Tạo động cơ làm việc cho nhân viên
lượt xem 29
download
Tham khảo tài liệu 'tạo động cơ làm việc cho nhân viên', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tạo động cơ làm việc cho nhân viên
- Tạo động cơ làm việc cho nhân viên (phần 2) Theo một cuộc điều tra gần đây do Jobsite, một trang web về lao động và việc làm của Anh, thực hiện, thì có đến 70% nhân viên nói rằng họ nhận được sự động viên của lãnh đạo ít hơn trước đây, 80% tin rằng, nếu họ muốn, họ có thể làm việc tốt hơn rất nhiều và 50% người lao động thừa nhận rằng họ chỉ làm việc vừa đủ để không bị sa thải. Bạn có muốn tình trạng này diễn ra tại công ty mình không? Đã có bao giờ bạn thử tìm hiểu xem liệu có ai trong công ty của bạn luôn hoạt động tích cực, thực thi công việc với hiệu quả cao và lòng nhiệt tình của anh ta nhiều hơn của tất cả những nhân
- viên khác cộng lại?. Có lẽ người đó chính là bạn! Bạn đã từng tự hỏi tại sao người khác không có động cơ làm việc như bạn chưa? Xét cho cùng, bạn không hề yêu cầu họ đi làm sớm 2 giờ hay về muộn hơn 2 giờ, mà tất cả những gì bạn muốn ở họ làm là cung cấp thêm dịch vụ cho khách hàng, mỉm cười với khách hàng thay vì cau có và đừng kêu ca quá nhiều. Bạn không hiểu tại sao bạn dành cho nhân viên chế độ đãi ngộ lý tưởng với bảo hiểm y tế, chính sách nghỉ hưu, nghỉ phép hàng năm..., mà họ vẫn chỉ làm việc cầm chừng. Thế đấy, bạn phát hiện ra rằng các chế độ phúc lợi, thậm chí cả biện pháp tăng lương, cũng không phải là những yếu tố tạo động lực làm việc có hiệu quả đối với nhân viên. Tất cả những điều đó (phúc lợi, nghỉ phép, lương bổng...) chỉ là sợi dây xích để giữ chân nhân viên chứ không phải là động cơ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn (các công ty thường sử dụng những phúc lợi này để thu hút những nhân viên tài năng, vì thế nhân viên càng quan trọng đối với công ty thì chế độ phúc lợi dành cho họ càng trở nên hậu
- hĩnh). Ngay cả những biện pháp "lên giây cót tinh thần" nho nhỏ như cho phép nhân viên tự do sử dụng xe của công ty vào những ngày cuối tuần hay thết đãi nhân viên bánh pizza vào mỗi chiều thứ sáu cũng không thể tạo ra động lực làm việc cho nhân viên. Những biện pháp này chỉ có tác dụng làm cho nhân viên cảm thấy phần nào hài lòng về nơi họ làm việc mà thôi. Những cách thức trên đây không làm tăng động cơ làm việc của nhân viên, bởi vì chúng không trực tiếp gắn liền với việc gia tăng hiệu quả hoạt động. Một nhân viên có tinh thần tốt chưa hẳn là một nhân viên có động lực làm việc tốt. Chẳng hạn, một nhân viên dành một hoặc hai giờ mỗi ngày cho các công tác xã hội có thể có tinh thần rất tốt, nhưng lại có mức năng suất làm việc thấp nhất so với bất kỳ nhân viên nào trong cùng bộ phận. Nếu vậy thì cái gì sẽ tạo ra động cơ làm việc cho nhân viên? Trước khi trả lời câu hỏi đó, bạn hãy trả lời câu hỏi sau đây: Để tạo động cơ thúc đẩy nhân viên làm việc, bạn sẽ thay đổi bản thân nhân viên hay bộ phận nơi nhân viên làm việc?
- Như bạn biết đấy, nhân viên nói chung có động cơ làm việc một cách tự nhiên. Động cơ này bắt nguồn từ một thực tế là mọi người đều mong muốn được khẳng định bản thân, được thành đạt, được tự chủ và có thẩm quyền đối với công việc của mình, cũng như muốn có thu nhập đảm bảo cuộc sống cá nhân sung túc. Tất cả những gì mà bạn cần làm là khai thác khả năng bẩm sinh của họ, điều mà bạn có thể thực hiện dễ dàng mà không tốn một xu nào. Bước đầu tiên là bạn phải loại trừ những hoạt động tiêu cực có thể triệt tiêu động cơ làm việc tự nhiên của họ. Bước thứ hai là phát triển những yếu tố thực sự có thể thúc đẩy tất cả nhân viên làm việc. Bằng cách đó, bạn sẽ tận dụng được động cơ thúc đẩy làm việc tự nhiên của nhân viên. Dưới đây là 10 nhân tố có thể triệt tiêu động cơ làm việc của nhân viên: - Gây không khí làm việc căng thẳng trong công ty. - Đặt ra những đòi hỏi không rõ ràng đối với hoạt động của nhân viên.
- - Soạn thảo quá nhiều qui định không cần thiết buộc nhân viên thực hiện. - Yêu cầu nhân viên tham dự những cuộc họp không hiệu quả. - Làm gia tăng sự đua tranh nội bộ giữa các nhân viên. - Che giấu những thông tin quan trọng liên quan đến công việc của nhân viên. - Chỉ trích chứ không góp ý xây dựng. - Nhân nhượng đối với những cá nhân làm việc không hiệu quả, vì thế những nhân viên làm việc hiệu quả cảm thấy bị lợi dụng. - Đối xử không công bằng với các nhân viên. - Sử dụng lao động chưa phù hợp với trình độ của nhân viên. Còn dưới đây là ví dụ về các nhân tố có thể tạo động cơ làm việc thật sự giúp nhân viên phát huy khả năng của họ: - Nếu nhân viên của bạn phải làm một công việc đơn điệu và nhàm chán, bạn hãy tìm cách bổ sung thêm cho họ một chút hài hước và sự đa dạng. - Cho phép nhân viên tự do chọn lựa cách thực hiện công việc
- của họ. - Khuyến khích việc chịu trách nhiệm cá nhân, đồng thời tạo ra các cơ hội thăng tiến trong công ty. - Đẩy mạnh việc giao lưu và hoạt động đội nhóm. - Tránh những chỉ trích cá nhân gay gắt. - Cho phép nhân viên chủ động trong công việc. - Thiết lập các mục tiêu và nhiệm vụ mang tính thách thức cho tất cả nhân viên. - Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá phản ánh được sự gia tăng hiệu quả hoạt động. Bằng cách loại ra những yếu tố triệt tiêu động cơ làm việc và thêm vào những yếu tố thúc đẩy động cơ làm việc, bạn sẽ gợi mở được những mong muốn tự nhiên của nhân viên để họ làm việc với động cơ và hiệu quả cao nhất. Và đây là những mong muốn đó: - Mong muốn hoạt động. - Mong muốn sở hữu.
- - Mong muốn quyền lực. - Mong muốn khẳng định. - Mong muốn thu nhập đảm bảo cuộc sống sung túc. - Mong muốn thành đạt. - Mong muốn được thừa nhận. - Mong muốn làm được việc có ý nghĩa. Mọi việc chỉ đơn giản như vậy thôi. Hãy nhớ, bạn đừng cố gắng thay đổi từng cá nhân một, mà hãy thay đổi cả công ty của bạn bằng cách giảm bớt những yếu tố triệt tiêu động cơ làm việc và gia tăng những yếu tố thiên bẩm của nhân viên để họ tự thúc đẩy chính mình.
- Tạo động cơ làm việc cho nhân viên (phần 1) Nhân viên của bạn luôn cãi cọ, gây gổ với nhau. Là "trung gian hoà giải", bạn sẽ làm gì để không bị xem là "ông sếp thiên vị"? Có một câu chuyện ngụ ngôn của Lev Tolstoy kể rằng: hai đứa trẻ chơi đùa rồi cãi nhau. Bố mẹ chúng trông thấy, nhập cuộc và mỗi người đứng về phía một đứa. Không lâu sau đó cuộc cãi vã tạo thành một trận tuyến khổng lồ, càng về sau có thêm nhiều
- người tham gia. Đến lúc gần như cả làng chia thành hai nhóm đối đầu nhau. Điều thú vị của câu chuyện là, trong khi mọi người xông vào hục hặc nhau thì hai đứa trẻ - thủ phạm gây ra cuộc tranh cãi đã hoàn toàn quên mất vụ đánh nhau của chúng mà lại tiếp tục chơi với nhau một cách vui vẻ. Những người quản lý có thể hoàn toàn trở thành những người lớn kém suy nghĩ như trong câu chuyện kia. Họ bị kéo vào những cuộc cãi vã giữa những nhân viên và thường quên mất việc tập trung vào mục đích của mình. Kỹ thuật giải quyết xung đột hiệu quả nhất đó là hãy để tự những
- nhân viên giải quyết nó và tự tìm ra giải pháp cho họ. Bạn không phải nhảy vào tất cả những vụ cãi cọ vặt vãnh của họ. - Hãy đứng ngoài cuộc xung đột. Đừng bênh vực bên nào hoặc cá nhân nào nếu không bạn sẽ bị đánh giá là “ông sếp thiên vị”. - Hãy huấn luyện nhân viên của bạn về cách xử lý xung đột. Giải quyết xung đột không phải là kỹ thuật “dập lửa”; tốt nhất là phải biết cách “phòng cháy”. - Hãy đặt ra những phương án giúp nhân viên giải quyết xung đột của họ. Khi tất cả các cách khác thất bại mới đến gặp sếp. - Tất cả nhân viên nên biết rõ những hành vi nào được chấp nhận
- trong tổ chức. Việc tảng lờ các xung đột có thể gián tiếp ủng hộ cho những hành vi vi phạm. - Những người “thổi còi báo động” cũng nên công khai đàng hoàng. Nếu một nhân viên gióng lên những hồi chuông cảnh cáo về một mối đe doạ tiềm tàng đối với tổ chức, người quản lý nên hành động ngay lập tức và khuyến khích những người “thổi còi” như vậy. Việc giải quyết xung đột nên được thực hiện chủ động trong tổ chức. Mọi người cần được khuyến khích tìm ra những giải pháp để giải quyết vấn đề của mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
3 p | 1231 | 428
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH sản xuất giống cây trồng nông lâm nghiệp - Thực trạng và giải pháp
88 p | 1226 | 367
-
Điều gì tạo nên động cơ làm việc cho nhân viên?
6 p | 372 | 148
-
BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ HỌC
53 p | 414 | 83
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 7 - ThS.Thái Ngọc Vũ
44 p | 144 | 20
-
Tạo động cơ làm việc cho nhân viên (phần 2)
7 p | 137 | 19
-
Tạo động lực làm việc cho người lao động tại VNPT Lào Cai
9 p | 85 | 15
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Bài 9 - TS Phạm Phi Yên
30 p | 133 | 14
-
Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty cổ phần Thép TVP
5 p | 18 | 10
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của viên chức, người lao động Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung
10 p | 20 | 7
-
Nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc: Trường hợp nghiên cứu tại Cục Hải Quan tỉnh Long An
14 p | 12 | 6
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - Chương 7: Tạo động lực làm việc
37 p | 77 | 5
-
Hoàn thiện các biện pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty cổ phần cấp nước Thanh Hóa
13 p | 36 | 4
-
Nghiên cứu sự gắn kết với cơ quan làm việc của nữ công chức viên chức khối hành chính sự nghiệp tại tỉnh Cà Mau
11 p | 15 | 3
-
Bài giảng môn Quản trị nguồn nhân lực - Chương 8: Tạo động lực làm việc cho nhân viên
70 p | 51 | 3
-
Yếu tố văn hóa công sở ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại Phòng Nội vụ huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương
8 p | 14 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên: Nghiên cứu tại bình dương
8 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn