intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tầm quan trọng của chuyển đối số đối với giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

6
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của ngành giáo dục là cố gắng phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo. Từ đó, góp phần đắc lực thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, tạo ra nguồn nhân lực cao, có khả năng hội nhập quốc tế và đáp ứng tốt với những yêu cầu của thời đại mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tầm quan trọng của chuyển đối số đối với giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay

  1. International Conference on Smart Schools 2022 TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHUYỂN ĐỐI SỐ ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY IMPORTANCE OF DIGITAL TRANSFORMATION FOR EDUCATION TRAINING IN CURRENT PERIOD CN. Nguyễn Thị Kim Anh Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. HCM Email: nguyenthikimanh@lttc.edu.vn Từ khóa: TÓM TẮT: Chuyển đổi số ngành Những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT vào giáo dục đang được quan giáo dục; phương pháp dạy và tâm và đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy học tập từ truyền thống sang học; kỷ nguyên số; giải pháp phương pháp giảng dạy tích cực, giúp người dạy và người học phát huy được công nghệ. khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Từ mô hình lớp học tập trung sang các mô hình dạy học trực tuyến, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông đễ hỗ trợ. Qua đó, người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, chuyển đổi số chính là xu hướng của xã hội và đặc biệt là trong giáo dục, tạo nên vai trò vô cùng lớn, là bước ngoặt phát triển cho giáo dục. Vậy chuyển đổi số trong giáo dục là gì và tầm quan trọng như thế nào? Tác giả đã đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục. 1. Mở đầu 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Chuyển đổi số Chuyển đổi số (Digital transformation) có thể hiểu là chuyển các hoạt động của chúng ta từ thế giới thực sang thế giới ảo ở trên môi trường mạng, tiếp cận thông tin đến người dùng nhiều hơn, bên cạnh đó tiết kiệm khoảng cách, không gian, và thời gian. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 (CMCN 4.0) hiện nay. Việc chuyển đổi số không chỉ tác động tới những tổ chức hay doanh nghiệp mà còn có thể tác động tới những đối tượng khác xoay quanh như khách hàng, đối tác hay nguồn nhân lực, kênh phân phối… cùng với việc tác động khá toàn diện này vào đời sống hiện nay, khái niệm chuyển đổi số vẫn thường hay bị nhầm lẫn bởi những khái niệm khác như số hóa và ứng dụng số hóa (Digitalization). 1.1.2. Chuyển đổi số ngành giáo dục Chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm và kĩ năng của người học và người dạy, cũng như tạo môi trường để trau dồi thuận tiện nhất. Ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình giáo dục thông minh, từ đó giúp việc học trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát triển được khả năng tự học mà không bị giới hạn về thời gian và không gian. Mọi thứ sẽ tập trung ứng dụng các công nghệ trọng yếu như sau: • Ứng dụng công nghệ vào công tác giảng dạy đi kèm phương pháp mới. • Ứng dụng công nghệ vào hoạt động vận hành và quản lý giáo dục. • Ứng dụng công nghệ vào các công cụ hỗ trợ giảng dạy. Có thể nói, quá trình chuyển đổi số của ngành giáo dục là yếu tố mang tính cấp thiết đối với ngành giáo dục và cả nhiều khía cạnh quan trọng khác của xã hội. 628
  2. International Conference on Smart Schools 2022 1.1.3. Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo thời covid-19: Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã tích cực áp dụng CNTT vào trong hoạt động giảng dạy, cụ thể là đã phát triển mô hình giảng dạy học trực tuyến, người học chủ động trong việc học tập hiệu quả hơn. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên cũng như thực hiện giãn cách xã hội, các trường học đã áp dụng việc học trực tuyến vào trong giảng dạy. Tuy nhiên, việc áp dụng học online lại gặp rất nhiều khó khăn về công nghệ, kiểm soát, đánh giá năng lực người học… Việc áp dụng công nghệ vào trong phương pháp giảng dạy khiến cho nhiều trường vẫn chưa quen với phương pháp này, hay cơ sở vật chất điều kiện kinh tế của một số trường khiến cho việc học theo phương pháp này không mấy hiệu quả. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ như hiện nay, cùng với việc ngành giáo dục đang đẩy mạnh đầu áp dụng công nghệ nghệ chuyển đổi số trong giảng dạy, thì mọi khó khăn sẽ được giải quyết sớm nhất trong tương lai. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, ứng dụng di động đã tạo điều kiện cho chuyển đổi số trong giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn, tạo cơ hội cho mọi người có thể học và tương tác ở mọi lúc, mọi nơi. Nền tảng cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục dựa vào cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu số chuyên ngành, đường lối, chủ trương chính sách và đội ngũ lãnh đạo, cán bộ viên chức, giảng viên, giáo viên, người học … 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục ở nước ta hiện nay 2.1.1. Các mặt tích cực của việc chuyển đổi số trong giáo dục Chuyển đổi kỹ thuật số trong giáo dục đã được sử dụng khá tích cực trong quá trình dạy và học trên toàn thế giới trong một thời gian rất dài. Không có ngoại lệ, và mặc dù có một số trở ngại và vấn đề, Việt Nam cũng đã và đang đều đặn đưa cách tiếp cận này đến gần hơn với tất cả mọi người. Xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số trong giáo dục không cao lắm, đặc biệt là sau khi đợt bùng phát Covid-19 xâm nhập vào Việt Nam và gây ra những hậu quả thảm khốc. Một số chỉ thị và thông báo về việc hạn chế các cuộc họp trực tiếp đã được ban hành. Các lớp học E-Learning, phần mềm Zoom, Google Meet, Microsoft Teams và các công cụ giảng dạy trực tuyến khác được khuyến khích sử dụng trong các lớp học từ tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông cho đến các trường đại học và cao học. Dạy học trực tuyến cần được mở rộng để tất cả học sinh có thể tham gia vào quá trình học tập. Hơn nữa, các trường học phải đặc biệt quan tâm đến việc lắp đặt thiết bị đáp ứng nhu cầu giáo dục trực tuyến. Để học sinh có thể tham gia học tập và trải nghiệm, hiện nay nhiều trường đang áp dụng phương pháp dạy học online. Các ứng dụng của chuyển đổi kỹ thuật số giáo dục trong giảng dạy bao gồm học thực tế ảo, e-learning, ứng dụng công nghệ trong quản lý, đào tạo lập trình, và giáo dục Stem (Steam). Giáo dục Stem là một phương pháp tiếp cận mới đối với khoa học và các ngành liên quan nhấn mạnh vào giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng tư duy phản biện, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Giáo dục Steam xem xét các vấn đề tương tự nhưng bổ sung thêm tư duy sáng tạo và nghệ thuật ứng dụng vào giảng dạy. Bên cạnh đó còn các lớp học Tiếng Anh công nghệ; học tập thông qua các dự án. 2.1.2. Những khó khăn còn tồn tại của chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay Không ai có thể phủ nhận lợi ích của chuyển đổi số trong giáo dục, đặc biệt là khi công nghệ hiện đại lên ngôi trong thời đại Công nghiệp 4.0 đang ngày càng đến gần. Nhu cầu học hỏi, tiếp cận và kết nối tri thức giữa người này với người khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác ngày càng lớn. Bên cạnh những yếu tố có lợi đã được chứng minh trong quá khứ, chuyển đổi kỹ thuật số trong giáo dục hiện đang gặp phải một số trở ngại và vướng mắc, vì cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Việc áp dụng các phương pháp đổi mới có thật sự hiệu quả và triệt để hay không vẫn còn là vấn đề đáng bàn bạc và quan tâm khi nước ta vẫn là một quốc gia đang phát triển về kinh tế và lẫn công nghệ. Chính vì thế, việc chuyển đổi số trong giáo dục ở nước ta hiện vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và thách thức đối cụ thể là: Thiếu hụt và hạn chế nguồn nhân lực có trình độ cao, tay nghề giỏi Muốn chuyển đổi số trong giáo dục đảm bảo thực sự chất lượng thì chắc chắn các cơ sở đào tạo cần phải sở hữu một đội ngũ nhân sự hiểu biết về công nghệ, có kiến thức chuyên sâu trong các ứng dụng phần mềm nói riêng và tổng thể quy trình số hóa nói chung. Tuy nhiên, đây không phải chuyện dễ dàng mà cơ sở đào tạo nào cũng làm được. Các hệ thống giáo dục hiện nay tại nước ta hầu như chưa thể sở hữu một đội ngũ quản trị riêng về tình hình áp dụng công nghệ vào giảng dạy, học tập trực tuyến, đa phần đội ngũ này còn kiêm nhiệm các công việc khác. Nguồn 629
  3. International Conference on Smart Schools 2022 lực chưa đủ mạnh, chưa đủ nhiều, đi kèm với khả năng tài chính còn nhiều hạn chế chính là những lỗ hổng khiến việc chuyển đổi số trong giáo dục một cách chắc chắn, trọn vẹn vẫn gặp nhiều gian nan, khó khăn xuyên suốt quá trình thực hiện. Cơ sở vật chất, hạ tầng mạng, trang thiết bị (như máy tính, camera, máy in, máy quyét), đường truyền, dịch vụ Internet … còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ, nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu cho chuyển đổi số. Chuyển đổi số gặp nhiều khó khăn trong tiếp nhận thông tin ở vùng sâu, vùng xa Việc chuyển đổi số trong giáo dục tại các thành phố lớn còn gặp phải nhiều khó khăn thì ở những khu vực vùng sâu vùng xa, việc này tại các cơ sở giáo dục còn gặp khó khăn gấp nhiều lần. Người dạy lẫn học không thể đảm bảo đầy đủ phương tiện dạy và học từ xa với tình hình kinh tế chẳng hề dư dả, mạng Internet còn hạn chế cùng đường truyền tốc độ chậm, dễ mất kết nối. Hơn nữa, kiến thức thực tiễn về các phương pháp 4.0 hiện đại trong giáo dục cũng không dễ để phổ cập toàn diện với họ. Với bất cập này thì mong muống chuyển đổi số trong giáo dục đến mọi miền Tổ quốc sẽ là một bài toán nan giải đối với các chuyên gia đào tạo, các cấp lãnh đạo. Các tài liệu học tập điện tử chuyên dùng ở chuyển đổi số trong giáo dục tuy đã được đầu tư về số lượng lẫn chất lượng tuy nhiên vẫn chưa thể bao quát trọn vẹn lượng kiến thức khổng lồ ở mọi lĩnh vực, mọi môn học, mọi cấp bậc do phần đa người dạy vẫn quen với việc soạn giáo án theo hình thức truyền thống. Khó khăn này sẽ là rào cản cho lượng kiến thức mới cần được tiếp thu, khiến lộ trình học tập bồi dưỡng nâng cao trở nên thiếu sót, không có đầy đủ tài liệu để tham khảo và nâng cấp bản thân. Từ đó, người dạy trở nên e dè và không muốn thử phương pháp giáo dục này ở thời điểm hiện tại. Bất cập khi chưa có quy định cụ thể về quyền sở hữu trí tuệ Thực trạng hiện tại, kho tài liệu học trực tuyến ở nước ta chưa được nhiều và chưa được đa dạng là vì chưa có một điều luật cụ thể nào trong hệ thống luật pháp quy định về quyền sở hữu trí tuệ và bảo mật an ninh thông tin. Những tài nguyên, kiến thức mà giảng viên dùng để truyền tải cho người học rất dễ bị ăn cắp, sao chép một cách công khai khi đăng tải lên các nền tảng số. Điều này khiến các thầy cô hạn chế đăng tải, chia sẻ lượng chất xám mà mình bỏ ra theo hình thức trực tuyến. Mặt khác, vì chúng ta vẫn đang trong quá trình chuyển đổi số nên hệ thống kiểm tra, đánh giá, kiểm tra chất lượng kiến thức, chất lượng bài giảng một cách tự động vẫn chưa được áp dụng. Hiện nay, nền giáo dục nước ta vẫn chỉ có thể tiến hành song song giáo dục trực tuyến và trực tiếp để đảm bảo vừa truyền tải đủ nội dung đã đề ra cho người học, vừa thuận tiện quy trình tiếp nhận, giảng dạy kiến thức. Không biết bắt đầu từ đâu Khi nói đến chuyển đổi kỹ thuật số, thách thức lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là phải biết bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, việc thực hiện thay đổi kỹ thuật số trong các quy trình có thể rất khó khăn, không cần phải nản lòng. Chính cảm giác khó khăn này đang kìm hãm sự thay đổi rất cần thiết trong ngành giáo dục - và nó là không cần thiết và cản trở tăng trưởng. Quá nhiều dữ liệu Thời đại kỹ thuật số đã cung cấp cho chúng ta vô số dữ liệu và thước đo để hỗ trợ các tổ chức giáo dục. Loại dữ liệu này cung cấp cái nhìn sâu sắc cần thiết về sinh viên tương lai, quy trình nội bộ, giao tiếp và hiệu quả trong toàn tổ chức. Loại thông tin này rất quan trọng và vô giá, tuy nhiên, nhiều tổ chức đã bảo mật dữ liệu này khiến nó gần như không thể đọc được và không thể quản lý được. Bây giờ, khi “thu thập dữ liệu” được đề cập, nhiều người trong ngành giáo dục có thể gặp phải trở ngại do những sai lầm trước đây hoặc nguồn lực bị lãng phí. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng các nhà lãnh đạo giáo dục hiện có thể đưa ra những dự đoán mang tính giáo dục và những quyết định quan trọng bằng cách sử dụng các hệ thống công nghệ tiên tiến có khả năng lưu trữ và tổ chức dữ liệu này theo cách dễ truy cập và dễ đọc. Miễn cưỡng thay đổi Mọi người quen với việc làm mọi thứ theo một cách nhất định và trở nên tự mãn trong những hoạt động này. Về cơ bản, mọi người trở nên bế tắc với những gì họ biết và sợ hãi thực hiện bất kỳ thay đổi nào khi họ cảm thấy mất kiểm soát. Trong lĩnh vực giáo dục, các tổ chức và cơ sở trong khu vực công không tiến lên với khả năng kỹ thuật số của họ nhanh chóng như các tổ chức và cơ quan trong khu vực tư nhân vì các nhà hoạch định chính tự mãn về những gì họ hiện đang làm và miễn cưỡng thực hiện các bước hướng tới sự trưởng thành về kỹ thuật số, Trên thực tế, 70% các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục công tin rằng khả năng kỹ thuật số của họ đang bị tụt hậu khi công nghệ phát triển. Tích hợp các công nghệ mới 630
  4. International Conference on Smart Schools 2022 Tất cả các doanh nghiệp và tổ chức đều được vận hành trên hệ thống công nghệ và phần mềm để đảm bảo hoạt động hàng ngày được hợp lý hóa. Nhiều nhà lãnh đạo giáo dục lo ngại về việc tích hợp phần mềm và hệ thống hiện tại của họ vào các hệ thống và phần mềm mới và cải tiến. Liệu những phần mềm mới này có được tích hợp dễ dàng không? Liệu nhân viên có thể thích ứng với các công cụ mới không? Mối quan tâm xung quanh sự không tương thích đang khiến các nhà lãnh đạo lo lắng về thời gian và chi phí và điều này đang cản trở họ tiến tới chuyển đổi kỹ thuật số. 2.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành giáo dục ở Việt Nam: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giáo dục: Cần thực hiện nâng cao nhận thức, phổ cập tư tưởng cho từng giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý của nhà trường để nắm được tầm quan trọng của chuyển đổi số và cùng nhau xây dựng văn hóa số trong giáo dục. Đồng thời, cần bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người dạy, dùng nhiều hình thức để thu hút nhân tài Đây là cả một quá trình dài mà các cá nhân lẫn tập thể phải cùng nhau chung tay góp sức, việc đẩy mạnh các chương trình đào tạo nhân lực trong ngành công nghệ, đồng thời có chiến dịch, phương pháp thu hút người tài, các giảng viên có trình độ chuyên môn cao, tay nghê giỏi, các giảng viên trẻ mới ra trường đam mê nghiên cứu, tâm huyết với nghề và thực sự am hiểu về chuyển đổi số trong giáo dục, đó chính là chìa khóa quyết định thành công của chuyển đổi số trong giáo dục. Nâng cao tinh thần trách nhiệm thực hiện chuyển đổi số trong ngành giáo dục Phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và quyết tâm thực hiện chuyển đổi số trong ngành giáo dục. Phổ biến đến từng địa phương, từng trường, từng giảng viên. Cùng nhau xây dựng văn hóa số trong giáo dục. Bồi dưỡng, đào tạo giảng viên kiến thức, kỹ năng công nghệ để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Áp dụng các giải pháp công nghệ thực hiện chuyển đổi số trong ngành giáo dục Tăng cường áp dụng công nghệ: nâng cao chất lượng, quản lý dữ liệu, thúc đẩy hình thức dạy – học trực tuyến. Thúc đẩy phát triển học liệu số: thực hiện ở tất cả cấp học, ngành học, môn học gắn với việc thẩm định, kiểm chứng nội dung, chia sẻ học liệu giữa các địa phương, các trường và giữa các người dạy với nhau. Phát triển các khóa học trực tuyến nhằm phục vụ công tác bồi dưỡng giảng viên, hỗ trợ dạy học tại những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Nhanh chóng hoàn thành thi công, sửa chữa, xây dựng các công trình kết nối mạng Internet đến người dân vùng sâu, vùng xa để góp phần tạo điều kiện cho các vùng bắt kịp với tiến trình chuyển đổi số trong toàn bộ hệ thống. Dù biết rằng điều đó là không dễ dàng nhưng nếu muốn chuyển đổi số trong ngành giáo dục một cách đồng bộ và rộng rãi thì Nhà nước cần phải có một kế hoạch hoàn chỉnh để sửa chữa, kết nối đường truyền mạng ở những khu vực vùng sâu, vùng xa. Đây cũng là động lực để họ hiểu hơn về chuyển đổi số. Hoàn thiện kho học liệu, kiến thức giảng dạy Các nguồn học liệu được chia sẻ trên mạng nên được cơ sở giáo dục kiểm tra, đảm bảo chắc chắn về sự đầy đủ của từng môn học, từng chuyên ngành với hàm lượng kiến thức từ dễ đến khó cũng như tính chính xác của từng tài liệu được đăng tải. Điều này giúp người học có đủ tâm thế và đủ kiến thức để tiếp nhận xuyên suốt khóa học. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng đồng bộ, thiết bị công nghệ thông tin thiết thực phục vụ dạy - học, tạo cơ hội học tập bình đẳng giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, ưu tiên hình thức thuê dịch vụ và huy động nguồn lực xã hội hóa cùng tham gia thực hiện. Ban hành các quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và bảo mật thông tin Các điều luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và bảo mật thông tin, an ninh học liệu, đánh giá chất lượng lớp học tự động nên nhanh chóng được bổ sung và ban hành chính thức, tạo tâm lý an toàn, tin tưởng và sẵn sàng sử dụng các nền tảng số để dạy và học, chia sẻ kiến thức giữa giảng viên và học viên trong mọi điều kiện không gian và thời gian. Xây dựng chiến lược Để giảm bớt sự hoang mang và thắc mắc trong quá trình triển khai, điều quan trọng là phải điều tra và hiểu những lợi ích đi kèm với chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực này. Bằng cách hiểu điều này, các cá nhân trong tổ chức có thể truyền đạt những lợi ích này cho những người ra quyết định chính và các bên liên quan trong tổ chức. Nhưng cũng cần lưu ý rằng chiến lược là chìa khóa quan trọng khi trình bày điều này với những người ra quyết định. Đổi mới kỹ thuật số trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần bắt đầu bằng một chiến lược mạnh mẽ và để tạo ra một chiến lược đảm bảo chuyển đổi kỹ thuật số thành công, các cơ sở giáo dục cần xác định các mục tiêu kinh doanh 631
  5. International Conference on Smart Schools 2022 cốt lõi và xác định những công nghệ, phần mềm và phương pháp kỹ thuật số nào có thể được sử dụng để đạt được những mục tiêu này. Tận dụng dữ liệu và dễ dàng tích hợp nó vào các quy trình Với phần mềm tiên tiến như hệ thống Quản lý quan hệ khách hàng, các nhà lãnh đạo giáo dục hiện có thể lưu trữ lượng lớn dữ liệu ở một vị trí duy nhất và tận dụng dữ liệu này để đưa ra các lựa chọn tốt hơn về tiếp thị, truyền thông và dịch vụ. Điều này là do những công cụ này được thiết kế để theo dõi dữ liệu của bạn, người học tương lai và sinh viên hiện tại, đồng thời cung cấp cho bạn thông tin chi tiết có sẵn có thể mang lại lợi ích cho tổ chức của bạn. Tích hợp thông minh và dễ dàng hơn Khi chúng ta chuyển sang thời đại kỹ thuật số, hầu hết các công cụ và công nghệ như phần mềm Quản lý quan hệ khách hàng có thể dễ dàng tích hợp với các hệ thống hiện tại của bạn như điện thoại, máy tính cá nhân, đồng hồ thông minh,… - giúp quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ và tiết kiệm chi phí. Tham khảo ý kiến của các Chuyên gia và Nhân viên có kinh nghiệm Điều quan trọng là các lĩnh vực giáo dục phải đầu tư vào việc đào tạo và tìm kiếm các chuyên gia hoặc nhân viên nâng cao kỹ năng để thu hẹp khoảng cách về kinh nghiệm và thúc đẩy quá trình, nâng cao hiệu suất. Là một tổ chức giáo dục, đội ngũ nhân viên của bạn luôn được nâng cao kỹ năng và việc bỏ qua chuyển đổi kỹ thuật số sẽ là rào cản để đạt được thành công lớn hơn. Bằng cách nâng cao kỹ năng cho các bộ phận nội bộ, bạn có thể triển khai một chương trình nâng cao kỹ năng có động cơ kỹ thuật số sẽ mang lại cho đồng nghiệp, nhân viên và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của bạn cơ hội hiểu công nghệ mới, sử dụng nó cho lợi thế của họ và giúp họ phát triển tổ chức của bạn và phát triển ở các vị trí của họ. 3. Kết luận Mục tiêu của ngành giáo dục là cố gắng phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo. Từ đó, góp phần đắc lực thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, tạo ra nguồn nhân lực cao, có khả năng hội nhập quốc tế và đáp ứng tốt với những yêu cầu của thời đại mới. Nhìn chung, chuyển đổi số trong giáo dục tại Việt Nam là phương thức triển vọng và có tiềm năng phát triển dù vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, gian nan. Tuy nhiên, đây là yếu tố quan trọng và ưu tiên hàng đầu để đảm bảo ngành giáo dục, đào tạo nước nhà có cơ hội vươn mình ra khu vực và thế giới, bắt nhịp kịp thời với xu thế của thời đại. Và trên hành trình hoàn thiện, hiện thực hóa điều này, người dạy, cơ sở giáo dục hiện đại và các cấp quản lý giáo dục phải đoàn kết, cùng nhau chung tay xây dựng thì việc chuyển đổi số trong giáo dục mới có hy vọng về đích như mong đợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. [2] Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. [3] Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, NCKH góp phần nâng cao chất lượng GDĐT giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2925". [4] TS.Tô Hồng Nam (2020). Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: thực trạng và giải pháp. Tạp chí Điện tử Thông tin và Truyền thông. [5] PGS.TS Vũ Hải Quân (2021). Chuyển đổi số trong giáo dục đại học. Đại học Quốc gia TP.HCM. [6] Trần Công Phong, Nguyễn Trí Lân, Chu Thùy Anh, Trương Xuân Cảnh, Nguyễn Thị Hồng Vân, Lương Việt Thái, Đỗ Đức Lân (2019). Chuyển đổi số trong giáo dục. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. [7] Ngô Thị Thanh Huyền, Nguyễn Hồng Hạnh (2021). Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ đại học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [8] Vijayalakshmi Murugesan (2019). Innovations in Teaching Methods. JASC: Journal of Applied Science and Computations, Volume VI, Issue I, 2588 – 2596. 632
  6. International Conference on Smart Schools 2022 [9] Faria, J.A.; Novoa (2020). H. Digital Transformation at the University of Porto. Proceedings of the International Conference on Exploring Services Science, Porto, Portugal. [10] Kaminskyi, O.Y.; Yereshko, J.; Kyrychenko, S.O (2018). Digital transformation of University Education in Ukraine. Trajectories of Development in the conditions of new technological and economic order. Inf. Technol. Learn, 64, 128–137. [11] Các tài liệu khác tham khảo trên Internet. 633
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2