intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tập bài giảng môn Khoa học quản lý (Dành cho sinh viên khóa Đại học 7 - chuyên ngành Quản lý TDTT)

Chia sẻ: Nutifood Nutifood | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

118
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập bài giảng môn Khoa học quản lý (Dành cho sinh viên khóa Đại học 7 - chuyên ngành Quản lý TDTT) trình bày những vấn đề chung về quản lý và khoa học quản lý như: Tính tất yếu khách quan của quản lý, các nguyên tắc quản lý, lao động quản lý, kỹ năng quản lý, vai trò của cán bộ quản lý,... Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tập bài giảng môn Khoa học quản lý (Dành cho sinh viên khóa Đại học 7 - chuyên ngành Quản lý TDTT)

TẬP BÀI GIẢNG MÔN KHOA HỌC QUẢN LÝ<br /> (Dành cho sinh viên khóa Đại học 7 – chuyên ngành Quản lý TDTT)<br /> CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG<br /> VỀ QUẢN LÝ VÀ KHOA HỌC QUẢN LÝ<br /> I. QUẢN LÝ:<br /> 1. Tính tất yếu khách quan của quản lý:<br /> Nguồn gốc phát triển loài người là lao động của cá nhân và lao động chung.<br /> C. Mác đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung<br /> nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo<br /> để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát<br /> sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất... Một người độc tấu vĩ cầm tự<br /> mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.<br /> Lao động chung cần có tổ chức và thống nhất nhằm tạo ra sức mạnh để đạt<br /> được mục đích chung. Trong lịch sử phát triển loài người xuất hiện một dạng lao<br /> động mang tính đặc thù là tổ chức - điều khiển con người với các hoạt động theo<br /> những yêu cầu nhất định; dạng lao động đó được gọi là quản lý.<br /> Quản lý là một chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất lao động của xã<br /> hội. Từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà<br /> họ không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì nhu cầu quản lý<br /> cũng hình thành như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng<br /> tới những mục tiêu chung. Xã hội phát triển qua các phương thức sản xuất từ cộng<br /> sản nguyên thủy đến nền văn minh hiện đại, trong đó quản lý luôn là một thuộc tính<br /> tất yếu lịch sử khách quan gắn liền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó.<br /> Thuộc tính đó bắt nguồn từ bản chất của hệ thống xã hội đó là hoạt động lao động<br /> tập thể - lao động xã hội của con người. Trong quá trình lao động con người buộc<br /> phải liên kết lại với nhau, kết hợp lại thành tập thể. Điều đó đòi hỏi phải có sự tổ<br /> chức, phải có sự phân công và hợp tác trong lao động, phải có sự quản lý.<br /> Như vậy, quản lý là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng<br /> dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt được mục tiêu<br /> chung đề ra.<br /> Mặc dù quản lý là một thuộc tính tất yếu gắn liền với xã hội nhưng chỉ khi xã<br /> hội phát triển đến một trình độ nhất định thì quản lý mới được tách ra thành một<br /> <br /> 1<br /> <br /> chức năng riêng của lao động xã hội; dần dần hình thành những tập thể, những tổ<br /> chức và cơ quan chuyên hoạt động quản lý - hệ thống quản lý (chủ thể quản lý).<br /> Xã hội càng phát triển về trình độ và quy mô sản xuất, về văn hóa, khoa học,<br /> kỹ thuật công nghệ, thì trình độ quản lý, tổ chức, điều hành và công nghệ quản lý<br /> cũng càng được nâng lên và phát triển không ngừng.<br /> Quản lý là một trong những hoạt động vừa khó khăn, phức tạp; vừa là một<br /> nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển xã hội, suy thoái hay<br /> thịnh vượng của một tổ chức, một quốc gia, thậm chí là toàn cầu. Sự phát triển xã<br /> hội dựa vào nhiều yếu tố: sức lao động, tri thức, nguồn vốn, tài nguyên, năng lực<br /> quản lý. Trong đó năng lực quản lý được xếp hàng đầu. Năng lực quản lý là sự tổ<br /> chức, điều hành, kết hợp tri thức với việc sử dụng sức lao động, nguồn vốn và tài<br /> nguyên để phát triển xã hội. Quản lý tốt thì xã hội phát triển, ngược lại nếu buông<br /> lỏng hay quản lý tồi thì sẽ mở đường cho sự rối loạn, kìm hãm sự phát triển xã hội.<br /> 2. Khái niệm quản lý:<br /> Quản lý là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều dạng. Chúng ta có thể gộp<br /> thành 3 dạng chính:<br /> - Quản lý các quá trình của thế giới vô sinh (nhà xưởng, ruộng đất, tài<br /> nguyên, hầm mỏ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, sản phẩm...).<br /> - Quản lý các quá trình diễn ra trong cơ thể sống (cây trồng, vật nuôi).<br /> - Quản lý các quá trình diễn ra trong xã hội loài người (quản lý xã hội:<br /> đảng, nhà nước, đoàn thể quần chúng, kinh tế, các tổ chức...)<br /> Trong phạm vi môn học, chúng ta chỉ nghiên cứu ở dạng thứ ba quản lý xã<br /> hội. Quản lý xã hội là dạng quản lý phức tạp nhất, bao gồm nhiều lĩnh vực như:<br /> quản lý Nhà nước, quản lý hành chính công, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý<br /> ngành.<br /> Quản lý nói chung theo nghĩa tiếng Anh là Administration vừa có nghĩa<br /> quản lý (hành chính, chính quyền), vừa có nghĩa quản trị (kinh doanh). Trong văn<br /> bằng Thạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA Master of Business Administration). Ngoài<br /> ra trong tiếng Anh còn có một thuật ngữ khác là Management vừa có nghĩa quản<br /> lý, vừa có nghĩa quản trị, nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị.<br /> Trong thực tế, thuật ngữ "quản lý" và "quản trị" vẫn được dùng trong những<br /> hoàn cảnh khác nhau để nói lên những nội dung khác nhau, nhưng về cơ bản hai từ<br /> này đều có bản chất giống nhau. Khi dùng theo thói quen, chúng ta coi thuật ngữ<br /> "quản lý" gắn liền với quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý ở khu vực công<br /> 2<br /> <br /> cộng, tức là quản lý ở tầm vĩ mô, còn thuật ngữ "quản trị" được dùng ở phạm vi nhỏ<br /> hơn đối với một tổ chức, một doanh nghiệp (kinh tế).<br /> Xét về từ ngữ, thuật ngữ “quản lý" (tiếng Việt gốc Hán) có thể hiểu là hai quá<br /> trình tích hợp vào nhau; quá trình "quản" là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái<br /> "ổn định"; quá trình “ lý" là sửa sang, sắp xếp, đổi mới để đưa tổ chức vào thế “phát<br /> triển”.<br /> Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, ví dụ:<br /> - Mary Parker Follet: "Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực<br /> hiện thông qua người khác".<br /> - Robert Albanese: "Quản lý là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử<br /> dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi để<br /> đạt được mục tiêu của tổ chức".<br /> - Harolk Kootz & Cyryl O'Donell: "Quản lý là việc thiết lập và duy trì môi<br /> trường nơi mà cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu<br /> hiệu và có kết quả, nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm"<br /> - Robert Kreitner: "Quản lý là tiến trình làm việc với và thông qua người<br /> khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi. Trong tâm của<br /> tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc của việc sử dụng các nguồn lực giới<br /> hạn".<br /> - Harol Koontz: "Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra<br /> thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những<br /> người khác" (Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB khoa học - Kỹ thuật, 1993).<br /> - Nguyễn Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn<br /> các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã<br /> đề ra" (Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997).<br /> - "Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu<br /> quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực<br /> của tổ chức" (Khoa học quản lý, tập I, Trường ĐH KTQD, Hà Nội 2001).<br /> Từ những quan niệm này cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và cần<br /> thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo nên sức<br /> mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt<br /> được mục tiêu chung.<br /> Quản lý bao gồm các yếu tố sau:<br /> <br /> 3<br /> <br /> - Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và đối tượng bị quản lý tiếp<br /> nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý và các khách thể khác chịu các tác<br /> động gián tiếp từ chủ thể quản lý. Tác động có thể liên tục nhiều lần.<br /> - Muốn quản lý thành công, trước tiên cần phải xác định rõ chủ thể, đối tượng<br /> và khách thể quản lý. Điều này đòi hỏi phải biết định hướng đúng.<br /> - Chủ thể quản lý phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì thế<br /> chủ thể phải hiểu đối tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả.<br /> - Chủ thể có thể là một người, một nhóm người; còn đối tượng có thể là con<br /> người (một hoặc nhiều người), giới vô sinh hoặc giới sinh vật.<br /> Tóm lại: Quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể quản<br /> lý đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung.<br /> Quá trình tác động này có thể được thể hiện bằng sơ đồ sau:<br /> <br /> Chủ thể<br /> quản lý<br /> <br /> Mục<br /> tiêu<br /> <br /> Khách thể<br /> quản lý<br /> <br /> Đối tượng<br /> quản lý<br /> <br /> 3. Đối tượng của quản lý<br /> 3.1. Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý. Nhà quản lý làm việc<br /> trong các tổ chức. Xu hướng tổ chức và hợp tác trong những mối quan hệ tương<br /> thuộc là một đặc điểm bản chất của con người vì như tục ngữ Việt Nam nói "hợp<br /> quần gây sức mạnh".<br /> Một tổ chức là một sự sắp xếp có hệ thống những người được nhóm lại với<br /> nhau để đạt được những mục tiêu cụ thể. Ví dụ: Đảng CSVN là một tổ chức,<br /> trường Đại học TDTT Đà Nẵng là một tổ chức, một đơn vị kinh doanh, một cơ quan<br /> nhà nước là một tổ chức, một đội bóng đá, một CLB thể thao…cũng là các tổ chức.<br /> Tổ chức có 3 đặc trưng cơ bản:<br /> - Thứ nhất, một tổ chức đều có một mục đích riêng biệt thông qua các mục<br /> tiêu của từng cá nhân riêng lẻ.<br /> <br /> 4<br /> <br /> - Thứ hai, mỗi tổ chức bao gồm nhiều người. Sự tập hợp nhiều người trong<br /> một tổ chức là sự tập họp có ý thức để nhằm thực hiện được các mục tiêu chung. Họ<br /> có ý thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình, cái được, cái mất của mình khi<br /> tham gia vào tổ chức đó. Họ có ý thức rõ ràng về nhiệm vụ chung mà mọi người<br /> trong tổ chức đều phải hoàn thành.<br /> - Thứ ba, các tổ chức đều phát triển thành một kiểu sắp đặt nhất định. Kiểu<br /> sắp đặt đó định nghĩa giới hạn và hành vi của các thành viên, chẳng hạn nó bao gồm<br /> vệc đặt ra những quy định, chỉ định một số người giữ chức vụ thủ trưởng (đứng<br /> đầu), có một số quyền điều hành đối với một số người khác.<br /> Như vậy, tổ chức là một thực thể có mục đích cụ thể, rõ ràng, có những thành<br /> viên và có một cơ cấu chặt chẽ có tính hệ thống. Tổ chức là một thực thể có mục<br /> tiêu phải hoàn thành.<br /> 3.2. Con người: Con người là đối tượng của quản lý. Có nhiều quan điểm khác<br /> nhau về bản chất của con người, ví dụ:<br /> Ø Quan niệm của Edgar H. Schein: ông đưa ra 4 mô hình:<br /> - Một là, mô hình về lợi ích kinh tế: là con người trước hết bị thúc đẩy bởi<br /> động cơ kinh tế. Vì vậy, con người thực chất là thụ động, bị sử dụng, bị thúc đẩy<br /> theo hướng người quản lý mong muốn.<br /> - Hai là, mô hình con người xã hội: là con người bị thúc đẩy bởi những nhu<br /> cầu xã hội.<br /> - Ba là, mô hình con người tự thân vận động: theo quan điểm này con người<br /> tự thúc đẩy mình, muốn được hoàn thiện mình do những nhu cầu bên trong của con<br /> người (nhu cầu của con người được chia thành 5 nhóm từ thấp đến cao)<br /> - Bốn là, mô hình con người phức hợp: con người là thực thể phức hợp và có<br /> khả năng thay đổi, có nhiều động cơ khác nhau kết hợp thành một mẫu vận động<br /> phức hợp. Có khả năng học hỏi những cách vận động mới và có khả năng đáp ứng<br /> lại các chiến lược quản lý khác nhau.<br /> Ø Quan niệm của Mc. Gregor: Ông đưa ra hai giả thuyết<br /> - Thuyết X cho rằng con người bình thường bẩm sinh không thích làm việc<br /> và sẽ trốn việc nếu có thể. Vì bản tính không thích làm việc nên họ đều phải bị ép<br /> buộc, điều khiển, hướng dẫn và đe dọa bằng các hình phạt để buộc họ phải hết sức<br /> cố gắng đạt được những mục tiêu của tổ chức; người bình thường bao giờ cũng<br /> thích bị lãnh đạo, muốn trốn tránh trách nhiệm, ít có hoài bão và chỉ muốn an thân.<br /> Từ đó, những nhà quản lý theo thuyết X chủ trương dùng quyền lực để điều khiển<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0