intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam: Số 2/2019

Chia sẻ: ViChoji2711 ViChoji2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

50
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam: Số 2/2019 trình bày các nội dung chính sau: Lọc thuần hai giống lúa Mùa Ba Bông Mẵn và Bờ Liếp 2, xác định gen thơm và sự biểu hiện hương thơm của các dòng đột biến phát sinh từ giống lúa Tám Dự và Tám Thơm Đột Biến, nghiên cứu đặc tính nông sinh học của các nguồn gen lúa thu thập tại Thanh Hóa,... Để nắm nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo tạp chí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam: Số 2/2019

TẠP CHÍ<br /> KHOA HỌC CÔNG NGHỆ<br /> NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NĂM THỨ MƯỜI BA<br /> MỤC LỤC<br /> 1. Trần Hữu Phúc, Vũ Anh Pháp, Huỳnh Kỳ và Văn 3<br /> SỐ 2 NĂM 2019 Quốc Giang. Lọc thuần hai giống lúa Mùa Ba Bông<br /> Mẵn và Bờ Liếp 2<br /> 2. Nguyễn Xuân Dũng, Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn 10<br /> TỔNG BIÊN TẬP Minh Công. Xác định gen thơm và sự biểu hiện<br /> Editor in chief hương thơm của các dòng đột biến phát sinh từ<br /> GS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤT giống lúa Tám Dự và Tám Thơm Đột Biến<br /> 3. Vũ Đăng Toàn, Phan Thị Nga, Bùi Thị Thu Huyền, 18<br /> Vũ Đăng Tường, Lã Tuấn Nghĩa, Dương Thị Hồng<br /> PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Mai, Ngô Đức Thể. Nghiên cứu đặc tính nông sinh<br /> Deputy Editor học của các nguồn gen lúa thu thập tại Thanh Hóa<br /> GS.TS. BÙI CHÍ BỬU 4. Trịnh Thùy Dương, Lê Khả Tường, Phạm Thị Kim 23<br /> TS. TRẦN DANH SỬU Hạnh. Nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc cây in vitro<br /> giống gừng G10 trong vườm ươm<br /> TS. NGUYỄN THẾ YÊN<br /> 5. Phạm Hùng Cương, Phạm Thị Kim Hạnh, Hồ Thị 27<br /> Loan. Đánh giá mối quan hệ di truyền nguồn gen<br /> THƯỜNG TRỰC Trám đen Cổ Loa sử dụng kỹ thuật ISSR<br /> ThS. PHẠM THỊ XUÂN - THƯ KÝ 6. Trịnh Thùy Dương, Vũ Linh Chi, Nguyễn Thị Thu 33<br /> Hằng. Kết quả đánh giá khả năng chịu hạn một số<br /> nguồn gen lúa tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia<br /> TÒA SOẠN - TRỊ SỰ<br /> 7. Phạm Hùng Cương, Đới Hồng Hạnh, Phạm Tiến 37<br /> Ban Thông tin Toàn. Đánh giá đặc điểm nông sinh học và chất<br /> Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam lượng mít Cổ Loa phục vụ khai thác phát triển nguồn<br /> Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội gen mít đặc sản<br /> Điện thoại: (024) 36490503; 8. Lê Kiêu Hiếu, Phạm Phước Nhẫn, Nguyễn Bảo Vệ. 44<br /> Ảnh hưởng của brassinolide đến một số đặc tính<br /> (024) 36490504; 0949940399<br /> sinh lý, sinh hóa cây lúa bị mặn (6‰) ở giai đoạn mạ<br /> Website: http://www.vaas.org.vn<br /> 9. Vũ Anh Pháp. Ảnh hưởng của các thời điểm thu 50<br /> Email: tapchivaas@gmail.com; hoạch đến năng suất và phẩm chất giống lúa thơm<br /> trandanhsuu233@gmail.com MTL372<br /> 10. Phan Ngọc Nhí, Trần Thị Ba, Võ Thị Bích Thủy, 54<br /> Nguyễn Bình Khang, Bùi Thị Cẩm Thu, Hồ Thị<br /> ISSN: 1859 - 1558<br /> Cẩm Nhung. Ảnh hưởng của cường độ và thời gian<br /> Giấy phép xuất bản số: chiếu sáng đèn LED đến sinh trưởng và năng suất cải<br /> 1250/GP - BTTTT phụng thu non<br /> Bộ Thông tin và Truyền thông 11. Ngô Quang Vinh, Bùi Xuân Mạnh, Đinh Thị Hương, 60<br /> cấp ngày 08 tháng 8 năm 2011 Lê Quý Kha, Nguyễn Hoài Châu. Ảnh hưởng của xử<br /> lý hạt giống và phun chế phẩm nano đến sinh trưởng,<br /> phát triển và năng suất ngô tại Long An<br /> <br /> 1<br /> TẠP CHÍ<br /> KHOA HỌC CÔNG NGHỆ<br /> NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology<br /> <br /> <br /> 12. Cao Thị Làn, Nguyễn Văn Kết, Ngô Quang Vinh. 64<br /> NĂM THỨ MƯỜI BA Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng và<br /> năng suất của giống dâu tây Newzealand trồng trong<br /> nhà plastic tại Đà Lạt<br /> SỐ 2 NĂM 2019 13. Trần Thị Trường, Nguyễn Đạt Thuần, Đào Trọng 71<br /> Hiền, Nguyễn Hoài Châu, Nguyễn Tường Vân,<br /> Trần Thị Thanh Thủy. Ảnh hưởng của xử lý hạt<br /> TỔNG BIÊN TẬP<br /> giống bằng nano kim loại sắt, đồng, coban đến sinh<br /> Editor in chief trưởng phát triển của đậu tương<br /> GS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤT 14. Đoàn Minh Diệp, Nguyễn Trọng Dũng, Vũ Linh 75<br /> Chi, Vũ Ngọc Thắng, Nguyễn Thanh Tuấn. Ảnh<br /> hưởng của mật độ, phân bón đến khả năng sinh<br /> PHÓ TỔNG BIÊN TẬP trưởng và năng suất của giống đậu xanh hạt nhỏ<br /> Deputy Editor Nam Đàn<br /> GS.TS. BÙI CHÍ BỬU 15. Nguyễn Thị Dung, Vũ Ngọc Thắng, Lê Thị Tuyết 80<br /> TS. TRẦN DANH SỬU Châm, Trần Anh Tuấn, Vũ Ngọc Lan, Phạm Thị<br /> Xuân, Nguyễn Ngọc Quất. Sự phản hồi sinh trưởng,<br /> TS. NGUYỄN THẾ YÊN<br /> sinh lý và năng suất của đậu xanh trong điều kiện<br /> ngập úng<br /> THƯỜNG TRỰC 16. Vũ Linh Chi, Nguyễn Trường Vương, Nguyễn Trọng 88<br /> ThS. PHẠM THỊ XUÂN - THƯ KÝ Dũng, Đỗ Thị Lan, Phí Đình Nam. Kết quả điều tra,<br /> thu thập quỹ gen cây trồng tại hai huyện Pác Nặm và<br /> Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn<br /> TÒA SOẠN - TRỊ SỰ 17. Trương Bình Nguyên, Nguyễn Hoàng Mai, Phan 93<br /> Ban Thông tin Hoàng Đại, Ngô Thùy Trâm, Lê Bá Dũng. Khảo sát<br /> trồng nấm Bào ngư trên cơ chất lên men<br /> Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam<br /> 18. Hoàng Thị Huệ, Lã Tuấn Nghĩa, Nguyễn Thị Mỹ 97<br /> Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội<br /> Châu, Nguyễn Hoài Thu, Trần Thị Thùy Dương.<br /> Điện thoại: (024) 36490503; Lưu giữ in vitro nguồn gen khoai sọ trong điều kiện<br /> (024) 36490504; 0949940399 sinh trưởng chậm<br /> Website: http://www.vaas.org.vn 19. Nguyễn Đăng Học. Tác động của áp dụng công nghệ 103<br /> Email: tapchivaas@gmail.com; cao đến hiệu quả kinh tế từ sản xuất rau tại Mộc<br /> trandanhsuu233@gmail.com Châu, Sơn La<br /> 20. Nguyễn Thị Tươi, Nguyễn Phú Son. Phân tích tình 108<br /> hình sản xuất và tiêu thụ của nông hộ trong chuỗi giá<br /> ISSN: 1859 - 1558 trị cà phê Arabica tại Đà Lạt<br /> Giấy phép xuất bản số: 21. Lê Tuấn Phong, Nguyễn Thị Xuyến, Đoàn Thị Kim 113<br /> 1250/GP - BTTTT Hạnh, Nguyễn Thu Hà, Trương Kim Hoa, Vũ Văn<br /> Tùng, Nguyễn Thị Tuyết, Hoàng Thị Lan Hương,<br /> Bộ Thông tin và Truyền thông<br /> Đỗ Mạnh Thụ, Nguyễn Thị Thanh. Nghiên cứu xử<br /> cấp ngày 08 tháng 8 năm 2011 lý chất thải trang trại nuôi lợn rừng làm phân bón tại<br /> huyện Thạch Thất, Hà Nội<br /> <br /> <br /> 2<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(99)/2019<br /> <br /> LỌC THUẦN HAI GIỐNG LÚA MÙA BA BÔNG MẴN VÀ BỜ LIẾP 2<br /> Trần Hữu Phúc1, Vũ Anh Pháp1, Huỳnh Kỳ2 và Văn Quốc Giang2<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Ứng dụng kỹ thuật điện di SDS-PAGE protein chọn lọc những hạt có hàm lượng amylose thấp, dựa trên mức độ<br /> ăn màu của băng waxy và nhận diện khả năng kháng rầy nâu qua 2 dấu phân tử SSR (B121 và RM5749). Thí nghiệm<br /> đánh giá độ thuần, năng suất và chất lượng các dòng thực hiện từ năm 2016 đến 2017 và đánh giá năng suất giống<br /> được lọc thuần thực hiện từ năm 2017 đến 2018. Từ kết quả ngoài đồng và trong phòng thí nghiệm, đã lọc thuần<br /> thành công giống lúa Ba Bông Mẵn và Bờ Liếp 2 thích nghi vùng canh tác lúa tôm và lúa cá. Thời gian sạ của hai<br /> giống này từ 15/8 - 15/9, thu hoạch tháng 12, chiều cao 106 - 110 cm, trọng lượng 1.000 hạt từ 22 - 24 g, thuộc nhóm<br /> gạo dài, tỷ lệ bạc bụng thấp (7 - 10%), mềm cơm (amylose 20,7 - 21,4%); năng suất 3,8 - 3,9 tấn/ha; kháng đạo ôn và<br /> có gen kháng rầy nâu.<br /> Từ khóa: Lúa mùa, SDS-PAGE, SSR, B121 và RM5749<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Cây lúa mùa địa phương được biết đến với khả 2.1. Vật liệu nghiên cứu<br /> năng thích nghi với điều kiện khó khăn, canh tác chủ Giống Ba Bông Mẵn và Bờ Liếp 2 được thu trên<br /> yếu trong mô hình lúa tôm và lúa cá trên đất trũng đồng khi lúa vừa chín, mẫu 5 m2 hai giống này và<br /> nhiễm phèn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. giống Một Bụi Đỏ Cao, Một Bụi Đỏ Lùn được làm<br /> Mô hình canh tác lúa - tôm là một mô hình canh tác đối chứng.<br /> đặc thù của vùng bị nhiễm mặn theo mùa trong hơn<br /> 50 năm qua (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005). Hệ thống 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> canh tác lúa - tôm được sản xuất với mức độ quảng Ứng dụng dấu phân tử protein và ADN vào việc<br /> canh và quảng canh cải tiến, diện tích của hình thức chọn dòng, phục tráng giống và sản xuất giống siêu<br /> sản xuất này lên đến 120.000 ha vào năm 2004 và sẽ nguyên chủng theo sơ đồ 2 (kỹ thuật phục tráng<br /> phát triển đến 200.000 ha trong các năm tiếp theo từ hạt giống trong sản suất) theo Bộ Nông nghiệp<br /> như kế hoạch của ngành nông nghiệp (Bộ Nông và Phát triển Nông thôn (2006). Số dòng đạt yêu<br /> nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2004). Kết quả thu cầu phải được hỗn dòng dùng để sản xuất giống<br /> thập năm 2018 toàn vùng có 8/13 tỉnh có canh tác vụ thứ nhất (G0) thu thập bông lúa đúng giống từ<br /> lúa tôm với khoảng 540 ngàn ha canh tác lúa tôm đồng ruộng, vụ thứ 2 (G1) trồng theo dòng để loại bỏ<br /> có kết hợp thả xen cá và cua, trong đó có hai tỉnh có những dòng không đạt, vụ thứ 3 (G3) đánh giá dòng<br /> diện tích canh tác lớn là Kiên Giang 170 ngàn ha và vụ thứ 3, những dòng đạt yêu cầu được hỗn dòng.<br /> Cà Mau 180 ngàn ha. 2.2.1. Thanh lọc bằng kỹ thuật điện di SDS-PAGE<br /> Hai giống lúa mùa Ba Bông Mẵn và Bờ Liếp 2 có protein<br /> khả năng chịu mặn khá tốt phù hợp cho hình lúa - Mỗi giống lấy 80 bông từ 80 bụi tốt nhất để phân<br /> tôm - cá, có chất lượng tốt, nhưng từ trước đến nay tích, chọn một hạt/bông, dựa trên điện di đồ để<br /> chưa được lọc thuần, nên lẫn tạp rất nhiều, gạo có chọn hạt tốt. Điện di protein trên gel polyacrylamid<br /> lẫn dạng hạt đỏ, đã làm cho năng suất và chất lượng có SDS ( SDS-PAGE) được thực hiện theo phương<br /> bị giảm. Do đó, lọc thuần hai giống lúa Ba Bông Mẵn pháp của Laemmli (1970). Một nửa hạt (không chứa<br /> và Bờ Liếp 2 là rất cần thiết. Để giải quyết vấn đề này, phôi mầm) được tán nhuyễn, cân chính xác 3 mg<br /> tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học như kỹ thuật và ly trích với dung dịch Tris-HCl (pH = 8,0), chứa<br /> điện di SDS-PAGE protein được ứng dụng nhằm 0,2% SDS, 5M urea và 1% 2-ME (Mercaptoethanol)<br /> chọn những dòng có khả năng mềm cơm; phân tích để ly trích qua đêm; ly tâm 10.000 vòng/phút, 10 ml/<br /> AND để chọn dòng có khả năng chống chịu rầy nâu, giếng; điện di với gel cô mẫu (stacking gel) 5% và gel<br /> giúp tăng độ chính xác và rút ngắn thời gian nhằm phân tách (separating gel) 12% với cường độ dòng<br /> nâng cao năng suất, chất lượng, giúp phát triển mô điện 40 V ở gel cô mẫu, 80 V ở gel phân tách, thời<br /> hình tôm - lúa, lúa - cá. gian điện di 5 h. Gel được nhuộm bằng dung dịch<br /> 1<br /> Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ<br /> 2<br /> Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ<br /> <br /> 3<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(99)/2019<br /> <br /> nhuộm 0,2M Coomasie Brilliant Blue R250 trong (Rahman et al., 2009) và RM5749 (Myint et al., 2012),<br /> 30 phút đến 1 giờ. Rửa gel trong dung dịch acid giống chuẩn kháng Ptb33, giống chuẩn nhiễm TN1.<br /> acetic : methanol : nước cất theo tỷ lệ 7 : 20 : 73 trong Gel được chụp, bằng máy chụp hình gel Biorad UV<br /> thời gian từ 1 đến 3 ngày. Các kết quả đọc gel được 2000 và ghi nhận kết quả, thang chuẩn 100bp của<br /> xử lý bằng phầm mềm ImageJ (Phần mềm nguồn công ty Fermentas đã được sử dụng để ước lượng<br /> mở ImageJ được phát triển tại Viện Y tế quốc gia kích thước sản phẩm PCR và trình tự các cặp mồi<br /> Mỹ - NIH và được cải tiến bởi nhiều người dùng). của các dấu phân tử này (Bảng 1).<br /> Sau khi phân tích hai chỉ tiêu trên, gieo tất cả<br /> 2.2.2. Nhận diện gen kháng rầy nâu<br /> những dòng đạt yêu cầu (½ hạt còn lại và toàn bộ hạt<br /> Dựa vào kết quả điện di SDS-PAGE protein chọn chắc trên bông) trong nhà lưới, cấy ra đồng, thành<br /> ra 50% dòng tốt nhất của mỗi giống, trích ADN ruộng dòng G1, chiều dài các ô bằng nhau. Thường<br /> theo quy trình CTAB (Rogers and Bendich, 1988), xuyên theo dõi, khử bỏ các cây khác giống do lẫn cơ<br /> phân tích ADN để chọn những dòng có mang gen giới trước khi cây đó tung phấn, không khử bỏ cây<br /> kháng rầy thông qua hai dấu phân tử SSR là B121 khác dạng.<br /> <br /> Bảng 1. Trình tự các đoạn mồi được sử dụng trong phản ứng PCR<br /> Tên marker Gen Trình tự mồi Tác giả<br /> For. 5’ CGT CGT ACA TTC TGA AAT GGA G 3’<br /> B121 Bph21 Rahman et al., 2009<br /> Rev. 5’ GGA CAT GGA GAT GGT GGA GA 3’<br /> For. 5’ CTA AGC TCA CCA TAG CAA TC 3’<br /> RM5479 Bph26 Myint et al., 2012<br /> Rev. 5’ ATA CAC TTC TCC CCT CTC TG 3’<br /> <br /> Đánh giá lần cuối dòng được chọn, thu hoạch, III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> phân tích chiều cao, số chồi (bông/m2), hạt chắc/bông,<br /> 3.1. Ứng dụng chỉ thị protein phân tử vào việc<br /> trọng lượng 1.000 hạt, năng suất, chất lượng xay chà,<br /> nhận diện tính trạng amylose<br /> chiều dài hạt gạo theo IRRI (2014), amylose theo<br /> phương pháp của Cagampang và Rodriguez (1980), Theo Phan Thị Bảy và cộng tác viên (2008) tinh<br /> protein theo Lowry O.H và cộng tác viên (1951), khả bột chiếm 90% trong hạt gạo, tinh bột là hợp chất<br /> năng chống chịu cháy lá theo IRRI (2014) với giống amylose và amylopectin. Gen wx mã hóa cho enzym<br /> chuẩn kháng (Tẻ Tép) và giống nhiễm là OM1490. tổng hợp tinh bột dạng liên kết mạch thẳng là protein<br /> waxy, có vai trò chính trong việc tổng hợp amylose,<br /> 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu nên việc phân tích định tính waxy cũng góp phần dự<br /> Thí nghiệm so sánh dòng năm 2016 - 2017 bố đoán được hàm lượng amylose. Theo Dung (1999),<br /> trí theo tuần tự không lặp lại tại ruộng canh tác lúa hàm lượng amylose tỷ lệ thuận với mức độ đậm màu<br /> - tôm - cá tại ấp Minh Hà B, xã Khánh Bình Đông, trên băng điện di SDS-PAGE protein, nghĩa là băng<br /> huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Thí nghiệm protein waxy nhạt màu (giá trị độ rõ thấp) thì hàm<br /> năm 2017 - 2018 tại 6 điểm, thuộc 6 xã của 3 huyện lượng amylose thấp. Đánh giá kết quả đọc gel được xử<br /> U Minh, Thới Bình và Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau lý bằng phầm mềm ImageJ, những hạt được chọn thì<br /> trong ruộng lúa - tôm - cá. băng Waxy 60 kDa có độ rõ (Density) của băng Waxy<br /> thể hiện mức độ rõ ở giá trị thấp (Hình 1 và Hình 2).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1. Phổ điện di protein gel 5<br /> Ghi chú: M: Dấu phân tử, 1: BBM1*, 2: BBM2, 3: BBM3,<br /> 4: BBM4*, 5: BBM5, 6: BBM6, 7: IR504, 8: BBM7*, 9: BBM8*, Hình 2. Mức độ rõ (Density) của băng Waxy<br /> 10: BBM9*.<br /> <br /> 4<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(99)/2019<br /> <br /> Để thoả mãn mục tiêu cải thiện tính mềm cơm ADN khuếch đại hai band chính khoảng 200 bp<br /> của giống (giống này hiện nay bị cứng cơm) nên (nhiễm rầy) và 160 bp (kháng rầy).<br /> chọn những hạt băng Waxy 60 kDa có giá trị mức Theo Jenning và cộng tác viên (1979) có 4 biotype<br /> độ rõ càng nhỏ càng tốt. Dựa vào kết quả điện di rầy nâu: biotype 1 phân bố rộng ở Đông và Đông<br /> giống Ba Bông Mẵn chọn giếng 1*, 4*, 8*, 9* và 10* Nam Á; biotype 2 có nguồn gốc ở Philippines phát<br /> trên gel 5, vì có băng waxy rất nhạt ở mức 1 (giá trị sinh sau khi sử dụng rộng rãi các giống có gen Bph1;<br /> độ rõ thấp) tương ứng với hàm lượng amylose thấp, biotype 3 phát sinh tại các phòng thí nghiệm ở Nhật<br /> đây là những dòng có khả năng mềm cơm. Đối với và Philippines; biotype 4 xuất hiện ở vùng Nam Á.<br /> lúa mùa Bờ Liếp 2, quá trình phân tích cũng thực Theo Ikeda và Vaughan (2006), về vấn đề xếp hạng<br /> hiện như trên. các nhóm gen kháng với biotype gồm 4 nhóm. Nhóm<br /> Bph1, gen chủ lực là Bph1, thì kháng với biotype 1<br /> 3.2. Ứng dụng dấu phân tử SSR vào việc cải thiện<br /> và 3, nhiễm với biotype 2. Nhóm Bph2, gen chủ lực là<br /> khả năng kháng rầy nâu<br /> bph2 thì kháng với biotype 1 và 2, nhiễm với biotype 3.<br /> Dựa vào kết quả phổ điện di protein của 80 hạt Nhóm Bph3 thí kháng với tất cả biotype, gen chủ lực<br /> từ 80 bông khác nhau, chọn được 40 bông tốt nhất, là bph3, bph4, bph8 và bph9. Nhóm khác thì kháng<br /> tiến hành trồng và trích ADN để kiểm tra gen kháng với biotype 4, các gen chủ lực là bph5, Bph6 và bph7.<br /> rầy nâu thông qua hai dấu phân tử SSR là B121 và Theo Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2007), gen<br /> RM5749. Theo Rahman và cộng tác viên (2009) đã kháng nhóm bph1 và bph2 được tìm thấy trên nhiễm<br /> xác định được vị trí của gen Bph21 nằm trên nhiễm sắc thể số 12. Như vậy, nếu các dòng/giống thể hiện<br /> sắc thể số 12, có kích thước 194 kbp và dấu phân tử gen kháng trên nhiễm nhiễm sắc thể số 12, tức<br /> B121 nằm giữa hai dấu phân tử S12094A và B122, là dòng/giống lúa có khả năng kháng với cả 3 loại<br /> sản phẩm PCR có band 101 bp tương ứng với kiểu biotype rầy nâu, đây là một đặc tính rất tốt của giống.<br /> hình kháng rầy và band 95 bp tương ứng với kiểu Do hai dấu phân tử SSR là B121 và RM5749 liên kết<br /> hình nhiễm rầy. Theo Myint và cộng tác viên (2012) chặc với các gen kháng rầy nâu nằm trên nhiễm sắc<br /> thì gen Bph26 nằm trên cánh dài của nhiễm sắc thể số 12, nên các dòng/giống được đánh giá là có<br /> thể số 12 và dấu phân tử RM5479 cũng nằm trên mang gen kháng rầy nâu dựa vào hai dấu phân tử này<br /> nhiễm sắc thể số 12 và nằm rất gần với gen Bph26, thì có khả năng kháng với cả 3 loại biotype rầy nâu.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 160 bp<br /> 101 bp<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 3. Điện di sản phẩm PCR Hình 4. Điện di sản phẩm PCR<br /> dòng/giống Bờ Liếp 2 với marker B121. dòng/giống Bờ Liếp 2 với marker RM5479<br /> Ghi chú: 1: Ptb33 (ĐC Kháng); 2: TN1 (ĐC nhiễm); Ghi chú: 1: thang chuẩn 100 bp; 2: TN1 (ĐC nhiễm);<br /> 3: BL2-1k; 4: BL2-11dh; 5: BL2-3k; 6: BL2-12k; 7: BL2-13k; 3: Ptb33 (ĐC Kháng); 4: BL2-1k; 5: BL2-2n; 6: BL2-3k;<br /> 8: BL2-15k; 9: BL2-16k; 10: BL2-2n; 11: BL2-4n; 12: BL2-5n; 7: BL2-4n; 8: BL2-5n; 9: BL2-11dh; 10: BL2-12k; 11: BL2-13k;<br /> 13: BL2-17n; 14: BL2-14dh; 15: Nước (đối chứng âm); 12: BL2-14dh; 13: BL2-15k; 14: BL2-16k; 15: BL2-17n;<br /> 16: thang chuẩn 100 bp. k: kháng; n: nhiễm; dh: dị hợp 16: BL2-21k; 17: Nước<br /> <br /> Kết quả phân tích sản phẩm PCR trên gel agarose này còn khuếch đại sản phẩm PCR với cùng lúc hai<br /> với nồng độ 3% cho thấy đoạn ADN được khuếch band 101bp và 95 bp trên một số dòng, có thể những<br /> đại hai band chính khoảng 101 bp và 95 bp (Hình 3). dòng lúa này là những cá thể dị hợp. Từ kết quả này<br /> Dấu phân tử B121 đã cho thấy sự đa hình rất rõ đã cho thấy B121 liên kết chặt với gen kháng rầy.<br /> giữa các dòng/giống lúa khảo sát, các giống lúa có Kết quả phân tích 40 dòng/giống, giống Bờ Liếp 2<br /> band 101 bp tương ứng với kiểu hình kháng rầy và (BL2-1 - BL2-40) loại bỏ 5 dòng thể hiện band nhiễm<br /> band 95 bp tương ứng với kiểu hình nhiễm rầy như và 3 dòng dị hợp, giống Ba Bông Mẵn (BBM1 - BBM40)<br /> giống chuẩn kháng và chuẩn nhiễm. Dấu phân tử loại bỏ 6 dòng thể hiện band nhiễm và 3 dòng dị hợp.<br /> <br /> 5<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(99)/2019<br /> <br /> Điện di sản phẩm PCR với dấu phân tử RM5479 giá trị trung bình cộng trừ độ lệch chuẩn ( ± s) sẽ<br /> trên gel agarose với nồng độ 3% cho thấy đoạn ADN được chọn, bỏ những dòng có chiều cao cây quá cao<br /> được khuếch đại hai band chính khoảng 200 bp và hay quá thấp (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông<br /> 160 bp (Hình 4). Giếng 2 là mẫu đối chứng nhiễm thôn, 2006).<br /> (TN1) cho band khoảng 200 bp, giếng 3 là mẫu đối<br /> Đánh giá thành phần năng suất và năng suất<br /> chứng kháng (Ptb33) cho band khoảng 160 bp. Dấu<br /> phân tử RM5479 cho thấy sự đa hình rất rõ trên (tấn/ha): Bông/m2, số hạt chắc/bông, trọng lượng<br /> các dòng lúa khảo sát, sản phẩm PCR với cả 2 band 1.000 hạt (g) chọn những dòng có số bông/m2 lớn<br /> khoảng 200 bp và 160 bp, những dòng cho sản phẩm hơn giá trị ( - s), để cải thiện các thành phần năng<br /> PCR cùng lúc 2 band này có thể là những mẫu dị suất. Năng suất: chọn những dòng có năng suất lớn<br /> hợp. Kết quả này cho thấy hai dấu phân tử cho kết hơn giá trị > 3,5 tấn/ha vì theo kết quả lấy mẫu năng<br /> quả giống nhau, tuy nhiên do số lượng mẫu còn ít và suất giống Một Bụi Đỏ trung bình là 3,5 tấn/ha.<br /> phân tích trên dòng nên không thể nhận xét là hai Đánh giá chất lượng gạo: Tỷ lệ gạo lức, gạo trắng<br /> dấu phân tử này cho kết quả như nhau. và gạo nguyên chọn những dòng có tỉ lệ (%) hơn<br /> 3.3. Khảo nghiệm 30 dòng/giống Ba Bông Mẵn và giá trị ( - s). Chiều dài gạo (mm) chọn những dòng<br /> Bờ Liếp 2 năm 2016 - 2017 Ba Bông Mẵn có chiều dài gạo (mm) lớn hơn giá trị<br /> Lọc thuần giống theo nguyên tắc là loại bỏ những trung bình chung (> 6,1 mm). Bạc bụng cấp 9 (%)<br /> dòng được xem là khác dạng, năng suất thấp, phẩm chọn những dòng có tỉ lệ (%) bạc bụng cấp 9 (< 15%)<br /> chất kém và khả năng chống chịu kém. Kết quả (vì các mẫu giống thu thập có tỉ lệ bạc bụng trung<br /> giống Ba Bông Mẵn chọn được 27 dòng, loại trực bình là 15%). Amylose (%) chọn những dòng Ba<br /> tiếp 03 dòng (Ba Bông Mẵn-17, Ba Bông Mẵn-18 Bông Mẵn có tỉ lệ (%) amylose (< 22,5%) và giống Bờ<br /> và Ba Bông Mẵn-22), trong đó 02 dòng 17 và 18 trổ Liếp 2 chọn những dòng có amylose thấp (< 21,5%).<br /> không tập trung, dòng 22 phát triển kém lá cờ hơi Protein (%) chọn những dòng có tỉ lệ (%) protein lớn<br /> xiên và giống Bờ Liếp 2 chọn được 28 dòng loại bỏ hơn giá trị ( - s).<br /> trực tiếp 2 dòng (Bờ Liếp 2-7, Bờ Liếp 2-24) vì có<br /> Khả năng chống chịu bệnh cháy lá (cấp bệnh):<br /> màu bẹ lá khác dạng.<br /> chọn những dòng có mức chống chịu rất kháng<br /> Đánh giá chiều cao (cm): Chiều cao giữa các<br /> (cấp 1) đến hơi kháng (cấp 3).<br /> dòng càng gần nhau, sau khi hỗn dòng đưa ra sản<br /> xuất thì giống sẽ có độ thuần trên đồng ruộng càng Giống Ba Bông Mẵn sau khi đánh giá chọn được<br /> cao, giúp tất cả các cây lúa phát triển đồng đều. Do 11 dòng tốt nhất đạt tất cả các chỉ tiêu (Bảng 2),<br /> có chiều cao gần bằng nhau nên khả năng quang hợp tương tự giống Bờ Liếp 2 chọn được 9 dòng tốt nhất<br /> và hấp thu dưỡng chất được tốt, giúp cải thiện năng thoả mãn tất cả các chỉ tiêu (Bảng 3) và các dòng/<br /> suất, những dòng có chiều cao nằm trong khoảng giống được hỗn lại, tiếp tục đánh giá vụ tiếp theo.<br /> <br /> Bảng 2. Các dòng Ba Bông Mẵn tốt nhất được chọn<br /> Ba Bông Mẵn<br /> Chỉ tiêu<br /> 1 3 4 5 8 11 13 15 24 26 27<br /> Chiều cao (cm) 108 106 106 105 108 105 106 106 106 105 106<br /> Bông/m2 270 280 281 232 278 280 299 270 270 280 281<br /> Hạt chắc/bông 69 81 75 77 65 65 62 69 69 81 75<br /> 1.000 hạt (g) 22,1 22,1 22,1 21,5 21,4 22,1 22,1 22,1 22,1 22,1 22,1<br /> Năng suất (tấn/ha) 4,0 3,6 4,0 3,6 3,8 3,6 4,1 4,0 4,0 3,6 4,0<br /> Gạo lức (%) 80 81 80 81 81 81 80 80 80 81 80<br /> Gạo trắng (%) 69 69 69 70 69 69 69 69 69 69 69<br /> Gạo nguyên (%) 66 67 66 66 67 67 66 66 66 67 66<br /> Dài gạo (mm) 6,6 6,4 6,5 6,3 6,2 6,3 6,3 6,3 6,3 6,3 6,4<br /> Bạc bụng (%) 10,0 9,0 10,0 9,5 10,3 9 10 10 10 9 10<br /> Amylose (%) 20,9 22,5 22,0 21,4 20,4 21,5 22,0 20,8 20,5 22,5 22,0<br /> Protein (%) 7,2 7,8 8,6 8,1 7,3 8 7,8 7,4 8,1 7,6 7,8<br /> Cháy lá (cấp) 3 3 3 1 1 1 3 1 3 0 0<br /> <br /> 6<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(99)/2019<br /> <br /> Bảng 3. Các dòng Bờ Liếp 2 tốt nhất được chọn<br /> Bờ Liếp 2<br /> Chỉ tiêu<br /> 2 3 4 8 10 12 13 16 22<br /> Chiều cao (cm) 114 115 113 110 116 115 110 112 111<br /> Bông/m2 216 235 231 236 258 221 250 215 285<br /> Hạt chắc/bông 63 57 57 64 63 63 65 67 65<br /> 1.000 hạt (g) 24,8 27,1 25,3 24,5 24,2 24,2 24,3 26,1 22,9<br /> Năng suất (tấn/ha) 3,6 3,6 3,6 3,8 4,0 3,5 4,0 3,6 4,3<br /> Gạo lức (%) 79 81 79 81 79 80 81 80 80<br /> Gạo trắng (%) 67 69 68 68 68 68 71 67 70<br /> Gạo nguyên (%) 57 61 58 62 59 58 66 56 63<br /> Chiều dài gạo (mm) 6,6 6,6 6,7 6,7 6,5 6,5 6,4 6,6 6,6<br /> Bạc bụng (%) 5,5 8 4,5 9,5 10 10 5,5 4,5 4,5<br /> Amylose (%) 20,8 20,8 20,5 20,5 21,2 20,1 20,2 20,1 20,4<br /> Protein (%) 8,5 8,6 9,4 9,0 8,1 7,8 7,9 8,1 8,4<br /> Cháy lá (cấp) 1 1 1 1 3 3 3 3 1<br /> <br /> 3.4. Đánh giá các dòng đã được lọc thuần năm đương với giống Bờ Liếp 2 đối chứng chưa lọc thuần<br /> 2017 - 2018 (khác biệt không có ý nghĩa thống kê). Điều này<br /> 3.4.1. Chiều cao, thành phần năng suất và năng cho thấy trong quá trình lọc thuần chỉ cải thiện độ<br /> suất thực tế đồng đều mà không làm thay đổi đặc tính chiều cao<br /> Hỗn dòng, 11 dòng giống Ba Bông Mẵn được của giống. Giống Bờ Liếp 2 sau lọc thuần có năng<br /> hỗn dòng thành một, là giống Ba Bông Mẵn đã được suất cao hơn giống chưa lọc thuần đạt 3,8 tấn/ha<br /> lọc thuần và giống Bờ Liếp 2 đã lọc thuần là hỗn hợp (khác biệt có ý nghĩa thống kê) cải thiện được 19%<br /> của 9 dòng. năng suất. Kết quả đánh giá trên giống Ba Bông Mẵn<br /> Kết quả thí nghiệm tại 6 điểm thí nghiệm (Bảng 4) sau lọc thuần và trước lọc thuần (Bảng 5) cũng cho<br /> trong mô hình lúa-tôm-cá cho thấy, giống Bờ Liếp kết quả tương tự như giống Bờ Liếp 2. Giống Ba<br /> 2 đã được lọc thuần có chiều cao trung bình tương Bông Mẵn sau lọc thuần đạt năng suất 3,9 tấn/ha.<br /> <br /> Bảng 4. Chiều cao, thành phần năng suất và năng suất thực tế<br /> Chiều cao Hạt chắc/ Trọng lượng Năng suất<br /> TT Tên giống Bông/m2<br /> (cm) bông 1.000 hạt (g) (tấn/ha)<br /> 1 Bờ Liếp 2 (hỗn dòng) 110bc 248ab 63cd 24,2a 3,8a<br /> 2 Ba Bông Mẵn (hỗn dòng) 106c 268a 72a 22,2b 3,9a<br /> 3 Bờ Liếp 2 (Đ/c) 113b 227b 58d 23,4a 3,2d<br /> 4 Ba Bông Mẵn (Đ/c) 107c 257a 66bc 21,9b 3,3cd<br /> 5 Một Bụi Đỏ Lùn (Đ/c) 97d 263a 70ab 23,4a 3,5b<br /> 6 Một Bụi Đỏ Cao (Đ/c) 118a 233b 60d 23,4a 3,4bc<br /> Trung bình 108,3 249,3 64,9 23,1 3,5<br /> F giống ** ** ** ** **<br /> F địa điểm * ** ns ns **<br /> F giống ˟ địa điểm ns ns ns ns ns<br /> CV (%) 5,6 13 11,4 4,8 6,9<br /> Ghi chú: Bảng 4, 5: ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; *: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%; **: khác biệt ý<br /> nghĩa thống kê ở mức 1%. Những số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê.<br /> <br /> 7<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(99)/2019<br /> <br /> 3.4.2. Chất lượng gạo<br /> Độ bạc bụng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ xay chà, người tiêu dùng. Kết quả so sánh giữa giống Bờ Liếp 2<br /> giá cả khi xuất khẩu và thị hiếu người tiêu dùng. đã phục tráng và giống Bờ Liếp 2 đối chứng chưa lọc<br /> Đối với gạo tẻ nguyên nhân bạc bụng là do hạt tinh thuần, giống đã lọc thuần có tỷ lệ gạo nguyên cao<br /> bột ở vùng bạc bụng sắp xếp rời rạc kém chặt chẽ tạo hơn giống chưa lọc thuần và giống Ba Bông Mẵn đã<br /> khe hở chứa không khí giữa các hạt tinh bột tạo thành lọc thuần so sánh với giống Ba Bông Mẵn đối chứng<br /> vết đục (Del Rosario et al., 1968). Giống sau khi lọc chưa lọc thuần cũng cho tỷ lệ gạo nguyên cao hơn.<br /> thuần đã giảm tỷ lệ bạc bụng, đồng thời chiều dài hạt Điều này cho thấy, giống được lọc thuần thành công<br /> gạo cũng được cải thiện đáng kể, đáp ứng tốt thị hiếu cải thiện đáng kể chất lượng xay chà.<br /> <br /> Bảng 5. Tỷ lệ gạo lức, trắng, nguyên, bạc bụng, chiều dài hạt gạo và amylose<br /> Gạo lức Gạo trắng Gạo Bạc bụng Chiều dài Amylose<br /> TT Tên giống<br /> (%) (%) nguyên (%) cấp 9 (%) gạo (mm) (%)<br /> 1 Bờ Liếp 2 (hỗn dòng) 80a 69ab 60c 7b 6,9a<br /> 20,7c<br /> 2 Ba Bông Mẵn (hỗn dòng) 80a 69a 66a 10b 6,3b 21,4c<br /> 3 Bờ Liếp 2 (Đ/c) 80a 68bc 55d 13a 6,6a<br /> 22,6b<br /> 4 Ba Bông Mẵn (Đ/c) 80a 68ab 62b 16a 6,0c 23,7a<br /> 5 Một Bụi Đỏ Lùn (Đ/c) 80ab 67c 60c 7b 6,0c 23,7a<br /> 6 Một Bụi Đỏ Cao (Đ/c) 79b 67c 55d 15a 6,1c 24,4a<br /> Trung bình 80 67,9 59,7 11,5 6,3 22,7<br /> F giống ** ** ** ** ** **<br /> F địa điểm ** ** ** * ** ns<br /> F giống ˟ địa điểm ns ns ns ns ns **<br /> CV (%) 1,4 1,7 4,7 38,5 3,9 5,1<br /> <br /> Hàm lượng amylose có thể được xem là hợp phần kháng rầy nâu, có năng suất khá 3,9 tấn/ha (cải thiện<br /> quan trọng trong phẩm chất cơm nấu vì nó quyết năng xuất 18,2% so với giống Ba Bông Mẵn đối<br /> định tính chất của hạt như: dẻo, mềm hay cứng. Theo chứng chưa lọc thần 3,3 tấn/ha), chất lượng xay chà<br /> IRRI (2014), hàm lượng amylose thấp (10 - 20%), tốt, tỷ lệ bạc bụng 10% cải thiện được gần 40% so với<br /> trung bình (20 - 25%) và cao (25 - 30%), phần lớn giống chưa lọc thuần và hàm lượng amylose trung<br /> các giống lúa mùa ở Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện bình là 21,4% (cải thiện được tính mềm cơm 9,7%).<br /> và Ấn Độ có hàm lượng amylose từ cao đến trung Giống lúa mùa Bờ liếp 2 đã lọc thuần thích hợp<br /> bình. Giống lúa Ba Bông Mẵn và Bờ Liếp 2 thuộc cho mô hình canh tác lúa tôm và có mang gen kháng<br /> nhóm amylose trung bình, sau khi lọc thuần có hàm rầy nâu, có năng suất khá 3,8 tấn/ha (cải thiện năng<br /> lượng amylose thấp hơn so với giống đối chứng, góp suất 15,8% so với giống Bờ liếp 2 đối chứng chưa<br /> phần cải thiện tính mềm cơm của giống. lọc thần 3,3 tấn/ha), chất lượng xay chà tốt, tỷ lệ bạc<br /> bụng 7% cải thiện được gần 38,5% so với giống chưa<br /> IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ lọc thuần và hàm lượng amylose trung bình là 20,7%<br /> 4.1. Kết luận (cải thiện được tính mềm cơm 8,4%).<br /> Ứng dụng dụng kỹ thuật điện di protein SDS- 4.2. Đề nghị<br /> PAGE và nhận diện gen kháng rầy nâu bằng dấu Nhân nguồn giống để đưa vào sản xuất và thử<br /> phân tử SSR, đã giúp loại bớt những dòng có khả nghiệm các biện pháp canh tác trên hai giống lúa này.<br /> năng khô cơm và những dòng nhiễm rầy nâu, góp<br /> phần tăng độ chính xác của kết quả nghiên cứu. Hai LỜI CẢM ƠN<br /> dấu phân tử B121 và RM5479 giúp đánh nhanh các Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Sở Khoa<br /> dòng/giống lúa mùa mang gen kháng. học và Công nghệ tỉnh Cà Mau đã tài trợ kinh phí để<br /> Giống lúa mùa Ba Bông Mẵn đã lọc thuần thích thực hiện nghiên cứu này. Cảm ơn Trung tâm Giống<br /> hợp cho mô hình canh tác lúa tôm và có mang gen Nông nghiệp Cà Mau đã phối hợp thực hiện.<br /> <br /> 8<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(99)/2019<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO Dung L. V., 1999. The genetic complexity of agronomical<br /> Phan Thị Bảy, Nguyễn Công Hương, Lê Thị Muội traits in relation to its evaluation and use in rice.<br /> và Nguyễn Đức Thành, 2008. Đặc điểm các Thesis (Doctor). Hokkaido University of Japan,<br /> microsatellite của gen tổng hợp tinh bột ở một số 118p: 64-72p<br /> giống lúa Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Sinh học 6 Ikeda, R. and D.A. Vaughan, 2006. The distribution<br /> (3): 311-320. of resistance genes to the brown plant hopper in rice<br /> Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2004. “Quy germplasm. International Rice Research Institute,<br /> hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - lâm - thủy P.O. Box 933, Manila, Philippines. <br /> sản vùng ĐBSCL đến năm 2010 và tầm nhìn đến IRRI (International Rice Research Institute), 2014.<br /> năm 2020”. Địa chỉ: http://vukehoach.mard.gov. Standard Evaluation system of rice (SES), 5th Edition.<br /> vn/Default.aspx?baocaoquyhoach; ngày truy cập: Los Baños, Philippines, 57 pages.<br /> 21/10/2018. Jenning, P.R.., W.R. Coffman and H.E. Kauffman,<br /> Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006. Quyết 1979. Rice Improvement. International Rice Research<br /> định số 4100 QĐ/BNN-KHCN, ngày 29 tháng 12 Institute. Los Bannos. Philippines, pp.113-116.<br /> năm 2006, của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát Laemmli. U.K., 1970. Cleavage of structural proteins<br /> triển nông thôn về Lúa thuần - qui trình kỹ thuật sản during the assembly of the head of bacteriophage T4.<br /> xuất hạt giống, theo tiêu chuẩn ngành (10TCN: 395 Nature, 227: 680-685<br /> - 2006). Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 2007. Lowry, O.H., N.J. Rosebrough, A.L. Farr and R.J.<br /> Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2007. Chọn giống cây Randall, 1951. Protein measurement with the Folin<br /> trồng - Phương pháp Truyền thống và Phân tử. Nhà phenol reagen. Bio. Chem. 193: pp. 265-275.<br /> xuất bản Nông nghiệp, 504 trang. Myint, K.K.M., D. Fujita, M. Matsumura, T. Sonoda,<br /> Nguyễn Bảo Vệ, Ngô Ngọc Hưng, Quảng Trọng Thao, A. Yoshimura and H. Yasui, 2012. Mapping and<br /> Nguyễn Thành Hối, Vũ Ngọc Út và Đỗ Minh Nhựt, pyramiding of two major genes for resistance to the<br /> 2005. Nghiên cứu xây dựng mô hình lúa - tôm bền brown planthopper (Nilaparvata lugens Stal.) in the<br /> vững tại huyện An Biên và Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. rice cultivar ADR52. Theor Appl Genet, 124: 495 -504.<br /> Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang, Kiên Giang. Rahman, M.L., W. Jiang, S.H. Chu, Y. Qiao, T.H. Ham,<br /> Cagampang G. B. and F. M. Rodriguez, 1980. Methods M.O. Woo, J. Lee, M.S. Khanam, J.H. Chin, and<br /> analysis for screening crops of appropriate qualities. J.U. Jeung, 2009. High resolution mapping of two<br /> Institute of Plant Breeding. University of the rice brown planthopper resistance genes, Bph20(t)<br /> Philippines at Los Banos. pp 8-9 and Bph21(t), originating from Oryza minuta. Theor.<br /> Del Rosario, R., Aurora & P. Briones, Vivian & J. Vidal, Appl. Genet., 119: 1237–1246.<br /> Amanda & Juliano, Bienvenido, 1968. Composition Rogers, S.O., and Bendich, A.J., 1988. Extraction of<br /> and Endosperm Structure of Developing and Mature ADN from plant tissues. Plant Molecular Biology<br /> Rice Kernel. Cereal Chemistry, 45: p. 225-235. Manual, A6:73-83.<br /> <br /> Selection of two local varieties Ba Bong Man and Bo Liep 2<br /> Tran Huu Phuc, Vu Anh Phap, Huynh Ky and Van Quoc Giang<br /> Abstract<br /> Protein electrophoresis application was used for choosing seeds that has good grain quality such as low amylose<br /> content based on the color of the waxy, and identification of resistance to brown plant hopper by SSR markers<br /> (B121 and RM5749). Experiments were carried out to evaluate the genetic purity, yield and quality of the lines from<br /> 2016 to 2017 and to evaluate the yield of selected lines from 2017 to 2018. Pure rice varieties including Ba Bong Man<br /> and Bo Liep 2 were successfully selected in laboratory and on field which were adapted to rice-shrimp-fish farming<br /> areas. Sowing time of these two varieties were from August 15 to September 15; harvesting time in December,<br /> plant height of 106 - 110 cm, weight of 1000 grains in the range of 22 - 24 g, long grain; chalkiness of endosperm<br /> rate ranged from 7% to 10%, low amylose content ranging from 20.7% to 21.4%, actual yield of 3.8 - 3.9 tons/ha,<br /> resistance to blast disease and brown plant hopper.<br /> Keywords: Local rice, SDS-PAGE, SSR, B121 and RM5749<br /> <br /> Ngày nhận bài: 18/1/2019 Người phản biện: TS. Huỳnh Văn Nghiệp<br /> Ngày phản biện: 24/1/2019 Ngày duyệt đăng: 14/2/2019<br /> <br /> 9<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(99)/2019<br /> <br /> XÁC ĐỊNH GEN THƠM VÀ SỰ BIỂU HIỆN HƯƠNG THƠM<br /> CỦA CÁC DÒNG ĐỘT BIẾN PHÁT SINH<br /> TỪ GIỐNG LÚA TÁM DỰ VÀ TÁM THƠM ĐỘT BIẾN<br /> Nguyễn Xuân Dũng1, Nguyễn Văn Tiếp1, Nguyễn Minh Công2<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Sử dụng các chỉ thị phân tử SSR liên kết với locus kiểm soát hương thơm ở lúa (BADH2) để kiểm tra gen<br /> thơm của 24 dòng đột biến phát sinh từ giống lúa Tám Dự, 22 dòng đột biến phát sinh từ giống lúa Tám Thơm<br /> Đột Biến và 2 giống gốc. Kết quả cho thấy: 2 giống gốc và 44/46 dòng đột biến mang cặp gen lặn kiểm soát hương<br /> thơm fgrfgr (trừ 2 dòng đột biến TD38 và TD39) và đều cho gạo thơm ở các mức độ khác nhau (từ thơm đậm<br /> đến thơm rất nhẹ). Cùng một giống gốc hoặc một dòng đột biến mang cặp gen lặn fgrfgr nhưng được gieo trồng ở<br /> 6 tỉnh và thành phố khác nhau thì cho mức độ hương thơm khác nhau (ở Hải Hậu - Nam Định có chỉ số hương<br /> thơm cao nhất). Gạo vụ Mùa thơm hơn gạo vụ Xuân; gạo từ lúa thu hoạch khi chín 80% thơm hơn từ lúa được thu<br /> hoạch khi chín toàn phần (100%). Các dòng đột biến TD4, TD9, TD22 và TD27 cho gạo thơm bằng hoặc đậm hơn<br /> so với giống gốc khi gieo trồng ở một số địa điểm; các dòng ĐB5, ĐB7, ĐB18 có hương thơm tương tự giống gốc.<br /> Từ khóa: Gen thơm (fgrfgr), dòng đột biến, giống lúa đặc sản, vụ Xuân, vụ Mùa<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Thuật ngữ “gen thơm” ở lúa trong nhiều năm 2.1. Vật liệu nghiên cứu<br /> được sử dụng chưa thống nhất. Bradbury và cộng Sử dụng 24 dòng đột biến phát sinh từ giống lúa<br /> tác viên (2005) và một số tác giả đặt tên gen thơm Tám Dự, 22 dòng đột biến phát sinh từ giống lúa Tám<br /> là BADH2 vì locus này mã hóa phân tử protein gồm Thơm Đột Biến ở thế hệ thứ 7 và 2 giống gốc. Các<br /> 503 amino axít, tạo ra enzyme BADH2 (Betaine dòng đột biến nói trên được tạo ra bằng chiếu xạ tia<br /> Aldehyde Deydrogenase Homologue 2) có hoạt gamma (Co60) vào hạt lúa nảy mầm ở thời điểm 69 h<br /> tính ức chế tổng hợp 2AP làm cho lúa không thơm. kể từ khi ngâm hạt cho hút nước bão hòa ở khoảng<br /> Ngược lại, khi đột biến lặn phát sinh trong gen này nhiệt độ 30 - 32oC trong 36 h, tiếp đó đem ủ ở khoảng<br /> (làm xuất hiện alen lặn fgr và kiểu gen đồng hợp lặn nhiệt độ nói trên. Sử dụng các chỉ thị fgr gồm 4 mồi:<br /> fgr fgr) làm mất chức năng nói trên thì sẽ cho gạo EAP, IFAP, ESP và INSP để xác định sự có mặt của<br /> thơm. Một số tác giả khác đặt tên cho gen thơm là gen thơm ở các dòng đột biến và giống gốc.<br /> fgr (fragrance) - dựa trên kiểu hình kiểm soát bởi<br /> locus BADH2. Kết quả xác định trình tự nucleotit Bảng 1. Tên và trình tự 4 mồi xác định gen thơm<br /> trong gen (hay giải trình tự nucleotit trong gen) của Tên mồi Trình tự<br /> Gaur và cộng tác viên (2016) cho thấy fgr và BADH2 ESP 5’-TTGTTTGGAGCTTGCTGATG-3’;<br /> thực chất chỉ là một gen. Vì vậy, các công trình công IFAP 5’-CATAGGAGCAGCTGAAATATATACC-3’<br /> bố gần đây đều sử dụng thuật ngữ “gen thơm” là<br /> INSP 5’-CTGGTAAAAAGATTATGGCTTCA-3’<br /> fgr - kiểu gen fgr fgr kiểm soát hương thơm. Các<br /> EAP 5’-AGTGCTTTA CAAGTCCCGC-3’<br /> giống lúa và dòng đột biến có kiểu gen fgr fgr thường<br /> cho gạo thơm. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Phan Hữu Tôn và Tống Văn Hải (2010) cho thấy các<br /> giống lúa cho gạo thơm đều mang cặp gen lặn fgr fgr 2.2.1. Phương pháp xác định gen thơm<br /> nhưng một số giống mang cặp gen này lại không cho a) Tách chiết AND tổng số<br /> gạo thơm. Mẫu lá của các dòng đột biến và giống gốc được<br /> Để góp phần làm sáng tỏ cơ chế di truyền kiểm thu thập và tách chiết ADN tổng số theo phương<br /> soát hương thơm và sự biểu hiện của gen thơm ở pháp CTAB của Obara và Kako (1998) có cải tiến.<br /> các điều kiện gieo trồng, mùa vụ và thời điểm khác - Chuẩn bị sẵn dung dịch đệm chiết CTAB ở 600C.<br /> nhau của quá trình chín của hạt thóc, nghiên cứu Nghiền khoảng 0,3 gam mẫu lá bằng chày và cối<br /> “Xác định gen thơm và sự biểu hiện hương thơm của sứ vô trùng trong nitơ lỏng đến khi thành dạng bột<br /> các dòng đột biến phát sinh từ giống lúa Tám Dự và mịn, sau đó hoà tan trong 800 ml CTAB buffer và<br /> Tám Thơm Đột Biến” được tiến hành. 60 ml SDS 10%.<br /> <br /> Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông, VAAS; 2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> <br /> 10<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(99)/2019<br /> <br /> Ủ mẫu ở 650C trong bể ổn nhiệt, khoảng 60 phút. polyacrylamide 6,0% và được phát hiện dưới tia cực<br /> Bổ sung hỗn hợp CHCl3-IsoA (24 : 1) với tỷ lệ tím bằng phương pháp nhuộm ethidium bromide.<br /> 1 : 1 về thể tích so với dịch mẫu, lắc nhẹ cho tới khi + Gel polyacrylamide bao gồm các thành phần<br /> thành dạng nhũ sữa. Ly tâm 12000 vòng/phút trong sau (bản gel có kích thước 30 cm ˟ 1 2 cm): 22,2 ml<br /> 10 phút ở nhiệt độ phòng, hút dung dịch phía trên nước cất khử ion; 1,5 ml TBE 10X; 6 ml dung dịch<br /> chuyển sang ống mới. acrylamide 40%; 300 µl dung dịch APS 10%;<br /> Tiếp tục chiết lần 2 bằng hỗn hợp CHCl3-IsoA 25µl dung dịch TEMED; 30 ml tổng thể tích gel.<br /> (24 : 1). Thu được dịch chiết chứa ADN, tủa ADN + Trộn đều hỗn hợp các dung dịch trên và dùng<br /> bằng ethanol đã làm lạnh rồi để ở –200C trong 1 giờ. xilanh bơm vào giữa hai tấm kính. Sau 30 phút, gel<br /> Ly tâm thu tủa 14000 vòng/phút trong 15 phút được polyme hoá hoàn toàn, điện di sản phẩm PCR<br /> ở 40C, rửa tủa bằng etanol 70%, ly tâm thu tủa, làm cùng với thang marker FX174 ở điều kiện 150V.<br /> khô và hoà tan trong đệm TE. Độ tinh sạch và nồng<br /> độ ADN tổng số được kiểm tra bằng cách điện di 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu sự biểu hiện<br /> trên gel agarose 1% cùng với lader lADN 25 mg/ml. hương thơm<br /> - Kỹ thuật PCR: Hương thơm được đánh giá theo phương pháp<br /> của Sood và Siding (1978), được Nguyễn Thị Lang và<br /> Phản ứng PCR được tiến hành trên máy Veriti 96<br /> well Thermal cycler, tổng thể tích phản ứng là 15 µl, Bùi Chí Bửu (2004) cụ thể hóa như sau: mỗi dòng/<br /> bao gồm: 5 µl ADN; 0.15 µM mồi; 0.2 mM dNTPs; giống lấy 15 hạt, bóc vỏ trấu và nghiền nhỏ, sau đó<br /> 1X dịch đệm PCR; 2.5 mM MgCl2 và 0.25 đơn vị Taq đặt trong đĩa petri. Cho vào mỗi hộp 0,5 ml dung<br /> polymerase. dịch KOH 1,7% và đậy nắp hộp, đặt trong điều kiện<br /> 300C trong 30 phút. Sau đó, mở lần lượt từng hộp và<br /> Điều kiện phản ứng PCR:<br /> đánh giá hương thơm theo cảm quang. Chỉ số hương<br /> + Bước 1: Nhiệt độ 95oC, thời gian 7 phút, số chu<br /> thơm của mỗi mẫu là trung bình cộng kết quả đánh<br /> kỳ: 1.<br /> giá của 5 người. Để tăng khả năng xác định độ khác<br /> + Bước 2: Nhiệt độ 94oC, thời gian 15 giây; Nhiệt biệt giữa các dòng với nhau và với giống gốc, nhóm<br /> độ 55oC, thời gian 30 giây; Nhiệt độ 72oC, thời gian tác giả đã chi tiết hóa thang đánh giá hương thơm<br /> 1 phút, số chu kỳ: 35. của hạt gạo lật trong “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia<br /> + Bước 3: Nhiệt độ 72oC, thời gian 5 phút, số chu về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và<br /> kỳ: 1. tính ổn định của các giống lúa” - QCVN01-65:2011/<br /> Giữ mẫu ở 40C. BNNPTNN với chỉ gồm 3 mức (không thơm hoặc<br /> Sản phẩm PCR được kiểm tra trên gel agarose 3%. thơm rất nhẹ - điểm 1; thơm nhẹ - điểm 2; thơm -<br /> b) Điện di trên gel agarose điểm 3) cụ thể như sau: 0 - không thơm; 0 < thơm rất<br /> nhẹ < 3; 3 ≤ thơm nhẹ < 6; 6 ≤ thơm < 8; 8 ≤ thơm<br /> Theo phương pháp của Khoa Genome Thực vật,<br /> Trường Đại học Công nghệ Texas, Mỹ (2002) có đậm ≤ 10.<br /> cải tiến. 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu<br /> Chuẩn bị gel agarose: - Kết quả về xác định gen thơm được đọc trực<br /> - Bột agarose (3%) được hòa tan trong dung dịch tiếp trên băng điện di và đối chiếu với đối chứng<br /> đệm TBE 0.5X. Đun sôi dung dịch agarose bằng dương là băng điện di của giống Basmati có cặp gen<br /> lò vi sóng, rồi đưa về khoảng 500C, sau đó bổ sung đồng hợp tử lặn về gen fgr; alen lặn fgr có băng với<br /> Ethidium bromide (EtBr) với nồng độ 0.5 µg/ml. Rót kích thước tương đương 257bp, còn alen trội FGR có<br /> hỗn hợp gel agarose EtBr vào khay gel và cắm lược. băng với ích thước tương đương 355bp. Kết quả đọc<br /> - Tra sản phẩm PCR. băng được mã hóa bằng các ký hiệu như sau:<br /> - Chạy điện di với dung dịch đệm TBE 0.5X với Ký hiệu - là băng có kích thước tương đương<br /> điều kiện 100 mA trong 4 giờ. 257bp hay có gen lặn fgr.<br /> Rửa gel trong H2O rồi đặt gel vào máy soi UV và Ký hiệu + là băng có kích thước tương đương<br /> chụp ảnh. 355bp hay có gen trội FGR.<br /> c) Điện di kiểm tra sản phẩm PCR trên gel poly- Nên -/- là ký hiệu của cặp gen lặn fgr fgr; +/+: là<br /> acrylamide ký kiệu của cặp gen trội FGR FGR; +/-: ký hiệu của<br /> Sản phẩm PCR được điện di trên gel cặp gen dị hợp tử FGR fgr.<br /> <br /> 11<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(99)/2019<br /> <br /> - Kết quả xác định sự biểu hiện hương thơm: - Tuyên Quang; Thanh Trì - Hà Nội; Hải Hậu - Nam<br /> điểm hương thơm là điểm trung bình của 5 người Định và Hậu Lộc - Thanh Hóa để xác định sự biểu<br /> đánh giá hương thơm. hiện hương thơm.<br /> 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br /> III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> - Thời gian nghiên cứu: 1/2017 - 12/2017.<br /> - Địa điểm nghiên cứu: 3.1. Kết quả kiểm tra gene thơm fgr<br /> Thí nghiệm xác định gen thơm được thực hiện Bradbury và cộng tác viên (2005) đã chứng minh<br /> tại Bộ môn Di truyền học, Trường đại học Sư phạm rằng: Phản ứng PCR với 2 mồi EAP và ASP khuếch<br /> Hà Nội. đại được đoạn AND gồm 577bp ở các giống lúa<br /> Các dòng/giống nghiên cứu được gieo trồng tại thơm và đoạn AND gồm 585bp ở lúa không thơm;<br /> 6 địa điểm thuộc các tỉnh, thành phố: huyện Hữu còn 2 mồi IFAP và INSP khuếch đại đoạn 257bp ở<br /> Lũng - Lạng Sơn; Việt Yên - Bắc Giang; Sơn D
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0