Tăng cường thu hút khách du lịch vào Việt Nam tới năm 2015
lượt xem 253
download
Trong thời đại ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến và là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO). Du lịch không chỉ đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa và tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tăng cường thu hút khách du lịch vào Việt Nam tới năm 2015
- -1- Tăng cường thu hút khách du lịch vào Việt Nam tới năm 2015 Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
- -2- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 8 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 9 2.1 Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 9 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................. 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 10 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 10 5. Kết cấu của bài viết .................................................................................... 11 NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI …12 CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 13 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ........... 13 1.1 Du lịch quốc tế ......................................................................................... 13 1.1.1 Du lịch ................................................................................................ 13 1.1.1.1 Khái niệm du lịch .......................................................................... 13 1.1.1.2 Đặc điểm của du lịch .................................................................... 15 1.1.1.3 Phân loại du lịch .......................................................................... 18 1.1.2 Du lịch quốc tế ................................................................................... 22 1.1.2.1. Khái niệm du lịch quốc tế.......................................................... 22 1.1.2.2. Đặc điểm của du lịch quốc tế .................................................... 22 1.1.2.3. Các loại hình du lịch quốc tế .................................................... 22 1.2 Những vấn đề chung về khách du lịch quốc tế ....................................... 23 Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
- -3- 1.2.1 Tổng quan về khách du lịch ............................................................... 23 1.2.1.1. Khái niệm về khách du lịch ....................................................... 23 1.2.1.2. Đặc điểm của khách du lịch ...................................................... 25 1.2.1.3. Phân loại khách du lịch ............................................................ 26 1.2.2 Khách du lịch quốc tế......................................................................... 27 1.2.2.1. Khái niệm khách du lịch quốc tế ............................................... 27 1.2.2.2. Phân loại khách du lịch quốc tế ................................................ 28 1.3 Thu hút khách du lịch quốc tế ................................................................ 28 1.3.1 Khái niệm và bản chất của thu hút khách du lịch quốc tế................. 28 1.3.2 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế ................................... 29 1.3.2.1 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với nền kinh tế .. 29 1.3.2.2 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với xã hội ......... 30 1.3.2.3 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với các doanh nghiệp du lịch ............................................................................................ 32 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế của một quốc gia ................................................................................................. 34 1.3.4 Các công việc để thu hút khách du lịch quốc tế ................................. 40 1.3.4.1 Xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch của quốc gia đến với khách du lịch quốc tế ................................................................................................ 40 1.3.4.2 Xây dựng và thực hiện các chiến lược khai thác, bảo tồn, giữ gìn và tôn tạo tài nguyên du lịch .......................................................................... 41 1.3.4.3 Đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.......... 41 1.3.4.4 Cải thiện môi trường du lịch quốc gia ............................................ 42 1.3.4.5 Phối kết hợp hoạt động của ngành du lịch với các ngành liên quan Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
- -4- phục vụ cho hoạt động du lịch ................................................................... 42 1.3.4.6 Phát triển nguồn nhân lực du lịch .................................................. 42 1.3.4.7 Tuyên truyền và nâng cao ý thức cộng đồng về du lịch .................. 43 1.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế ........ 43 1.4 Sự cần thiết phải tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu ............................................................ 47 CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 50 THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2008 ...................................................................... 50 2.1 Sơ lược về du lịch quốc tế trong thời kỳ 2001 - 2008 .............................. 50 2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008 .............................................................. 52 2.2.1 Tài nguyên du lịch .......................................................................... 52 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn khách du lịch quốc tế ........ 59 2.2.2.1 Tình hình an ninh chính trị ........................................................... 59 2.2.2.2 Các tệ nạn xã hội.......................................................................... 60 2.2.2.3 Thiên tai, dịch bệnh ...................................................................... 60 2.2.2.4 Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm ........................................ 61 2.2.2.5 Tình hình an toàn giao thông ....................................................... 63 2.2.3 Các điều kiện phục vụ khách du lịch ............................................. 63 2.2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ..................................................... 64 2.2.3.2 Đội ngũ nhân viên phục vụ khách du lịch ..................................... 67 2.2.4 Các sự kiện kinh tế, chính trị, thể thao, văn hóa ........................... 69 2.2.5 Những biến động kinh tế, an ninh chính trị thế giới ..................... 69 Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
- -5- 2.3 Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2008 ..................................................................................................... 71 2.3.1 Phân tích tình hình thực hiệc các công việc thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008 ............................................... 71 2.3.1.1 Xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam đến với khách du lịch quốc tế………………………………………………………………………………71 2.3.1.2 Xây dựng và thực hiện các chiến lược khai thác, bảo tồn, giữ gìn và tôn tạo tài nguyên du lịch của Việt Nam .................................................... 74 2.3.1.3 Đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ........ 78 2.3.1.4 Cải thiện môi trường du lịch Việt Nam ......................................... 80 2.3.1.5 Phối kết hợp hoạt động của ngành du lịch với các ngành liên quan phục vụ cho hoạt động du lịch ................................................................... 81 2.3.1.6 Phát triển nguồn nhân lực du lịch ................................................ 82 2.3.2 Kết quả của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của Vệt Nam ………………………………………………………………………84 2.3.3 Phân tích hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam qua các chỉ tiêu đo lường ............................................................................. 91 2.3.4 Đánh giá việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ........... 95 CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 101 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM TỚI NĂM 2015.. 101 3.1 Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế và những thời cơ, thách thức đối với thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam .. 101 3.1.1 Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng tới thu hút khách du lịch quốc tế ... 102 3.1.1.1 Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến du lịch quốc tế Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
- -6- 102 3.1.1.2 Cam kết của Việt Nam với WTO về mở của thị trường du lịch: .. 107 3.1.2 Những thời cơ và thách thức đối với thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam: ............................................................................................ 110 3.1.2.1 Những thách thức đối với thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam…………………………………………………………………..………….110 3.1.2.2 Những thời cơ đối với thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam …………………………………………………………………..110 3.1.3 Xu hướng du lịch quốc tế trong thời gian tới ............................... 112 3.2 Những định hướng thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam đến năm 2015 …………………………………………………………………….114 3.3 Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ....................................................................................................... 117 3.3.1 Các giải pháp trong ngắn hạn nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam .......................................................................... 117 3.3.1.1 Giải pháp liên quan đến Marketing, quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới........................................................................................ 118 3.3.1.2 Giải pháp giảm giá và tổ chức các hoạt động thu hút khách ...... 120 3.3.1.3 Đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm du lịch ........................ 122 3.3.1.4 Giải pháp liên quan đến văn hóa du lịch .................................... 125 3.3.2 Các giải pháp trong dài hạn nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam .......................................................................... 127 3.3.2.1 Giải pháp liên quan đến nâng cao chất lượng tiếp đón khách du lịch quốc tế đến........................................................................................ 128 3.3.2.2 Giải pháp trợ giúp khách trong quá trình du lịch ....................... 130 Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
- -7- 3.4 Một số kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan để tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ................................... 133 3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ .............................................................. 133 3.4.2 Kiến nghị với các bộ ngành liên quan .......................................... 133 KẾT LUẬN ................................................................................................... 137 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 138 Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
- -8- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến và là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO). Du lịch không chỉ đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa và tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt. Nhờ những đóng góp to lớn về mặt kinh tế xã hội du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới như UAE, Ai Cập, Hy Lạp, Thái Lan… và ở Việt Nam trước những tác động to lớn đó của du lịch thì Đại hội Đảng lần IX đã nêu rõ: “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Quán triệt tinh thần đó thì ngành du lịch ở Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong một vài năm trở lại đây. Và kể từ khi cuộc khủng bố 11-9 xảy ra thì Việt Nam một điểm đến an toàn đã thực sự thu hút được ngày càng nhiều lượng khách du lịch quốc tế đến để tìm hiểu về đất nước, con người và văn hóa. Thế nhưng, năm 2008 khi mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra thì du lịch sớm chịu ảnh hưởng và bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng này do tính rất nhạy cảm với các biến cố của bản thân ngành du lịch. Do đó, lượng khách quốc tế đến Việt Nam cuối năm 2008, đầu năm 2009 đã giảm đáng kể, doanh thu giảm và hàng loạt các doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn. Trước tình hình đó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải làm sao để có thể thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới để tiếp tục phát triển ngành du lịch - ngành công nghiệp vàng của các quốc gia nói chung và Việt Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
- -9- Nam nói riêng. Chính vì vậy, chúng em đã chọn đề tài: “Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015” để làm công trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2009. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Đứng trước tình tình ngày càng sụt giảm của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chúng em thực hiện bài nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra những nguyên nhân đang hạn chế việc khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan rộng và Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào WTO. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Bài nghiên cứu có 3 nhiệm vụ chính như sau: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về du lịch quốc tế và thu hút khách du lịch quốc tế trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu, đồng thời luận giải sự cần thiết phải tăng cường thu hút khách du lịch đối với một quôc gia. Trình bày tổng quan về thị trường du lịch quốc tế trong giai đoạn 2001 – 2008, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế của Việt nam và thực trạng thu hút khách du lịch của nước ta trong khoảng thời gian 2001 – 2008, đánh giá các ưu điểm cũng như tồn tại mà ngành du lịch nước ta gặp phải giai đoạn 2001 – 2008 (giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào WTO và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu diến ra vào năm 2008). Nêu định hướng cho sự phát triển của ngành du lịch của nước ta trong những năm tới và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
- -10- lịch quốc tế vào Việt Nam trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan rộng và hội nhập ngày càng sâu vào WTO. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế. Tuy thu hút khách du lịch có thể được nghiên cứu trên giác độ vĩ mô (quốc gia) và vi mô (các công ty trong ngành du lịch) nhưng bài viết này chủ yếu đề cập đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế ở tầm vĩ mô (đứng trên giác độ của một quốc gia) để trình bày và luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn. Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm có thời gian và không gian nghiên cứu. - Về mặt thời gian nghiên cứu: các số liệu phân tích được lấy từ năm 2001 – 2008 và đề xuất các định hướng, giải pháp đến năm 2015. - Về mặt không gian: không gian nghiên cứu được trải rộng, đề tài không chỉ nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. 4 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu được viết dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng áp dụng các phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp logic và phương pháp phân tích kinh tế…để trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn. Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng để diễn lại quá trình phát triển thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2001 cho đến hết năm 2008. Phương pháp logic được sử dụng hệ thống hóa các vấn đề làm khung lý luận và vận dụng vào phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008. Từ đó rút ra các ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại trong việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
- -11- Phương pháp phân tích kinh tế được sử dụng phân tích sự biến động của các nhân tố môi trường làm ảnh hưởng đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO nhằm đề xuất các định hướng và các giải pháp tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015. 5 Kết cấu của bài viết Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính của bài nghiên cứu thì gồm 3 chương sau: Chương 1: Lý luận chung về thu hút khách du lịch quốc tế trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu Chương 2: Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2008 Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015 Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
- -12- NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỂ TÀI Trong quá trình nghiên cứu đề tài mặc dù đã rất cố gắng tìm tòi và nghiên cứu nhưng chúng em đã gặp phải một số khó khăn sau: Thứ nhất, do đây là lần đầu tiên thực hiện nghiên cứu khoa học nên các thành viên trong nhóm đã có không ít những bỡ ngỡ từ những việc như cách nghiên cứu, bố cục bài nghiên cứu cũng như cách trình bày bài nghiên cứu sao cho chặt chẽ. Thứ hai, do thời gian nghiên cứu có hạn, lại còn đang bận rộn bởi việc học chuyên ngành nên bài nghiên cứu có thể còn nhiều thiếu sót mà chúng em chưa kịp chỉnh sửa. Thứ ba, do không gian nghiên cứu là toàn bộ quốc gia nên chúng em đã gặp phải khó khăn trong việc đi điều tra thực tế, do vậy bài viết chỉ đơn thuần dựa vào những thông tin thứ cấp mà các thành viên thu thập được. Cuối cùng nhóm em cũng gặp phải nhiều khó khăn trong việc thu thập các số liệu phục vụ cho việc phân tích trong bài viết. Mộ số số liệu cần cho bài việt nhưng chúng em không thu thấp được. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này, chúng em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Hường – người đã tận tình chỉ dẫn chúng em để chúng em hoàn thành được bài nghiên cứu của mình. Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
- -13- CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ Mục tiêu của chương 1 là xây dựng khung lý thuyết cho việc phân tích và đánh giá hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Để thực hiện mục tiêu trên, chương này sẽ xem xét từ những khía cạnh tổng quan về du lịch, du lịch quốc tế, khách du lịch quốc tế và thu hút khách du lịch quốc tế. Với cách tiếp cận từ rộng đến hẹp, toàn bộ nội dung chính của chương 1 được trình bày thành bốn vấn đề sau đây: (1) Du lịch quốc tế; (2) Những vấn đề chung về khách du lịch quốc tế; (3) Lý luận về thu hút khách du lịch quốc tế; (4) Sự cần thiết phải tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu. 1.1 Du lịch quốc tế 1.1.1 Du lịch 1.1.1.1 Khái niệm du lịch Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council – WTTC) đã công bố du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với nhiều quốc gia, du lịch là một trong ba ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch ngày nay đã trở thành một đề tài hấp dẫn, một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
- -14- Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người và phát triển với tốc độ rất nhanh. Song cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm “du lịch” thống nhất do tồn tại các cách tiếp cận khác nhau và dưới các góc độ khác nhau mà các tác giả có các định nghĩa khác nhau về du lịch; do sự khác nhau về ngôn ngữ và cách hiểu khác nhau về du lịch ở các nước khác nhau và do tính chất đặc thù của hoạt động du lịch. Sau đây, chúng ta xem xét một số khái niệm tiêu biểu về du lịch: Khái niệm cơ bản về du lịch được Liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức - IUOTO (International Union of Official Travel Oragnizations- sau này trở thành WTO) đưa ra như sau: “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...”. Như vậy, theo định nghĩa này, hoạt động được xem là du lịch dựa trên các tiêu thức: - Du lịch là đi đến nơi khác với “địa điểm cư trú thường xuyên” có nghĩa là loại trừ các chuyến đi trong phạm vi nơi ở thường xuyên và các chuyến đi có tổ chức thường xuyên hàng ngày (các chuyến đi thường xuyên định kỳ có tổ chức phường hội giữa nơi ở và nơi làm việc và các chuyến đi phường hội khác có tổ chức thưỡng xuyên hàng ngày). - Mục đích của chuyến đi: “Không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…” - có nghĩa là loại trừ việc hành nghề lâu dài hoặc tạm thời. Michael Coltman (Mỹ) đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”. Có thể thể hiện mối quan hệ đó bằng sơ đồ sau: Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
- -15- Nhà cung ứng Du khách dịch vụ du lịch Chính quyền địa Dân cư sở tại phương nơi đón khách du lịch Hình 1.1: Sơ đồ thể hiện sự kết hợp và tương tác giữa bốn nhóm nhân tố trong dịch vụ du lịch. Từ góc độ thay đổi về không gian của du khách, có thể đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc. Nhìn từ một góc độ khác, góc độ kinh tế, người ta lại định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Trong Luật du lịch Việt Nam 2005, thuật ngữ “Du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” 1 Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nội dung của du lịch không ngừng được mở rộng và ngày càng phong phú. 1.1.1.2 Đặc điểm của du lịch Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội. Do vậy du lịch vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa mang đặc điểm của ngành văn hóa xã hội. Các đặc 1 Khoản 1, Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam 2005 Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
- -16- điểm chủ yếu của du lịch là: Tính vô hình Du lịch là một ngành dịch vụ, vì vậy du lịch mang đặc điểm của dịch vụ nói chung đó là tính vô hình. Tính vô hình của dịch vụ du lịch thể hiện ở việc đánh giá chất lượng du lịch rất khó khăn vì chất lượng du lịch thường được đánh giá mang tính chủ quan, phụ thuộc phần lớn vào khách du lịch. Chất lượng dịch vụ được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch. Tính cao cấp của nhu cầu du lịch Du lịch là nhu cầu thứ cấp song nó là một nhu cầu thứ cấp đặc biệt: chỉ sau khi thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu người ta mới nghĩ đến du lịch. Nhưng không phải ai cũng có thể đi du lịch bởi ngoài điều kiện phải có thời gian rỗi, du lịch đòi hỏi phải có khả năng thanh toán cao cho các dịch vụ được cung cấp. Theo quy luật cung cầu thông thường, khi giá sản phẩm tăng thì lượng cầu đối với sản phẩm đó thường giảm, nhưng trong du lịch giá cả đi cùng với chất lượng. Giá cao nhưng chất lượng tốt lại thu hút được nhiều khách hơn, tức lượng cầu du lịch tăng. Tính tổng hợp Tính tổng hợp của du lịch thể hiện ở hai phương diện sau: Tính tổng hợp và đồng bộ trong nhu cầu du lịch: Nhu cầu du lịch là tổng hợp của nhiều nhu cầu: nhu cầu đi lại, ăn nghỉ, vui chơi, giải trí và các nhu cầu bổ sung khác. Các nhu cầu trên xuất phát đồng bộ trong một khoảng thời gian nhất định (thời gian đi du lịch). Tính tổng hợp trong hoạt động kinh doanh du lịch: Một sản phẩm du lịch tổng hợp không thể do một đơn vị kinh doanh tạo ra mà do tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng tạo ra. Trong một chuyến đi du lịch, khách du lịch không chỉ sử dụng một sản phẩm du lịch đơn thuần, mà phải sử dụng một sản Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
- -17- phẩm du lịch tổng hợp. Tính không lưu kho cất trữ được của sản phẩm du lịch Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian nên sản phẩm du lịch không thể lưu kho cất trữ như các hàng hóa thông thường khác. Ví dụ như trong một khách sạn, nếu không có khách đến thuê phòng thì khách sạn đó vẫn phải bỏ ra các chi phí để dọn dẹp phòng, người ta không thể “cất trữ” các phòng đó được. Do đó, để tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch là một việc khó khăn. Tính phụ thuộc vào tài nguyên du lịch Du lịch chỉ có thể phát triển ở những nơi có tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch của một điểm đến là mọi thứ tạo nên sức hấp dẫn, thu hút người dân sống ở ngoài nơi đó đến tham quan, du lịch và được sử dụng vào mục đích kinh doanh du lịch. Thông thường, du lịch phát triển ở những nơi có tài nguyên thiên nhiên đẹp, độc đáo hay các tài nguyên nhân tạo như kiến trúc cổ, đền chùa…Việc phát triển du lịch ở những nơi không có tài nguyên du lịch là vô cùng khó khăn. Tính không thể dịch chuyển của các sản phẩm du lịch Người ta không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến những nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dung sản phẩm du lịch. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch phải có sự tham gia trực tiếp của khách hàng. Đặc điểm này gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm du lịch. Tính thời vụ Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch. Du lịch không diễn ra đều đặn vào tất cả các thời gian trong năm tại cùng một điểm đến mà chỉ tập trung vào những khoảng thời gian nhất định trong năm (như du lịch biển, nghỉ mát…), hoặc trong tuần (du Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
- -18- lịch cuối tuần), trong ngày (đến khách sạn, nhà hàng...). Tính nhạy cảm Du lịch chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và đặc biệt nhạy cảm với các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Các yếu tố của môi trường vĩ mô bao gồm: môi trường kinh tế, tình hình chính trị- xã hội, luật pháp… ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch. Các yếu tố này có thể tác động theo chiều hướng tích cực, làm du lịch phát triển nhanh chóng, thuận lợi, song cũng có thể khiến du lịch không thể tiếp tục phát triển. 1.1.1.3 Phân loại du lịch Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành những loại hình sau: Du lịch quốc tế Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Khách du lịch phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch. Du lịch nội địa Du lịch nội địa là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Du lịch chữa bệnh Ở hình thức này, khách đi du lịch theo nhu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho bản thân họ. Có nhiều hình thức chữa bệnh như : chữa bệnh bằng khí hậu (khí hậu núi, khí hậu biển…), chữa bệnh bằng nước khoáng (tắm nước khoáng, uống nước khoáng), chữa bệnh bằng bùn, chữa bệnh bằng hoa quả, chữa bệnh bằng sữa… Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
- -19- Du lịch để nghỉ ngơi, giải trí Nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức này là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần của mỗi người. Đây là loại hình du lịch có tác dụng giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng, giúp tinh thần con người sảng khoái hơn. Du lịch thể thao Đây là một hình thức khá phổ biến, dành cho những người ham mê hoạt động thể thao. Hình thức này lại phân ra thành du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao bị động. Du lịch thể thao chủ động là hình thức khách đi du lịch để tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao như : leo núi, săn bắn, câu cá, trượt tuyết, đá bóng… Du lịch thể thao bị động là những cuộc hành trình của du khách để xem các cuộc thi thể thao quốc tế, các thế vận hội Olympic… Du lịch văn hóa Mục đích chính của du lịch văn hóa là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về các lĩnh vực như lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, cuộc sống của người dân đất nước khác cùng các phong tục tập quán nơi đó. Có hai hình thức du lịch văn hóa: Du lịch văn hóa với mục đích cụ thể: Khách du lịch có thể đi du lịch với các mục đích đã định sẵn. Du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp: đi du lịch với mục đích thỏa mãn những tò mò, niềm ham thích mở mang kiến thức của mình. Du lịch công vụ Khách du lịch không chỉ đi du lịch với những mục đích như chữa bệnh, giải trí, văn hóa, mà đôi khi còn nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó. Với mục đích này, khách đi du lịch nhằm tham dự các cuộc hội Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
- -20- nghị, hội thảo, các cuộc triển lãm… Du lịch tôn giáo Loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo giáo khác nhau. Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương Loại hình du lịch này nảy sinh do nhu cầu của những người đi xa quê hương đi thăm họ hàng, bạn bè thân quen, đi dự lễ cưới, lễ tang… Du lịch quá cảnh Du lịch quá cảnh là hình thức du lịch nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước nào đó trong thời gian ngắn để đến nước khác. Căn cứ vào đối tượng khách du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành: (1) Du lịch thanh thiếu niên; (2) Du lịch dành cho người cao tuổi; (3) Du lịch phụ nữ, du lịch gia đình. Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành: Du lịch theo đoàn Ở loại hình du lịch này, các thành viên tham dự đi theo đoàn và thường có chuẩn bị sẵn chương trình từ trước, trong đó đã định ra nơi sẽ tới thăm, nơi lưu trú và ăn uống. Du lịch theo đoàn có thể được tổ chức theo hai hình thức sau: Du lịch theo đoàn thông qua tổ chức du lịch và du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch. Du lịch cá nhân Hình thức này cũng có hai loại là du cá nhân thông qua tổ chức du lịch và du lịch cá nhân không thông qua tổ chức du lịch. Du lịch cá nhân thông qua tổ chức du lịch là hình thức cá nhân đi du lịch theo kế hoạch định trước của tổ chức du lịch, tổ chức công đoàn hay tổ chức xã hội khác. Khách du lịch có thể không Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Giải pháp marketing - mix thu hút khách du lịch nội địa của công ty TNHH du lịch An Biên
65 p | 483 | 115
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Giải pháp marketing thu hút khách du lịch nội địa của Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch vận tải Trung Thành
103 p | 363 | 76
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch đến với khách sạn Bạch Đằng - Hạ Long
72 p | 200 | 55
-
luận văn: Đặc điểm nguồn khách và các biện pháp tăng cường thu hút khách của khách sạn Nhà hát Thăng Long
73 p | 195 | 52
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Một số giải pháp nhằm khai thác khách du lịch nội địa tại Trung Tâm Lữ hành Thành Đạt
56 p | 172 | 39
-
Báo cáo tổng hợp: Đề án đẩy mạnh thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015
45 p | 235 | 38
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị du lịch: Đặc điểm hành vi tiêu dùng của khách sạn Nhật Bản tại khách sạn Hà Nội
30 p | 260 | 33
-
Báo cáo tổng hợp: Đề án đẩy mạnh thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015
64 p | 169 | 22
-
Báo cáo tổng hợp: Đề án đẩy mạnh thu hút khách du lịch Nga đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015
66 p | 144 | 18
-
Bài thuyết trình đề án: Tăng cường thu hút khách du lịch thái đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015
43 p | 102 | 17
-
Luận án Tiến sĩ: Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế- Đà Nẵng - Quảng Nam
189 p | 48 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp marketing du lịch địa phương nhằm tăng cường và thu hút khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng đến năm 2020
93 p | 52 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu thị trường khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam
93 p | 60 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới
99 p | 77 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường khai thác thị trường khách du lịch nội địa tại khách sạn Xanh – Huế
145 p | 95 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Giải pháp truyền thông cho du lịch thành phố Đà Nẵng
26 p | 87 | 9
-
Đồ án tốt nghiệp du lịch: Hoạt động xúc tiến du lịch Hải Phòng chào đón 1000 năm Thăng Long
87 p | 59 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn