng bị đem ra khỏi nước họ - Mun cố gắn đưa ra bài học cơ bản, bạn phải dùng tiền của bạn để làm ra tiền: " hàng hoá tăng lên được mang đến bằng chính những phương tiện là những đồng tiền mà chúng ta đã bỏ ra trước đó, và cuối cung mang đến cho ta một giá trị lớn hơn số tiền của ta đã bỏ ra."
  3. Một hạn chế đối với mức ảnh hưởng tích cực của việc mang tiền đến cho nền kinh tế trong nước là khi giá cả của các mặt hàng xuất khẩu tăng lên nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến thương mại. Mun nhận ra điều này, do đó ông đã không áp dụng nguyên lý này. Mặc khác, John Locke (1632-1704) - triết gia đảng Whig, một thành viên người Anh trong Hội Đồng Thương Mại và Thuộc Địa - đã quan sát và đưa ra lý thuyết rõ ràng hơn về mối quan hệ này. Ông ta cho rằng mức giá của các loại hàng hoá sẽ tỷ lệ với lượng tiền luân chuyển chúng. Lượng tiền càng nhiều thì mức giá của các loại hàng hoá đang lưu thông càng cao. Ngược lại, lượng tiền càng ít thì mức giá càng thấp. "Giả sử rằng hiện nay ở Anh chúng ta chỉ có phân nửa số tiền như 7 năm trước, vẫn có lượng sản phẩm hàng hoá hàng năm, có số lượng công nhân, có những người môi giới phân phối hàng hoá như chúng ta từng có trước đây; và giả sử rằng phần còn lại của thế giới mà chúng ta đang có mối quan hệ mậu dịch thì có lượng tiền như trước đây, (có thể họ có nhiều hơn vì một nửa số
  4. tiền của chúng ta đã chuyển qua tay của họ rồi), chắc chắn rằng hoặc một nửa số tiền thuê chúng ta sẽ không được trả, một nửa lượng hàng hoá không thể bán ra, và một nửa nhân công sẽ thất nghiệp, và vì vậy một nửa ngành mậu dịch bị thất thoát; hoặc là mọi người trong trường hơp này chỉ nhận đựơc phân nửa số tiền so với lúc trước cho việc bán hàng hay lao động, và đồng thời bên những nước láng giềng cũng nhận được một nữa tương tự với cùng lượng hàng hoá và lao động bỏ ra." (John Locke, Xem Xét Một Số Hậu Quả Của Việc Hạ Mức Tiền Lãi Và Gia Tăng Giá Trị Đồng Tiền của John Locke, 1691.) Khi đưa ra lập luận này, ông đã trở thành một trong những nhà kiến lập "thuyết định lượng tiền tệ" (Quantity theory of money). Tuy vậy Locke cũng không đồng tình với quan điểm của Mun khi ông cho rằng lượng tiền quá nhiều sẽ có thể làm giảm khả năng xuất khẩu và làm giàu của nước đó. John Law (1671-1729) cũng là một người theo thuyết trọng thương, ông cũng đã nhận ra mối quan hệ nhân quả giữa mức
  5. cung tiền và mức gia tăng giá cả nhưng ông chỉ quan tâm đến những mặt thuận lợi của nó. Trong thời đó ông được biết đến qua những ý định đầu cơ tích trữ của ông như "Kế Hoạch Mississippi" ( tham khảo mục mô tả trong tác phẩm cổ điển Những ảo Tưởng Khác Lạ Thường Gặp Và Sự Mù Quáng Của Quần Chúng của Charles Mackay). Ttuy nhiên, chính Law cũng đã cống hiến cho sự phát triển thuyết tiền tệ. Trong quyển Cân Nhắc Giữa Tiền Và Thương Mại(1705) (Money and Trade Considered), Law nhấn mạnh đến việc làm thế nào mà với lượng tiền gia tăng dành cho đầu tư có thể thúc ép người ta làm việc, sản xuất nhiều hàng hơn, cũng như tạo ra nhiều thặng dư hơn từ những mặt hàng xuất khẩu. Do đó ảnh hưởng chính của mức cung tiền sẽ lệ thuộc vào những yếu tố sản xuất. Nếu lượng tiền gia tăng đủ để kích thích sản xuất và sản lượng đạt được nhiều hơn thì nó sẽ bù vào phần do mức giá tăng lên. Điều này đúng khi Law không quan tâm đến khuynh hướng tiền tín dụng đang dần thay thế tiền vàng trong thời của ông. Lưu ý: cách nhìn nhận của ông về hiện trạng này là tiền tín dụng đang dần trở thành một loại tiền chiếm ưu thế
  6. một cách nhanh chóng, chính dẫn dắt ông đưa ra những gì mà chúng ta gọi là "học thuyết tiền thật" (Real Bills Doctrine) - lượng tiền/tín dụng đang luân chuyển được quyết định bởi nhu cầu mậu dịch. Mặc khác, trong khi quan điểm thông thường cho rằng mức cung tiền do ảnh hưởng của yếu tố ngoại sinh là mức cung vàng quyết, thì Law lại cho rằng mức cung tiền do yếu tố nội sinh là nhu cầu của các cá nhân có liên quan trong mậu dịch quyết định. Quan niệm của Law về tầm quan trọng của việc sử dụng cụ thể loại tiền nào đã được phản ánh và phân loại trong những bài viết của Richard Cantillon (1680?-1734) - ông là người Ái Nhĩ Lan, nhưng sống và làm ăn tại Pháp và sau cùng chuyển đến Anh. Vào những năm 1720 khi viết quyển Luận Về Bản Chất Chung Của Thương Mại (Essay on the Nature of Commerce in General), Cantillon có một tầm nhìn quan trọng xa hơn Locke khi ông đưa ra nghiên cứu của mình về những phương pháp cụ thể mà thông qua đó việc tăng mức cung tiền có thể tác động đến mức giá, đến đầu tư, và đến cả mậu dịch. Cũng giống như Law, để làm được
  7. như thế ông cũng dùng cách phân tích tiền tệ thuần tuý để phân tích lượng tiền luân chuyển trong các nghiệp vụ kinh tế thực tiễn. "Ngài Locke đã đưa ra lập luận này như một châm ngôn khi ông cho rằng sản lượng và hàng hoá tỷ lệ thuận với lượng tiền mà chính lượng tiền này đóng vai trò như một người điều phối giá cả thị trường. Trong những chương trước tôi đã cố gắng lý giải ý kiến này của ông ta: ông thấy được sự dư thừa tiền bạc làm cho mọi thứ trở nên đắt đỏ, nhưng ông lại không xem xét đến làm cách nào mà xãy ra tình trạng như thế. Vấn đề khó khăn chủ yếu của câu hỏi này nằm ở chổ làm sao để biết được lượng tiền gia tăng làm nâng cao mức giá theo chiều hướng nào và theo một tỷ lệ ra sao." Trong quá trình chứng minh phương pháp đó, ông cũng đã cho thấy làm thế nào mà số tiền cần cho việc lưu thông hàng hoá với một mức giá định sẵn được quyết định bởi tốc độ luân chuyển của số tiền đó (hiện nay nó được gọi là "vận tốc" của tiền). Ông chứng minh rằng gia tốc vòng luân chuyển cũng có nghĩa là càng
  8. cần ít tiền để lưu chuyển thì giá trị của hàng hoá càng được ổn định. Nói cách khác, càng cần nhiều tiền thì vòng luân chuyển tiền càng nhanh chóng bị thay thế. Với những cách hiểu như thế, Cantillon đã có thể đưa ra những bài bình luận về "cơ chế về những hình thái luân chuyển" rõ ràng dễ hiểu nhất trong thời của ông. Ông chứng minh được cuối cùng thì dòng tiền thuần thu vào sẽ làm tăng mức giá, làm suy yếu xuất khẩu, kích thích nhập khẩu và phát sinh ra dòng tiền thuần chi ra. Phân tích này đã đưa ra những hạn chế nhất định về yêu cầu của những người theo thuyết trọng thương - mà điều này có thể xãy ra - là đạt được dòng thu thuần liên tục. Một quốc gia càng duy trì sự lưu thông của lượng tiền lớn hơn càng lâu thì quốc gia đó càng có nhiều lợi thế hơn các quốc gia khác; nhưng sự duy trì này khó thực hiện được và không thể thực hiện đối với một khoảng thời gian quá dài. (Lưu ý: trong một thời gian dài, tác phẩm của Cantillon ít được biết đến ở Anh với kết quả là phân tích cơ chế về những hình thái
  9. luân chuyển đã luôn gắn liền với tác phẩm của David Hume (1711-1776) - nhà triết học và là bạn của Adam Smith (xem phần sau) - cả hai đều chỉ trích mạnh mẽ đến những người theo thuyết trọng thương. Tham khảo bài luận của ông ta "Cán Cân Mậu Dịch" (Of the Balance of Trade) trích trong quyển Những bài luận về: đạo đức, chính trị và văn chương của ông ta được xuất bản năm 1758.) Việc phân tích chính xác về mức cung tiền có thể làm gia tăng xuất khẩu, tăng giá… chắc chắn đã làm cho những người theo thuyết trọng thương nghĩ đến mối quan hệ giữa mức cung tiền và lãi xuất. Bất kỳ số phát sinh nào trên lượng tiền đã bỏ ra thì ít nhất là phân nửa chúng đều phải thông qua những nhà tài chính trung gian, họ tác động đến số tiền đó thông qua việc tính lãi suất vay và cho vay chúng. Nhìn chung vào thời đó những người theo thuyết trọng tiền đều có chung một quan điểm là lãi suất thay đổi tỷ lệ nghịch với mức cung tiền; nếu càng có nhiều tiền thì dễ tìm mượn hơn và trả lãi rẽ hơn. Tuy nhiên, một số người lại dựa vào
  10. việc kiểm chứng nguồn gốc khác nhau và vòng quay của số tiền mà những phân tích mang sắc thái khác nhau. Ví dụ như Cantillon, trong phần II chương 10 quyển Bài Luận (the Essay) của ông đã nêu ra rõ rằng thậm chí trong trường hợp mức cung tiền gia tăng do thặng dư xuất khẩu trong bất kỳ trường hợp nào có thể làm cho khuynh hướng ban đầu là giảm lãi suất bị suy yếu đi. Ông giải thích vấn đề tiền lãi cũng giống như mức giá của tất cả các loại hàng hoá và xem như nó được quyết định bởi mọi thứ mà có tác động đến mức cầu cũng như mức cung. Những Người Theo Thuyết Trọng Nông (Physiocrats) Những người theo thuyết này đã thiết lập nên một "trường phái" tư duy kinh tế mà phần lớn bắt nguồn từ tác phẩm của Francois Quesnay (1694-1774) - là một bác sĩ riêng cho Madame de Pompadour dưới triều vua Louis XV. Chính những người theo thuyết này được gọi là những "nhà kinh tế học" đầu tiên.
  11. Quesnay và những người cùng theo học thuyết này đã chỉ trích những người theo Thuyết Trọng Thương và những mối quan tâm của họ về tiền như một thứ tinh tuý và phương tiện để làm giàu. Đặc biệt hơn họ còn chỉ trích đến Jean Baptiste Colbert, 1619- 1683 - bộ trưởng bộ tài chính thời Louis XIV - chính những chính sách của ông đã ủng hộ cho sự chi tiêu phung phí và các cuộc chiến tranh của nhà vua, ông cũng đã thu được lợi từ những ngành và mậu dịch ở Pháp mà chính chúng lại dựa vào ngành nông nghiệp. Trong khi đưa ra một phần tác phẩm của Cantillon (được viết tại Pháp và được biết đến ở đây nhiều hơn bên Anh), họ xem xét lại "phần ngụy trang dưới dạng đồng tiền" để biết chắc chắn hơn về nền tảng tài sản vững chải và cả sự phát triển của nó. Những gì họ nhận thấy được là "đất" - một yếu tố hiệu quả duy nhất của sản xuất. Trong quyển Bài Luận của Cantillon, ông có đưa ra một số ý kiến nghiên về thuyết trọng nông được đề cập trong phần I chương 12, trong đó ông cho rằng cả xã hội này đang tồn tại là nhờ vào yếu tố nông nghiệp, và trong phần II chương 3 về vòng luân chuyển tiền tệ, ông đã đưa ra những hình
  12. thức chi tiêu của nông dân, địa chủ và những người thợ thủ công - đúng với những tầng lớp mà Quesnay sẽ đề cập đến trong quyển Tableau Economique của mình (để tham khảo những đoạn này, hãy xem lại phần liên kết phía trên.) Trọng tâm của những tư tưởng Trọng Nông là quyển Tableau Economique nổi tiếng của Quesnay, quyển này đã mô tả những vòng luân chuyển mà thông qua đó một nền kinh tế đơn giản có thể tự nó tái sản xuất nhờ vào sự màu mỡ của đất đai do nông dân canh tác. Trong đó, Quesnay cho rằng chỉ có nông dân canh tác mới có hiệu quả và những người khác như thợ thủ công - người chỉ biết thao tác với các vật liệu do nông dân cung cấp (hay những người thợ mỏ), hay những người địa chủ - người chỉ biết lấy tiền thuê, những người này không thể canh tác đất nông nghiệp đạt hiệu quả được. Quesnay cũng đã đưa ra nhiều phiên bản của quyển Tableau nhưng "sự phân tích" của ông đã cung cấp cho ta những lời bình luận chi tiết nhất của ông. Lưu ý: quyển "tableau" này phần lớn bị những nhà kinh tế người Anh bỏ quên
  13. cho tới khi Karl Max (xem phần sau) viết lại và áp dụng nó vào việc phân tích nền tư bản đã phát triển hoàn chỉnh. Sau cùng thì cả hai tác phẩm của Quesnay và Max đã cung cấp cho ta những vấn đề cơ bản về sự phát triển phân tích "đầu vào - đầu ra" (input-output analysis) và những kiểu mẫu đa lĩnh vực của những nhà hoạch định đường lối phát triển kinh tế trong thời kỳ trước Chiến Tranh Thế Giới lần II. Với quan điểm của mình khi cho rằng tiền thuê đất là không cần thiết, thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi những người theo Thuyết Trọng Nông kêu gọi chính phủ phải đánh thuế những tay địa chủ và hoàn trả lại cho những người nông dân giỏi mà phải trả tiền thuê đất. Lối phân tích và chính sách này rõ ràng đã tạo điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp nhưng lai chống lại quan điểm của Colbert về vấn đề này. Về phía mậu dịch quốc tế - ngành tập trung vào các lối suy nghĩ và chính sách của những người theo thuyết trọng thương - cũng như Cantillon, những người theo Thuyết Trọng Nông nhận thấy
  14. những quy trình tự động (cơ chế về những hình thái luân chuyển) diễn ra điều khiến cho mậu dịch hỗ trợ dễ dàng cho sự phát triển nền kinh tế năng động, (nghĩa là buôn bán lúa gạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng nông nghiệp), cũng như tiền tạo điều kiện cho mậu dịch vậy. Họ cho rằng chính phủ chỉ cần đứng ngoài ngành mậu dịch và để nó tự hoạt động - nghĩa là để cho tư nhân tự do kinh doanh. Do đó chính họ đã trở thành người phát ngôn cho quan điểm "mậu dịch tự do" của Adam Smith và những thành viên khác của "trường phái cổ điển" đáng thán phục. (TQ hiệu đính: Physiocrats: được dịch ra tiếng việt là Thuyết Trọng Nông, để đối lại Thuyết Trọng Thương, nhưng thật sự chữ physiocrats không phải nghĩa như vậy. Francois Quesnay là một bác sĩ. Physician nghĩa là bác sĩ; physiology là cơ thể học. Crats là một nhóm người. Physiocrats là một nhóm người bác sĩ (hay có học thời đó) đứng ra bênh vực các người nông dân bị các thương gia bốc lột. Còn các thương gia đã có nhóm người khác, phần lớn là nhân viên của chính phủ, biện hộ cho việc làm đầu tư
  15. buôn bán của họ rồi. Họ bênh vực trên vấn đề tri thức và tự do ngôn luận. Và điểm này dẫn đến 1 vấn đề khác, là tự do ngôn luận đã hiện hữu ở Châu Âu trước khi Mỹ thành lập hiến pháp. Lưu ý, "Cách Mạng" (Revolution) không nhất thiết đồng nghĩa với bạo lực như anh em chém giết lẫn nhau; Cách Mạng có thể xảy ra trong thanh bình như anh em đấu lý với nhau trên báo chí, truyền hình, hay diễn đàn.)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2