intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tập bài giảng Vệ sinh thể dục thể thao: Phần 1 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập bài giảng "Vệ sinh thể dục thể thao: Phần 1" sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về vệ sinh trong luyện tập, biết cách giữ gìn vệ sinh thân thể, phòng chống một số bệnh thường gặp, kiểm tra các chức năng và các hoạt động để tăng cường sức khoẻ thể lực cũng như phòng tránh khắc phục một số hiện tượng thường gặp trong hoạt động thể dục thể thao. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tập bài giảng Vệ sinh thể dục thể thao: Phần 1 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------------------------------------- TẬP BÀI GIẢNG VỆ SINH THỂ DỤC THỂ THAO (Dành cho sinh viên ngành Quản lý thể dục thể thao) Giảng viên soạn : Lê Thị Dung Bộ môn : Quản lý thể dục thể thao Khoa : Quản lý thể thao Mã học phần : QTT009 THANH HÓA, NĂM 2018 1
  2. 1.. Mục tiêu và yêu cầu của môn học/HP 1.1. Mục tiêu tổng quát: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về vệ sinh trong luyện tập, biết cách giữ gìn vệ sinh thân thể, phòng chống một số bệnh thường gặp, kiểm tra các chức năng và các hoạt động để tăng cường sức khoẻ thể lực cũng như phòng tránh khắc phục một số hiện tượng thường gặp trong hoạt động TDTT. Ngoài việc nắm vững nguyên tắc vệ sinh trong luyện tập TDTT, sinh viên phải biết vận dụng một cách có hiệu quả các kiến thức ấy vào đời sống thực tiễn cũng như trong luyện tập và thi đấu để phòng tránh những ảnh hưởng xấu, những chấn thương do luyện tập gây nên 1.2. Mục tiêu cụ thể: *Mục đích: - Trang bị cho sinh viên có kiến thức cơ bản về vệ sinh trước luyện tập, trong luyện tập và sau khi luyện tập TDTT; - Sinh viên hiểu và nắm được những phương pháp vệ sinh cá nhận, vệ sinh dinh dư ng nhằm tăng cường sức khỏe, nâng cao khả na năng luyện tập TDTT và huấn luyện thể thao, t đó cho ph p lựa chọn bài tập, lựa chọn phương tiện và phương pháp huấn luyện một cách tối ưu nhất - ánh giá chu n xác hiệu quả huấn luyện, cũng như dự báo trước thành t ch thể thao một cách khoa học nhất. * Yêu cầu: - Kiến thức: Sinh viên nắm được kiến thức cơ bản nhất về phương pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưõng, vệ sinh môi truờng và vệ sinh luyện tập thể dục thể thao nhằm đề ra các tiêu chu n và các biện pháp tăng cường sức khoẻ, nâng cao khả năng hoạt động thể chất và thành t ch thể thao của sinh viên. Trang bị cho sinh viên.những kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ trong các hoạt động TDTT và trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nghiên cứu những ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội đối với sức khoẻ, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng bệnh, bảo vệ sức khoẻ, k o dài tuổi thọ và đảm bảo các điều kiện sống tối ưu cho con người - Kỹ năng: 2
  3. Trang bị cho người học biết cách sắp xếp hợp lý chế độ sinh hoạt hàng ngày, nhằm duy trì và nâng cao sức khoẻ, tăng cường thể lực, nâng cao thành t ch thể thao. Hình thành cho sinh viên lối sống lành mạnh, biết cách ứng dụng các biện pháp vệ sinh và yếu tố môi trường vào quá trình giáo dục thể chất. 2.Cấu trúc tổng quát học phần 2.1.Tín chỉ 1: Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh học TDTT Danh mục tên bài giảng: T n chỉ 1 - Số tiết học có GV hướng dẫn: 12 - Số tiết SV làm bài, học nhóm tại lớp: 03 - Số tiết SV nghiên cứu ngoài xã hội, tự làm bài:15 Bài 1. Khái niệm và nhiệm vụ của vệ sinh TDTT Bài 2. Vệ sinh cá nhân Bài 3. Vệ sinh dinh dưỡng 2.2.Tín chỉ 2: Danh mục tên bài giảng: T n chỉ 2 - Số tiết học có GV hướng dẫn: 12 - Số tiết SV làm bài, học nhóm tại lớp: 03 - Số tiết SV nghiên cứu ngoài xã hội, tự làm bài:15 Bài 1. Khái niệm và nhiệm vụ của vệ sinh TDTT Bài 2. Vệ sinh môi trường Bài 3. Vệ sinh thể dục thể thao 3. Nội dung chi tiết bài giảng : 3.1. Tín chỉ 1: Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh học TDTT 3.1.1. Bài 1. Khái niệm và nhiệm vụ của vệ sinh TDTT 3.1.1.1. Phần mở đầu tiếp cận bài: iều kiện cần thiết để con người tồn tại và phát triển là sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Môi trường bên ngoài là tổ hợp phức tạp của các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế khác nhau. Vệ sinh thể dục thể thao là một môn học được giảng dạy độc lập trong chương trình đào tạo của các trường thể dục thể thao nhằm trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thực hành nhằm hình thành lối sống lành mạnh, biết cách ứng dụng các biện pháp vệ sinh và yếu tố môi trường vào giáo dục thể chất cũng như trong hoạt động thể thao quần chúng và huấn luyện thể thao. Trong bài này sinh viên phải hệ thống được kiến thức cơ bản về vệ sinh TDTT. Nghiên cứu nhiệm vụ và các phương pháp vệ sinh để thực hiện tốt các nhiệm vụ dựa 3
  4. trên thành tựu các môn khoa học khác nhau kết hợp với các môn khoa học chuyên nghành TDTT. 1.3. Phần kiến thức căn bản: I.Khái niệm và nhiệm vụ của vệ sinh TDTT 1.1. Khái niệm vệ sinh TDTT Vệ sinh học là một môn khoa học y học về giữ gìn và cũng cố sức khỏe của con người. Vệ sinh học nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hộ đối với sức khỏe, trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe, k o dài tuổi thọ và đảm bảo những điều kiện sống tối ưu cho con người. iều kiện cần thiết để con người có thể tồn tại và phát triển là sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Các tác động không thuận lợi của môi trường vượt quá khả năng th ch nghi của cơ thể có thể gây nên những rối loạn khác nhau về sức khỏe. Môi trường bên ngoài là tổ hợp phức tạp các yếu tố tự nhiên, xã hội và kinh tế khác nhau. 1.2. Nhiệm vụ của vệ sinh TDTT Nhiệm vụ cơ bản của vệ sinh học là nghiên cứu tác động qua lại giữa cơ thể con người và môi trường bên ngoài, nghiên cứu tác động của các yếu tố tự nhiên cũng như xã hội khác nhau đối với cơ thể, xác định những căn cứu khoa học và đề ra các tiêu chu n, quy tắc, biện phấp nhằm đề phòng bệnh tật, tăng cường sức khỏe, k o dài cuộc sống có ch. Vệ sinh còn có nhiệm vụ cấp thiết là bảo vệ và giữ gìn môi trường nói chung. Vệ sinh TDTT là một trong các chuyên ngành của vệ sinh học nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội khác nhau đối vơi cơ thể vận động viên và những người tham gia tập luyện TDTT nhằm đề ra các tiêu chu n, yêu cầu và các biện pháp tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng hoạt đọng thể lực và thành t ch thể thao của người tập. *Nhiệm vụ cơ bản của vệ sinh thể dục thể thao là: - Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài và điều kiện xã hội đối với sức khỏe và khả năng hoạt động thể lực của vận động viên 4
  5. - Xây dựng cơ sở khoa học, đề xuất các tiêu chu n, quy tắc và biện pháp vệ sinh nhằm tạo ra những điều kiện tối ưu cho việc tập luyện thể thao và giáo dục thể chất - Nghiên cứu và xây dựng các tiêu chu n, quy tắc và quy trình ứng dụng các yếu tố môi trường và vệ sinh để cũng cố sức khỏe, tăng cường thể lực và thành t ch thể thao của người tập - Nghiên cứu tác động của các yếu tố tự nhiên cũng như xã hội khác nhau đối với cơ thể, xác định những căn cứ khoa học và đề ra các tiêu chu n nhằm đề phòng bệnh tật, tăng cường sức khỏe, k o dài cuộc sống có ch.Bảo vệ và gìn giữ môi trường nói chung. Trong quá trình, nghiên cứu vệ sinh học, các nhà nghiên cứu phải hợp tác với nhiều ngành khoa học khác, phải dựa trên thành tựu hiện đại của cắc môn khoa học tự nhiên và xã hội, phải phôi hộp nhiều phương pháp nghiên cứu như: điều tra theo dõi, thực hành, kiểm nghiệm trong phòng th nghiệm có quan sát và thông kê. V dụ: điều tra cơ bản về tình hình sức khoẻ. bệnh tật của con người ở t ng địa phương; điều tra tình hình vệ sinh môi trường, các nguồn nước, đất, không kh , chất thải... tìm hiểu tình hình vệ sinh các cơ sở sản xuất, các bệnh, viện, trường học... kiểm tra, theo dõi vệ sinh, an toàn lao động… II. Đối tượng và các phương pháp nghiên cứu vệ sinh TDTT 2.1. Đối tượng Do yêu cầu ngày càng phức tạp của thực tiễn, khoa học vệ sinh được phân chia thành nhiều chuyên nghành hẹp khác nhau như vệ sinh công cộng, vệ sinh lao động, vệ sinh dinh dư ng... và vệ sinh thể dục thể thao. Vệ sinh thể dục thể thao là một trong các chuyên nghành của vệ sinh nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội khác nhau đối với cơ thể vận động viên và những người tham gia luyện tập thể dục thể thao nhằm tạo ra các tiêu chu n, yêu cầu và các biện pháp tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng hoạt động thể lực và thành t ch thể thao của người tập. Vệ sinh thể dục thể thao là một môn học được giảng dạy độc lập như một môn học trong chương trình đào tạo của các trường đại học thể dục thể thao. Chương trình môn vệ sinh thể dục thể thao trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thực hành nhằm hình thành ở họ lối sống lành mạnh, biết cách ứng dụng các biện pháp vệ 5
  6. sinh và yếu tố môi trường vào giáo dục thể chất cũng như trong các hoạt động thể thao quần chúng và huấn luyện thể thao 2.2. Các phương pháp nghiên cứu vệ sinh TDTT Tùy thuộc vào các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, khoa học vệ sinh có thể sử dụng những phương pháp cơ bản như mô tả vệ sinh, vật lý, hóa học, thực nghiệm, vi sinh… Phương pháp mô tả vệ sinh là phương pháp nghiên cứu và mô tả chi tiết trạng thái vệ sinh của các cơ sở khác nhau như trường học, sân vận động, bể bơi, nhà tập… theo các tiêu ch và trình tự nhất định. Tuy nhiên phương pháp này không cho phép đánh giá về chất và lượng của các yếu tố cần nghiên cứu. Các phương pháp vật lý được áp dụng để xác định rất nhiều yếu tố quan trọng của môi trường bên ngoài như nhiệt độ, độ m, không kh , áp suất, bức xạ, tiếng ồn, độ chấn động… Các phương pháp hóa học được áp dụng để xác định thành phần hóa học của đối tượng nghiên cứu như nước, không kh , thực ph m cũng như xác định tác động của các yếu tố đó đối với cơ thể con người trong lao động, sinh hoạt và tập luyện Phương pháp thống kê dịch tễ sử dụng để xác định ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế và các yếu tố khác đối với sức khỏe, tình trạng thể lực, tuổi thọ, bệnh tật… Thông thường phương pháp này dùng để xác định các chỉ số như sự phát triển thể chất, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ nhiễm bệnh… Phương pháp thực nghiệm được áp dụng nhằm tạo ra các điều kiện tiêu chu n để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vệ sinh đối với cơ thể. Phương pháp này đánh giá tình trạng vệ sinh của các công trình thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao, các dược ph m, thực ph m dùng trong thể thao. Ngoài những phương pháp ch nh ở trên, vệ sinh còn sử dụng các nghiên cứu của ngành khoa học có liên quan khác như sinh lý học, sinh hóa học, vi trùng học, vật lý, hóa học… Bên cạnh những phương pháp nghiên cứu vệ sinh chung, vệ sinh thể dục thể thao còn sử dụng nhiều phương pháp và phương tiện nghiên cứu chuyên môn riêng. Tác động của các yếu tố khác nhau đối với sức khỏe và khả năng hoạt động thể lực của người tập trong thời gian tập luyện và thi đấu thể thao được nghiên cứu bằng 6
  7. thực nghiệm và thi đấu lâu dài. Gần đây, trong thể thao còn áp dụng nghiên cứu vệ sinh tổng hợp, cho ph p đánh giá vệ sinh các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tập luyện khác nhau trong những giai đoạn huấn luyện và hồi phục khác nhau của cơ thể vận động viên. 3.1.1.3. Phần thông tin khoa học liên quan của các nhà khoa học + Viện dẫn nhóm luận thuyết cùng hướng: Những công trình nghiên cứu của PGS. TS. Lưu Quang Hiệp cơ bản trong vệ sinh TDTT của các nhà khoa hoc đều hướng tới việc nghiên cứu tác động qua lại giữa cơ thể con người và môi trường bên ngoài, các yếu tố tự nhiên với cơ thể t đó đề ra các tiêu chu n , quy tắc, biện pháp nhằm đề phòng bnệh tật, tăng cường sức khỏe,tạo vận động viên nhằm phát hiện và đánh giá các yếu tố vệ sinh của vận động viên trong quá trình luyện tập, sau luyện tập và quá trình hồi phục sức khỏe. + Viện dẫn nhóm luận thuyết khác hướng: Đang tìm hiểu thêm 3.1.1.4. Phần hướng dẫn mở rộng + Liên hệ thực tiễn trong nước và nước ngoài; - Trong nước: Việc nghiên cứu vệ sinh trong chuyên ngành giáo dục thể chất ở nước ta hiện nay đã có những bước tiến rõ rệt, đạt nhiều thành tưu đáng kể. Xuất phát t yêu cầu nâng cao chất lượng, đảm bảo thực hiện tốt chương trình đào tạo trong lĩnh vực TDTT cần nghiên cứu một cách mạnh mẽ ở các trung tâm nghiên cứu khoa học cũng như các trường đại học trong cả nước. - Nước ngoài: đang tìm hiểu thêm Hệ thống câu hỏi và bài tập Bài 1: Trình bày những nhiệm vụ cơ bản trong vệ sinh thể dục thể thao? Bài 2: Nêu các phương pháp cơ bản của vệ sinh thể dục thể thao? 3.1.1.5. Tài liệu tham khảo 1.PGS. TS. Lưu Quang Hiệp, Vệ sinh thể dục thể thao NXB TDTT 2001 2. Nông Thị Hồng, Lê Quý Phượng, Vũ Chung Thuỷ, Lê Gia Vinh-Vệ sinh và y học TDTT- NXB HSP. 3 Lê Xuân Bình, Phạm Năng Cường :Hướng dẫn Vệ sinh phòng bệnh trong nhà trường của Vụ Vệ sinh phòng dịch (NXB Y học - Hà nội) 1997 4. PGS. TS. Lưu Quang Hiệp, Bs Phạm Thị Uyên, Sinh lý học thể dục thể thao , NXB TDTT, 2003 7
  8. 5. Phạm Hồng Quang : Tài liệu giảng dạy của Bộ môn Y sinh. 6. PGS TS Lê Quí Phượng, BS Vũ Chung Thủy, Sinh hóa thể dục thể thao,NXB TDTT, 1997 7. PGS. TS. Lưu Quang Hiệp, Bs Phạm Thị Uyên, Sinh lý học thể dục thể thao , NXB TDTT, 2003 8. Vệ sinh học TDTT- Trường C SP TDTT TW2 Hà Nội 1998 3.2.1. Bài 2: Vệ sinh cá nhân 3.2.1.1 Phần mở đầu tiếp cận bài: Việc giáo dục vệ sinh cá nhân có ý nghĩa: Bảo vệ sức khoẻ cho t ng cá nhân, chống lại bệnh tật, nhất là các bệnh truyền nhiễm gây dịch lớn cho xã hội, giúp cho t ng cá nhân biết cách sinh hoạt, học tập, ăn ở, lao động hợp lý, khoa học. Rèn luyện cho cơ thể phát triển toàn diện, lành mạnh về mặt thể chất và tinh thần, k o dài tuổi thọ và khả năng làm việc, tăng năng suất lao động xã hội. Giáo dục kiến thức vệ sinh cá nhân cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là một việc quan trọng và cần thiết, tạo cho các em một ý thức, một thói quen ăn ở sạch sẽ, khoa học sẽ là cơ sỏ tốt giúp cho việc giáo dục nhân cách, giáo dục đức dục và tr dục, góp phần xây dựng con người mới có tri thức, lịch sự, văn minh, có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, tự giác bảo vệ sức khoẻ bản thân, biết tôn trọng và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, tạo nên một môi trường sống trong sạch, một xã hội tốt đẹp, văn minh. Nội dung phần vệ sinh cá nhân bao gồm những kiến thức trong việc giữ gìn sức khoẻ, phòng chống bệnh tật. Sinh viên cần nắm vững cơ sở lý luận và những kiến thức cơ bản về vệ sinh cá nhân, biết phân t ch một cách khoa học để hiểu vấn đề, t đó thực hiện giữ vệ sinh một cách tự giác, chủ động và có hiệu quả trong quá trình học tập, rèn luyện cũng như trong công tác giảng dạy của người giáo viên giáo dục thể chất ở nhà trường phổ thông sau này. 3.2.1. 2.Phần kiến thức căn bản: I. Vệ sinh bảo vệ da 1.1. Một số đặc điểm cơ bản về chức năng sinh lý của da 8
  9. Da bao bọc toàn bộ cơ thể có diện t ch là 1,4 - l,7m2 và chiếm 7% trọng lượng cơ thể người. Da là bề mặt cơ thể tiếp xúc với môi trường, là cơ quan có nhiều chức năng quan trọng: - Che chở và bảo vệ. Da là hàng rào ngăn cách cơ thể với môi trường, đồng thời bảo vệ cơ thể chổng lại các va đập cơ học, ngăn cản sự xâm nhập t bên ngoài đến như: các chất độc, vi khu n, virus, các nhân tố lạ có thể gây bệnh cho cơ thể. - Chức năng cảm giác. Da là nơi thu nhận cảm giác sớm nhất của cơ thể. Trong da chứa các cơ quan cảm giác đặc thù như: xúc giác, cảm giác về áp suất, nhiệt độ nóng lạnh, cảm giác đau đớn... - Da tham gia vào quá trình điều hoà thân nhiệt. Da là một bộ phận ch nh của hệ thống điều hoà nhiệt độ cơ thể bằng ra mồ hôi và bốc hơi. Do có hiện tượng co mạch và giãn mạch ở da khi nhiệt độ môi trường thay đổi, da có khả năng giữ cho cơ thể không mất nhiệt khi cơ thể bị lạnh và làm mát cơ thể khi quá nóng. - Chức năng bài tiết. Da bài tiết mồ hôi. Thành phần của mồ hôi gồm: nước, một t các ion: Na+ , K+, Cl-, các chất thải Nitơ (NH3, ure, axit uric, axit lactic, ..) Một số chất độc và một số thuốc cũng được thải t mồ hôi. Ngoài ra da còn được coi là có chức năng hô hấp vì nó thải tr kh CO2 - Da là nơi sản sinh ra một chất có hoạt tính sinh học cao như: vitamin:D, Histamin và một số chất khác.. - Da và tổ chức dưới da chứa đựng nhiều mỡ và glycogen. Da có nhiều chức năng quan trọng như vậy, nhưng hàng ngày, sự bài tiết của tuyến mồ hôi, tuyến nhờn cùng với lớp tế bào s ng già cỗi trên bề mặt da thường xuyên bị tróc, tạo thành bụi da và bụi bậm t ngoài bám vào da làm cho da dễ bị cáu b n vì vậy ta phải thường xuyên giữ gìn da sạch sẽ để bảo vệ da, bảo vệ các chức năng quan trọng của da, giữ gìn vẻ đẹp cho con người. 1.2. Vệ sinh bảo vệ da Tắm rửa là phương pháp tốt nhất để làm sạch da, chúng ta cần phải tắm rửa thường xuyên nhất là trong những ngày trời nóng, mồ hôi ra nhiều, sau khi lao động, tập luyện thể dục thể thao. - Mùa hè tắm t nhất 1 lần/ngày. 9
  10. - Mùa đông tắm t nhất 2 lần/tuần. Tập luyện thể dục thể thao làm cho da b n hơn mức bình thường, vì vậy sau mỗi buổi tập luyện nhất thiết phải tắm, tắm không những làm cho da sạch còn làm cho tuyến mồ hôi được thông với bên ngoài, thải được chất độc qua mồ hôi, tăng cường thải nhiệt, thúc đ y quá trình hồi phục. Có rất nhiều phương pháp tắm khác nhau cho vận động viên như: tắm hơi ướt, hơi khô, tắm trong bồn, trong bể... với các loại nước và nhiệt độ khác nhau nhằm mục đ ch giữ gìn vệ sinh và hồi phục cơ thể. Tuy nhiên khi áp dụng bất kì một phương pháp tắm nào cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh sau đây: + Không nên tắm ngay sau khi làm việc nặng, lúc đang nóng mồ hôi đang ra nhiều (nên nghỉ một lúc đ mệt mới tắm). + Không tắm sau khi ăn no hoặc khi đang quá đói. + Không tắm khi quá mệt mỏi hoặc khi đang ốm. + Không tắm sau khi uống rượu, bia hoặc sử dụng các chất k ch th ch khác.. - Thường xuyên cắt ngắn móng tay, móng chân. - Nếu bị bệnh ngoài da phải đến bệnh viện khám chữa kịp thời - Khi da bị thương (xây sát, rách da, chảy máu…) phải tuân thủ theo nguyên tắc vô trùng vết thương. II. Vệ sinh trang phục 2.1. Những tính chất vệ sinh của trang phục Trang phục của con người bao gồm: quần áo, giày tất, mũ... là những thứ tạo cho xung quanh cơ thể những điều kiện vi kh hậu nhân tạo có điều chỉnh, để giảm bớt những tác động không thuận lợi của mội trường bên ngoài như: nóng, lạnh, gió. Quần áo còn bảo vệ cho da tránh được tác động của vi trùng gây bệnh của nấm cũng như của côn trùng và động vật. Trang phục quần áo: Những t nh chất vệ sinh của quần áo phụ thuộc vào chất lựợng và màu sắc của vải, vào kiểu quần áo, vào sự phù hợp với những đặc điểm lứa tuổi và tầm vóc cơ thể. Những t nh chất vệ sinh của vải được xác định, bằng :độ dẫn 10
  11. nhiệt, độ thoáng kh , độ thấm nước, t nh đàn hồi và những tác động lên da, độ nhiễm b n, độ bắt lửa, trọng lượng và độ bền. - ộ dẫn nhiệt và độ thoáng kh của vải phụ thuộc vào số lượng không kh chứa trong vải. Số lượng không kh này phụ thuộc vào số lượng mắt vải (mắt vải càng nhiều, độ dẫn nhiệt càng thấp và t nh cách nhiệt, độ thoáng kh càng cao). Khi vải bị thấm nước thì độ dẫn nhiệt tăng lên còn độ thoáng kh thì giảm xuống rất nhanh. - Sự hấp thụ nhiệt t môi trường xung quanh của vải phụ thuộc vào màu sắc của vải và sự trang tr bên ngoài. Mặt vải càng gồ ghề thì khả năng hấp thụ nhiệt càng cao, màu vải càng sáng thì khả năng hấp thụ nhiệt càng thấp. ộ thấm nước của vải là khả năng hút m và bốc hơi trên bề mặt vải. Màu vải Độ hấp thụ nhiệt Màu trắng 100 Màu vàng chanh sáng 102 Màu vàng xẫm 140 Màu xanh lá cây sáng 142 Màu đỏ 165 Màu xanh lam da trời 198 Màu đen 208 Vệ sinh giày dép: Một trong những nguyên nhân gây biến dạng bàn chân (bàn chân bẹt) là sử dụng giày không hợp lý. Do vậy giày phải đảm bảo cho sự phát triển bình thường của chân, không được bó chặt vào chân, chèn p phần mềm ảnh hưởng tối sự lưu thông của máu. Vật liệu dùng đề sản xuất giày cần phải mềm, thoát kh và hơi nước. ối vối mùa hè, nên dùng giày vải không cổ; hoặc guốc d p hở ngón và gót chân, tạo điểu kiện thông hơi để bàn chân khỏi nóng và ra mồ hôi. Về mùa lạnh nện dùng giày k n, có cổ, màu sẫm, để giữ nhiệt cho bàn chân, chống lạnh. Cần giữ cho giày luôn sạch sẽ, khô ráo.Giày vải có thể giặt sạch phơi khô, các loại giày khác có thể dùng; cồn để lau mặt trong giày, hút bụi và sấy khô. 11
  12. Tất chân: có tác dụng giữ ấm cho chân, bụi m, làm khô bàn chân. Nên dùng tất chân bằng vải sợi bông (cotton), tất nylon hút m k m, không nên dùng thường xuyên. Tất chân cần được thay giặt hàng ngày, phơi khô. Không nên dùng chung giày, tất với người khác để đề phòng lây nhiễm các bệnh ngoài da như bệnh nấm. 2.2.Vệ sinh trang phục thể thao Ngoài các yêu cầu về vệ sinh trang phục nói chung, trang phục thể thao còn phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Trang phục thể thao phải bảo vệ được cơ thể khỏi các tác động xấu của môi trường và các tổn thương cơ học, giữ cho cơ thể sạch sẽ và tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể hoạt động với cường độ cao trong các điều kiện kh hậu, thời tiết khác nhau. - Trang phục thể thao phải phù hợp với đặc điểm chuyên môn của môn thể thao và các qui định của luật thi đấu trong t ng môn thể thao. Trang phục thể thao chỉ sử dụng trong tập luyện và thi đấu thể thao. Quần áo thể thao: phải thuận tiện cho hoạt động thể lực, v a với số đo cơ thể người mặc và phải đảm bảo các t nh chất vệ sinh như: thoáng kh , giữ nhiệt, thấm nước và các t nh chất, vật lý khác. Quần áo phải nhẹ, bền, chun giãn, màu sắc phù hợp. Giày thể thao: tr các môn thể thao dưới nước,trong phần lớn các môn thể thao, vận động viên tập luyện và thi đấu có đi giày. Giày thể thao phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Phù hợp, thuận tiện cho t ng môn thể thao. - Giày phải ôm v a sát chân, không chèn p phần mềm, không gây cảm giác khó chịu cho vận động viên di giày, không gây cản trở hoạt động của khớp, đảm bảo cho chân hoạt động được với tốc độ lớn. * Trang phục thể thao cần được sử dụng theo đúng nguyện tắc vệ sinh chung và có cách thức bảo quản nhất định mối phát huy được hiệu quả: - Quần áo phải được thay giặt thường xuyên (giặt ngay sau mỗi buổi tập đối vổi quần áo ngắn). 12
  13. - Các trang phục chuyên dụng: găng tay, áo giáp, mũ bảo hiểm cần được thường xuyên lau rửa bằng cồn, sấy khô và hút bụi. Hiện nay ở các trung tâm huấn luyện thể thao đã có các thiết bị chiếu tia cực t m, tia hồng ngoại, để tiệt trùng cho các thiết bị tập luyện của vận động viên. III.Vệ sinh giấc ngủ 3.1.Tác dụng sinh lý của giấc ngủ Ngủ là một trạng thái đặc biệt của cơ thể, trong đó cơ thể không còn liên lạc với môi trường bên ngoài qua con đường thần kinh như bình thường nữa. Phần lớn cơ quan phân t ch đều không hoạt động hoặc hoạt động ở mức đô thấp, cơ thể không đáp ứng với hầu hết các k ch th ch của môi trường. Khi ngủ cơ thể chỉ còn giữ lại những hoạt động sinh lý cơ bản, nhưng tất cả đều giảm xuống như: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, nhiệt độ, trương lực cơ v.v... Giấc ngủ là một đòi hỏi sinh lý của cơ thể, thời gian ngủ chiếm khoảng 1/3 đời sống con người. Vỏ não điều hoà mọi hoạt động sống của cơ thể, làm cho cơ thể thành một khối thông nhất và th ch nghi với môi trường bên ngoài. Hoạt động của vỏ não gồm hai quá trình: quá trình hưng phấn và quá trình ức chế. Quá trình hưng phấn là một quá trình t ch cực làm cho các cơ quan hoạt động t ch cực. Quá trình ức chế cũng là một quá trình tích cực làm trở ngại hoặc làm chậm lại sự khuếch tán của quá trình hưng phấn. Quá trình ức chế giúp cơ thể phân biệt được các kích thích, chọn lọc các k ch th ch, loại bỏ các k ch th ch không cần thiết có hại cho cơ thể. Do đó nó làm giảm những hoạt động không cần thiết của vỏ não, tiết kiệm được năng lượng hoạt động của vỏ não. Hai quá trình hưng phấn và ức chế liên quan mật thiết vối nhau đảm bảo cho vỏ não hoạt động bình thường. Bản chất của giấc ngủ là một quá trình ức chế lan toả khắp vỏ não và lan cả xuống các trung tâm dưới vỏ. Lúc thức, hoạt động của vỏ não là do những điểm hưng phấn và ức chế xen kẽ nhau, hạn chế lẫn nhau, ức chế không khuếch tán lan toả được vì thế không ngủ. Khi ức chế chiếm ưu thế, nó sẽ phá tan sự hạn chế của hưng phấn, khuếch tán khắp vỏ não, lan xuống phần dưới vỏ não và tạo được giấc ngủ. 13
  14. Người bị thiếu ngủ nhiều, cơ thể bị suy nhược thần kinh với các biểu hiện: nhức đầu, mất ngủ, tr nhớ sút k m, t nh tình thay đổi, khó tập trung tư tưởng, hiệu suất công việc, học tập giảm sút nhanh, người mệt mỏi. Có thể đánh giá tinh trạng sức khoẻ một người qua chất lượng giấc ngủ của họ. Người khoẻ thì dễ ngủ say, ngủ sâu không bị ảnh hưởng nhiều bởi k ch th ch của ngoại cảnh như: ánh sáng, tiếng ồn hay nhiệt độ không th ch hợp và sau khi ngủ dậy, tỉnh táo nhanh, không ngái ngủ lâu, nhanh nhẹ, năng lực vận động chóng phục hồi. Mất ngủ là dấu hiệu thường gặp của nhiều trạng thái bệnh lý và mệt mỏi quá mức. Mất ngủ có biểu hiện như: khó ngủ hoặc ngủ chập chờn, không sâu, hay thức giấc. ôì vối cái vện động viên bị khó ngủ thì cần xem lại chế độ sinh nhiệt, giảm lượng vận động, tăng cường nghỉ ngơi t ch cực. 3.2. Một số tiêu chuẩn về vệ sinh giấc ngủ Hàng ngày mỗi ngưòi cần có hai giấc ngủ: ngủ đêm và ngủ trưa. Giấc ngủ trưa rất cần thiết tuy thời gian ngủ cần t: 15 phút đến 1 giờ. Vận động viên trong giai đoạn tập nặng lất cần có giấc ngủ trưa. Thời gian giấc ngủ phụ thuộc vào lứa tuổi tình trạng sức khoẻ và đặc điểm cá nhân - Trẻ dưới 7 tuổi cần ngủ 12 giờ/ngày, đêm. - Trẻ t 9 - 15 tuổi cần ngủ 11 giờ - 9 giờ/đêm. - Người lớn cần ngủ 6 - 8 giờ/đêm. ối với vận động viên trong thời kì tặp luyện và thi đấu căng thẳng, thời gian ngủ cần phải dài hơn và đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt. ể đảm bảo cho chất lượng giấc ngủ (dễ ngủ, ngủ say) thì cần phải thực hiện một số yêu cầu sau: - Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ. - ảm bảo các điều kiện vật chất: giường chiếu, chăn, màn sạch sẽ đủ k ch c , phòng ngủ thoáng mát yên tĩnh, không sáng quá, quần áo mặc ngủ phải rộng, nhẹ, không trùm chăn k n dầu khi ngủ. 14
  15. - Trước khi đi ngủ không tập luyện nặng, không ăn no, chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng, h t thở sâu, tắm nước ấm. - Buổi chiều tối không dùng các chất k ch th ch như: chè đặc, cà phê, thuốc lá vì gây khó ngủ, mất ngủ. - Chỉ dùng thuốc an thần khi thật cần thiết ối với vận động viên cần lưu ý: việc sử dụng thuốc gây ngủ cho vận động viên cần phải được cân nhắc thận trọng. ặc biệt là trong thời kì thi đấu vì phần lốn thuốc gây ngủ đều bị coi là Doping, bị cấm sử dụng trong thể thao. Trong thời gian tập luyện nặng, thi đấu căng thẳng, có thể sử dụng thêm các vitamin nhóm B (theo sự chỉ dẫn của bác sĩ). Những người làm việc ban đêm, ngủ bù ban ngày cũng phải tuân theo các yêu cầu vệ sinh giấc ngủ. Khi mất ngủ k o dài cần di khám để các bác sĩ xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý th ch hợp. 3.2.1.3. Phần thông tin khoa học liên quan của các nhà khoa học + Viện dẫn nhóm luận thuyết cùng hướng: Những công trình nghiên cứu của PGS. TS. Lưu Quang Hiệp cơ bản trong vệ sinh TDTT của các nhà khoa hoc đều hướng tới việc nghiên cứu tác động qua lại giữa cơ thể con người và môi trường bên ngoài, các yếu tố tự nhiên với cơ thể t đó đề ra các tiêu chu n , quy tắc, biện pháp nhằm đề phòng bnệh tật, tăng cường sức khỏe,tạo vận động viên nhằm phát hiện và đánh giá các yếu tố vệ sinh của vận động viên trong quá trình luyện tập, sau luyện tập và quá trình hồi phục sức khỏe. + Viện dẫn nhóm luận thuyết khác hướng: Đang tìm hiểu thêm 3.2.1.4. Phần hướng dẫn mở rộng + Liên hệ thực tiễn trong nước và nước ngoài; - Trong nước: Việc nghiên cứu vệ sinh trong chuyên ngành giáo dục thể chất ở nước ta hiện nay đã có những bước tiến rõ rệt, đạt nhiều thành tưu đáng kể. Xuất phát t yêu cầu nâng cao chất lượng, đảm bảo thực hiện tốt chương trình đào tạo trong lĩnh vực TDTT cần nghiên cứu một cách mạnh mẽ ở các trung tâm nghiên cứu khoa học cũng như các trường đại học trong cả nước. - Nước ngoài: đang tìm hiểu thêm Hệ thống câu hỏi và bài tập Bài 1: Trình bày những đặc điểm cơ bản về chức năng sinh lý của da 15
  16. Bài 2: Nêu t nh chất của vệ sinh trang phục thể dục thể thao Bài 3: Tác dụng sinh lý của giấc ngủ? Nêu một số tiêu chu n về vệ sinh giấc ngủ 3.1.1.5. Tài liệu tham khảo 1.PGS. TS. Lưu Quang Hiệp, Vệ sinh thể dục thể thao NXB TDTT 2001 2. Nông Thị Hồng, Lê Quý Phượng, Vũ Chung Thuỷ, Lê Gia Vinh-Vệ sinh và y học TDTT- NXB HSP. 3 Lê Xuân Bình, Phạm Năng Cường :Hướng dẫn Vệ sinh phòng bệnh trong nhà trường của Vụ Vệ sinh phòng dịch (NXB Y học - Hà nội) 1997 4. PGS. TS. Lưu Quang Hiệp, Bs Phạm Thị Uyên, Sinh lý học thể dục thể thao , NXB TDTT, 2003 5. Phạm Hồng Quang : Tài liệu giảng dạy của Bộ môn Y sinh. 6. PGS TS Lê Qu Phượng, BS Vũ Chung Thủy, Sinh hóa thể dục thể thao,NXB TDTT, 1997 7. PGS. TS. Lưu Quang Hiệp, Bs Phạm Thị Uyên, Sinh lý học thể dục thể thao, NXB TDTT, 2003 8. Vệ sinh học TDTT- Trường C SP TDTT TW2 Hà Nội 1998 3.2.3. Bài 3: Vệ sinh dinh dưỡng 3.2.3.1 Phần mở đầu tiếp cận bài: Ăn uống là một trong những nhu cầu sinh học cơ bản của con người. Cơ thể chúng ta nhận được các chất dinh dư ng cần thiêt cho sự sinh trưởng và phát triển, cũng như cho các hoạt động của mình t thức ăn. Các chất dinh dư ng trong thức ăn là nguồn nguyện liệu chủ yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể, là nguyên vật liệu để xây dựng cơ thể, bù đắp sự hao mòn hàng ngày. ể lựa chọn được một chế độ ăn uống đầy đủ về chất, lượng, phù hợp với lứa tuổi, giới t nh, với thể trạng, hoạt động nghề nghiệp nhằm đảm bảo sức khoẻ thì chúng ta cần có sự hiểu biết đầy đủ về dinh dư ng. Nhu cầu các chất dinh dư ng được đáp ứng bởi thức ăn, phụ thuộc vào tập quán dinh dư ng, điều kiện kinh tế, điều kiện sản xuất và cách ăn của t ng nơi trên thế giới. 16
  17. Các chất dinh dư ng có hàm lượng trong thực ph m rất khác nhau. Có loại thực ph m chứa nhiều loại chất dinh dư ng có loại chỉ có một đến hai chất, như đường tinh chế. Trong quá trình làm sạch và tinh chế, hàm lượng một số chất dinh dư ng giảm đi nhiều, như bột có tỉ lệ xay xát cao. Nhiều loại thực ph m như bột trắng, dầư, m , đường chỉ là nguồn năng lượng và hầu như không có các yếu tố tạo hình hoặc yếu tố điều hoà. Người ta thường gọi chúng là nguồn ―Calori rỗng‖ vì thế để có chế độ .dinh dư ng hợp l và cân đối cần phải biết phôi hợp các loại thực ph m để chúng bổ sung lẫn nhau Hoạt động thể dục thể thao mang t nh đặc thụ riêng, một chế độ dinh dư ng th ch hợp, vệ sinh là cơ sở, là nền tảng cho việc giữ gìn sức khoẻ và nâng cao năng lực hoạt động của vận động viên. Việc xây dựng chế độ dinh dưõng cho vận động viên phải tuân theo các nguyên tắc vệ sinh dinh dư ng phải căn cứ vào các giai đoạn huấn luyện, thi đấu, vào môn thể thao cũng như trong t ng điều kiện tập luyện cụ thể. 3.2. 3.2. Phần kiến thức căn bản: I.Vai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng 1.1.Vai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng Có 6 loại chất dinh dư ng cần thiết cho cơ thể sống được cung cấp t thức ăn (và được chia làm 2 nhóm) đó là: - Các chất dinh dư ng sinh năng lượng: + Gluxit + Lipit + Protein - Các chất dinh dư ng không sinh năng lượng; + Vitamin + Chất khoáng. + Nước 1.1.1. Các chất dinh dưỡng sinh năng lượng 17
  18. a. Gluxit (Hydratcacbon) còn gọi là chất đường. * Vai trò dinh dư ng: gluxit là nguồn dinh dư ng cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể (chiếm 55 - 60% tổng số năng lượng cho cơ thể). Năng lượng do gluxit cung cấp rất cần thiết cho hoạt động của cơ, của hệ thần kinh trung ương, của tim và gan. Khi 1g hyclrat cacbon được oxi hoá trong cơ thể sẽ cho 4 kcal. Trong quá trình tiêu hoá, gluxit bị phân hủy thành glucoza, glucoza vào máu và lấy chất cho năng lượng khi bị oxi hoá. (C6H1206 + 602 - > 6CO2 + 6H20 + 36 ATP) Số dư glucoza sẽ được chuyển một phần thành glycozen dự trữ ở gan, ở cơ, một phần biến thành m dự trữ. - Ở một mức độ nhất định, gluxit tham gia tạo hình như một thành phần của tế bào và mô. - Trong cơ thể luôn xảy ra quá trình phân giải gluxit để tạo thành năng lượng, nhưng hàm lượng glucoza máu luôn duy trì ở mức 80 - 120mg%. - Trong hoạt động thể dục thể thao, gluxit đóng vai trò rất quan trọng, nó cung cấp năng lượng tức thời cũng như cho những hoạt động gắng sức của vận động viên. Khi nguồn dự trữ năng lượng glycozen bị cạn và glucoza máu giảm, cơ thể phải tổng hợp glucoza t protein và lipit (số lượng glycozen dự trữ trong cơ và trong gan chỉ đủ cho cơ thể sử dụng trong, một số giờ hoạt động t ch cực; Khi nguồn dự trữ glycozen cạn kiệt do thiếu ăn, đói, cơ thể có khả năng tổng hợp glucoza t các axit amin và glyxerol. Khi đó m sẽ bị phân giải cho các axit amin. Glyxerol và axit amin được chuyển vào gan để chuyển hoá thành glucoza). Như vậy, ăn uống đầy đủ gluxit sẽ làm giảm phân hủy protein đến mức tốĩ thiểu. Ngược lại khi tập luyện, lao động nặng nếu cơ thể không được cung cấp đủ gluxit sẽ làm tăng phân hủy protein. Ăn uông quá nhiều gluxit th a sẽ chuyển hoá thành m và đến mức độ nhất định sế gầy ra hiện tượng b o phì. * Nguồn gluxit trong thực phẩm. Nguồn cung cấp gluxit chủ yếu cho cơ thể là thực ph m thực vật. Trong thực ph m tự nhiên, gluxit ở dưới dạng: 18
  19. - Mono saccarit: glucoza, fructoza, galactoza. - Disaccarit: saccaroza, lactoza. - Polysaccarit: tinh bột, glycogen, xenluloza. - Thực ph m gluxit tinh chế như: đường, bánh kẹo, các chế ph m t bột xay xát kĩ là các loại thức; ăn dễ, tiêu, hấp thụ nhanh. Gluxit có vai trò ch nh trong vấn đề gây b o phì, rối loạn chuyển hoá m và cholesterol ở ngưòi nhiều tuổi, người t lao dộng chận tay, t vận động thể lực, do vậy những đối tượng này nên hạn chế lượng gluxit tinh chế dưới 1/3 tổng số gluxit kh u phần. - Trong thực ph m động vật: glycozen có ở trong thịt nạc trong gan. Ở sữa lactoza. Xenluloza (chất xơ thực vật): không có vai trò cung cấp năng lượng cho ngưòi vì trong hệ tiêu hoá của người không có men phân hủy chất này, nhưng nó có vai trò k ch th ch nhu động ruột, điều hoà sự hấp thụ glucoza và cholesterol ở ruột non, hạn chế phát sinh ung thư ở đại tràng. * Nhu cầu gluxit đối vói cơ thể. Gluxit đảm bảo cung cấp 50 - 60% năng lượng trong kh u phần (trong đó lượng gluxit tinh chế không được quá 1/3 gluxit kh u phần). Ví dụ: nhu cầu năng lượng của một người trong một ngày cần: 3000 kcal thì năng lượng do gluxit cung cấp là 1500 - 1800 kcal. Khi lg gluxit đốt cháy trong cơ thể sẽ cho 4 kcal như vậy lượng gluxit trong kh u phần là: 375g - 450g trong đó lượng gluxit tinh chế chỉ nên chiếm l25g - 150g. b. Lipit (dầu, mỡ) hay còn gọi là chất béo. *Vai trò dinh dưỡng. Các loại mõ động vật và dầu thực vật là thức ăn chứa lipit (đó lá những triglyxerit được cấu tạo gồm 3 phân tử-axit b o và 1 phân tử glyxerol). - Là thành phần dinh dưõng cung cấp) nhiều năng lượng nhất. Khi oxi hoá lg lipit trong cơ thể sẽ cho 9 kcal (gấp đôi gluxit và protein). 19
  20. - Trong cơ thể người thì 10% trọng lượng cơ thể là m . Phần lớn lượng m trong cơ thể dưới dạng dự trữ ở lớp m dưới da, xung quanh các phủ tạng để thực hiện chức năng bảo vệ. - Lipit là thành phần cấu trúc tế bào thần kinh, tế bào não, tim, và gan. tuyến sinh dục (phosphatit). Tham gia vào thành phần các hormon: cortisol, testosterol, anđosteorol, hocmon sinh dục. - Là dung môi cho các vitamin A, D, E, K. - Lipit (cholesterol): được cơ thể sử dụng tổng hợp liu mật trong túi mật. * Nguồn lipit trong thực ph m: là t m động vật và dầu thực vật. Dầu thực vật có nhiều ỏ các loại hạt họ đậu như: đậu tương, lạc, v ng, hướng dương... Trong m động vật chứa các axit b o no, còn trong dầu thực vật chứa các axit b o chưa no. Dầu thực vật và một gSloạliiìõ' động vật có độ tan chảy thấp thì có độ đồng hoá cao hơn. Trong dầu thực vật có các axit b o chưa no như: linoleic, linolenic, arachiđonic là những axit b o mà cơ thể không till tự tổng hợp được. Cholesterol chỉ có trong m động vật, Mìốrxg có trong dầu thực vật. Khi ăn nhiều m động vật, trong máu th a cholesterol, chúng sẽ liên kết tạo thành các cục vón gây xơ m động mạch. Do vậy trong kh u phần ăn không nên quá nhiều m động vật. * Nhu cầu lipit. - ối với trẻ em, thanh thiếu niên, người lao động, tỷ lệ năng lượng do lipit cung cấp không nên quá 35% tổng số năng lượng. - ối vối các nhóm khác, không nên quá 30% tổng số năng lượng. - ối với nước ta viện dinh dư ng đề nghị: lipit kh u phần cung cấp 15 -20% tổng số năng lượng (trung bình là 18%). Trongđó 1/2 lioit kh u phần là lipit thực vật (tối thiểu là 1/3). c. Protein còn gọi là chất đạm. * Vai trò dinh dưỡng. Protẹin là thành phần dinh dư ng quan trọng nhất. - Protein là thành phần quan trọng rất cơ bản củạ vật chất sống. Protein tham gia vào cấu tạo tế bào, là yếu tố tạo hình ch nh (là thành phần ch nh của nhân và 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2