intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế- Đà Nẵng - Quảng Nam

Chia sẻ: ViJenchae ViJenchae | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:189

49
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch; Phương pháp nghiên cứu; Thực trạng xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam; Giải pháp tăng cường xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế- Đà Nẵng - Quảng Nam

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Huỳnh Thị Hòa, tác giả luận án tiến sĩ: “ Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam”. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu được nêu và trích dẫn trong luận án là chính xác và trung thực. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong các công trình khác./. Hà Nội, tháng 5 năm 2021 Tác giả luận án Huỳnh Thị Hòa
  2. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS,TS Đỗ Thị Loan đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau Đại học, Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Bộ môn Marketing đã quan tâm, tham gia góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng, Sở du lịch Thừa Thiên Huế- Sở du lịch tỉnh Quảng Nam, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện cung cấp tài liệu, thông tin về hoạt động xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam , làm cơ sở quan trọng cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã luôn quan tâm, cổ vũ, động viên, tiếp thêm nghị lực cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận án này./. Hà Nội, tháng 5 năm 2021 Tác giả luận án Huỳnh Thị Hòa
  3. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................................ii MỤC LỤC ..............................................................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................................... viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................................ix LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................................3 3.1. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................................................4 3.2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................4 5. Điểm mới của Luận án.......................................................................................................................5 6. Kết cấu của Luận án ...........................................................................................................................6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài..............................................................................................7 1.1.1. Về xúc tiến du lịch ........................................................................................................................7 1.1.2. Về thu hút khách du lịch quốc tế................................................................................................9 1.1.3. Về vấn đề cụm du lịch ..............................................................................................................11 1.1.4. Về xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách du lịch tại cụm du lịch.........................................13 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ............................................................................................13 1.2.1. Về xúc tiến du lịch ......................................................................................................................13 1.2.2. Về thu hút khách du lịch quốc tế..............................................................................................15 1.2.3. Cụm du lịch .................................................................................................................................15 1.2.4. Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến cụm du lịch..............................16 1.3. Khoảng trống nghiên cứu.............................................................................................................18
  4. iv CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ XÚC TIẾN DU LỊCH THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN CỤM DU LỊCH.................................................21 2.1. Các vấn đề chung về xúc tiến thu hút khách du lịch trong cụm du lịch ...............................21 2.1.1. Các vấn đề chung về cụm du lịch...........................................................................................21 2.1.2. Các vấn đề chung về thu hút khách du lịch quốc tế ............................................................28 2.1.3. Xúc tiến thu hút khách du lịch quốc tế trong cụm du lịch..................................................33 2.2. Tổ chức quá trình xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế cho cụm du lịch ..............36 2.2.1. Xây dựng quy trình xúc tiến ....................................................................................................36 2.2.2. Lập kế hoạch xúc tiến ................................................................................................................39 2.2.3. Tổ chức thực hiện xúc tiến........................................................................................................48 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xúc tiến du lịch tại cụm du lịch ....................................................52 2.3.1. Các yếu tố bên ngoài: ...............................................................................................................52 2.3.2. Các yếu tố thuộc cụm du lịch:.................................................................................................53 2.4. Tiêu chí đánh giá xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch ..........................55 2.4.1. Mức độ hài lòng của khách quốc tế khi đến cụm du lịch...................................................55 2.4.2. Doanh thu từ thu hút khách du lịch quốc tế đến cụm du lịch ............................................55 2.4.3. Thời gian du khách lưu trú tại cụm du lịch ...........................................................................56 2.4.4. Tỷ lệ du khách quay trở lại với cụm du lịch .........................................................................56 2.4.5. Cơ cấu khách hàng mục tiêu ...................................................................................................56 2.5. Kinh nghiệm xúc tiến du lịch tại một số địa phương trên thế giới và ở Việt Nam và bài học xúc tiến du lịch tại cụm Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam .................................................................57 2.5.1. Kinh nghiệm xúc tiến du lịch tại một số cụm du lịch trên thế giới và bài học cho cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam.....................................................................................................57 2.5.2. Kinh nghiệm xúc tiến du lịch tại một số cụm du lịch tại Việt Nam...................................61 2.5.3. Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động xúc tiến của các cụm liên kết trong và ngoài nước đối với cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam ...............................................................................65 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................68 3.1. Phương pháp luận nghiên cứu.....................................................................................................68 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính .........................................................................................68
  5. v 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng......................................................................................68 3.2. Thông tin và nguồn thông tin.......................................................................................................68 3.2.1. Dữ liệu thứ cấp:..........................................................................................................................68 3.2.2 Dữ liệu sơ cấp……………………………………………………………69 3.3. Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................................................69 3.3.1. Nghiên cứu tại bàn (Phương pháp nghiên cứu tài liệu): ......................................................69 3.3.2. Điều tra khảo sát: ........................................................................................................................69 3.3.3. Phỏng vấn sâu: ...........................................................................................................................72 3.4. Phương pháp xử lý thông tin........................................................................................................72 CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG XÚC TIẾN DU LỊCH THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN CỤM DU LỊCH HUẾ - ĐÀ NẴNG – QUẢNG NAM................................................74 4.1. Cơ sở hình thành và mô hình cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam .........................74 4.1.1. Cơ sở hình thành cụm du lịch...................................................................................................74 4.1.2. Mô hình cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam ..........................................................77 4.2. Tổ chức quá trình xúc tiến du lịch cho cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam .........81 4.2.1. Xây dựng quy trình xúc tiến .....................................................................................................81 4.2.2. Lên kế hoạch xúc tiến ................................................................................................................81 4.2.3. Tổ chức thực hiện xúc tiến........................................................................................................95 4.3. Đánh giá hoạt động xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam.........................................................................................................................................98 4.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân..........................................................................................98 4.3.1.1. Nguyên nhân dẫn đến kết quả............................................................................................ 105 4.4.2. Hạn chế tồn tại.......................................................................................................................... 106 4.4.3. Nguyên nhân tồn tại ................................................................................................................ 111 CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÚC TIẾN DU LỊCH THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN CỤM DU LỊCH HUẾ - ĐÀ NẴNG – QUẢNG NAM ... 119 5.1. Định hướng xúc tiến du lịch của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam đến năm 2030 ................................................................................................................................................... 119 5.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam................................................................................. 119
  6. vi 5.1.2. Định hướng xúc tiến du lịch của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam 124 5.2. Giải pháp tăng cường xúc tiến du lịch tại cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam......... ................................................................................................................................................... 127 5.2.1. Xây dựng bộ máy và quy trình xúc tiến .............................................................................. 127 5.2.2. Tăng cường nghiên cứu thị trường....................................................................................... 130 5.2.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.................................................... 136 5.2.4. Tăng cường quảng bá du lịch ................................................................................................ 137 5.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ xây dựng các nền tảng xúc tiến du lịch trong môi trường kỹ thuật số ............................................................................................................................................ 139 5.2.6. Chủ động và đa dạng hóa các nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch tại cụm ..... ................................................................................................................................................... 140 5.2.7. Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá chương trình xúc tiến ................................... 141 5.2.8. Các giải pháp hỗ trợ................................................................................................................. 142 5.3. Kiến nghị ...................................................................................................................................... 144 5.3.1. Đối với Nhà nước .................................................................................................................... 144 5.3.2. Đối với chính quyền ba địa phương..................................................................................... 146 5.3.3. Đối với doanh nghiệp.............................................................................................................. 147 KẾT LUẬN...................................................................................................... 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI................................................................................................................................................ 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 153 Phụ lục .................................................................................................................................................. 159
  7. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Sản phẩm đặc trưng của các địa phương trong cụm du lịch........................................84 Bảng 4.2. Các hoạt động tham gia hội chợ du lịch quốc tế trong và ngoài nước của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam ............................................................................................................87 Bảng 4.3. Các đoàn famtrip và presstrip, các đoàn làm phim nước ngoài đến với cụm liên kết Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2019 .........................................................89 Bảng 4.4. Các kênh tiếp cận thông tin về cụm du lịch ....................................................................92 Bảng 4.5. Ngân sách xúc tiến của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam trong giai đoạn 2014 - 2018.............................................................................................................................................94 Bảng 4.6. Trưởng nhóm liên kết trong cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 ................................................................................................................96 Bảng 4. 7. Số lượng khách du lịch và tổng thu về du lịch của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam ............................................................................................................................................99 Bảng 4.8. Doanh thu dịch vụ lữ hành tại ba địa phương ............................................................. 100 Bảng 4.9. Mục đích chuyến đi của du khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam 104
  8. viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình mối quan hệ của các chủ thể trong cụm du lịch của Buhalis.......................25 Hình 2.3. Quy trình xúc tiến du lịch ...................................................................................................37 Hình 2.2 : Mô hình xúc tiến du lịch trong cụm ................................................................................51 Hình 2.4. Logo chung của Vòng cung Tây Bắc ..............................................................................62 Hình 3.1. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến cụm du lịch theo độ tuổi.........................................70 Hình 3.2. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến cụm du lịch theo phương tiện di chuyển .............71 Hình 3.3. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến cụm du lịch theo quốc tịch.....................................71 Hình 4.1. Bộ nhận diện thương hiệu của Cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam............86 Hình 4.2. Giao diện trên trang https://www.theessenceofvietnam.com/ .....................................92 Hình 4.3. Cơ chế hợp tác xúc tiên của cum du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam..................96 Hình 4.4. Điểm đến của khách du lịch quốc tế tại cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam .... 101 Hình 4.5. Số lần du khách quốc tế đến với cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam 101 Hình 4.6. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam theo quốc tịch năm 2019................................................................................................................................................. 102 Hình 4.7. Thời gian du khách quốc tế lưu tại cụm du lịch .......................................................... 107 Hình 4.8. Các yếu tố thu hút khách du lịch quốc tế đến cụm du lịch ........................................ 108 Hình 4.9. Kết quả khảo sát du khách quốc tế về nhận diện thương hiệu của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam .................................................................................................................... 110 Hình 5.1. Kịch bản tăng trưởng GDP của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam......... 119 Hình 5.2. Chủ thể tham gia xúc tiến du lịch tại cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quàng Nam ................................................................................................................................................... 128
  9. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt APEC Asia – Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Cooperation Thái Bình Dương ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Asian Nations Á EU-ESRT Europe - Enviroment Social Dự án chương trình phát triển Responsible Tourism năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội của EU GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IUOTO International Union of Liên hiệp quốc tế Tổ chức các Cơ Official Travel Ỏganization quan lữ hành MICE Meeting – Incentive – Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, Convention – Exihibition triển lãm, tổ chức sự kiện TCDL Tổng cục du lịch UNWTO United Nation - World Tổ chức du lịch thế giới Tourism Organization WTTC World Tourism and Travel Hội đồng du lịch và lữ hành thế Council giới
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cụm du lịch là một thuật ngữ được sử dụng từ cuối những năm 1990 để chỉ sự tập trung của các chủ thể trong hoạt động du lịch. Việc hình thành các cụm du lịch có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh, có giá trị gia tăng bổ sung cho các địa phương trong cụm, đồng thời tạo cơ hội kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh trong cụm du lịch nhờ kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế. Việc thiết lập mô hình cụm du lịch với tư cách là một điểm đến du lịch cũng cho phép làm tăng hiệu quả hoạt động xúc tiến của cụm du lịch. Tuy nhiên, ở góc độ khoa học, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về cụm du lịch, nhưng phần lớn tiếp cận dưới góc độ của ngành công nghiệp, trong đó, các doanh nghiệp làm hạt nhân trong mô hình cụm, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề cụm du lịch địa phương. Các hoạt động xúc tiến dưới góc độ cụm du lịch địa phương chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, nhằm phát huy được các ưu thế của cụm du lịch. Cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam được thành lập thông qua việc ký kết Biên bản ghi nhớ, hợp tác phát triển du lịch giữa chính quyền ba tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế vào năm 2006. Cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam được hình thành với mục tiêu nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, giúp thúc đẩy phát triển du lịch tại các địa phương miền Trung, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của từng địa phương. Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam nằm trong khu vực được thiên nhiên và lịch sử ưu đãi, tập trung nhiều tiềm năng và tài nguyên để phát triển du lịch về du lịch văn hoá, du lịch biển, du lịch làng nghề truyền thống... Việc phát triển riêng lẻ sẽ dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh, cũng như chồng chéo về sản phẩm du lịch khiến cho việc thu hút du khách quốc tế đến với cả ba địa phương sẽ gặp khó khăn. Liên kết du lịch dưới hình thức cụm là tất yếu, giúp cho các địa phương trong cụm phát huy được thế mạnh đặc trưng chung của miền Trung Tây Nguyên, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với cụm. Cho đến hết năm 2019, tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến với cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam đạt xấp xỉ 10 triệu lượt, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2017. Điều này cho thấy việc liên kết theo cụm đã đem lại những kết quả đáng khích lệ cho 3 địa phương Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.
  11. 2 Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, du lịch tại ba tỉnh Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam vẫn chưa đạt được những kết quả tương xứng với tiềm năng phát triển của mình, đặc biệt khách quốc tế không lưu trú lâu dài, lượng khách tập trung vào một số thị trường nhất định, dẫn tới cơ cấu khách hàng có sự mất cân đối và thiếu ổn định trong dài hạn, chất lượng du lịch thấp, các sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chương trình quảng bá và truyền thông du lịch chưa thực sự hiệu quả. Điều này đòi hỏi cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam cần phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề xúc tiến du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến với cụm, góp phần tạo ra công ăn việc làm cho người dân, góp phần vào quá trình xóa đói, giảm nghèo; nâng cao dân trí; bảo tồn và phát huy các di sản, văn hóa vật thể và phi vật thể; đồng thời là phương tiện hữu hiệu mang hình ảnh đất nước, con người và các giá trị của cụm du lịch nói riêng và của Việt Nam nói chung đến bạn bè thế giới Vấn đề xúc tiến du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đã được cụm du lịch giữa ba địa phương quan tâm ngay từ khi thành lập cụm. Song phải thực sự đến năm 2014, khi dự án Chương trình Phát triển năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” do tổ chức EU-ESRT tài trợ, các hoạt động xúc tiến du lịch chung mới được thực hiện một cách nghiêm túc và có kế hoạch cụ thể hơn. Nhiều hoạt động xúc tiến du lịch đã được triển khai như thực hiện quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu điểm đến chung cho ba địa phương, thực hiện các chương trình hội thảo tại nước ngoài nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với các địa phương trong cụm. Tuy nhiên, những hoạt động này thực sự vẫn chưa đủ để tạo ra một “cú hích” giúp phát triển du lịch của cả ba địa phương, tăng cường thu hút du khách quốc tế đến với cụm. Sự nghèo nàn trong chương trình xúc tiến, sự liên kết còn yếu, lỏng lẻo đã dẫn tới nhiều hạn chế trong hoạt động xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với cụm. Mặc dù liên kết đã được thực hiện từ 15 năm nay, song những gì mà cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam đạt được thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch quốc tế còn chưa tương xứng với tiềm năng thực sự của cụm. Chính quyền của cả ba địa phương trong cụm cho đến nay vẫn khá lúng túng với việc cân bằng giữa chương trình xúc tiến riêng của địa phương với các chương trình xúc tiến du lịch chung của cụm. Hiện nay, chưa thực sự có các chương trình, chiến lược và kế hoạch xúc tiến du lịch tổng thể trong dài hạn cho sự phối kết hợp giữa ba địa phương. Bởi
  12. 3 vậy, hoạt động xúc tiến du lịch của Cụm chưa thực sự rõ nét và dường như chưa thực sự tạo ra hiệu ứng tốt nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với Cụm du lịch. Từ cả góc độ lý luận và thực tiễn cho thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài “Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam” nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến du lịch tại cụm, tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế và qua đó làm tăng trưởng kinh tế chung của Cụm du lịch Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn xúc tiến du lịch, luận án đề xuất các giải pháp tăng cường xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam. *Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về điểm đến du lịch, cụm du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế -Tập trung đánh giá thực trạng xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế của cụm du lịch Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam.. - Đề xuất giải pháp tăng cường xúc tiến du lịch của các cơ quan quản lý nhà nước ba địa phương nhằm thu hút khách quốc tế tại cụm du lịch Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam. * Câu hỏi nghiên cứu: - Có những nghiên cứu nào trước đây về vấn đề xúc tiến du lịch tại cụm du lịch chưa? - Thế nào là xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến cụm du lịch? - Cần sử dụng những phương pháp nào để đánh giá xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến cụm du lịch? - Hiện nay xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam đang diễn ra như thế nào? - Cần làm gì để xúc tiến du lịch thu hút khách du lịch quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  13. 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận án là hoạt động xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: * Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động xúc tiến nhằm thu hút du khách quốc tế của các cơ quan quản lý trong cụm du lịch ba địa phương Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam, được thực hiện cả ở Việt Nam và trên một số thị trường trọng điểm như khu vực Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc), Đông Nam Á (Thái Lan), Châu Âu (Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italia), Úc. Đây là đối tượng khách du lịch thường có xu hướng sử dụng các sản phẩm du lịch thiên về văn hóa, thiên nhiên, là sản phẩm đặc trưng của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam. * Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng xúc tiến du lịch tại cụm Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam trong giai đoạn 2014 – 2019 (năm 2014 là năm hoạt động xúc tiến du lịch của Cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam thực sự được thực hiện một cách nghiêm túc và có kế hoạch cụ thể khi triển khai dự án Chương trình Phát triển năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” do tổ chức EU-ESRT tài trợ), từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch tầm nhìn đến năm 2030. * Phạm vi về nội dung: Luận án tiếp cận hoạt động xúc tiến du lịch ở góc độ của cụm địa phương, chủ yếu xuất phát từ phía các địa phương (mà cụ thể là được giao cho Sở Du lịch của cả ba địa phương thực hiện các hoạt động xúc tiến), không đi sâu vào phân tích hoạt động của các doanh nghiệp và của người dân tại địa phương. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp các phương pháp khác như phương pháp phân tích, mô tả, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra khảo sát, phỏng vấn chuyên gia.
  14. 5 Các phương pháp biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp thống kê, mô tả, tổng hợp, phân tích được sử dụng trong suốt nội dung của Luận án nhằm làm nổi bật hơn quá trình hình thành cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam, nội dung hoạt động xúc tiến thu hút khách du lịch quốc tế đến với cụm du lịch trong thời gian nghiên cứu (từ năm 2014 – 2019), trên cơ sở đó so sánh, đánh giá và phân tích các kết quả cũng như hạn chế trong hoạt động xúc tiến du lịch của Cụm. Phương pháp khảo sát được thực hiện trong chương 3 và chương 4 nhằm cung cấp các thông tin đối chứng của khách du lịch quốc tế đối với hoạt động xúc tiến du lịch của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam. Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện kết hợp trong chương 3, chương 4 và chương 5 để có được đánh giá đa chiều từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp lữ hành đối với các nhận định trong Luận án. 5. Điểm mới của Luận án Thứ nhất, về mặt lý luận, Luận án đã làm sâu hơn nội hàm của cụm du lịch theo nghĩa cụm ngành du lịch địa phương, nghĩa là cụm du lịch được thực hiện ở góc độ liên kết chủ thể vĩ mô là chính quyền các địa phương. Các hoạt động xúc tiến du lịch cũng được cắt nghĩa theo hướng cụm du lịch chứ không phải là hoạt động riêng rẽ của từng chủ thể (địa phương). Điều này tạo ra sự khác biệt với các đề tài và công trình nghiên cứu trước đó mà tác giả được biết. Thứ hai, về thực tiễn nghiên cứu, Luận án đã phân tích kinh nghiệm của các liên kết cụm du lịch ở trong và ngoài nước, cũng như thực tế tại cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam. Thông qua phân tích cho thấy, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến du lịch tại một cụm du lịch như việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tốt nhằm tạo ra một sản phẩm du lịch mới, một điểm thông điệp mới thu hút du khách quốc tế (trường hợp của HMZB – Trung Quốc hay cụm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); hoặc tăng cường khuyến khích nhân tố người dân địa phương tạo ra các thông điệp đặc trưng trong các dòng sản phẩm về đời sống văn hóa địa phương (cụm Andaman (Thái Lan); tăng cường sử dụng các công cụ xúc tiến hiện đại như internet marketing có tác dụng mạnh đến thu hút du khách đến với cụm du lịch (HMZB, vòng cung Tây Bắc, Andaman). Bên cạnh đó, Luận án cũng đã cho thấy, cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam chưa thực sự trở thành một cụm du lịch,
  15. 6 mới chỉ tồn tại ở mức độ liên kết du lịch. Tuy nhiên, liên kết này khá yếu khi không có một cơ chế hoạt động thực sự, không tồn tại bộ máy xúc tiến, chiến lược xúc tiến trong dài hạn. Các hoạt động xúc tiến du lịch trong cụm chỉ được thực hiện một cách manh mún, theo từng năm và không có sự đổi mới. Trong hạt nhân của cụm du lịch không có doanh nghiệp, người dân địa phương, điều này không tạo ra sự vững chắc và đa dạng trong các chương trình xúc tiến du lịch của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam. Đây là các vấn đề mà cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam cần phải lưu tâm đến trong hoạt động xúc tiến du lịch tại cụm nhằm thu hút khách quốc tế đến với cụm. Thứ ba, trên cơ sở làm rõ được về mặt lý luận và thực tiễn nghiên cứu, Luận án đã đưa ra một số giải pháp về xúc tiến du lịch nhằm đạt mục tiêu tăng cường thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam. Các giải pháp tập trung vào các vấn đề như bộ máy và quy trình xúc tiến du lịch, các hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đẩy mạnh quảng bá du lịch, và ứng dụng công nghệ xây dựng các nền tảng xúc tiến du lịch trong môi trường kỹ thuật số, các hoạt động kiểm tra đánh giá chương trình xúc tiến và đa dạng hóa các nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch tại cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, lời mở đầu, Luận án được kết cấu thành 5 chương như sau: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam Chương 5: Giải pháp tăng cường xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam.
  16. 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1. Về xúc tiến du lịch Thông thường, trong du lịch, khách hàng tự tìm đến với sản phẩm du lịch (Kachniewska, 2013) nên việc đề xuất ra các chiến lược nhằm xúc tiến để thu hút khách du lịch đến với cụm du lịch là điều hết sức quan trọng. Ở cấp độ doanh nghiệp và cấp độ quốc gia, nhiều nghiên cứu và kế hoạch đã được thiết lập nhằm mục đích tăng cường phát triển du lịch. Xúc tiến du lịch thường được nghiên cứu trong tổng thể chiến lược marketing về khách sạn và du lịch (Simon Hudson, 2008; Philip Kotles, Jonh Bowen, Femes Makens, 2003; Middleton, Victor và Clarke jackie R., 2008; Francois Vellas and Lionel Brerel, 1999). Theo đó, xúc tiến du lịch là một trong các chiến lược marketing mix trong du lịch, bao gồm 7P, ngoài 4P thông thường là product (sản phẩm), price (giá cả), place (phân phối), promotion (xúc tiến) thì marketing trong du lịch còn quan tâm đến vấn đề về people (con người), process (quy trình) và philosophy (triết lý, tư tưởng, văn hóa). Bởi du lịch là một ngành dịch vụ, có đặc tính là được tiêu dùng ngay thời điểm cung cấp, bởi vậy chất lượng sản phẩm dịch vụ phụ thuộc vào chất lượng phục vụ của con người, vào quy trình dịch vụ. Simon Hudson (2008) tập hợp 70 trường hợp marketing du lịch và khách sạn trên toàn cầu, trên cơ sở đó đưa ra một số nguyên tắc chính áp dụng cho xúc tiến đối với các khách sạn và ngành du lịch. Công trình nghiên cứu này tạo tiền đề về lý thuyết và thực tiễn cho tác giá nghiên cứu về xúc tiến du lịch. Cuốn sách đã đề cập xúc tiến du lịch là một thành phần trong Marketing du lịch hỗn hợp, tuy nhiên cuốn sách chỉ đưa ra một số nội dung của hoạt động xúc tiến du lịch như tổ chức sự kiện, hội thảo, triễn lãm mà chưa thể hiện được hoạt động xúc tiến du lịch ở góc độ của cụm du lịch. Middleton, Victor with Clarke jackie R. (2008) lại trình bày các bước lập kế hoạch và ngân sách cho các chiến dịch marketing du lịch tại Canada và Úc, song cũng chưa đi sâu vào phân tích hoạt động xúc tiến du lịch nói chung. Francois Vellas and Lionel Brerel ( 1999) đi sâu vào phân tích các công cụ trong Marketing du lịch, thương mại điện tử, dữ liệu khách hàng, chiến lược xanh
  17. 8 trong du lịch và đặc biệt đi sâu vào phân tích yếu tố Nguồn lực con người trong chiến lược phát triển du lịch. Maricel Gatchalian Human (2017) cung cấp các kiến thức tổng về ngành du lịch, các lĩnh vực hoạt động và các lời khuyên đơn giản và thiết thực về các vấn đề khác nhau liên quan đến các dịch vụ xúc tiến du lịch tại Phillippines, đồng thời cung cấp thông tin về các điểm đến hàng đầu của quốc gia này, song chưa thực sự chỉ rõ các nội dung của hoạt động xúc tiến du lịch, cách thức triển khai cụ thể các bước để xúc tiến du lịch địa phương cũng như cách thức triển khai xúc tiến du lịch tại một cụm địa phương. Nigel và Annette (1999) nhấn mạnh về tầm quan trọng của xúc tiến du lịch đối với sự phát triển của du lịch, theo đó bản chất của sản phẩm du lịch được đánh giá là khó nắm bắt và nhiệm vụ xúc tiến du lịch là khó khăn. Về mặt lý thuyết, công trình này được đề cập bởi lý thuyết tiếp thị hiện đại, cuốn sách này cung cấp một cách tiếp cận độc đáo bằng cách tiếp cận toàn diện, tổng hợp và tích hợp xã hội và văn hóa để xúc tiến du lịch. Về mặt thực tiễn, các tác giả lấy kinh nghiệm của họ trong ngành du lịch, kết hợp với kiến thức học thuật của họ, để tạo ra cái nhìn sâu sắc về vai trò văn hóa của hình ảnh du lịch, qua đó tác động đến hoạt động xúc tiến du lịch của quốc gia. Tác giả phân tích xúc tiến du lịch ở góc độ tiếp cận văn hóa và xã hội của điểm đến du lịch, mà chưa phân tích xúc tiến du lịch ở các góc độ tiệp cận khác như sản phẩm, chính sách, chiến lược Marketing, xúc tiến du lịch. S.K.Singh (2014) đã phân tích cụ thể về những nguyên tắc cơ bản của xúc tiến du lịch, bao gồm tuyên truyền, quảng bá điểm đến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của xã hội về xúc tiến du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Công trình đi sâu vào phân tích những nguyên nhân và các yếu tố tác động đến phát triển du lịch, phân tích các nguyên nhân làm thỏa mãn nhu cầu khách du lịch, mà không đề cập các nguyên nhân đến từ chính sách của các cấp quản lý địa phương. Đây là khoảng trống để tác giả nghiên cứu về xúc tiến du lịch tiếp cận ở cả góc độ chính sách quản lý của địa phương có điểm đến du lịch mà cụ thể là Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam. Surabhi- University of Kota- India (2018) đưa ra những khái niệm về du lịch văn hóa. Tác giá đánh giá tiềm năng của các tài sản tài sản văn hóa và di sản, bao gồm các giá trị vật chất và kinh nghiệm, rất quan trọng cho sự bền vững và phát triển
  18. 9 du lịch, làm cơ sở cho hoạt động xúc tiến du lịch. Tác giả chỉ đi sâu vào phân tích một trong những tài sản của du lịch là khía cạnh văn hóa du lịch, giúp cho tác giả có thêm cái nhìn về những giá trị của tài sản văn hóa du lịch mang lại, đóng góp thêm cho phát triển du lịch mà không phân tích về xúc tiến du lịch của điểm đến du lịch văn hóa. Tatjana Hildebrandt và Rami Isaac (2015) đã khảo sát và hệ thống hóa các cấu trúc du lịch (tourism structure) tại miền Trung Việt Nam. Theo đó, hiện nay có ba cấp quản lý du lịch, cao nhất là Bộ Văn hóa – Thể thao - Du lịch, tiếp theo ở cấp tỉnh và thành phố là Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch, và tiếp theo là cơ quan chuyên môn do Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch thành lập, với mục đích thực hiện các hoạt động liên quan tới du lịch và xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Vì thế, hai tác giả đã phân tích cấp quản lý này trong bối cảnh sự hợp tác của các chủ thể tham gia vào ngành du lịch để tìm ra phương thức hợp tác hiệu quả nhất cho miền Trung Việt Nam trong việc khai thác tiềm năng, tối đa hóa những giá trị du lịch của vùng để thu hút khách du lịch. Nghiên cứu dừng lại ở khía cạnh quản lý công – tư để hỗ trợ hoạt động quản trị, điều hình hiệu quả của các chủ thể tham gia vào ngành du lịch, với mục tiêu lớn nhất nâng cao sức cạnh tranh của các điểm đến du lịch. Công trình chỉ nghiên cứu sự liên kết các cấp trong quản lý du lịch, mà không nghiên cứu về các hoạt động xúc tiến du lịch ở 3 cấp quản lý. Đây là khoảng trống cho tác giả nghiên cứu về xúc tiến du lịch của 3 tỉnh Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam. 1.1.2. Về thu hút khách du lịch quốc tế Thu hút khách du lịch là một trong những mục tiêu của các chiến lược marketing du lịch, theo đó, nhiều tác giả đã đi sâu phân tích các yếu tố trong du lịch có thể ảnh hưởng tới ý định sử dụng “mua” dịch vụ du lịch tại một điểm đến nhất định nào đó. Cụm du lịch bao gồm một nhóm các nguồn lực và điểm thu hút, các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến du lịch, tập trung tại một khu vực địa lý cụ thể. Hầu hết các nghiên cứu về cụm du lịch đều áp dụng mô hình Kim cương của Porter và đã khảo sát tiềm năng cạnh tranh của ngành du lịch bằng cách sử dụng bốn loại lực lượng: điều kiện cung, điều kiện cầu, bối cảnh cho chiến lược doanh nghiệp và sự cạnh tranh, các ngành công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn.
  19. 10 Lý thuyết của Porter (1990, 2013) về cụm nhấn mạnh sự kết nối giữa các thành viên của tổ chức phi chính phủ, giữa các công ty du lịch và nhà cung cấp, cũng như giữa các công ty này với các tổ chức liên quan khác. Cách tiếp cận này rất hữu ích cho lĩnh vực du lịch, đặc trưng bởi cấu trúc phân tán, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ và một mạng lưới các đối tượng tham gia trong cùng các lĩnh vực. Các chính sách công có thể thúc đẩy sự phát triển của các điểm đến du lịch, nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách hơn thông qua các hoạt động quảng bá và xúc tiến ở từng địa phương. Các chiến lược khuyến mãi vẫn được sử dụng để thu hút khách du lịch nhưng với các điểm đến như ở Tây Bắc Âu, các chiến lược thay đổi sản phẩm cung ứn mới chính là các biện pháp làm cho môi trường du lịch tại địa phương trở nên hấp dẫn hơn, thu hút hơn với những du khách sành điệu hơn, sẵn sàng trả tiền cho chất lượng và tính mới (Hall, 2008). Nhiều tác giả như Gunn, 1979, Lew, 1987; Mihalič, 2000; Vengesayi, 2003; Pikkemaat, (2004); Ritchie và Crouch, 2005; Kim & Agrusa, 2005; Yoon & Uysal, 2005; Um, Chon & Ro, (2006); Krešić , 2007; Omerzel & Mihalič, 2008; Cracolici & Nijkamp, 2009; Leask, (2010) đã công nhận tầm quan trọng của các điểm du lịch là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính cạnh tranh của điểm đến. Điểm hấp dẫn du lịch được coi là các thuộc tính của điểm đến du lịch, với các đặc điểm cụ thể của chúng, thu hút hoặc thúc đẩy khách du lịch đến thăm điểm du lịch cụ thể. Điểm du lịch quyết định hướng cũng như cường độ phát triển du lịch trên khu vực tiếp nhận du lịch cụ thể (Kušen, 2002). Khách du lịch không có động cơ hoặc mong muốn đi du lịch đến địa điểm du lịch cụ thể có nguồn cung cấp thấp và họ không cho là hấp dẫn. Để thành công trên thị trường du lịch quốc tế, các điểm đến cần đảm bảo rằng mức độ hấp dẫn tổng thể của họ ít nhất phải bằng hoặc tốt hơn là cao hơn mức độ hấp dẫn của các đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên bao gồm tất cả những gì tồn tại trong tự nhiên và không phải do con người tạo ra hoặc gây ra. Trong lĩnh vực du lịch, môi trường tự nhiên bao gồm thời tiết, bãi biển, hồ, núi, sa mạc, v.v. Các đặc điểm tự nhiên là yếu tố hấp dẫn nhất lôi kéo các du khách đến với các vùng đất mới. Du lịch tự nhiên và văn hóa là động lực quan trọng của du lịch quốc tế (Dana-Nicoleta Lascu và cộng sự, 2018). Ngành du lịch phát triển dựa vào điều kiện thiên nhiên liên quan đến các hoạt
  20. 11 động du lịch sinh thái, thăm quan và thực hiện các hoạt động khác tại các khu vực tự nhiên, trong một số trường hợp có thể bao gồm các dịch vụ du lịch mạo hiểm để du khách có thể tận hưởng thiên nhiên một cách hoang sơ nhất (Cater, 2006). Trên thực tế cuộc sống bận rộn tại các thành phố đã khiến nhiều người mong muốn về với môi trường tự nhiên để có nhiều trải nghiệm và xả bớt những nỗi lo trong cuộc sống. Điều này đã dẫn tới xu hướng du lịch theo hướng dịch chuyển về với thiên nhiên. Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch thiên nhiên trên cơ sở đó đã cung cấp các hình thức dịch vụ khác nhau đồng thời cố gắng cân bằng các hoạt động khai thác du lịch bên cạnh giữ gìn môi trường tự nhiên (Luis Mota, 2016) Bên cạnh các yếu tố về điều kiện tự nhiên, nhiều nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút du khách đến một điểm đến du lịch thường là: văn hóa và các sự kiện xã hội (bao gồm văn hóa, giáo dục, xã hội, lịch sử và nghệ thuật), yếu tố về môi trường kinh tế xã hội (bao gồm khí hậu, con người, môi trường kinh tế, các yếu tố về chính trị, kinh tế), điều kiện tự nhiên (gồm các nguồn lực tự nhiên, môi trường tự nhiên và bản chất của địa phương), các yếu tố về du lịch và mạo hiểm (thể hiện các động cơ đi du lịch của du khách), các yếu tố về cơ sở hạ tầng du lịch và các yếu tố hỗ trợ (Bansal và Eiselt, 2004), Lim (1997), Beerli and Martin (2004), Lue và cộng sự (1996). 1.1.3. Về vấn đề cụm du lịch Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã xác định nội hàm về cụm du lịch dưới góc độ vi mô. Khái niệm “cluster” – “cụm” được đề cập đến ở nhiều khía cạnh khác nhau. Xuất phát từ khái niệm của Porter (1998) về cụm, nhiều học giả đã phát triển và mở rộng nghiên cứu về “cụm” trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Porter (1998) định nghĩa cụm là sự tập trung về mặt địa lý của các công ty được kết nối với nhau, trong đó bao gồm các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ, các công ty trong các ngành liên quan và các tổ chức liên kết (ví dụ như các trường đại học, các tổ chức tiêu chuẩn hóa, các hiệp hội thương mại…). Thay vì ở trong các lĩnh vực giống nhau, thì các cụm được coi là nằm trong cùng một chuỗi giá trị vì các công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau có thể liên kết với nhau trong một chuỗi giá trị. Các công ty này vừa hợp tác và vừa cạnh tranh với nhau trong một cụm. Delgado và cộng sự. (2015) cũng định nghĩa một cụm là sự tập trung về mặt địa lý của các ngành liên quan đến kiến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2